intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

quản lý bộ nhớ

Chia sẻ: TRẨN THỊ THANH HẰNG | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

199
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

trong chương trình này chúng ta sẽ thảo luận nhiều cách khác nhau để quản lý bộ nhớ . các giải thuật quản lý bộ nhớ từ tiếp cận máy trơ cơ bản là chiến lược phân trang và phân đoạn

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: quản lý bộ nhớ

  1. CHƯƠNG 3. HỆ ĐIỀU HÀNH (OPERATING SYSTEM - OS) 1. KHÁI NIỆM VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH 1.1. Khái niệm Hệ điều hành là tập hợp các chương trình nhằm đảm bảo các chức năng cơ bản sau: - Điều khiển việc thực hiện mọi chương trình; - Quản lý, phân phối, thu hồi bộ nhớ (cả bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài); - Điều khiển các thiết bị; - Điều khiển và quản lý việc vào/ra dữ liệu; - Làm nhiệm vụ trung gian ghép nối giữa máy tính với người sử dụng. Có nhiều hệ điều hành khác nhau như DOS, WINDOWS, UNIX… Vì những chức năng trên nên hệ điều hành là phần mềm quan trọng nhất, không thể thiếu được đối với mọi máy tính. Hệ điều hành là môi trường cho các phần mềm khác hoạt động. 1.2. Phân loại hệ điều hành Hệ điều hành được phân thành các loại sau: * Hệ điều hành đơn nhiệm: Là hệ điều hành chỉ thực hiện từng công việc một, thực hiện xong công việc này mới thực hiện được các công việc khác. Điển hình cho hệ điều hành này là hệ điều hành DOS. * Hệ điều hành đa nhiệm: Là hệ điều hành có thể thực hiện nhiều công việc cùng một lúc. Điển hình cho hệ điều hành này là hệ điều hành Windows. * Hệ điều hành đa nhiệm nhiều người sử dụng: Đây là các hệ điều hành mạng máy tính. Ví dụ như Unix, Linux, Novell Netware. 2. TỆP VÀ THƯ MỤC 2.1. Tệp (File) Tệp là tập các dữ liệu có liên quan đến nhau được hệ điều hành lưu trữ trên bộ nhớ ngoài. Vì được lưu trữ trên bộ nhớ ngoài nên tệp và dữ liệu chứa trong nó vẫn còn ngay cả khi mất điện hoặc tắt máy. Tệp là đơn vị lưu trữ dữ liệu trên bộ nhớ ngoài của hệ điều hành. Mỗi tệp lưu trữ trên bộ nhớ ngoài có một tên để phân biệt với các tệp khác. Tên tệp gồm có hai phần: phần tên chính và phần mở rộng (hay phần đuôi), hai phần này phân tách nhau bởi dấu chấm. Phần tên chính nên đặt sao cho phản ánh được nội dung chứa trong tệp. Phần mở rộng thường có từ 1 đến 3 ký tự, cho biết kiểu tệp. Ví dụ: phần mở rộng là .PAS cho biết đây là tệp chương trình pascal; .DOC cho biết đây là tệp văn bản word; .EXE hoặc .COM là tệp chương trình chạy được… Ta có thể hình dung tệp như một quyển sách hay quyển vở. Mỗi quyển sách đều có tên sách (giống như tên tệp) và mang một nội dung nào đó (giống như dữ liệu chứa trong tệp). 2.2. Thư mục (Directory, Folder): Thư mục là một vùng trên bộ nhớ ngoài chứa các tệp có liên quan đến nhau. Mỗi thư mục trên bộ nhớ ngoài cũng có một tên để phân biệt với các thư mục khác. -1-
  2. Thư mục không chỉ chứa các tệp mà còn chứa các thư mục khác. Một thư mục nằm trong thư mục khác được gọi là thư mục con, còn thư mục chứa thư mục khác được gọi là thư mục cha. Ta có thể hình dung thư mục giống như chiếc cặp sách hay giá sách. Chiếc cặp chứa các quyển sách, quyển vở (tệp). Chiếc cặp có nhiều ngăn, mỗi ngăn giống như một thư mục con. Việc lưu trữ các tệp trên bộ nhớ ngoài theo cấu trúc thư mục giúp cho việc tìm lại các tệp đã lưu trữ dễ dàng hơn. Cấu trúc thư mục trên bộ nhớ ngoài thường được gọi là cây thư mục. * Thư mục gốc: Thư mục gốc là thư mục chứa toàn bộ tệp và thư mục trên một ổ đĩa. Thư mục gốc không có tên mà được biểu thị bằng dấu gạch ngược (\). * Tên ổ đĩa: Hệ điều hành quy định đặt tên các ổ đĩa như sau: Ổ đĩa mềm được đặt tên bằng các chữ cái A