Quản lý tài chính cá nhân của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Nghệ An quản lý tài chính cá nhân của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
lượt xem 1
download
Bài viết này đề cập đến những vấn đề lý luận liên quan đến quản lý tài chính cá nhân cho sinh viên từ khái niệm, nguyên tắc, vai trò, các yếu tố tác động đến quản lý tài chính cá nhân của sinh viên; đánh giá thực trạng vấn đề quản lý tài chính cá nhân của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Nghệ An. Từ đó, đưa ra những kiến nghị để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính cá nhân cho sinh viên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quản lý tài chính cá nhân của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Nghệ An quản lý tài chính cá nhân của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
- Tạp chí Khoa học, Tập 3, Số 1/2024 QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN Nguyễn Thị Thanh Thương1,*, Nguyễn Trần Phương Uyên1 1 Trường Đại học kinh tế Nghệ An; *Email: thuongntt.aob@gmail.com Tóm tắt: Quản lý tài chính cá nhân nói chung và quản lý tài chính cho sinh viên nói riêng là vấn đề nhận được sự quan tâm của cá nhân, tổ chức, các nhà nghiên cứu trong những năm gần đây. Quản lý tài chính cá nhân của sinh viên đúng cách sẽ góp phần tạo ra giá trị trong việc kiểm soát tài chính và đầu tư từ tài chính cá nhân. Bài viết này đề cập đến những vấn đề lý luận liên quan đến quản lý tài chính cá nhân cho sinh viên từ khái niệm, nguyên tắc, vai trò, các yếu tố tác động đến quản lý tài chính cá nhân của sinh viên; đánh giá thực trạng vấn đề quản lý tài chính cá nhân của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Nghệ An. Từ đó, đưa ra những kiến nghị để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính cá nhân cho sinh viên. Từ khoá: Quản lý tài chính cá nhân, Sinh viên. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ thực hành cho sinh viên, đặc biệt là về mảng quản lý tài chính. Sinh viên hiện nay có ít trải Quản lý tài chính cá nhân là một trong nghiệm thực tế về tài chính trước khi lên đại những vấn đề quan trọng có tác động trực tiếp học và hầu như chưa tự chủ tài chính khi học tới chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân đại học. trong xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, cũng với những biến đổi của kinh tế thị trường, Tại Trường Đại học kinh tế Nghệ An, đa những tác động của kinh tế thế giới qua đại phần sinh viên có chỉ tiêu lập kế hoạch quản dịch covid 19, đã xuất hiện những nền tảng lý tài chính cá nhân ở mức tốt và nhận thức kinh doanh mới, nếu vấn đề quản lý tài chính được tầm quan trọng của quản lý tài chính cá cá nhân không được chú trọng sẽ chịu ảnh nhân. Tuy nhiên, việc thực hiện kế hoạch lại hưởng rất lớn từ bối cảnh đó. Quản lý tài ở mức không tốt và hầu hết sinh viên đều chính cá nhân có hiệu quả sẽ giúp cá nhân chủ muốn thay đổi điều đó để cuộc sống sẽ trở nên động hơn và có những cách thức đầu tư sáng thoải mái hơn. Chính vì vậy, cần có một suốt đặc biệt đối với thế hện trẻ là sinh viên. nghiên cứu đầy đủ và cụ thể nhằm đưa ra Việc quản lý tài chính cá nhân cho sinh viên những giải pháp thiết thực nhất để sinh viên được giáo dục sớm, có chất lượng sẽ tạo ra Trường Đại học Kinh tế Nghệ An có được thói quen tốt về chi tiêu, về đầu tư, từ đó, sinh những kỹ năng quản lý tài chính hiệu quả viên sẽ có được những kỹ năng tốt để quản lý trong quá trình học tập tại trường và kể cả tài chính của mình. Nhận thấy vai trò quan hình thành thói quen tốt về quản lý tài chính trọng của quản lý tài chính cá nhân được cá nhân sau khi tốt nghiệp. nghiên cứu phân tích ở các quốc gia có nền 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU giáo dục phát triển, nơi mà ở bậc đại học các sinh viên đã được đi thực tập rất sớm. Trong Nghiên cứu về quản lý tài chính cá nhân của khi đó, ở Việt Nam, nền giáo dục đại học vẫn sinh viên khoa kế toán – kiểm toán và khoa tài mang nặng tính lý thuyết, còn ít các mô hình chính ngân hàng, tác giả áp dụng phương pháp 113
