HỘI THẢO KHOA HỌC: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC<br />
VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM”<br />
<br />
<br />
QUẢN LÍ TRƯỜNG SƯ PHẠM ĐỊA PHƯƠNG<br />
Hồ Cảnh Hạnh1<br />
<br />
<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
<br />
Cả nước hiện nay có hơn 100 cơ sở đào tạo giáo viên các cấp học, ngành học, bao<br />
gồm các trường đại học sư phạm (ĐHSP), các trường đại học (ĐH) có khoa/ngành sư<br />
phạm, các trường cao đẳng sư phạm (CĐSP), trung cấp sư phạm (TCSP) và các trường<br />
cao đẳng (CĐ) có có khoa/ngành sư phạm. Cùng với sự phát triển của ngành giáo dục, ở<br />
các địa phương, các trường TCSP Mầm non được nhập với TCSP (đào tạo giáo viên tiểu<br />
học) và được nâng cấp dần thành trường CĐSP (xem bảng dưới). Các trường CĐSP địa<br />
phương chủ yếu đào tạo giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học và giáo viên THCS trình<br />
độ cao đẳng, một số trường đào tạo giáo viên mầm non và giáo viên tiểu học trình độ<br />
trung cấp.<br />
<br />
Năm TCSP MN TCSP CĐSP<br />
1988 47 45 37<br />
1997 4 29* 37<br />
2001 4 7 57**<br />
2010 2 44***<br />
(*) trong đó có 2 trường sư phạm kỹ thuật<br />
<br />
(**) trong đó có 3 trường sư phạm kỹ thuật<br />
<br />
(***) trong đó có 1 trường sư phạm kỹ thuật; 4 trường cao đẳng (không có “đuôi”<br />
sư phạm).<br />
<br />
Trong 39 trường CĐSP hiện nay, các trường trực thuộc UBND tỉnh (đơn vị sự<br />
nghiệp thuộc tỉnh) đa số là các trường được thành lập những năm gần đây, các trường<br />
trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) (đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở) phần lớn<br />
được thành lập từ sau năm 1975 đến cuối những năm 90 của thế kỉ 20. Trường CĐSP<br />
thuộc hệ thống giáo dục đại học. Tổ chức và hoạt động theo Luật Giáo dục và Điều lệ<br />
trường Cao đẳng. Để thống nhất quản lý trường CĐSP, liên Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ đã<br />
có quy định hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở<br />
1<br />
ThS – Hiệu trưởng Trường CĐ Sư phạm Bà Rịa Vũng Tàu<br />
<br />
<br />
245<br />
BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM<br />
<br />
<br />
GD&ĐT mà theo đó trường CĐSP là đơn vị trực thuộc Sở. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ<br />
có một số ít địa phương thực hiện quy định này và xuất hiện những khó khăn, vướng<br />
mắc.<br />
<br />
Quản lý trường CĐSP vừa đảm bảo tính hệ thống, phổ biến (như các trường cao<br />
đẳng khác), vừa mang tính đặc thù bởi tính chất nghề nghiệp của nó, vì trường sư phạm<br />
là “máy cái” của ngành giáo dục.<br />
<br />
2. Nội dung quản lý trƣờng CĐSP<br />
<br />
Trường CĐSP vừa là chủ thể quản lý, vừa là đối tượng quản lý. Chủ thể quản lý<br />
của các trường CĐSP là UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là<br />
UBND tỉnh) hoặc Sở GD&ĐT. Thông thường cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy<br />
định về thẩm quyền quản lý tổ chức bộ máy, quản lý viên chức các trường CĐSP.<br />
<br />
Nội dung quản lý tổ chức bộ máy trường CĐSP gồm thành lập, sáp nhập, hợp<br />
nhất, chia tách, giải thể; quy định, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ; ban hành quy chế<br />
làm việc, quy chế hoạt động và xếp hạng các trường. Theo đó, thẩm quyền được quy<br />
định bao gồm thẩm quyền của UBND và Chủ tịch UBND cấp tỉnh; thẩm quyền của cơ<br />
quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh (Sở Nội vụ, Sở GD&ĐT) và thẩm quyền của Hiệu<br />
trưởng.<br />
<br />
Nội dung quản lý viên chức các trường CĐSP gồm quy hoạch viên chức; bổ<br />
nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm chức danh lãnh đạo; đánh giá viên chức; tiếp nhận,<br />
điều động, biệt phái, luân chuyển, thuyên chuyển, phân công viên chức; tuyển dụng, kí<br />
hợp đồng làm việc, bổ nhiệm vào ngạch viên chức; xếp lương, nâng bậc lương, nâng<br />
ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại viên chức; giải quyết chế độ chính sách hưu trí, nghỉ<br />
việc, chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức; kỷ luật viên chức và quản lý hồ sơ<br />
viên chức. Thẩm quyền được quy định cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Giám đốc Sở Nội<br />
vụ, Giám đốc Sở GD&ĐT, Hiệu trưởng trường sư phạm và Thủ trưởng các đơn vị trực<br />
thuộc trường.<br />
<br />
Với tư cách là chủ thể quản lý, trường CĐSP quản lý nhà trường theo quy chế tổ<br />
chức và hoạt động do cơ quan chủ quản ban hành. Quy chế tổ chức và hoạt động của<br />
trường cao đẳng có những nội dung chủ yếu như:<br />
<br />
a) Tên trường;<br />
b) Sứ mạng và tầm nhìn của trường;<br />
<br />
<br />
246<br />
HỘI THẢO KHOA HỌC: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC<br />
VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM”<br />
<br />
c) Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của trường;<br />
d) Cơ cấu tổ chức và nhân sự của trường, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của từng tổ<br />
chức và của người đứng đầu từng tổ chức đó trong trường;<br />
đ) Các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;<br />
e) Tài chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị;<br />
g) Quan hệ quốc tế;<br />
h) Nhiệm vụ và quyền của giảng viên;<br />
i) Nhiệm vụ và quyền của người học;<br />
k) Thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm.<br />
Quản lý tại trường CĐSP được phân cấp cho các phòng chức năng và các khoa.<br />
Các phòng chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ tham mưu, tổng hợp, đề xuất ý kiến,<br />
giúp Hiệu trưởng tổ chức quản lý và thực hiện các mặt công tác của trường; quản lý cán<br />
bộ, nhân viên của đơn vị mình.<br />
<br />
Khoa là đơn vị quản lý chuyên môn của trường, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện<br />
quá trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo<br />
chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường; tổ chức hoạt động khoa<br />
học và công nghệ; chủ động khai thác các dự án hợp tác, phối hợp với các tổ chức khoa<br />
học và công nghệ, cơ sở sản xuất kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản<br />
xuất kinh doanh và đời sống xã hội; quản lý cán bộ, nhân viên và sinh viên; tổ chức phát<br />
triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học, tài liệu giảng dạy do Hiệu<br />
trưởng giao. Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; đề xuất xây<br />
dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa<br />
học; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ<br />
chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và cán bộ nhân viên thuộc khoa.<br />
<br />
Trên lĩnh vực quản lý tài chính, trường CĐSP là trường công lập, là đơn vị sự<br />
nghiệp được nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động.Trường CĐSP không thu học<br />
phí, do đó nguồn thu chủ yếu từ ngân sách nhà nước cấp hàng năm theo đầu sinh viên,<br />
một số nguồn thu từ đào tạo, thu dịch vụ và thu khác. Đơn vị được giao quyền tự chủ, tự<br />
chịu trách nhiệm về tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP, thông thường được giao<br />
kinh phí ổn định trong chu kỳ 3 năm. Nguồn kinh phí tự chủ này để chi thường xuyên<br />
(chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ cấp có thẩm quyền giao, chi hoạt động phục vụ<br />
cho công việc và hoạt động dịch vụ) thông qua quy chế chi tiêu nội bộ. Ngoài kinh phí<br />
<br />
<br />
247<br />
BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM<br />
<br />
<br />
tự chủ, hàng năm, trường CĐSP còn được cấp kinh phí thuộc chương trình mục tiêu<br />
quốc gia về giáo dục - đào tạo, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức, kinh phí<br />
nghiên cứu khoa học, vốn xây dựng cơ bản và các loại kinh phí khác. Phần kinh phí này,<br />
trường CĐSP quản lý theo quy định của pháp luật. Trường CĐSP là đơn vị dự toán cấp<br />
1, quyết toán kinh phí trực tiếp với Sở Tài chính (đối với trường trực thuộc tỉnh) hoặc là<br />
đơn vị dự toán, quyết toán qua Sở GD&ĐT (đối với đa số các trường trực thuộc Sở).<br />
<br />
3. Một số bất cập về quản lý trƣờng CĐSP hiện nay<br />
<br />
Một xu hướng dễ nhận thấy nhất hiện nay là quy mô đào tạo giáo viên tại các<br />
trường CĐSP ngày càng thu hẹp. Các trường đã đào tạo thêm các ngành ngoài sư phạm<br />
để phát huy năng lực đội ngũ giảng viên, tận dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị. Nhiều<br />
trường đã phát triển thành trường đại học đa ngành, một số trường chuyển thành trường<br />
cao đẳng đa ngành. Chất lượng đầu vào thấp, ít có học sinh giỏi vào trường CĐSP. Đa<br />
số học sinh vào trường CĐSP thuộc hộ nghèo hoặc điều kiện kinh tế ở mức trung bình.<br />
Một số năm gần đây, thu nhập của giáo viên ra trường thấp, cơ hội tìm việc khó khăn<br />
cũng là một nguyên nhân dẫn đến ít có sinh viên đăng kí vào trường CĐSP. Trong khi<br />
chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng giáo dục phổ thông nói riêng phụ thuộc cơ<br />
bản vào chất lượng người thầy, sản phẩm của trường CĐSP. Do đó, đòi hỏi trường<br />
CĐSP - máy cái của ngành giáo dục phải là các trường chất lượng, cần thiết có mô hình<br />
quản lý trường CĐSP mang tính đặc thù như bản thân vốn có của nó.<br />
<br />
Thực tế hiện nay, việc quản lý trường CĐSP còn một số khó khăn, bất cập giữa<br />
luật, điều lệ và các văn bản quy phạm pháp luật.<br />
<br />
Điều lệ trường Cao đẳng quy định trường cao đẳng công lập do Bộ trưởng Bộ<br />
GD&ĐT quyết định thành lập; chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ GD&ĐT;<br />
chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc<br />
Trung ương nơi trường đặt trụ sở; thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước bổ nhiệm Hiệu<br />
trưởng trường cao đẳng công lập.<br />
<br />
Căn cứ Điều lệ trường Cao đẳng và Quyết định thành lập trường, các địa phương<br />
đã có các quy định về quản lý các đơn vị sự nghiệp, trong đó có trường CĐSP.<br />
<br />
Trong khi thông tư liên tịch số 35/2008/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14/7/2008<br />
quy định trường CĐSP là đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT. Sở GD&ĐT quy định chức<br />
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quản lý biên chế, cán bộ, công chức, viên chức của trường<br />
CĐSP; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho từ chức, cách chức đối với người đứng đầu<br />
<br />
<br />
248<br />
HỘI THẢO KHOA HỌC: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC<br />
VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM”<br />
<br />
và cấp phó của người đứng đầu; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh dự thảo các<br />
quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thể các cơ sở giáo dục<br />
công lập trực thuộc Sở (trong đó có trường CĐSP).<br />
<br />
Trong quyết định thành lập trường, Bộ GD&ĐT hoặc Thủ tướng Chính phủ (đối<br />