và B; ổ đĩa cứng, CD, USB… được đặt tên bằng các chữ cái từ C trở đi. * Thư mục hiện hành: Tại mỗi thời điểm hệ điều hành chỉ làm việc được trong một thư mục, thư mục này được gọi là thư mục hiện hành hay thư mục làm việc. 2.3. Đường dẫn (Path) Đường dẫn là cách ghi để chỉ đến một thư mục hoặc một tệp trên một cây thư mục nào đó. Ví dụ 1: C:\THUCHANH\PAS\NHOM1\BAI1.PAS Đây là đường dẫn chỉ đến tệp BAI1.PAS, tệp này nằm trong thư mục NHOM1, thư mục NHOM1 nằm trong thư mục PAS, thư mục PAS nằm trong thư mục THUCHANH, thư mục THUCHANH nằm trong thư mục gốc trên ổ C. 3. HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS 3.1. Các thành phần cơ bản của màn hình Windows Hệ điều hành được cài đặt trong ổ C của máy tính. Khi bật máy thì hệ điều hành được nạp vào trong bộ nhớ trong của máy vi tính, khi nạp xong sẽ hiện ra màn hình giao diện của Windows (Desktop) như hình 2. -2-
  3. Hình 3.1 Màn hình Windows XP * Thanh Taskbar: Thanh Taskbar chứa nút Start và danh sách các chương trình đang hoạt động. Tất cả các cửa sổ chương trình khi đưa về chế độ cực tiểu vẫn nhìn thấy trên thanh Taskbar. * Nút Start: Nút Start chứa menu cho phép thực hiện nhiều chức năng quan trọng như chạy các ứng dụng, mở tệp, gọi cửa sổ trợ giúp, tìm tệp, thoát khỏi Windows… Tùy theo việc cài đặt các chương trình ứng dụng mà trong menu của Start sẽ xuất hiện các mục chọn khác nhau. Menu của Start có dạng như hình 3. Hình 3.2 Các mục chọn của nút Start -3-
  4. Các mục chọn chính trong menu này có chức năng như sau: - Programs: Chạy các chương trình đã cài vào Windows. - Documents: Mở các tài liệu văn bản, đồ họa. - Settings: Thiết lập cấu hình Control Panel, máy in, Taskbar. - Search: Tìm kiếm tệp hoặc thư mục. - Help and Support: Mở cửa sổ trợ giúp. - Run: Chạy các tệp chương trình. - Log Off: Kết thúc phiên làm việc của một người sử dụng. - Turn Off Computer: Khi chọn mục này, một hội thoại xuất hiện, cho phép ta lựa chọn một trong các chức năng: Shut down Tắt máy. Restart Khởi động lại hệ điều hành Windows. Stand by Tắt máy và chuyển vào chế độ chờ. 3.2. Cách chạy chương trình ứng dụng Để chạy 1 trình ứng dụng ta có thể thực hiện 1 trong 3 cách sau: Cách 1: Kích đúp chuột vào biểu tượng của trình ứng dụng trên màn hình chính của Windows Cách 2: Chọn nút START/ chọn mục PROGRAMS/ chọn trình ứng dụng Cách 3: Chọn nút START/ chọn mục RUN / chọn BROWSE/ chọn thư mục và trình ứng dụng/ chọn OK 3.3. Tắt máy Chọn nút START/ SHUTDOWN / SHUTDOWN/ OK Sau đó tắt màn hình. 3.4. Sử dụng chương trình quản lý tệp và thư mục Windows Explorer Chương trình Windows Explorer là một chương trình tiện ích nằm trong các bộ Windows 95/98/2000… dùng để quản lý tệp và thư mục. Bạn có thể sử dụng chương trình này để sao chép, xóa, đổi tên các tệp, tạo các thư mục mới… 3.4.1. Khởi động chương trình Windows Explorer Có thể khởi động chương trình Explorer bằng một trong 3 cách sau: - Cách 1: Kích đúp chuột vào biểu tượng Windows Explorer trên Desktop - Cách 2: Chọn nút Start / chọn mục Programs/ chọn Windows Explorer - Cách 3: Chọn nút Start / chọn mục Run / chọn nút Browse / chọn thư mục và chọn chương trình ứng dụng Sau khi khởi động bằng một trong ba cách trên, cửa sổ làm việc của Windows Explorer có dạng như hình sau: -4-
  5. Hình 3.3 Cửa sổ chương trình Windows Explorer Cửa sổ làm việc của Windows Explorer được chia thành hai cửa sổ con: cửa sổ bên trái chứa tên ổ đĩa và cây thư mục, cửa sổ bên phải chứa nội dung của thư mục hay ổ đĩa đang mở. Khi kích chuột vào một thư mục hay ổ đĩa ở cửa sổ bên trái thì nội dung của thư mục hay ổ đĩa này hiện ra ở cửa sổ bên phải. Phân biệt tên tệp và thư mục nhờ biểu tượng bên cạnh, bên cạnh tên thư mục luôn có biểu tượng chiếc cặp màu vàng, bên cạnh tên tệp không có biểu tượng chiếc cặp màu vàng mà thường có biểu tượng của chương trình tạo ra tệp. 3.4.2. Các thao tác với Windows Explorer * Vào/mở một thư mục hay ổ đĩa Cách 1: Kích chuột vào tên thư mục hay ổ đĩa ở cửa sổ bên trái. Kích vào dấu +/− để mở rộng/thu gọn cây thư mục. Cách 2: Kích đúp vào tên thư mục ở cửa sổ bên phải. * Chọn tệp/thư mục Chọn tệp/thư mục để nhằm thao tác trên các tệp/thư mục được chọn. Các tệp/thư mục được chọn có bóng xanh. - Chọn một tệp/thư mục: Kích chuột vào tên tệp/thư mục. - Chọn nhiều tệp/thư mục cách xa nhau: Giữ phím Ctrl trong khi kích vào tên các tệp/thư mục muốn chọn. - Chọn nhiều tệp/thư mục liền kề nhau: Kích vào tệp đầu, giữ phím Shift rồi kích vào tệp cuối. - Chọn tất cả các tệp trong một thư mục: Ấn Ctrl+A * Tạo thư mục mới - Vào thư mục hoặc ổ đĩa mà muốn tạo thư mục mới trong đó. - Vào menu File → New → Folder → xuất hiện một biểu tượng chiếc cặp màu vàng → gõ vào tên thư mục và ấn Enter. -5-
  6. * Sao chép tệp/thư mục - Chọn các tệp/thư mục muốn sao chép - Ấn phím Ctrl+C - Vào thư mục muốn sao chép tới - Ấn phím Ctrl+V Có thể ấn Ctrl+V nhiều lần để sao chép ra nhiều nơi. * Di chuyển tệp/thư mục - Chọn các tệp/thư mục muốn di chuyển - Ấn phím Ctrl+X - Vào thư mục muốn di chuyển tới - Ấn phím Ctrl+V * Xóa tệp/thư mục - Chọn các tệp/thư mục muốn xóa - Ấn phím Delete → xuất hiện hội thoại → kích vào Yes. * Đổi tên tệp/thư mục Kích phải chuột vào tên tệp/thư mục muốn đổi tên → chọn Rename → gõ vào tên mới và ấn Enter. * Xem thông tin của tệp hoặc thư mục Kích phải chuột vào tên tệp/thư mục muốn đổi tên → chọn Properties. 4. BÀI TẬP CHƯƠNG 1-2-3 Bài 1: Chuyển đổi giữa các hệ đếm a) 3710 = ?2 b) 110001000010012 = ?16 Bài 2: Tính giá trị của các biểu thức logic sau: a) ((x + 2)2 < 0) AND NOT (sin2x + cos2x > 1) OR (log35 > log25) b) NOT (x2 + y2 < 2xy) XOR (ln(x2 + 1) < 0) OR (‘ABCD’ < ‘AB123’) Bài 3: Thực hiện các phép tính sau trong khuôn 8 bit a) Tính tổng: 100110 + 101101 b) Tính hiệu: 10010101 - 110011 Bài 4: a) Phân biệt thông tin (information) và dữ liệu (data). Thông tin được biểu diễn trong máy tính như thế nào? Các đơn vị đo thông tin và mối quan hệ giữa chúng. b) Chức năng của bộ nhớ máy tính? Bộ nhớ máy tính chia thành những loại nào? Tại sao cần bộ nhớ ngoài? -6-
  7. Bài 5: Chuyển đổi giữa các hệ đếm a) 110102 = ?10 b) 1A0D16 = ?2 Bài 6: Tính giá trị của các biểu thức logic sau: a) (36 > -36) OR NOT (lg10 > 5) AND NOT (‘CY7F’ < ‘97F’) b) NOT (cos2x + sin2x > 1 ) AND (|sinx| > 2) XOR NOT (‘5GH’ > ‘5gh’) Bài 7: Thực hiện các phép tính sau trong khuôn 8 bit a) Tính tổng: 10110011 + 101001 b) Tính hiệu: 110011 - 1100110 Bài 8: a) Tại sao hệ điều hành không thể thiếu được đối với máy tính? Phân biệt tệp và thư mục. Trình bày cách copy tệp và thư mục trong hệ điều hành Windows. b) So sánh giữa bộ nhớ RAM và ROM. So sánh giữa bộ nhớ trong (RAM) và bộ nhớ ngoài. Bài 9: Chuyển đổi giữa các hệ đếm a) 15D16 = ?10 b) 5710 = ?16 Bài 10: Tính giá trị của các biểu thức logic sau: a) (25 > |-30|) XOR NOT (lg100 < 2) OR NOT (‘abC2’ < ‘aBc2’) b) NOT (0! > 0 ) AND (|cosx| > 5) OR NOT (‘5GH’ > ‘5GHD’) Bài 11: Thực hiện các phép tính sau trong khuôn 8 bit a) Tính tổng: 1101010 + 1100101 b) Tính hiệu: 1001010 - 1010110 Bài 12: a) Nếu dùng 4 bit để biểu diễn các số nguyên không dấu thì biểu diễn được bao nhiêu số? Đó là các số nào? Bảng mã ASCII được dùng làm gì? Cho biết số lượng và độ dài từ mã ASCII? b) Chức năng của máy tính. Nêu tên và chức năng của các khối trong sơ đồ cấu trúc của máy tính. Tại sao trong máy tính chỉ dùng được số nhị phân để biểu diễn thông tin? -7-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2