- Trường Đại học Kinh tế Nghệ An phân tích dựa trên bộ số liệu sơ cấp, được thu đầu tư, quản lý nợ và các khía cạnh khác liên thập thông qua phiếu khảo sát. Đối tượng khảo quan đến tiền cá nhân mà một cá nhân có thể sát là sinh viên khoa kế toàn, kiểm toán khoá đạt được mục tiêu cá nhân (Bimal Bhatt, 8,9,10, sinh viên Khoa tài chính ngân hàng 2011). Nói cách khác, quản lý tài chính cá khoá 9. Sau quá trình khảo sát, thu về 150 phiếu nhân là quá trình kiểm soát thu nhập và tổ hợp lệ. Thang đo hành vi quản lý tài chính cá chức chi phí thông qua kế hoạch tài chính chi nhân được áp dụng có điều chỉnh từ thang đo tiết. Học cách theo dõi các khoản thu nhập và của Xiao & Dew (2011), nội dung được trình điều chỉnh sử dụng số tiền này để phù hợp với bày qua các nhận định: chi phí cung cấp một cách có hệ thống và sử dụng thu nhập. Hiểu một cách đơn giản ở mức (1) Tôi luôn hiểu rõ vai trò tài chính cá nhân độ cơ bản sẽ giúp bạn nắm rõ mình đã và đang (2) Tôi luôn cố gắng tiếp cận công nghệ để chi tiêu thế nào, từ đó loại bỏ những khoản quản lý tài chính cá nhân chi không cần thiết để có thể tiết kiệm nhiều 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU hơn. Ở mức độ cao hơn đòi hỏi những kiến thức tài chính nhất định, quản lý tài chính cá 3.1. Một số vấn đề lý luận về quản lý nhân sẽ đảm bảo các mục tiêu chi tiêu tiết tài chính cá nhân của sinh viên kiệm trong dài hạn và bảo vệ bạn khỏi các rủi 3.1.1. Khái niệm quản lý tài chính cá ro tài chính do tác động bên ngoài. Như vậy nhân và kỹ năng quản lý tài chính cá nhân quản lý tài chính cá nhân của sinh viên là việc của sinh viên sinh viên kiểm soát thu nhập và tổ chức chi Trước hết, để tiếp cận khái niệm quản lý phí thông qua kế hoạch tài chính chi tiết. tài chính cá nhân cần phải làm rõ nội hàm của Đến thời điểm hiện tại, chưa có định nghĩa quản lý và tài chính cá nhân. Theo cách hiểu chính xác hay cụ thể nào về “Kỹ năng quản lý thông thường, quản lý là một công việc mà tài chính cá nhân”, dựa vào khái niệm kỹ người đứng đầu sẽ đứng ra chỉ đạo, sắp xếp năng, quản lý tài chính cá nhân, tác giả xây những công việc cho người khác, sao cho đạt dựng khái niệm về kỹ năng quản lý tài chính được hiệu quả công việc một cách tốt cá nhân như sau: Kỹ năng quản lý tài chính nhất. Tài chính cá nhân: là tổng tài sản cá nhân là việc vận dụng kiến thức để tự của một cá nhân hay cả hộ gia đình (bao gồm hoạch định cho mình một kế hoạch chi tiêu tổng các loại ngân sách, bảo hiểm và sổ tiết hợp lý, giúp bản thân không những hình thành kiệm, …). Vì thế khái niệm quản lý tài chính được thói quen tốt, tránh rơi vào tình trạng nợ cá nhân ở đây có thể hiểu đơn giản như việc nần mà còn có thể tiết kiệm một khoản để đầu quản lý tiền bạc, sắp xếp chi tiêu, lập kế hoạch tư và trích lập một ngân sách dành cho các tiết kiệm, kế hoạch nghỉ hưu một cách hợp lý. trường hợp khẩn cấp. Mục đích cuối cùng của việc này chính là 3.1.2. Nguyên tắc quản lý tài chính cá giúp đồng tiền có thể tự sinh ra lợi nhuận. nhân của sinh viên Trong đó, cá nhân chính là chủ thể đóng vai trò là người quản lý cấp cao nhất, có quyền Quản lý tài chính cá nhân của sinh viên điều hành và quyết định mọi công việc. cũng phải tuân thủ những nguyên tắc về quản lý tài chính cá nhân nói chung bao gồm những Quản lý tài chính cá nhân là quản lý tài nguyên tắc sau: chính tại nhà bao gồm ngân sách, tiết kiệm, 114
