YOMEDIA
ADSENSE
Quản trị chuỗi cung ứng trường kinh tế Đà Nẵng
490
lượt xem 210
download
lượt xem 210
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Samsung Electronics ngày nay có nguồn gốc từ Samsung Trading Company ra đời khoảng 60 năm về trước, chuyên mua bán thực phẩm từ Hàn Quốc sang Trung Quốc. Trong lúc công việc kinh doanh đang thuận lợi thì bị cuộc chiến tranh Triều Tiên làm gián đoạn. Không nản chí, các nhà quản lý lại vực dậy Samsung từ năm 1951 với chủ trương nhập khẩu nguyên vật liệu và xử lý, chế biến qua dây chuyền công nghệ hiện đại để xuất khẩu....
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quản trị chuỗi cung ứng trường kinh tế Đà Nẵng
- - Quản trị chuỗi cung ứng trường kinh tế Đà Nẵng
- A. Giới thiệu chung về tập đoàn Samsung: 1. Lịch sử hình thành: Samsung Electronics ngày nay có nguồn gốc từ Samsung Trading Company ra đời khoảng 60 năm về trước, chuyên mua bán thực phẩm từ Hàn Quốc sang Trung Quốc.
- Trong lúc công việc kinh doanh đang thuận lợi thì bị cuộc chiến tranh Triều Tiên làm gián đoạn. Không nản chí, các nhà quản lý lại vực dậy Samsung từ năm 1951 với chủ trương nhập khẩu nguyên vật liệu và xử lý, chế biến qua dây chuyền công nghệ hiện đại để xuất khẩu. Năm 1996, Samsung là công ty kinh doanh lớn nhất Hàn Quốc với doanh thu vào khoảng 92.7 tỉ USD. Ngày nay Tập đoàn Samsung được hợp thành bởi 35 doanh nghiệp với tổng trị giá lên đến 108 tỉ USD. Tập đoàn Samsung sản xuất tất cả mọi vật dụng “từ con chip điện tử bé tí đến chiếc tàu thuỷ to lớn”. Samsung cũng có những đóng góp quan trọng cho cộng đồng, góp phần thể hiện văn hoá của một tập đoàn với phương châm mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống. Một mặt, Samsung là nhà tài trợ chính thức và duy nhất của giải Nobel. Mặt khác, Samsung Electronics còn khuyến khích nhân viên tham gia vào các hoạt động tình nguyện thông qua chính sách khen thưởng, hỗ trợ tài chính, bảo hiểm và cho phép nhân viên hàng năm được nghỉ 7 ngày phép có hưởng lương để có thể tham gia vào các công tác tình nguyện. 2. Sản phẩm: Trong truyền thông, Samsung dẫn đầu về việc tạo nên các mạng lưới dữ liệu, cho phép truyền âm thanh, video và dữ liệu qua một line duy nhất thay vì 3 mạng riêng lẻ như trước đây. Các hệ thống điện thoại PABX lớn nhỏ, máy điện thoại, máy nhắn tin và máy fax đều được cải tiến. Samsung cũng là nhà cung cấp cơ sở hạ tầng hàng đầu cho các hệ thống tối tân như mạng lưới CDMA mới nhất của Testra. Một lĩnh vực khác của truyền thông sẽ là một ví dụ minh hoạ chính xác nhất của công tác tích hợp các sản phẩm ở Samsung. Samsung là nhà sản xuất các hệ thống bảo vệ hàng đầu thế giới trong đó bao gồm camera, máy quay video và hệ thống báo động cũng như khả năng phân tích, thể hiện, chuyển tải và điều chỉnh hình ảnh. Samsung cũng sản xuất các đồ dùng điện tử gia dụng rất đa dạng bao gồm tủ lạnh, máy giặt, máy quay video, tivi, lò vi sóng, máy điều hoà và một loạt những sản phẩm khác. Samsung cũng là nhà sản xuất những bộ nhớ vi tính D-Ram cũng như màn hình màu lớn nhất thế giới. Cùng với thành viên Samsung Corning, Samsung cho ra đời loại màn ảnh rộng màu đặc biệt với đủ mọi kích cỡ. 3. Những cải tiến gần đây: Tốc độ tăng trưởng của Samsung ngày càng mạnh hơn cả về mức độ thâm nhập thị trường lẫn sức mạnh thương hiệu. Những tiến bộ quan trọng trong các sản phẩm truyền thông đến nay giúp Samsung chiếm được 20% thị phần qua hệ thống PABX với 400 máy điện thoại. Bên cạnh đó, Samsung còn chiếm được đa số thị phần nhờ hệ thống tivi dành riêng cho nhà hát riêng trong nhà (home theater). Các màn hình tivi sáng tạo mới với kích cỡ lớn hơn cũng góp phần tạo nên bước đột phá trong thị trường dành cho các thiết bị giải trí tại nhà. Tuy nhiên sự cải tiến quan trọng và thú vị nhất phải kể đến đó là sự tích hợp khoa học công nghệ. Dần dà, với sự tích hợp này, ngôi nhà thông minh của Samsung sẽ cho
- phép chủ nhân dùng điện thoại để bật lò vi sóng hâm nóng thức ăn, điều chỉnh nhiệt độ của tủ lạnh vừa đủ để ướp lạnh chai champagne, mở những giai điệu du dương và điều chỉnh nhiệt độ phòng cho thích hợp; hay nói cách khác, khi về đến nhà, mọi thứ đều đã được chuẩn bị theo ý mình. Trong một tương lai không xa, người chủ còn có thể tha hồ chiêm ngưỡng những kiệt tác hội hoạ của Matisse hay Rembrandt qua những màn hình tinh thể lỏng trên tường những khi chán xem các chương trình truyền hình. 4. Những thành tích của Samsung: Sau gần 60 năm họat động Samsung Electronics đã là tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất thiết bị bán dẫn, truyền thông và công nghệ kỹ thuật số với tổng doanh số năm 2008 đạt 96 tỷ USD. Với số lượng nhân viên lên đến 150.000 người tại 134 văn phòng ở 62 quốc gia, Samsung Electronics gồm 2 ngành hàng chủ đạo: Truyền thông kỹ thuật số và Giải pháp thiết bị. Được công nhận là một trong những thương hiệu có tốc độ tăng trưởng cao nhất toàn cầu, Samsung Electronics cũng là nhà sản xuất hàng đầu về TV LCD, chip bộ nhớ, điện thoại di