với một số trường CĐSP) quy định rõ cơ quan chủ quản các trường CĐSP. Luật Giáo dục<br />
quy định “người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập thì có quyền đình chỉ<br />
hoạt động, sáp nhập, chia tách, giải thể nhà trường” [điều 51]. Tuy nhiên, theo thông tư<br />
nêu trên thì những nội dung này lại thuộc thẩm quyền của UBND các tỉnh.<br />
<br />
Thực hiện quy định tại thông tư này tại một số tỉnh cho thấy các chỉ số liên quan<br />
thay đổi theo hướng bất lợi cho các trường CĐSP như hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo,<br />
quản lý; vị thế của nhà trường, của các tổ chức đoàn thể; quyền tự chủ, tự chịu trách<br />
nhiệm về tổ chức, biên chế và tài chính. Một số ràng buộc bởi các quy định của tỉnh về<br />
quản lý tổ chức, bộ máy, quản lý viên chức; tổ chức Đảng, đoàn thể, quần chúng. Đây<br />
cũng chính là lý do, nhiều tỉnh thành chưa thực hiện quy định này.<br />
<br />
4. Đề xuất một số vấn đề liên quan đến quản lý trƣờng CĐSP địa phƣơng<br />
<br />
Trường CĐSP hoặc trường cao đẳng, đại học địa phương có khoa, ngành sư phạm<br />
luôn thể hiện vai trò, vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục nói chung, trong nhiệm vụ<br />
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, quản lý và nhân viên ngành giáo dục địa phương<br />
nói riêng. Vì vậy quản lý trường CĐSP phải hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng đào<br />
tạo của nhà trường đáp ứng nhu cầu đội ngũ giáo viên của địa phương về số lượng, chất<br />
lượng và cơ cấu.<br />
<br />
Quản lý trường CĐSP phải phát huy vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm với xã<br />
hội, với ngành giáo dục, với người học của các nhà trường; đặc biệt với vai trò của<br />
người đứng đầu (Hiệu trưởng). Giao quyền tự chủ cho nhà trường nhưng không buông<br />
lỏng kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhà trường.<br />
<br />
Là cơ sở đào tạo mang tính đặc thù nghề nghiệp cao, nên trường CĐSP cần phải<br />
có cơ chế quản lý riêng, được ưu tiên trong đầu tư, chế độ đãi ngộ và tham gia xã hội<br />
hóa; chủ động đổi mới chương trình, tổ chức quản lý đào tạo.<br />
<br />
Trường CĐSP không thể tách rời các cơ sở giáo dục, các cơ quan quản lý giáo<br />
dục và là đơn vị thực hiện các đơn đặt hàng từ các cơ sở giáo dục thông qua các cơ quan<br />
quản lý giáo dục. Vì vậy, để đào tạo đáp ứng nhu cầu của địa phương cần có cơ chế phối<br />
<br />
<br />
249<br />
BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM<br />
<br />
<br />
hợp, xây dựng hệ thống thông tin giữa trường CĐSP với ngành giáo dục để thực hiện tốt<br />
công tác quy hoạch, xác định nhu cầu, xây dựng quy trình đào tạo, tổ chức đánh giá chất<br />
lượng sinh viên tốt nghiệp.<br />
<br />
Sư phạm là mẫu mực. Trường sư phạm phải chuẩn mực trên tất cả các lĩnh vực<br />
hoạt động và do đó, quản lý trường sư phạm cũng phải chuẩn mực.<br />
<br />
<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
<br />
1. Bộ GD&ĐT (2009), Điều lệ trường Cao đẳng, Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT<br />
ngày 28 tháng 5 năm 2009.<br />
<br />
2. Bộ GD&ĐT (12/2006), Thực trạng hệ thống các trường sư phạm và định hướng<br />
phát triển đến năm 2020, Hà Nội.<br />
<br />
3. Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ (2008), Thông tư liên bộ số 35/2008/TTLT-BGDĐT-<br />
BNV ngày 14/7/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của<br />
Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp tỉnh, phòng Giáo dục - Đào tạo thuộc UBND<br />
cấp huyện.<br />
<br />
4. Luật Giáo dục (2005).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
250<br />