- Tạp chí Khoa học, Tập 3, Số 1/2024 Thứ nhất, Lập kế hoạch tài chính: Đặt ra tắc tiết kiệm và đầu tư thông minh để đảm bảo các mục tiêu cụ thể về tiền bạc. Xác định số mục tiêu tài chính của sinh viên đạt được tiền cần thiết để đạt được mục tiêu và xây 3.1.3. Những yếu tố tác động đến quản lý dựng kế hoạch để thực hiện nó. Ví dụ: Tiết tài chính cá nhân của sinh viên kiệm cho việc mua tài liệu, đồ dùng sinh hoạt hay du lịch. Việc xác định những yếu tố tác động đến quản lý tài chính cá nhân của sinh viên có ý Thứ hai, tạo ngân sách: xác định thu nhập nghĩa quan trọng trong việc đánh giá thực hàng tháng và phân bổ cho các khoản chi khác trạng cũng như thúc đẩy những yếu tố đó nhau, bao gồm chi tiêu hàng ngày, thanh toán nhằm tăng cường hiệu quả của việc quản lý hóa đơn, gửi vào quỹ dự phòng và gửi vào các tài chính của sinh viên. khoản đầu tư. Thứ nhất, yếu tố thái độ tài chính. Theo Thứ ba, tiết kiệm: Đặt ra ưu tiên về việc nghiên cứu của Listiani (2017) đã chỉ ra răng, tích lũy sự dự phòng trong trường hợp khẩn thái độ tài chính có tác động tích cực đến hành cấp hoặc không có thu nhập trong thời gian vi quản lý tài chính cá nhân. Nếu một cá nhân dài. Cố gắng ép buộc bản thân để giữ lại một trong đó có sinh viên không có thái độ, hiểu biết phần thu nhập hàng tháng cho việc tiết kiệm. tài chính tốt có thể có những ảnh hưởng xấu đến Thứ tư, tránh nợ: cân nhắc trước khi mua việc thực hiện tài chính. Trong một nghiên cứu hàng bằng cách sử dụng tiền vay. Nếu không của Potrich và cộng sự (2016) cũng tìm thấy thể tránh được việc vay, hãy đảm bảo rằng được giữa thái độ tài chính và quản lý tài chính sinh viên có khả năng trả nợ và hiểu rõ các có mối quan hệ mật thiết với nhau. điều khoản và lãi suất liên quan. Thứ hai, yếu tố tài chính từ cha mẹ. Theo Thứ năm, đầu tư thông minh: tìm hiểu về Lê Long Hậu và công sự (2019), Ảnh hưởng các lựa chọn đầu tư khác nhau và xác định tài chính từ cha mẹ ảnh hưởng tích cực đến phù hợp với mục tiêu tài chính của sinh viên. hành vi quản lý tài chính của sinh viên. Gia Đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm rủi ro đình là nhân tố quan trọng trong việc hình và tăng cơ hội sinh lời. thành ý thức về đầu tư, tiết kiệm, tiêu dùng. Cách cha, mẹ thảo luận, định hướng các vấn Thứ sáu, theo dõi và đánh giá: theo dõi thu đề tài chỉnh ảnh hưởng đến hành vi quản lý nhập, chi tiêu và sự phát triển của các khoản tài chính của con cái khi trưởng thành. đầu tư theo thời gian để biết được liệu sinh viên có tuân thủ kế hoạch hay không. Đánh Thứ ba, yếu tố hiểu biết tài chính. Theo giá lại kế hoạch theo cách thường xuyên để Rizky và Nadia (2018), hiểu biết về tài chính điều chỉnh khi cần thiết. ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài chính. Mức độ hiểu biết về tài chính kém sẽ làm cho con Thứ bảy, không ngừng học hỏi: nắm bắt người và xã hội rơi vào tình cảnh khó khăn về kiến thức về quản lý tài chính cá nhân, theo tài chính. Vì lúc này họ sẽ đưa ra các quyết dõi xu hướng mới trong ngành và áp dụng định tài chính sai lầm. những phương pháp mới vào kế hoạch đặt ra. Những nguyên tắc này là chỉ dẫn tổng quát 3.2. Thực trạng về quản lý tài chính cá nhân của sinh viên trường Đại học Kinh và có thể được điều chỉnh tùy theo tình huống tế Nghệ An cá nhân. Đặc biệt, hãy luôn tuân thủ nguyên 115