động và màn hình tinh thể lỏng. Tập đoàn Samsung sản xuất tất cả mọi mặt hàng “từ con chip điện tử bé tí cho đến chiếc tàu thủy to lớn”. - Samsung là nhà sản xuất con chíp lớn thứ 2 trên thế giới sau itel - Samsung là nhà sản xuất bộ nhớ D-Ram lớn nhất thế giới. - Samsung là nhà sản xuất màn hình màu hàng đầu ở Úc. - Là nhà sản xuất điện thoại di động lớn thứ 3 trên thế giới nắm giữ 19.5% thị phần. Có thể nói để đạt được vị trí như ngày hôm nay, tập đoàn Samsung đã phải nỗ lực rất nhiều thông qua việc đầu tư rất mạnh vào một số lĩnh vực quan trọng và đầy thử thách. Nhưng sự thành công của Samsung không phải hoàn toàn là do sự đầu tư khổng lồ hơn so với đối thủ mà còn do tập trung hơn nữa vào hoạt động thiết kế sản phẩm, marketing, chuyên môn đối với các sản phẩm như tivi LCD, điện thoại. Quản trị quan hệ khách hàng và sự thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường đã đóng vai trò quan trọng trong việc giúp công ty đạt được vị trí như hiện nay. Bên cạnh đó cũng phải kể đến những nỗ lực trong việc cải thiện và năng cao hoạt động quản trị chuỗi cung ứng trong thời gian gần đây. Không những tạo cơ hội cho công ty có thể cắt giảm chi phí cũng như tăng hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng, mà còn giúp cho qúa trình lưu thông trong chuỗi cung ứng càng lúc càng nhanh hơn. B. Phân tích chuỗi cung ứng tại tập đoàn Samsung : Samsung là một tập đoàn sản xuất rất nhiều sản phẩm thuộc các lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên vì sự hạn chế về nguồn lực và thời gian nghiên cứu nên nhóm One Boy xin giới hạn việc nghiên cứu chuỗi cung ứng của Samsung đối với dòng sản phẩm điện thoại di động. Giới thiệu chuỗi cung ứng của Samsung:
- 1. Các nhà cung cấp: Trong lĩnh vực sản xuất điện thoại Samsung đã tự sản xuất các linh kiện chính cho việc sản xuất của mình và đồng thời cung cấp cho những nhà sản xuất điện thoại khác như: Nokia, Motorola. Ngoài ra Samsung Mobile Display còn sử dụng rất nhiều nhà cung cấp bên ngoài mà nổi trội trong đó phải kể đến các nhà cung cấp như: - Cabot Microelectronics chuyên cung cấp các vi mạch điện tử. - Broadcom cung cấp các con chip điện tử cho một vài dòng điện thoại của Samsung như SGH-J750 và SGH-A401 - GSi Lumonics iNC là nhà cung câp các thiết bị như: hệ thống WaferRepairT M430, các chất bán dẫn và thiết bị sản xuất thiết bị điện tử bao gồm cả đánh dấu các hệ thống và mạch trang trí hệ thống. Bên cạnh đó gần đây GSi Lumonics còn cung cấp các thành phần chính xác điều khiển chuyển động, và laser dựa vào hệ thống sản xuất chất bán dẫn toàn cầu điện tử. 2. Các nhà phân phối: Samsung không chỉ là một trong những nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới mà Samsung còn có một hệ thống phân phối rất mạnh bao phủ trên toàn thế giới. Các công ty con, các đại lý hay cửa hàng giao dịch của Samsung có mặt ở hầu hết các nước và vùng lãnh thổ. Bên cạnh việc tự mình thực hiện khâu phân phối thì Samsung cũng sử dụng các trung gian phân phối bên ngoài như: - Tại thị trường Việt Nam thì Samsung sử dụng tập đoàn Phú Thái làm nhà phân phối chính cho sản phẩm điện thoại của Samsung. - Tại thị trường Châu Âu bên cạnh các nhà phân phối của mình thì Samsung còn hợp tác với GRD có trụ sở tại Ai-Len và AKESS điều hành từ London để phân phối cho dòng điện thoại mới của Samsung. - Penske Logistics là nhà quản lý chuỗi phân phối toàn quốc của điện thoại di động Samsung tại Brazil - Geodis cung cấp các dịch vụ hậu cần bao gồm cung cấp kho hàng, vận chuyển, thông quan,.. cho Samsung tại Pháp và các thị trường Châu Âu Phân tích chiến lược chuỗi cung ứng của Samsung:
- 1. Năm yếu tố chiến lược: 1.1 Chiến lược sản xuất: Trên thực tế điện thoại là một loại sản phẩm mà khả năng bị lỗi thời là rất nhanh khi mà khoa học công nghệ đang ngày càng phát triển mạnh. Chính vì vậy Samsung đã tiến hành chiến lược sản xuất như sau: Trước tiên khi mà Samsung đã nghiên cứu thành công một sản phẩm mới thì Samsung tiến hành sản xuất hàng loạt nhằm tạo lợi thế về chi phí do tính kinh tế theo quy mô. Sau đó thì sử dụng tồn kho này để đáp ứng nhu cầu trên thị trường. Đối với những sản phẩm đã bứơc vào giai đoạn bão hòa hay suy thoái thì Samsung ngưng việc sản xuất hàng loạt và chỉ sản xuất trong trường hợp có đơn đặt hàng Với mục tiêu đạt được chi phí thấp thì Samsung đã xây dựng các nhà máy tại các nước có chi phí thấp như Trung Quốc ( gồm 3 nhà máy tại các tỉnh Thiên Tân, Sơn Đông và Thẩm Quyến), Việt Nam, Philippin đây là nơi sản xuất chính cho các dòng điện thoại của Samsung. Ngoài việc các địa điểm này cho chi chí nhân công rẻ thì đây còn là nơi gần với thị trường tiêu thụ mạnh nhất của Samsung chính điều này đã gia tăng khả năng phục vụ khách hàng của Samsung đồng thời giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển. 1.2. Chiến lược sử dụng ngoại lực: Trong chiến lược phát triển chuỗi cung ứng của mình, Samsung luôn có những quyết định nhằm tối đa hiệu quả nguồn lực và cũng chấp nhận kế hoạch thuê ngoài khi cần thiết. Sản xuất và thiết kế sẽ do chính Samsung thực hiện nhưng cũng đã dần thực hiện thuê ngoài một số chức năng chủ yếu như vận chuyển và logistics Samsung đã hợp tác với BAX từ năm 2002 và Samsung đã được cung cấp một loạt các dịch vụ, bao gồm các thủ tục hải quan, cảng để giao hàng, kho hàng trên khắp các trang web, phân phối ra bên ngoài nước, quản lý hậu cần đảo ngược, phụ tùng kho bãi và phân phối trong nước và gần đây, tất cả xuất khẩu vào New Zealand và thị trường Úc. Các thỏa thuận mới sẽ thấy Samsung tiếp tục tận dụng các nguồn lực của BAX, cùng với những người trong Schenker, nhà cung cấp các dịch vụ hậu cần tích hợp, mà BAX gần đây đã sáp nhập. Bên cạnh đó Samsung còn sử dụng các dịch vụ của Bio Michael Noblit, Vice President của Bắc Mỹ. Bao gồm hậu cần và hoạt động lập kế hoạch cho tất cả thương hiệu kho hàng, vận chuyển trong nước và ngoài nước, và quản lý 3PL. Thêm vào đó, có trách nhiệm hệ thống phát triển và lập kế hoạch nhập khẩu, nhà máy lập kế hoạch phối hợp cho tàu trực tiếp, và tất cả hậu cần liên quan đến hoạt động hỗ trợ khách hàng. Hiện tại, ngoài hệ thống SAP R/3, Samsung sử dụng khoảng hơn 12 chức năng của phần mềm i2, bao gồm những chức năng sử dụng trong hoạch định chuỗi cung ứng toàn cầu , hoạch định sản xuất, quản lý nhu cầu, thực hiện đơn hàng, quản lý vận tải. Trước đây sản phẩm được chuyển bằng đường hàng không đến kho của công ty tại Dallas sau đó được chuyển bằng đường bộ đến khách hàng tại khu vực Bắc Mỹ. Hiện nay, sản phẩm sẽ do nhà cung cấp dịch vụ logistics của Anh, Exel Transportation Services, thực hiện dịch vụ vận chuyển đến kho của Exel tại Los Angeles, New York và Chicago do đó giảm khoảng cách vận chuyển đến những khách hàng quan trọng của hãng. Chính việc để cho Exel thực hiện việc vận chuyển sản phẩm bằng đường hàng
- không và đường bộ cũng giúp cho công ty chỉ liên hệ đến một đối tác kinh doanh thay vì phải liên hệ đến nhiều đối tác. Là một nhà cung cấp hậu toàn cầu, Geodis được Samsung sử dụng để xử lý phân phối và hậu cần cho các thiết bị điện tử tiêu dùng cao cấp cũng như hậu cần đảo ngược. Geodis sẽ xử lý việc quản lý hành chính của tờ khai hải quan tại các cảng và sân bay liên quan đến việc nhập khẩu các sản phẩm và cung cấp nền tảng hậu cần. Nền tảng này sẽ được dành riêng để quản lý hàng tồn kho và tự chọn cho một loạt các sản phẩm điện tử Samsung Pháp. Penske Logistics thông báo rằng Samsung đã ký hợp đồng với công ty để quản lý chuỗi phân phối toàn quốc của điện-điện tử và điện thoại di động ở Brazil. Trong vai trò này, Penske Logistics là trách nhiệm phối hợp tất cả mọi thứ từ xác nhận của các sản phẩm trong nước và các lô hàng nhập khẩu từ các nhà máy đặt tại Manaus và Campinas, Brazil, để quản lý đường thời gian và giao thông vận tải để phân phối bán lẻ. Penske Logistics mang lại giá trị thông qua thiết kế, lập kế hoạch và thực hiện trong giao thông vận tải, kho bãi, giao nhận quốc tế và quản lý tàu sân bay. bên cạnh đó còn thực hiện đóng gói, vận chuyển sản phẩm tồn kho và điều phối. 1.3. Chiến lược kênh: Hiện nay Samsung sử dụng kết hợp cả phân phối qua trung gian và phân phối trực tiếp cho đến khách hàng cuối cùng của mình. Lấy ví dụ tại thị trường Việt Nam với 3 nhà phân phối chính thức là FPT Mobile, Viettel và Phú Thái, điện thoại SAMSUNG sẽ được phân phối nhanh chóng và ổn định đến người tiêu dùng. Sau khi điện thoại Samsung có mặt tại các nhà phân phối chính thức mà tập đoàn đã chọn phân phối, nó sẽ được phân phối đến khắp cả nước Việt Nam thông qua các đại lý, các cửa hàng bán điện thoại di động trên toàn quốc. Và từ đó người tiêu dùng sẽ có ngay một chiếc điện thoại bất cứ khi nào họ cần ở cửa hàng điện thoại di động gần nhất. Với cách phân phối qua các nhà phân phối chính thức này, Samsung sẽ tiết kiệm được một số loại chi phí cố định ( như chi phí thuê mặt bằng, chi phí điện, nước,…), đem lại hiệu quả trong kinh doanh. Ngoài ra, bằng cách phân phối thông qua các nhà phân phối chính thức này Samsung có thể dễ dàng kiểm soát được hệ thống phân phối của mình. Nó dễ dàng kiểm soát hơn rất nhiều so với việc phân phối đến nhiều nhà phân phối lẻ hay là bán hàng trực tiếp thông qua lực lượng bán hàng của công ty không qua trung gian phân phối. Đối với những thị trường lớn như Mỹ, Canada, Trung Quốc, Ấn Độ thì Samsung tự mình phân phối đến khách hàng. Vì đây là những thị trường tiêu thụ lớn và có sức ảnh hưởng mạnh đến các hoạt động kinh doanh của Samsung. Bên cạnh đó tại thị trường này Samsung còn điều tra về sự thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng. Nhằm tạo ra những sản phẩm mớI phục vụ cho nhu cầu khách hàng. 1.4. Chiến lược phục vụ khách hàng: Đầu tiên của bộ phận chuỗi cung ứng của Samsung là cung cấp dịch vụ khách hàng xuất sắc. Samsung mang đến cho khách hàng những gì khách hàng cần. Nếu công ty cam kết với khách hàng điều khoản gì thì công ty phải ưu tiên số một tuân theo và hoàn thành tốt cam kết đó để thoả mãn khách hàng.
- Tuy nhiên không phải tất cả khách hàng đều được đối xử như nhau, không phải tất cả khách hàng đều có thể được Samsung chấp nhận những cam kết, Samsung không phục vụ tối đa cho tất cả khách hàng mà mỗi một đối tượng khách hàng sẽ được xem xét theo mức độ quan trọng đối với công ty. Samsung sẽ xếp hạng về mức độ quan trọng của từng khách hàng và nhóm những khách hàng có mức quan trọng tương đương nhau thành một nhóm, từ đó sẽ có nhiều nhóm khách hàng khác nhau. Mức độ phục vụ sẽ giảm dần theo mức quan trọng của các nhóm khách hàng. Đối với những khách hàng quan trọng nhất, Samsung luôn đáp ứng kịp thời, có những qui chế đặc biệt, và luôn duy trì mức phục vụ cao nhất. Phải kể đến một khách hàng đã được cải thiện đáng kể của Samsung chính là nhà bán lẻ hàng điện tử tiêu dùng Mỹ, Best Buy. Năm 1997, Samsung chỉ là một trong những nhà cung cấp cấp độ thấp nhất của Best Buy trong việc giao hàng theo yêu cầu. Thế nhưng đến nay Best Buy đã lấy Samsung như là khuôn mẫu cho các nhà cung cấp khác noi theo. Khách hàng như Best Buy không phải dễ tính mà đã công nhận chất lượng phục vụ của Samsung, chứng tỏ chiến lược phục vụ khách hàng của Samsung rất có hiệu quả. Bên cạnh đó Samsung còn tiến hành chia sẻ dữ diệu với khách hàng, công ty đã triển khai nhiều hệ thống và phần mềm như hoạch định chuỗi cung ứng, phần mềm quản trị quan hệ nhà cung cấp, hoạch định hợp tác, cổng thông tin, trung tâm điều hành toàn cầu để chia sẻ thông tin rộng khắp và nhanh chóng trong toàn tập đoàn và cho những khách hàng quan trọng. Điều này tạo sự thuận lợi cho khách khi mua hàng, nâng cao sự thoả mãn của khách hàng. 1.5. Mạng tài sản: Do những nhân tố về quy mô kinh doanh, chi phí sản xuất, khách hàng,... Samsung đã chọn cho mình mô hình toàn cầu_ tức là Samsung sẽ sản xuất một dòng sản phẩm tại một nơi nào đó và cung cấp nó cho thị trường toàn cầu. Với mô hình này thì công việc thiết kế sản phẩm chủ yếu được thực hiện ở tổng công ty đặt tại Hàn Quốc, còn công việc sản xuất thì đặt tại Việt Nam, Trung Quốc, Philippin và một vài quốc gia khác. Các nhà máy này sẽ sản xuất và cung cấp sản phẩm đến mọi nơi trên thế giới. Việc lựa chọn địa điểm các nhà máy này phần lớn là dựa vào việc so sánh chi phí giữa các địa điểm khác nhau trên thế giới. 2. Hai lựa chọn chiến lược: Samsung không lựa chọn một trong hai chiến lược mà có sự kết hợp chặc chẽ giữa hai chiến lược này. Một mặt Samsung luôn tìm cách giảm thiểu chi phí đến mức thấp nhất có thể, đặc biệt là chi phí hậu cần, trong sản xuất, vận tải, tồn kho,… mặt khác Samsung luôn tìm hiểu nhu cầu khách hàng và xây dựng hệ thống phản hồi nhanh chóng, tạo ra chu kỳ ngắn, từ đó thông tin luôn nhạy cảm, nhanh chóng, phù hợp với thị trường đang biến đổi. Ta hãy xem xét từng chiến lược. 2.1. Chiến lược tinh gọn: Yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự thành công của chiến lược của Samsung là việc áp dụng khoa học công nghệ vào trong họat động quản trị. Các phần mềm tin học này không những giúp cho Samsung tiết kiệm được một lượng lớn chi phí, thời gian và đặc biệt nó cho kết quả nhanh và độ chính xác cao.
- Một công cụ quan trọng trong việc áp dụng công nghệ tại Samsung là hệ thống thông tin nhà kho với tên gọi là hệ thống quản trị hoạt động tích hợp theo tiêu chuẩn (SiMS) cho phép các nhà quản lý trong công ty nhanh chóng lập ra các báo cáo từ những dữ liệu trong hệ thống ERP của công ty. Trước đây phải tốn nhiều giờ đồng hồ để có được những báo cáo như vậy, thì nay chỉ cần tốn khoảng 30 giây. Đây là một trong những yếu tố giúp cho chiến lược tinh gọn của Samsung thành công. Đó là quản trị quá trình sản xuất và tồn kho với cách thức sử dụng ít nguồn lực nhất trong quá trình sản xuất. Trong yếu tố này thì Samsung đã áp dụng nguyên tắc 6-sigma một cách có hiệu quả đã làm giảm thiểu đáng kể chi phí sản xuất, chi phí quản lý, giảm thiểu thời gian dư thừa trong quy trình, loại bỏ những khuyết điểm, những sản phẩm sai xót ngay từ đầu, đảm bảo thời gian giao hàng đúng hẹn, giúp mở rộng sản xuất. Áp dụng thành công nguyên tắc này khiến tồn kho của Samsung giảm đáng kể cùng với sự cải thiện về thời gian, hầu như trong mọi giai đoạn thời gian được tiết kiệm hơn, chi phí được tiết kiệm hơn. 2.2. chiến lược linh hoạt: Bên cạnh việc tìm cách cắt giảm chi phí Samsung còn quan tâm đến thoả mãn khách hàng tốt nhất một cách linh hoạt. Bởi môi trường luôn luôn thay đổi, nhu cầu của khách hàng cũng thay đổi nhanh chóng, nên quy trình của Samsung cũng thay đổi. Samsung sử dụng những thông tin chung về nhu cầu của khách hàng và các kế hoạch khuyến mãi dự kiến. Mỗi một đơn vị kinh doanh trọng yếu của Samsung đều có một trung tâm khai thác toàn cầu để theo dõi cung cầu của sản phẩm. Những nhà hoạch định điều chỉnh nhu cầu của khách hàng được dựa trên thông tin từ bộ phận kinh doanh và những ràng buộc về nguồn cung của bộ phận sản xuất của công ty. Những nhà hoạch định này hoạt động độc lập và có thẩm quyền trong việc tham khảo ý kiến với cấp lãnh đạo cao nhất để điều chỉnh những dự báo sản xuất và dịch chuyển công suất giữa các dây chuyền sản xuất của công ty. Họ dễ dàng điều chỉnh số lượng nhập dữ liệu vào mỗi một dây chuyền sản xuất. Sự linh động này giúp công ty phản hồi nhanh chóng với những cơ hội của thị trường và tránh gây ra tồn kho dư thừa. Sự cải thiện đáng kể về nỗ lực của tập đoàn trong quan hệ với khách hàng và sự thích ứng nhanh chóng với thay đổi của thị trường cùng với việc hoạch định và kết hợp các chức năng khác như kinh doanh, sản xuất, phân phối sản phẩm của công ty làm cho hệ thống sản xuất cũng như khâu hậu cần của Samsung linh động hơn. Để điều chỉnh lượng hàng xuất ra linh hoạt hơn, tự động hóa việc thực hiện đơn hàng và thanh toán trong khi đó cho phép khách hàng có được những thông tin theo thời gian thực về giá cả sản phẩm, số lượng, chi tiết đơn hàng, tình trạng lô hàng vận chuyển cũng như các hoạt động về đào tạo, dịch vụ, hỗ trợ khách hàng. Nhân viên công ty có thể theo dõi doanh số, tồn kho, tình trạng hàng hóa cũng như những thay đổi về giá cả bán lẻ và các thông tin của đối thủ cạnh tranh. Tất cả tạo nên tính linh hoạt trong nội bộ công ty cũng như nhu cầu của khách hàng được cập nhật. Hai chiến lược này của Samsung không loại trừ lẫn nhau mà trong thực tế nó có sự bổ sung cho nhau trong một giới hạn nào đó. Lấy ví dụ như với việc ứng dụng phần mềm hệ thống quản lý thời gian thực tích hợp liền mạch giữa các lệnh nhập và thực hiện viết tắc là (EAPM). Với việc vận dụng hệ thống này Samsung đã giảm được chi phí vận hành và tăng mức độ phục vụ khách hàng lên. 3.Bốn tiêu chuẩn đánh giá chiến lược chuỗi cung ứng của Samsung:
- 3.1. Phù hợp với chiến lược kinh doanh Chiến lược chuỗi cung ứng phải hỗ trợ một cách trực tiếp và dẫn dắt chiến lược kinh doanh. Chiến lược kinh doanh bắt đầu với sứ mệnh và viễn cảnh của công ty. Sứ mệnh của công ty Samsung: trở thành công ty kỹ thuật số Digital- εCompany tốt nhất. Với sứ mệnh đó, chiến lược kinh doanh của công ty luôn luôn xoay quanh vấn đề đổi mới công nghệ, đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ để tạo ra những sản phẩm khác biệt. Với chiến lược kinh doanh dựa trên khối cạnh tranh cải tiến vượt trội này, đòi hỏi đối với chuỗi cung ứng là tung sản phẩm mới ra thị trường thật nhanh, chỉ có như vậy mới có thể tăng doanh thu và lợi nhuận – gặt hái được nhiều hơn lợi ích của người đi đầu. Tích hợp chuỗi cung ứng là quan trọng đối với công ty khi lấy sự cải tiến làm nền tảng cạnh tranh. Việc chuyển từ khâu phát triển các sản phẩm đến khâu sản xuất ra số lượng sản phẩm theo mức chất lượng mục tiêu đòi hỏi việc quản lý hiệu lực các quy trình, các tài sản, sản phẩm và thông tin. Tích hợp chuỗi cung ứng phải đảm bảo rằng: khi nhu cầu quay, toàn bộ chuỗi cung ứng đã sẵn sàng nghĩa là các nhà cung ứng có thể đáp ứng nhu cầu của công ty, hệ thống quản trị đơn hàng hỗ trợ thông tin về sản phẩm mới, các kênh bán hàng và nhân viên dịch vụ được đào tạo. Ở Samsung, mối quan hệ của công ty với các đối tác luôn luôn tốt đẹp nên chuỗi cung ứng của công ty được đánh giá là phù hợp với chiến lược kinh doanh dựa trên khối cạnh tranh cải tiến vượt trội. Đặc biệt, công ty có quan hệ rất tốt với các nhà cung cấp phía sau và các nhà phân phối chính thức ở phía trước nên chuỗi cung ứng của công ty hoàn toàn phù hợp với chiến lược kinh doanh. 3.2. Phù hợp với nhu cầu khách hàng
- Đối với bất kỳ một công ty nào thì nhu cầu của khách hàng luôn là vấn đề quan trọng. Tiếng nói của khách hàng có thể giúp lột tả và chuyển nhu cầu khách hàng thành những yêu cầu về sản phẩm mới và dịch vụ mới và điều này tạo lực đòn bẫy cho chuỗi cung ứng hiện tại của công ty. Chuỗi cung ứng của công ty Samsung là một chuỗi cung ứng đạt được tiêu chuẩn phù hợp với nhu cầu của khách hàng vì với mối quan hệ tốt với các đối tác và chiến lược kinh doanh dựa trên khối lợi thế cạnh tranh cải tiến vượt trội, Samsung có thể đem đến cho khách hàng của mình những sản phẩm mới nhất với thời gian nhanh nhất có thể. 3.3. Phù hợp Vị thế: Giá trị, chất lượng và dịch vụ hoàn hảo là những yếu tố quan trọng trong giá trị thương hiệu của Samsung. Trong quý ii/2009 Samsung đạt 32.51 nghìn tỉ won doanh thu toàn cầu (tăng 11,7% so với cùng ký năm ngoái), 2.52 nghìn tỉ won lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh (tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 436% so với Quý i/2009). Lợi nhuận toàn cầu trước thuế đạt 2.86 nghìn tỉ won. Lợi nhuận ròng của công ty mẹ đạt 2.25 nghìn tỉ won. Samsung được xem là thương hiệu phát triển nhanh nhất thế giới vào những năm 2001-2002. Tập đoàn này nhảy vọt từ vị trí thứ 42 lên vị trí thứ 34 trong bảng xếp hạng của interbrand. Về giá trị thương hiệu, kể từ năm 1997 đến nay, chưa có tập đoàn toàn cầu nào đạt tốc độ tăng trưởng nhanh như Samsung. Nếu như năm 2003, giá trị thương hiệu Samsung đạt mức 10,85 tỷ USD thì năm 2007 đã lên 16,9 tỷ USD, đạt tốc độ tăng trưởng 55,7% trong 4 năm. Hiện nay Samsung đang là nhà sản xuất điện thoại di động thứ ba trên thế giới với 19.5% thị phần toàn cầu. Năm 2008, Samsung bán được khoản 200 triệu chiếc điện thoại. Trong quý iV.2008 quý được coi là khó khăn nhất do bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, Samsung lại đạt được mức tăng trưởng cao nhất, lên đến 14,1% trong khi thị trường toàn cầu lại giảm tới -12,6%. Đội ngũ nhân lực dồi dào và có kinh nghiệm, trình độ đã giúp hãng thu hẹp và tiến tới lấn át về công nghệ so với các đối thủ hùng mạnh như Mitsubishi, Sony, Sharp hay Motorola. Samsung có tầm ảnh hưởng lớn đối với nhà cung cấp các thiết bị và nguyên liệu sản xuất dựa vào vị thế tương đối mạnh trên thị trường. các nhà cung cấp của Samsung làm việc với hãng dựa trên sự hợp tác và uy tín thương hiệu. Sức mạnh về nhãn hiệu cũng làm cho Samsung có sức mạnh lấn át đối với các nhà phân phối của mình. Trong chuỗi của mình, Samsung có sức mạnh tương đối để trở thành trung tâm của chuỗi 3.4. Thích nghi: Triết lý do ông Yun Jong Yong khởi xướng sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á với nội dung rất đơn giản: "Tốc độ chính là chìa khóa thành công đối với mọi loại hàng hóa tiêu dùng, từ sashimi cho tới điện thoại di động. Đối với cửa hàng bán sashimi lẫn công ty điện tử, hàng tồn kho là điều tối kỵ và tốc độ là tất cả".
- Tốc độ đồng nghĩa với thành công trong thời đại công nghệ số. Công ty nào có nhiều sản phẩm mới nhất trên thị trường sẽ thu được nhiều lợi nhuận nhất. Vì nếu sản phẩm mới ra đời chậm hơn có nghĩa là nó mau chóng trở thành hàng hóa phổ biến. Mà hàng hóa phổ biến thì giá sẽ thấp. Giám đốc bộ phận cải tiến qui trình, ông Eric Chang-Sup Han nói rằng hãng tập trung vào việc phản ứng lại một cách nhanh chóng với những thay đổi của điều kiện thị trường. Trước đây Samsung thường không có hệ thống quản trị tồn kho hoạt động trơn tru. Năm 1998, hãng buộc phải đóng cửa một trong những nhà máy chính trong vòng hai tháng thời kỳ khủng hoảng tài chính Châu Á do những sản phẩm TV và sản phẩm khác bị ế và chất đống trong kho. Tuy nhiên hiện nay do ứng dụng CNTT cũng như có những bước tiến và đổi mới mà Samsung đã có thể quản lý tồn kho cũng như chuỗi cung ứng của mình một cách cực kỳ hiệu quả. Ba chiến lược của ông CHoi trong thời khủng hoảng kinh tế là tập trung vào thị trường điện thoại rẻ tiền, đầu tư nhiều vào các chiến dịch marketing và tập trung vào các thị trường mới nổi. Cụ thể hóa hai từ "thay đổi" trong kế hoạch của Samsung là hàng loạt hành động chiến lược như: - Cắt giảm chi phí để tăng tính cạnh tranh trong ngắn hạn; - Đầu tư nghiên cứu công nghệ cốt lõi để tăng tính cạnh tranh trong dài hạn; - Không mở rộng kinh doanh vào các ngành hàng mới nếu không thấy có khả năng trở thành số 1; - Cắt bỏ không thương tiếc những ngành hàng không mang lại lợi nhuận; - Là công ty đầu tiên đưa các sản phẩm sáng tạo ra thị trường; - Liên tục đổi mới dây chuyền cung ứng và cơ chế ra quyết định; - Điều chỉnh nhanh; - Đưa chất lượng lên hàng đầu. Yếu tố chiều sâu tạo nên thành công của Samsung là công tác nghiên cứu và phát triển. Không một công ty công nghệ nào, kể cả intel, Microsoft hay Sony đầu tư nhiều vào nghiên cứu và phát triển như Samsung. Tỷ trọng dành cho nghiên cứu và phát triển trong tổng doanh thu tăng dần từ 7,4% năm 2001 lên 9,4% năm 2007 với con số "khiêm tốn" 6,3 tỷ USD. Công ty có gần 40.000 người làm công tác nghiên cứu trong tổng số 144.000 nhân viên. 4. Các hoạt động tác nghiệp trong chuỗi: 4.1. Tồn kho của Samsung Electronic: Dự báo nhu cầu: Samsung sử dụng phần mềm Adexa để tăng dự báo chính xác nhu cầu thông qua sự đồng thuận trên cơ sở dự báo, cập nhật thông tin khách hàng hằng ngày. Samsung ứng dụng CNTT vào hệ thống chuỗi cung ứng của mình rất nhiều. Mỗi một đơn vị kinh doanh trọng yếu của Samsung đều có một trung tâm khai thác toàn cầu để theo dõi cung cầu của sản phẩm. Những nhà hoạch định điều chỉnh nhu cầu của khách
- hàng dựa trên thông tin từ bộ phận kinh doanh và những ràng buộc về nguồn cung của bộ phận sản xuất của công ty. Những nhà hoạch định này có quyền điều chỉnh những dự báo sản xuất và dịch chuyển công suất giữa các dây chuyền sản xuất của công ty. Họ dễ dàng điều chỉnh số lượng nhập liệu vào mỗi một dây chuyền sản xuất. Sự linh động này giúp công ty phản hồi nhanh chóng với sự thay đổi nhu cầu của thị trường. Điện thọai di động có chu kỳ sống ngắn và luôn đổi mới cải tiến hơn nữa giá cả có xu hướng sụt giảm theo thời gian. Do vậy, giảm lượng hàng tồn kho là điều tối quan trọng. Lượng hàng tồn kho của Samsung đã giảm từ mức 21 ngày tiêu thụ vào năm 2004 xuống còn 15 ngày vào thời điểm hiện tại. Biện pháp đầu tiên mà hãng thực hiện là giảm thời gian lưu kho vì, đối với điện thoại di động trong kỷ nguyên khoa học và công nghệ kỹ thuật phát triển nhanh như ngày nay, hàng đọng trong kho càng lâu thì giá bán càng hạ. Càng rút ngắn khoảng thời gian từ lúc sản xuất đến lúc tiêu thụ sản phẩm thì sẽ càng bán được nhiều hàng hóa với mức giá trung bình cao nhất. Bên cạnh đó Samsung còn rút ngắn thời gian giao hàng vừa thõa mãn khách hàng vừa hạn chế lược tồn kho trên đường vận chuyển. Giải quyết nhanh quá trình mua nguyên vật liệu. Ưu tiên đặt hàng dựa trên doanh thu tiềm năng trong tương lai, giảm một số đơn đặt hàng trong thời gian cao điểm, tối ưu hóa việc sử dụng hợp đồng phụ công suất khi tồn kho không đủ đáp ứng đơn hàng, tăng cường chủ động dự báo nhu cầu khi thị trường biến động. Với việc ứng dụng hệ thống Microsoft Business intelligence (Bi), Samsung Electronics dự kiến sẽ tăng độ chính xác của dự báo cho nhu cầu sản phẩm hơn 20%, tăng độ tin cậy trong dự báo. Giờ đây, vấn đề tồn kho của Samsung đã được giải quyết nhờ nhiều năm nỗ lực điều chỉnh hoạt động chuỗi cung ứng. Vấn đề lớn nhất gần đây là làm thế nào tạo ra đủ sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường đang tăng trưởng một cách chóng mặt. Tồn kho của Samsung có thể ở mức thấp nhất trong ngành công nghiệp điện tử. Tồn kho duy nhất mà Samsung thỉnh thoảng có chính là hàng hóa nằm trên máy bay trong quá trình vận chuyển. Với việc ứng dụng CNTT có thể giúp Samsung giảm gần 3 triệu đôla/năm từ việc giảm hàng tồn kho và các chi phí kinh doanh và cải thiện mức độ dự báo nhu cầu và giao hàng, theo dõi nhu cầu khách hàng. Nỗ lực tiêu chuẩn hóa chi tiết giúp hạ thấp đáng kể thời gian tối thiểu để tung ra một sản phẩm mới trên thị trường toàn cầu xuống còn 4 tuần, so với mức 16 tuần vào năm 2005. Mặt khác, cách làm này cũng giúp các nhà máy ở châu Âu nếu có thiếu hàng để cung cấp cho thị trường có thể dựa vào nguồn hàng của các nhà máy ở châu Á. Giống như hầu hết các tập đoàn doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc khác, Samsung thường thực hiện kế hoạch tǎng sản lượng và doanh số bán hàng, do vậy hay dẫn đến tình trạng hàng tồn kho nhiều, nhất là khi thị trường biến động. Công ty cũng đã đạt được sức mạnh từ giảm đi một trong hàng tồn kho thông qua SCM, vì nó đã có thể tăng gấp đôi tỷ lệ lưu hành kiểm kê tài sản của mình so với mười năm trước Samsung nỗ lực rất lớn trong việc lập kế hoạch sản xuất để giảm thời gian trong chu kỳ sản xuất và tung ra sản phẩm dưới sự tư vấn của các chuyên gia. Dự án có tên là Slim (rút ngắn thời gian chu kỳ và hàng tồn kho thấp trong sản xuất). Slim có một tập
- hợp các phương pháp và ứng dụng lập lịch trình cho việc quản lý thời gian chu kỳ, bao gồm: Phương pháp tính chu kỳ mục tiêu và mục tiêu làm việc tại các mức quá trình cho các bước sản xuất riêng lẻ. 1. Sử dụng các thuật toán lập kế hoạch cho nhà máy. 2. Tối ưu hóa dựa trên năng lực phân tích Samsung đã triển khai thực hiện ở tất cả các cơ sở sản xuất của nó. Nó làm giảm thời gian chu kỳ sản xuất và năng động hơn, thiết bị bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên làm giảm từ hơn 80 ngày đến dưới 30. Samsung có thể làm giảm thời gian chu kỳ một cách dễ dàng bằng cách giảm tất cả các cấp độ sản xuất hoặc bằng cách áp dụng quy trình kiểm soát giao máy. Dễ dàng trong quản lý số lượng và kiểm tra. 4.2. Thu mua Samsung đã thực hiện chương trình “Eco-Đối tác”. Chương trình này áp dụng cho tất cả các nhà cung cấp các sản phẩm cốt lõi, phụ tùng, linh kiện và nguyên vật liệu (bao gồm cả nguyên vật liệu đóng gói) của Samsung. Với chương trình này, Samsung yêu cầu các nhà cung cấp các nguyên vật liệu, lnh kiện như đã nói ở trên phải đảm bảo 2 tiêu chí chính: 1. Phù hợp với tiêu chuẩn điện tử Samsung về các chất độc hại trong các sản phẩm. 2. Trình diễn của một hệ thống quản lý môi trường đầy đủ. Cả hai yếu tố đều được giám sát thông qua một quá trình chứng nhận nghiêm ngặt liên quan đến nhà cung cấp tài liệu hướng dẫn, kiểm toán và trong nhà thử nghiệm (xác minh). Ví dụ: Các nhà cung cấp hóa chất cho Samsung, họ phải khai báo sự an toàn về môi trường của các sản phẩm của họ. Nhà cung cấp phải gửi thông tin về các sản phẩm hóa chất qua e-CiMS. Như sơ đồ dưới đây: Một nhóm nhà cung cấp khác rất quan trọng của Samsung đó là nhóm nhà cung ứng sản phẩm phần mềm cho Samsung. Samsung là tập đoàn đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động kinh doanh của tập đoàn, đặc biệt là các phần mềm
- hoạch định. Samsung đã ứng dụng rất nhiều phần mềm vào việc hoạch định từ các nhà cung ứng khác nhau. Bước đi đầu tiên là triển khai phần mềm hoạch định tài nguyên (ERP) R/3 của công ty Đức SAP AG, cho phép những nhân viên dễ dàng tiếp cận vào những thông tin tài chính chung của công ty. Trong năm 1997, Samsung đã mua thêm phần mềm hoạch định của công ty i2 Technologies inc. (Dallas) để triển khai cho hai bộ phận kinh doanh của tập đoàn. Hiện tại, ngoài hệ thống SAP R/3, Samsung sử dụng khoảng hơn 12 chức năng của phần mềm i2, bao gồm những chức năng sử dụng trong hoạch định chuỗi cung ứng toàn cầu , hoạch định sản xuất, quản lý nhu cầu, thực hiện đơn hàng, quản lý vận tải. Lợi ích của việc ứng dụng phần mềm này là - Dự kiến sẽ tăng độ chính xác dự báo nhu cầu 20% - Nâng cao độ tin cậy của việc ra quyết định - Độ tin cậy cao quản lý kinh doanh hệ thống dự báo - Giảm rủi ro kinh doanh thông qua mô phỏng mạnh - Đạt 1000% ROi Như vậy ta có thể thấy, Samsung có sự chọn lựa rất kỹ càng về các nhà cung ứng cung cấp các loại nguyên vật liệu, linh kiện cũng như các nhà cung cấp giải pháp công nghệ cho công ty. 4.3. Kho hàng: Để đảm bảo phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của khách hàng bằng việc tiết kiệm thời gian giao hàng đến cho khách hàng thì Samsung đã mở ra rất nhiều các kho hàng trên khắp thế giới nhằm bao phủ tốt nhất thị trường của mình. Tuy nhiên với nguồn lực hạn chế nên bên cạnh việc sở hữu các nhà kho thì Samsung còn thuê kho hàng của các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần như: Geodis cung cấp các dịch vụ hậu cần bao gồm cung cấp kho hàng, vận chuyển, thông quan,.. cho Samsung tại Pháp và các thị trường Châu Âu. Geodis là một nhà cung cấp hậu toàn cầu với mạng lưới rộng trên 120 quốc gia, là một trong số bốn công ty hàng đầu trong lĩnh vực của mình tại châu Âu. Geodis có khả năng phối hợp tất cả hay một phần của chuỗi hậu cần (bao gồm kho hàng, hậu cần hợp đồng, giao nhận vận tải hàng không và đường biển, vận chuyển một phần và tải xe tải đầy đủ, hậu cần đảo ngược) cho phép nó để hỗ trợ khách hàng của mình trong chiến lược của họ, địa lý và công nghệ phát triển, cung cấp cho họ với các giải pháp phù hợp để tối ưu hóa của họ về thể chất và dòng thông tin. Penske Logistics là nhà quản lý chuỗi phân phối toàn quốc của điện thoại di động Samsung tại Brazil và các nước thuộc khu vực Nam Mỹ. Trong vai trò này, Penske Logistics có trách nhiệm phối hợp tất cả mọi thứ từ xác nhận và lưu trữ của các sản phẩm trong nước và các lô hàng nhập khẩu từ các nhà máy đặt tại Manaus và Campinas, Brazil, để quản lý đường cao tốc và không khí giao thông vận tải để phân phối bán lẻ. Đối với các thị trường trọng điểm như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Canada,.. với những thị trường lớn như thế này thì Samsung đã xây dựng các nhà kho tại đây để tự phân phối cho khách hàng.
- 4.4. Vận tải: Vận tải đóng một vai trò không kém phần quan trọng trong công tác hậu cần, vận tải đảm nhiệm việc di chuyển hàng hoá giữa các mắc xích của chuỗi cung ứng. Lựa chọn phương tiện vận tải phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trong khi vẫn đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Đường biển và đường không để vận chuyển hàng hoá ra các nước khác. Tuỳ vào thời điểm, mức độ quan trọng của hàng hoá và sự hạn chế về thời gian, tài chính mà Samsung có thể linh động trong việc chọn phương tiện vận tải. Khi sản phẩm điện thoại di động với kích cỡ nhỏ lại là nhãn hiệu mới, mang tính công nghệ cao, cải tiến, công ty muốn kịp thời tung ra các nước thì dùng đường hàng không, tuy với chi phí cao nhưng thời gian nhanh chóng, có thể đến tay khách hàng sớm, để cạnh tranh kịp với các nhãn hiệu mới của đối thủ. Khi sản phẩm di động có thể được vận chuyển cùng với những loại sản phẩm khác thì để tiết kiệm chi phí, công ty có thể kết hợp vận chuyển trên một chuyến tàu thuỷ,…đối với phương tiện vận chuyển. Đối với nhu cầu vận tải mỗi nước Samsung hoạt động thì công ty lại sử dụng phương tiện đường bộ dể cung ứng cho các nhà bán lẻ, đây là phương tiện phù hợp khi vận chuyển trong phạm vi một nước. Vận chuyển trong mỗi nước: Samsung thường ký hợp đồng thuê tàu hay máy bay trong nước để vận chuyển.đồng với các công ty vận tại tại nước đó để phân phối hàng hoá đến các điểm bán. Điển hình như tại Pháp, Samsung ký hợp đồng vận tải với công ty Geodis để nhận, phân phối hàng hoá khi hàng hoá đến cảng, sân bay Pháp. Tại Brazil, Samsung ký hợp đồng với công ty vận tải Penske, Penske Logistics sẽ quản lý hậu cần hoạt động cho khách hàng nhiều, bao gồm cả việc tích hợp chuỗi cung ứng, thực hiện đóng gói, vận chuyển sản phẩm tồn kho quản lý và điều phối sản phẩm cho Samsung 5. Các bước cải thiện chuỗi cung ứng của Samsung: Để cải thiện chuỗi cung ứng của mình Samsung đã thực hiện theo 4 bước sau: 1. Sử dụng những đối tác chiến lược. Samsung hoàn toàn tin cậy vào những nhà tư vấn và nhà cung cấp bên ngoài như SAP và i2 để sửa đổi toàn bộ hệ thống iT không phù hợp. 2. Chia sẻ dữ liệu. Công ty đã triển khai nhiều hệ thống và phần mềm như hoạch định chuỗi cung ứng, phần mềm quản trị quan hệ nhà cung cấp, hoạch định hợp tác, cổng thông tin, trung tâm điều hành toàn cầu để chia sẻ thông tin rộng khắp và nhanh chóng trong toàn tập đoàn và cho những khách hàng quan trọng. 3. Ưu tiên đối tượng khách hàng. Samsung sẽ xếp hạng về mức độ quan trọng của từng khách hàng và sẽ có những qui chế đặc biệt dành cho những khách hàng quan trọng nhất. 4. Thuê ngoài khi cần thiết. Sản xuất và thiết kế sẽ do chính Samsung thực hiện nhưng cũng đã dần thực hiện thuê ngoài một số chức năng chủ yếu như vận chuyển và logistics. Trong 4 bước cải thiện chuỗi cung ứng, Samsung vẫn ưu tiên hàng đầu cho việc sử dụng các đối tác chiến lược mà cụ thể là các nhà cung ứng phần mềm hoạch định cho công ty.
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn