intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý môi trường nuôi tôm mùa nóng

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

78
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thời tiết nắng nóng kéo dài khiến vùng nuôi tôm tại nhiều địa phương thiệt hại. Để có được vụ nuôi tôm hiệu quả, việc hạn chế sự biến đổi các yếu tố môi trường trong ao tôm cần được người nuôi chú ý. Tình trạng nắng nóng làm môi trường nuôi dễ biến đổi đột ngột, nhất là độ pH và nhiệt độ, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của tôm nuôi. Nắng nóng làm nước ao tôm bốc hơi nhanh, từ đó nhiệt độ tăng cao, độ mặn cũng tăng theo ảnh hưởng đến quá trình tăng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý môi trường nuôi tôm mùa nóng

  1. Quản lý môi trường nuôi tôm mùa nóng Thời tiết nắng nóng kéo dài khiến vùng nuôi tôm tại nhiều địa phương thiệt hại. Để có được vụ nuôi tôm hiệu quả, việc hạn chế sự biến đổi các yếu tố môi trường trong ao tôm cần được người nuôi chú ý. Tình trạng nắng nóng làm môi trường nuôi dễ biến đổi đột ngột, nhất là độ pH và nhiệt độ, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của tôm nuôi. Nắng nóng làm nước ao tôm bốc hơi nhanh, từ đó nhiệt độ tăng cao, độ mặn cũng tăng theo ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng của tôm nuôi, các loại cây cỏ thủy sinh trong ao nuôi bị chết, phân hủy nhanh gây ra sự biến đổi về độ trong của nước. Nước trong ao nuôi cạn cũng là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi pH của môi trường nuôi. Hơn nữa, vào mùa nắng thường xuất hiện mưa trái mùa làm môi trường nước biến động (pH giảm, nhiệt độ thay đổi đột ngột), tôm mất khả năng đề kháng, dễ mắc bệnh, hoặc chết do bị sốc nhiệt. Người nuôi cần theo dõi các yếu tố môi trường thường xuyên để biết được diễn biến, từ đó có những tác động kỹ thuật tạo ra môi trường thuận lợi, phù hợp cho sự phát triển tôm nuôi. Nhiệt độ thích hợp cho ao nuôi dao động 20 - 300C. Để khắc phục tình trạng nhiệt độ và độ mặn tăng cao, cần chủ động duy trì mực nước trong ao 1,2 - 1,5 m. Khi nước bị rò rỉ và bốc hơi làm mực nước giảm hoặc khi nước trong ao có màu đậm cần cấp nước từ từ, khoảng 20 - 30% lượng nước trong ao, cấp vào lúc trời mát, qua ao lắng có xử lý. Khi lấy thêm nước cần kết hợp sử dụng vôi nông nghiệp (CaCO3) từ 10 - 15 kg/1.000 m3 nước, bón khi trời tối (21 - 22 giờ) và có thể lặp lại 2 - 3 lần cho đến khi các yếu tố môi trường trong vuông nuôi trở lại ngưỡng thích hợp.
  2. Ảnh: Quốc Minh Duy trì pH trong ngưỡng thích hợp (7,5 - 8,5). Nếu pH thấp hơn hoặc cao hơn, phải thay nước và bón vôi Dolomite hoặc vôi nông nghiệp với lượng 150 - 300 kg/ha. Định kỳ dùng vôi nông nghiệp 7 - 10 ngày/lần vào buổi tối với lượng 10 - 15 kg/1.000 m3 để ổn định pH và hàm lượng kiềm trong ao, tạo điều kiện cho tôm lột xác. Khi có dấu hiệu xuất hiện mưa, người nuôi cần chuẩn bị vôi, rải xung quanh bờ ao với liều lượng 10 - 15 kg/100 m2, hạn chế phèn rửa trôi xuống ao, sau cơn mưa cần tiến hành kiểm tra các yếu tố môi trường nhằm điều chỉnh cho phù hợp. >> Nên sử dụng các chế phẩm sinh học xử lý môi trường ao nuôi, giúp ổn định môi trường và hạn chế khí độc trong ao.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0