- Trường Đại học Kinh tế Nghệ An 3.2.1. Thực trạng hành vi quản lý tài với sinh viên. Các vai trò khác cũng chiếm tỉ chính cụ thể của sinh viên lệ khá cao, có đến 6/7 vai trò được bình chọn trên 50%. Ngoài ra, trong tổng số 150 sinh Tác giả thực hiện đánh giá hành vi quản lý viên, chỉ có 8 người (chiếm 5,3%) chỉ thấy tài chính của sinh viên thông qua hai nội dung được một vai trò mà quản lý tài chính cá nhân cơ bản là hiểu biết tài chính cá nhân cụ thể vai đem lại, những sinh viên còn lại đều thấy trò của tài chính cá nhân đối với sinh viên và được từ 2 vai trò trở lên của quản lý tài chính thực tế sử dụng công nghệ quản lý tài chính cá nhân. Do đó, có thể khẳng định vai trò mà của sinh viên. quản lý tài chính cá nhân mang lại cho sinh Trước hết là sự hiểu biết về vai trò của viên là rất lớn và trên nhiều khía cạnh như chi quản lý tài chính cá nhân của sinh viên. Với tiêu, tiết kiệm và đầu tư. Việc quản lý tài 125 bình chọn từ sinh viên (chiếm 83,3%) cho chính cá nhân hợp lý sẽ giúp sinh viên chủ biết quản lý tài chính cá nhân giúp chủ động động trước các tình huống tài chính và có trước mọi tình huống là vai trò rõ rệt nhất đối nhiều cơ hội đầu tư. Bảng 1. Vai trò của quản lý tài chính cá nhân đối với sinh viên Vai trò Số sinh viên Tỷ lệ % Không có vai trò 2 1,3 Nhiều cơ hội đầu tư sẽ đến 56 37,3 Chủ động hơn trước mọi tình huống 125 83,3 Tự lo về tài chính 115 76,7 Ít lo lắng về tiền bạc 90 60,0 Hiểu rõ hơn khả năng tài chính của bản thân 110 73,3 Tránh tình trạng nợ nần 98 65,3 Kết quả khảo sát về thực trạng sử dụng được sử dụng nhiều nhất, với số sinh viên các ứng dụng quản lý tài chính của sinh viên sử dụng là 10 (chiếm 6,7%), ... Bên cạnh cho thấy một thực tế, sinh viên hiện nay những phương thức này, các bạn sinh viên không quan tâm cũng như không sử dụng còn có các cách tiết kiệm khác như lập sổ nhiều các ứng dụng hỗ trợ việc quản lý tài tiết kiệm ngân hàng, ghi chép sổ tay,… Việc chính cá nhân. Cụ thể, có đến 120/150 sinh sử dụng ứng dụng tiết kiệm online về lâu dài viên (chiếm 80%) không sử dụng ứng dụng sẽ xây dựng một thói quen tốt trong việc quản lý tài chính cá nhân nào. Các ứng dụng theo dõi chi tiêu và quản lý hành vi tài chính phổ biến để quản lý tài chính cá nhân có tỉ cá nhân của các bạn sinh viên. lệ sinh viên sử dụng khá ít. Sổ thu chi Misa 116
- Tạp chí Khoa học, Tập 3, Số 1/2024 Bảng 2. Thực trạng sử dụng ứng dụng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên Ứng dụng quản lý tài chính cá nhân Số sinh viên Tỷ lệ (%) Không sử dụng 120 80,0 Money lover 1 0,7 Pocket Guar 4 2,7 Home Budget 1 0,7 Fast Bugd 2 1,3 Sổ thu chi Misa 10 6,7 Level Money 4 2,7 Spendee 3 1,8 Mint 1 0,7 Khác 4 2,7 Qua khảo sát trên, có thể nhận thấy sinh thường, sinh viên sẽ không suy nghĩ kỹ càng viên đã có phần nào hiểu biết về quản lý tài trước khi chi tiêu, xem việc chi tiêu là đương chính cá nhân, một số đã có ý thức quản lý chi nhiên và hoặc đơn giản là sở thích mà không tiêu, cố gắng tạo ra thu nhập thêm ngoài phải là nhu cầu thiết yếu. Trong những mục khoản trợ cấp từ bố mẹ để phục vụ học tập và chi tiêu của sinh viên thì chủ yếu tập trung cuộc sống sinh hoạt. Một số bạn sinh viên rất vào những nhu cầu trong sinh hoạt, vui chơi nỗ lực trong việc học tập để đạt học bổng từ mà phần chi tiêu dành cho học tập chiếm lại Nhà trường một mặt giảm chi phí hỗ trợ từ gia chiếm tỷ lệ ít. đình, một mặt tăng phần thu nhập cho bản Thứ hai, Không tiết kiệm đủ. Phần lớn sinh thân. Một bộ phận các bạn sinh viên sẽ thực viên trường Đại học kinh tế Nghệ An không đặt hiện việc cắt giảm chi tiêu để cân đối tài chính ra mục tiêu tiết kiệm hoặc không đóng góp đủ giữa thu nhập và chi tiêu. Về chất lượng đời vào quỹ tiết kiệm. Điều này khiến cho sinh viên sống của sinh viên cũng cao hơn so với giai không có sự dự phòng tài chính