intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT KHỔ QUA

Chia sẻ: Kata_0 Kata_0 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

241
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khổ qua (còn gọi mướp đắng) là cây hàng năm, thân dài và có tua leo bám. Ưa thời tiết nóng ẩm, nhiệt độ thích hợp 20-35 0C, chịu được nhiều điều kiện đất đai khác nhau nhưng phát triển tốt trên đất nhẹ, thoát nước, giàu chất hữu cơ, yếu chịu hạn, ngoài dùng rau còn là vị thuốc. 2. Giống: - Có 2 loại khổ qua trái xanh và trái trắng. - Lượng hạt giống để gieo trồng cho 1000 m2: 1,2-1,5 kg 3. Thời vụ: Khổ qua có thể trồng quanh năm, tốt nhất là vụ đông...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT KHỔ QUA

  1. QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT KHỔ QUA 1. Đặc tính sinh học: Khổ qua (còn gọi mướp đắng) là cây hàng năm, thân dài và có tua leo bám. Ưa thời tiết nóng ẩm, nhiệt độ thích hợp 20-35 0C, chịu được nhiều điều kiện đất đai khác nhau nhưng phát triển tốt trên đất nhẹ, thoát nước, giàu chất hữu cơ, yếu chịu hạn, ngoài dùng rau còn là vị thuốc. 2. Giống: - Có 2 loại khổ qua trái xanh và trái trắng. - Lượng hạt giống để gieo trồng cho 1000 m2: 1,2-1,5 kg 3. Thời vụ: Khổ qua có thể trồng quanh năm, tốt nhất là vụ đông xuân (từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau). Vụ hè thu năng suất cao hơn vụ đông xuân nhưng thường bị ruồi đục trái phá hại. 4. Chuẩn bị đất: - Khổ qua không đòi hỏi cao về đất, đất tơi xốp, dễ thoát nước càng tốt. - Lên liếp rộng 1-1,2 m, cao 20-25 cm, rải phân lót, lấp đất lên, xới và trộn đều.
  2. 5. Khoảng cách trồng: - Trên liếp hàng – hàng 80 cm, hốc – hốc 25-30 cm. Mỗi hốc gieo 2-3 hạt. Gieo xong rải một lớp đất mỏng lên trên. 7 ngày sau gieo, tỉa bớt để lại một cây mập khỏe. - Cũng có thể gieo hạt trong bầu đất, cây con mọc được 10-12 ngày thì đem trồng. Khi cây có tua leo thì cắm giàn hình chữ nhân (X) cho leo, giàn cao 1,2-1,5 m. - Đối với các giống lai F1 vỏ dày, xử lý hạt trong nước nóng 54 0C (3 sôi + 2 lạnh) trong 30 phút, vớt hạt ra dùng kẹp bấm cắt mép hạt rồi ngâm nước tiếp 2 giờ, sau đó ủ mọc mầm rồi gieo. 6. Bón phân: tính cho 1.000m2 * Tổng lượng phân: Phân chuồng hoai mục: 1,2-1,9 tấn Super lân : 30-35 kg Urea : 25-30 kg Kaliclorua : 25-30 kg * Cách bón: Bón lót: Phân chuồng hoai mục 1,2-1,4 tấn + Super lân 30-35 kg + 6-7 kg urea Bón thúc:
  3. - Lần 1 (8-10 NSG) : 6-7 kg Urea - Lần 2 (18-20 NSG): 7-8 kg Urea + 0,5 tấn phân chuồng + 6-7 kg kali - Lần 3 (28-30 NSG): 6- 8 kg Urea + 19-23 kg kali Tùy tình hình sinh trưởng của cây, giữa các lần bón thúc có thể bổ sung thêm các loại phân bón lá hay chế phẩm vi sinh. Nếu dùng phân NPK thì tính ra từ lượng đạm, lân, kali tương ứng. 7. Phòng trừ sâu bệnh: Sâu bệnh hại chủ yếu: Nhện đỏ, bọ trĩ, ruồi đục trái, sâu xanh, bệnh chết dây, bệnh chết cây con, bệnh đốm vàng…trong đó ruồi đục trái là loại sâu hại rất khó phòng trị. Khi sâu bệnh có mật số cao, có khả năng gây hại dùng các thuốc BVTV sau: * Sâu: - Nhện đỏ: Confidor, Dibonin - Bọ trĩ: Confidor, Tango - Sâu xanh: Các chế phẩm vi sinh như BT (Biocin, Dipel, Vi-BT); NPV, thuốc thảo mộc (Rotenone, Neem); thuốc nhóm cúc tổng hợp - Ruồi đục trái: Trigard, Vibamec…. * Bệnh:
  4. - Chết cây con: Ridomil, Aliette, Validacin, Monceren - Chết dây (héo vàng): Tưới thuốc gốc đồng (COC 85) hoặc hỗn hợp Viben-C vào gốc rồi vun đất; hoặc phun xịt Rovral, Ridomil… - Đốm vàng: Topsin-M, Carbenzim, Viben-C, Ridozeb, Benlate… 8. Thu hoạch: - Sau khi gieo 38-45 ngày (tùy giống) bắt đầu thu hoạch lứa đầu tiên. Thời gian thu hoạch kéo dài từ 35-60 ngày tùy theo mức độ thâm canh chăm sóc của người trồng. - Nên thu hoạch đúng lứa (khi trái có màu xanh tươi bóng), nếu không quả sẽ quá to thị trường khó chấp nhận, cây bị mất sức và năng suất thấp, quả dễ bị già và nhanh chín. - Thu hoạch lúc sáng sớm hoặc chiều mát, bảo quản quả nơi thoáng mát. XI- QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT BÍ XANH (BÍ ĐAO) 1. Đặc tính sinh học: - Bí xanh (bí đao) là cây ưa nắng nhiều, nhiệt độ và độ ẩm không khí cao. Nhiệt độ tích hợp 25-270C. Khả năng chịu hạn tương đối khá, tuy vậy khi ra hoa kết trái yêu cầu độ ẩm đất 70-80%. Khả năng chịu úng ngập yếu. - Đất thịt trung bình và nặng đều trồng được, nhưng tốt nhất là đất thịt nhẹ, pH thích hợp 7-8, bộ rễ phát triển rộng. 2. Giống:
  5. - Bí xanh trồng phần lớn là giống địa phương, hiện nay có các giống F1 của các đơn vị cung cấp như Công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam, Công ty giống Đông Tây, thời gian thu hoạch 58-60 ngày. - Lượng hạt cần gieo cho 1 ha khoảng 0,9 – 1,1 kg. 3. Thời vụ: Vụ chính gieo trồng từ tháng 12 đến tháng 3, tốt nhất vào tháng 1, 2. Có thể gieo trồng sớm vào tháng 9-10. 4. Cách trồng: * Ngâm hạt trong nước lã từ 4-6 giờ, đãi sạch. Gói trong túi vải xô trộn lẫn cát tỷ lệ 1 hạt:3-4 cát, ủ ấm trong nhiệt độ 25-30oc ngày dấp nước 2 lần, khoảng 2-3 ngày hạt nứt nanh đem gieo thẳng hoặc gieo trong khay nhựa, vỉ xốp, bầu nylon. (trường hợp sử dụng giống địa phương) * Bí xanh có thể trồng theo cách cho cây bò trên đất hoặc cho leo giàn. - Trồng cho bò trên đất: Làm luống rộng 2,5-3 m, trồng từng hốc theo 1 hàng giữa luống, khoảng cách các hốc 1 m, mỗi hốc gieo 5-6 hạt, sau để lại 3-4 cây, mật độ 1.300-1.500 cây/1.000m2. - Trồng có giàn: Làm luống rộng 1,2-1,4 m, giữa luống trồng 1 hàng, các hốc cách nhau 1 m, mỗi hốc gieo 3-4 hạt, sau để lại 2 cây, mật độ 3.000- 4.000 cây/1.000m2. Giàn cắm chéo kiểu chữ nhân, cao 1,5-2 m. 5. Phân bón: 1.000m2 * Tổng lượng phân:
  6. Phân chuồng hoai 2-2,5 tấn Vôi bột: 50 kg Super lân: 40 kg Urea: 30 kg Kali: 35 kg * Cách bón: Bón lót: toàn bộ phân chuồng + 1/2 lân + toàn bộ vôi + 1/3 kali Bón thúc: 3 lần - Lần 1: khi cây có 2-3 lá thật, bón 1/3 urea + ½ lân - Lần 2: khi cây có 5-6 lá bón 1/3 urea+ 1/3 kali - Lần 3: khi cây bắt đầu ra hoa, bón 1/3 urea + 1/3 kali 6. Chăm sóc: - Đối với bí không làm giàn, xới xáo toàn bộ mặt luống, làm cỏ và tưới ẩm đều, trải rơm rạ để trái không giáp mặt đất. - Nếu làm giàn, khi dây bí dài 0,5m, dùng đất chặn ngay đốt để dây bí ra rễ nhiều, tăng khả năng hút chất dinh dưỡng. Khi dây dài khoảng 1m thì cho leo giàn, dùng rơm rạ hoặc dây chuối buộc ngọn vào giàn, bắt dây chéo chữ chi cho đều giàn và khỏi che rợp trái.
  7. - Bí xanh ra nhiều nhánh và các nhánh đều có thể ra trái, mỗi cây chỉ để 2- 3 nhánh chính, mỗi nhánh để 2-3 trái, bấm bớt ngọn và hoa đực để tập trung nuôi trái. - Kết hợp xới xáo vun gốc mỗi lần bón phân thúc. 7. Phòng trừ sâu bệnh: * Sâu hại gồm: Bọ trĩ, dòi đục lá, sâu xanh, bọ dưa ăn lá. Có thể phòng trừ bằng các loại thuốc: - Bọ trĩ: Confidor - Dòi đục lá: Trigard - Sâu xanh: Chế phẩm BT (Biocin, Dipel…) - Bọ dưa, rầy mềm: Trebon, Moster * Bệnh hại gồm: Chết cây con, đốm vàng, phấn trắng, sương mai. Có thể phòng trừ bằng các loại thuốc: - Chết cây con: Anvil, Monceren, Vanicide - Đốm vàng: Mexyl-MZ, Ridomil gold, Ridozeb, Topsin-M, Viben- C…kết hợp ngắt bỏ lá già phía gốc và lá bị bệnh nặng. - Phấn trắng: Score, Folpan, Anvil, Rovral, Bavistil… - Sương mai: Zineb, Kasuran… 8. Thu hoạch:
  8. Bí xanh rất dễ tiêu thụ. Khi quả 50 – 60 ngày tuổi trở đi có thể thu làm bí rau rất tốt. Nếu tiêu thụ bí già hoặc để bảo quản khi quả xuất hiện phân trắng, cắt vào buổi sáng, để cả cuống, xếp cẩn thận nơi thoáng mát có thể bảo quản quả 1 – 2 tháng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2