trong trường đoạn trước đây. Tuy nhiên, bên cạnh những hợp khẩn cấp hoặc không có nguồn vốn để đầu ưu điểm đó thì vấn đề quản lý tài chính của tư vào các mục tiêu lâu dài. Về tư tưởng của đại sinh viên vẫn gặp phải những hạn chế phổ đa số sinh viên sẽ không hình thành sớm tư duy biến cụ thể như sau: tiết kiệm để làm nền cho việc đầu tư sinh lời. Thứ nhất, Sinh viên vẫn rơi vào tình trạng Nếu như không hình thành tư duy về tiết kiệm chi tiêu vượt quá thu nhập. Đây là một hiện sớm thì sẽ tạo ra thói quen không tốt về lâu dài tượng phổ biến đối với sinh viên khi rời xa cho sinh viên khi ra trường. gia đình bắt đầu cuộc sống tự lập. Tình trạng Thứ ba, Không theo dõi chi tiêu. Sinh viên duy trì tài chính đồng đều trong tháng với rất ít khi lập kế hoạch để theo dõi chi tiêu của mức thu nhập từ gia đình, từ làm thêm, ... mình, từ đó dẫn đến thực trạng khó có cái không đủ để phục vụ nhu cầu chi tiêu. Thông nhìn tổng quan về tình hình tài chính cá nhân 117
- Trường Đại học Kinh tế Nghệ An của mình và điều chỉnh khi cần thiết. Điều đại học tại Việt Nam nói chung và Đại học này cũng dễ hình thành thói quen chi tiêu kinh tế Nghệ An nói riêng, vấn đề quản lý tài không hợp lý, không có tiết kiệm dự phòng từ chính cá nhân chưa được xây dựng thành một đó vấn đề quản lý tài chính cá nhân sẽ không học phần, có đề cập nhưng chỉ chiếm phần đạt hiệu quả. Việc ứng dụng các phần mềm kiến thức không đáng kể quản lý chi tiêu còn hạn chế. - Các khoa, phòng liên quan chưa tổ chức Thứ tư, Không đầu tư hoặc đầu tư không các sinh hoạt học thuật có nội dung liên quan hiệu quả. Hiện nay, sinh viên tăng thu nhập đến công tác quản lý tài chính cá nhân cho đối bằng việc làm thêm, kinh doanh bán hàng tượng sinh viên. online, cộng tác viên cho các tổ chức tín dụng - Các khoa và giảng viên chưa tổ chức các hưởng theo doanh số, kinh doanh bảo hiểm chương trình trải nghiệm cho sinh viên trong hoặc các mặt hàng đa cấp, ... Đây là những vấn đề quản lý tài chính cá nhân cũng như cách tăng thu nhập rất tốt. Tuy nhiên là sinh việc mời chuyên gia để tăng cường kỹ năng viên có ngành học là lĩnh vực kinh tế nhưng quản lý tài chính cho sinh viên. sinh viên trường Đại học kinh tê Nghệ An vẫn rất hạn chế trong vấn đề tiếp cận đầu tư hoặc - Trong xã hội hiện nay xuất hiện nhiều là không đầu tư hoặc đầu tư vào các công cụ kênh đầu tư, kêu gọi đầu tư trái pháp luật có không hiệu quả, dẫn đến việc bỏ lỡ cơ hội sinh dấu hiệu lừa đảo và đối tượng sinh viên là đối lợi nhanh chóng và gia tăng giá trị của vốn. tượng được hướng đến. Ngoài ra, một số sinh viên vì đầu tư không Ngoài ra, gia đình cũng chưa có kỹ năng hiệu quả dẫn đến bị lừa đảo hoặc tăng khoản giáo dục quản lý tài chính cá nhân cho con cái nợ nần, điều này đi ngược lại với những mặt khiến sinh viên chưa thực sự sự chủ động và tích cực của việc đầu tư tài chính. thực hiện tốt kế hoạch tài chính cá nhân Ngoài ra, sinh viên vẫn chưa thực sự chủ Về nguyên nhân chủ quan: động tiếp cận và sử dụng cong công nghệ - Bản thân sinh viên chưa có thực sự hiểu quản lý chi tiêu cũng như đầu tư của bản thân. biết và quan tâm tới vấn đề quản lý tài chính, 3.2.2. Nguyên nhân của thực trạng quản lý một số sinh viên còn thiếu trách nhiệm với tài chính cá nhân của sinh viên Ttrường Đại bản thân trong các vấn đề trong đó có vấn đề học Kinh tế Nghệ An tài chính. Những thực trạng nêu trên cần thiết phải - Sinh viên chưa hình thành được thói quen chỉ ra được những nguyên nhân khách quan, và kỹ năng quản lý tài chính của mình, còn có chủ quan, từ đó mới đề xuất được những giải thái độ thờ ơ và không tìm hiểu về vấn đề pháp phù hợp nhằm tăng cường có hiệu quả quản lý tài chính cá nhân. việc quản lý tài chính cá nhân cho sinh viên - Sinh viên chưa nhận thấy được hậu quả Trường Đại học Kinh tế Nghệ An trong thời của mình thói quen sử dụng tài chính lãng phí, gian tới. không cần thiết, chưa nhận diện được đúng Về nguyên nhân khách quan: sai và những yếu tố lừa đảo từ các kênh đầu - Từ phía chương trình giảng dạy, mặc dù tư bất hợp pháp. đây là vấn đề quan trọng nhưng tại các trường 118
- Tạp chí Khoa học, Tập 3, Số 1/2024 - Sinh viên chưa hình thành được ý thức những người am hiểu về việc quản lý tài học hỏi từ những sinh viên biết cách quản lý chính cá nhân. tốt tài chính cá nhân. Thứ hai, Mỗi cá nhân sinh viên cần biết cách 3.3. Một số giải pháp tăng cường hiệu thực hiện chi tiêu thông minh, có thái độ và hiểu quả của quản lý tài chính cho sinh viên biết đúng đắn về vấn đề này. Theo Trần Thị Mai trường Đại học Kinh tế Nghệ An trong thời Ly & cs,. (2023), Để quản lý tài chính cá nhân, gian tới trước hết mỗi người cần lập kế hoạch về những nguồn thu (chủ động và thụ động) và các khoản Để tăng cường hiệu quả của quản lý tài chi của mình. Trong các khoản chi, nhất thiết chính cho sinh viên trường Đại học kinh tế phải để lại một khoản dự phòng để đối phó với Nghệ An trong thời gian tới, tác giả đề xuất những tình huống bất ngờ có thể xảy ra. Hầu như một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn sinh viên nào cũng nhận ra thực tế sau khi lập chế về hiểu biết cũng như kỹ năng quản lý tài bảng thu - chi, vì các khoản chi luôn cao hơn chính cá nhân, quản lý tốt chi tiêu, đầu tư có nhiều lần so với khoản thu. Hãy xác định những hiệu quả cũng như áp dụng các công nghệ gì thật sự quan trọng trước khi quyết định bỏ ra quản lý tài chính cá nhân tốt. Những giải một khoản tiền. Cần tìm hiểu kỹ càng các kênh pháp cụ thể như sau: đầu tư tránh bị lừa đảo hoặc đầu tư kém hiệu quả. Về phía sinh viên Về phía nhà trường Thứ nhất, Nâng cao kiến thức về quản lý Thứ nhất, Tổ chức và tham gia các cuộc thi tài chính cá nhân. Để có được nhận thức tốt liên quan đến quản lý tài chính cá nhân. Sinh về quản lý tài chính cá nhân thì học tập và rèn viên Đại học kinh tế Nghệ An có thể đánh giá luyện để nâng cao kiến thức là phương pháp là một trong những sinh viên năng động sáng hiệu quả nhất. Cách nhanh nhất để tìm hiểu tạo, không ngừng học hỏi. Những cuộc thi có kiến thức tài chính là giao tiếp, trò chuyện và liên quan đến quản lý tài chính cá nhân như “ học hỏi từ các chuyên gia tài chính cũng như Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân”; “ Kỹ những người có am hiểu về tài chính. Trong năng đầu tư cho sinh viên”, ... Đây là những thời đại công nghệ 4.0 thì việc nghe, tìm hiểu sân chơi bổ ích, lý thú nhưng có tính giáo dục các buổi phỏng vấn chia sẻ của các chuyên cao về quản lý tài chính. Để tổ chức các cuộc gia tài chính hay doanh nhân là điều rất đơn thi này trên quy mô rộng cần có sự phối hợp giản mà hiệu quả, họ đều là những người có giữa các Khoa, Đoàn thanh niên, Phòng công những thành công nhất định trong quản lý tiền tác học sinh sinh viên. Đặc biệt, cần phối hợp bạc và đừng quên suy ngẫm về sự thành công với các cơ sở giáo dục khác trên địa bàn để và thất bại đó từ đo rút ra bài học cho chính tăng cường giao lưu và học hỏi, lan toả vai trò bản thân mình, ... Những bài học mà họ chia của việc quản lý tài chính cá nhân cho sinh sẻ sẽ là kiến thức thực tế quý báu đề sinh viên viên trong giai đoạn hiện nay. có thể áp dụng để quản lý tài chính cho mình. Để thực hiện được giải pháp này, các khoa Thứ hai, Xây dựng các câu lạc bộ liên quan cần chủ động lồng ghép vào phần thực hành đến kỹ năng quản lý tài chính. Hiện nay, của các học phần có liên quan hoặc tổ chức trường Đại học kinh tế Nghệ An chưa có câu các buổi talkshow có sự tham gia chia sẻ của lạc bộ nào về kỹ năng quản lý tài chính cá các chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư, họ là nhân, trong khi nó lại là vấn đề cần được cải 119
- Trường Đại học Kinh tế Nghệ An thiện cho sinh viên, đặc biệt với các bạn sinh phần giúp các bạn giải đáp các thắc mắc ví dụ viên năm nhất còn ngỡ ngàng với nhiều thứ. như “Tại sao có ít tiền mà vẫn có thể tiết kiệm Tại đây các bạn sinh viên sẽ được tham gia, được?”, “Tại sao cố nhiều tiền mà cuối tháng thử tài, chia sẻ và học hỏi những kiến thức vẫn rơi vào tình trạng cháy túi?”,… và rất thực tế, trải nghiệm thực tế, rèn luyện trong nhiều thắc mắc khác nữa sẽ được giải đáp. môi trường thực tế và hiệu quả công việc phải Ngoài ra, giáo dục từ gia đình và thói quen thực tế. Đồng thời rèn luyện sự chủ động, quản lý tài chính của gia đìng cũng cần phải giao lưu và tiếp xúc với những câu lạc bộ có có sự thay đổi để sinh viện được đúng đắn hình thức tương tự trên địa bàn. trong quá trình hoạch định tài chính cá nhân Thứ ba, Bổ sung các học phần về Kỹ năng và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đó. quản lý tài chính. Hiện nay, trong chương 4. KẾT LUẬN trình học của sinh viên đa phần là tài chính của doanh nghiệp, các tổ chức, đơn vị, chưa Quản lý tài chính cá nhân là vấn đề hết sức có học phần nào liên quan tới kỹ năng quản quan trọng để hình thành thói quen và kỹ lý tài chính cá nhân. Do vậy việc đưa các môn năng cần thiết cho sinh viên trong giai đoạn học liên quan đên tài chính vào quá trình học tập cũng như sau khi ra trường. Quản lý giảng dạy là điều rất cần thiết bởi các bạn sinh tài chính cá nhân chịu sự tác động của sự hiểu viên từ nhỏ đã chưa được tiếp xúc nhiều về biết, thái độ của sinh viên cũng như từ ảnh quản lý tài chính cũng như chưa được ai hưởng từ giáo dục và thói quen chi tiêu của truyển tải kiến thức. Hơn nữa, đây là giai gia đình. Phần lớn sinh viên hiện nay chưa đoạn chuẩn bị của sinh viên khi bước ra ngoài hình thành được kỹ năng quản lý tài chính xã hội, thì kỹ năng quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, chi tiêu vượt quá thu nhập, không là một kỹ năng rất quan trong ảnh hưởng trực tiết kiệm, không đầu tư hoặc đầu tư không tiếp đến cuộc sống của chúng ta sau này. sinh lới, dễ bị lừa đảo tại các kênh đầu tư qua mạng, ... Điều đó cần thiết phải có sự giáo Về phía giảng viên, Tăng cường chia sẻ từ dục, hướng dẫn và rèn luyện kỹ năng quản lý các cố vấn học tập, giảng viên để sinh viên có tài chính cá nhân từ phía nhà trường, gia đình thêm kinh nghiệm về kỹ năng quản lý tài bằng nhiều hình thức khác nhau như thông chính cá nhân. Cố vấn học tập, giáo viên có qua chương trình giảng dạy, chương trình chuyên môn, các nhà quản trị học, nhà quản ngoại khoá, trải nghiệm, tăng cường học hỏi lý thành công sẽ là những tấm gương phản với các cơ sở đào tạo khác, ... Có như vậy, chiếu rõ nhất. Nhà trường nên tổ chức các việc quản lý tài chính cho sinh viên trường buổi tọa đàm, buổi chia sẻ của họ với sinh Đại học kinh tế Nghệ An trong giai đoạn tới viên. Trong các buổi đó, một phần giúp các mới có hiệu quả. bạn sinh viên tiếp thu được các chia sẻ từ họ, 120
- Tạp chí Khoa học, Tập 3, Số 1/2024 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Long Hậu, Lê Tấn Nghiêm, Nguyễn Lê Trang Anh (2019). Các nhân tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý ngân quỹ cá nhân của sinh viên trường Đại học Cần Thơ. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Tập 55, Số chuyên đề: Kinh tế, tr 127-134. 2. Trần Thị Mai Ly, Nguyễn Phương My, Lê Thị Thanh Thảo, Trương Viết Phong (2023). Các nhân tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý tài chính của sinh viên. Tạp chí Kinh tế và dự báo số tháng 8, tr 102 – 105. 3. Bimal Bhatt (2011). Financial Management Importance. 4. Listiani, K (2017). Pengaruh financinl knowledge, locus of control dan financial attitude terhadap financial management behavies pad mahasiswa, Undergraduate thesis, stie perbanas Surabaya. 5. Potrich, A.C.G, Vieira, K.M. Mendes-Da-SILVA, W. (2016). Development of a financial literacy model for university student Management Research Review, 39(3), 356 – 376. 6. Rizky, D.P, Nadia, A. (2018). Analysis Factor Influencing Financial Management Behaviour. International Journal of Academic Research in Business and Social Sciences, 8(8), 308 – 326 7. Xiao, J.J. & Dew, J.P. (2011), ‘The financial management behavior scale: Development and validation’, Journal of Financial Counseling and Planning, 22(1), 19-35. SUMMARY STUDENTS' PERSONAL FINANCIAL MANAGEMENT NGHE AN UNIVERSITY OF ECONOMICS Nguyen Thi Thanh Thuong1,*, Nguyễn Trần Phương Uyên1 1 Nghe An University of Economics, *Email: thuongntt.aob@gmail.com Personal financial management in general and financial management for students in particular are issues that have received attention from individuals, organizations, and researchers in recent years. Properly managing students' personal finances will contribute to creating value in financial control and investment from personal finances. This article addresses theoretical issues related to personal financial management for students from concepts, principles, roles, and factors affecting students' personal financial management; Assess the current status of personal financial management problems of students at Nghe An University of Economics. From there, make recommendations to improve the effectiveness of personal financial management for students. Keywords: Management, Personal Finance, Students. 121
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hướng dẫn giải bài 31,32,33,34 trang 94 SGK Hình học 7 tập 1
4 p | 117 | 10
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4 trang 94 SGK Công nghệ 12
4 p | 560 | 10
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3 trang 94 SGK Toán 2
3 p | 73 | 9
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3 trang 94 SGK Địa lí 9
6 p | 117 | 9
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3 trang 94 SGK Toán 1
3 p | 71 | 8
-
Hướng dẫn giải bài 65 trang 94 SGK Hình học 9 tập 2
5 p | 178 | 7
-
Hướng dẫn giải bài 43 trang 94 SGK Hình học 6 tập 2
4 p | 102 | 6
-
Hướng dẫn giải bài 1,2 trang 94 SGK Toán 5
2 p | 100 | 6
-
Hướng dẫn giải bài 35,36 trang 94 SGK Hình học 7 tập 1
5 p | 171 | 5
-
Hướng dẫn giải bài 1,2 trang 94 SGK Toán lớp 5
2 p | 62 | 4
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4 trang 94 SGK Lý 12
3 p | 87 | 4
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3 trang 94 SGK Đại số 10
6 p | 238 | 2
-
Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh Diều - Bài 94: anh, ach
4 p | 97 | 2
-
Hướng dẫn giải bài C3 trang 94 SGK Vật lý 9
3 p | 108 | 1
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6 trang 94 SGK Hóa 8
5 p | 285 | 1
-
Hướng dẫn giải bài 33,34,35,36,37,38,39,40,41,42,43 trang 93,94,95,96 SGK Toán 9 tập 1
11 p | 149 | 1
-
Hướng dẫn giải bài C1,C2,C3,C4,C5,C6 trang 94,95,96 SGK Lý 8
4 p | 93 | 1
-
Bài giảng môn Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh diều năm học 2020-2021 - Bài 94: anh – ach (Trường Tiểu học Ái Mộ B)
17 p | 15 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn