YOMEDIA
ADSENSE
Quyết định sử dụng thẻ ATM của Agribank đối với người dân thành phố Long Xuyên, An Giang
Chia sẻ: Bautroibinhyen17 Bautroibinhyen17 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7
90
lượt xem 10
download
lượt xem 10
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Mục tiêu bài viết “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ ATM của Agribank đối với người dân thành phố Long Xuyên” nhằm giúp cho người đọc thấy được thuận lợi và khó khăn cũng như tại sao người dân họ sử dụng thẻ ngân hàng. Mời các bạn cùng tham khảo.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quyết định sử dụng thẻ ATM của Agribank đối với người dân thành phố Long Xuyên, An Giang
Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 63 – 69<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ ATM CỦA AGRIBANK ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN<br />
THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, AN GIANG<br />
Cao Văn Hơn1 và Nguyễn Thanh Nguyên1<br />
1<br />
<br />
ThS. Trường Đại học An Giang<br />
<br />
Thông tin chung:<br />
Ngày nhận bài: 11/09/14<br />
Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br />
27/11/14<br />
Ngày chấp nhận đăng: 06/15<br />
Title:<br />
The decision on using<br />
Agribank ATM cards for<br />
dwellers in Long Xuyen city,<br />
An Giang<br />
Từ khóa:<br />
ATM, phương pháp hồi quy<br />
Probit<br />
Keywords:<br />
ATM, Probit regression<br />
<br />
ABSTRACT<br />
This paper uses a Probit regression model to identify the factors affecting the<br />
decision of Long Xuyen city dwellers in using agribank ATM cards from the<br />
primary data collected from a sample of 130 randomly selected people living<br />
here. The results show that factors such as bank employees, trust, technology,<br />
user income, and advertising information have impact on decision of using or not<br />
using Argibank ATM cards.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài viết sử dụng phương pháp hồi quy Probit để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng<br />
đến quyết định sử dụng thẻ ATM của Ngân hàng Agribank đối với người dân<br />
thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trên cơ sở dữ liệu sơ cấp thu thập từ 130<br />
người dân sinh sống ở đây. Kết quả ước lượng cho thấy các yếu tố như đội ngũ<br />
nhân viên, sự tin cậy, khoa học công nghệ, thu nhập bình quân của người dân và<br />
thông tin quảng cáo có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ ATM (Agribank)<br />
của người dân.<br />
<br />
thời khắc phục và đưa ra hướng giải quyết để<br />
phục vụ khách hàng được tốt hơn.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường<br />
thì công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài chính<br />
ngân hàng cũng ngày càng phát triển. Bên cạnh<br />
đó, trình độ sử dụng cũng như tiếp cận công nghệ<br />
thông tin của người dân cũng được nâng cao. Cho<br />
nên các ngân hàng đã không ngừng phát triển các<br />
dịch vụ của mình theo hướng hiện đại hóa để phục<br />
vụ cho nhu cầu của khách hàng, vì họ chính là<br />
một trong những yếu tố rất quan trọng góp phần<br />
cho sự thành công trong hoạt động kinh doanh của<br />
ngân hàng. Cũng chính vì vậy, dịch vụ thẻ muốn<br />
được tồn tại và phát triển thì sự hài lòng của<br />
khách hàng sẽ là tiêu chí mà ngân hàng rất mực<br />
quan tâm. Để có thể giữ chân khách hàng được<br />
lâu dài thì đòi hỏi ngân hàng phải nắm bắt được<br />
tâm lý cũng như những yêu cầu của khách hàng<br />
để biết được khách hàng đang mong muốn gì, họ<br />
đã và đang hài lòng hoặc chưa hài lòng với những<br />
dịch vụ mà ngân hàng đã cung ứng cho họ để kịp<br />
<br />
Đối với các loại thẻ, sự tiện ích của nó đối với<br />
người tiêu dùng là dễ dàng cất giữ, tiện lợi trong<br />
thanh toán và hạn chế được rủi ro bị mất cắp tiền<br />
mặt. Đối với đơn vị kinh doanh dịch vụ thẻ thì có<br />
được số tiền nhàn rỗi để kinh doanh thông qua số<br />
dư trên tài khoản. Mặc dù vậy nhưng hoạt động<br />
kinh doanh dịch vụ thẻ của ngân hàng đem lại<br />
không ít khó khăn cho người tiêu dùng như máy<br />
rút tiền nuốt thẻ, máy hết tiền hoặc thanh toán<br />
bằng chuyển khoản thì tốn phí,... Bên cạnh đó<br />
người dân còn quen với việc sử dụng tiền mặt<br />
trong thanh toán dẫn đến hoạt động kinh doanh<br />
thẻ chưa phát huy hết tác dụng.<br />
Hoạt động kinh doanh và sử dụng thẻ ngân hàng<br />
là nhu cầu thiết yếu cho xu hướng phát triển. Tuy<br />
nhiên, sự tiện lợi và khó khăn của việc sử dụng<br />
thẻ hiện nay làm không ít người dân chưa muốn<br />
hay không muốn sử dụng. Mục tiêu bài viết “Phân<br />
63<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 63 – 69<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng<br />
thẻ ATM của Agribank đối với người dân thành<br />
phố Long Xuyên” nhằm giúp cho người đọc thấy<br />
được thuận lợi và khó khăn cũng như tại sao<br />
người dân họ sử dụng thẻ ngân hàng.<br />
<br />
dụng thẻ là yếu tố không thể thiếu cho sự quan<br />
tâm của người sử dụng (Rotchanakitumnuai và<br />
Speece, 2003). Khi mức thu nhập của người dân<br />
càng cao thì họ càng có xu hướng tìm nơi nào đó<br />
để cất giữ tiền và vẫn linh hoạt trong việc sử dụng<br />
nhưng vẫn đảm bảo chi phí thấp. Từ đó, gửi tiền ở<br />
ngân hàng để thanh toán bằng thẻ là phương pháp<br />
lựa chọn tốt nhất.<br />
<br />
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN<br />
Theo nghiên cứu của Wan và các tác giả (2005),<br />
Rerrard và Cunningham (2003), cho thấy việc sử<br />
dụng thẻ ATM là do sự tiện ích của nó đối với<br />
người tiêu dùng. Nó thể hiện bằng các dịch vụ gia<br />
tăng kèm theo như thanh toán học phí, tiền xe,<br />
tiền điện, tiền nước,… Các nghiên cứu trước đây<br />
cho thấy số lượng các dịch vụ gia tăng kèm theo<br />
và thái độ phục vụ của nhân viên càng tốt sẽ tác<br />
động tích cực đến số lượng người sử dụng thẻ.<br />
<br />
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
3.1 Phương pháp thu thập số liệu<br />
Bài viết sử dụng số liệu thứ cấp thu thập từ các cơ<br />
quan hữu quan ở An Giang như Cục Thống kê,<br />
Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, các nghiên cứu<br />
trong và ngoài nước. Số liệu sơ cấp được thu thập<br />
thông qua phỏng vấn trực tiếp 150 người dân<br />
đang sinh sống tại thành phố Long Xuyên tỉnh An<br />
Giang từ đầu năm 2014 đến tháng 6 năm 2014.<br />
Nhóm tác giả phỏng vấn bất kỳ cá nhân nào có thể<br />
bằng bảng câu hỏi soạn sẵn để thu thập thông tin<br />
về việc sử dụng thẻ ATM. Trong quá trình phỏng<br />
vấn nhóm tác giả thu thập được 150 phiếu từ 150<br />
người trả lời phỏng vấn. Sau khi làm sạch và kiểm<br />
tra có một số phiếu không hợp lệ nên số phiếu đưa<br />
vào phân tích trong bài chỉ còn 130 phiếu. Trong<br />
đó có 30 phiếu người dân không sử dụng (chưa sử<br />
dụng thẻ).<br />
<br />
Tính thân thiện, dễ sử dụng đối với người tiêu<br />
dùng cũng là yếu tố quyết định việc sử dụng thẻ<br />
của khách hàng (Moutinho và Smith, 2000; Liao<br />
và Cheung, 2002). Việc sử dụng thẻ đòi hỏi người<br />
dùng phải có những hiểu biết cơ bản về cách sử<br />
dụng máy ATM. Tuy nhiên, cũng có một số người<br />
dân có kiến thức hạn chế về các dịch vụ của ngân<br />
hàng cũng như sử dụng máy ATM, vì vậy các<br />
thao tác khi sử dụng thẻ càng đơn giản sẽ thu hút<br />
càng nhiều người sử dụng. Bên cạnh đó chính<br />
sách quảng cáo hay các hoạt động marketing sẽ<br />
tạo cho người dân hiểu biết nhiều về dịch vụ thẻ<br />
ATM, từ đó họ sẽ tham gia sử dụng thẻ nhiều<br />
hơn.<br />
<br />
3.2 Phương pháp phân tích số liệu<br />
Trên cơ sở số liệu sơ cấp thu thập được, bài viết<br />
sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích<br />
đặc điểm của khách hàng trong mẫu khảo sát cũng<br />
như thực trạng sử dụng thẻ ATM của họ. Sau đó,<br />
bài viết tiến hành ước lượng mô hình nghiên cứu<br />
để chỉ ra ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định<br />
sử dụng thẻ của người dân bằng cách sử dụng mô<br />
hình Probit.<br />
<br />
Ngoài ra, Khoa học Công nghệ (KHCN) cũng là<br />
yếu tố tác động đến việc sử dụng thẻ của người<br />
dân<br />
(Gerrad<br />
và<br />
Cunningham,<br />
2003;<br />
Rotchanakitumnuai và Speece, 2003). Sự đầu tư<br />
về hệ thống các máy móc, trang thiết bị hiện đại<br />
như các máy ATM, POS/EDC trong lĩnh vực thẻ<br />
ngân hàng sẽ tạo lòng tin cho khách hàng sử dụng<br />
dịch vụ thẻ. Bên cạnh đó, ngân hàng phải tạo<br />
được lòng tin cho người sử dụng thẻ về chế độ<br />
bảo mật thông tin cá nhân, thông tin về tài<br />
khoản,… thì người tiêu dùng mới an tâm, đây<br />
chính là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quyết định<br />
sử dụng thẻ của khách hàng.<br />
<br />
Mô hình Probit ước lượng xác suất xảy ra của<br />
biến phụ thuộc như là một hàm số của biến độc<br />
lập. Mô hình có dạng:<br />
Y*i = β0 + β1X1i + β2 X2i + β3 X3i +…+ βk Xki + Ui<br />
<br />
Trong đó, Y*i chưa biết, nó thường được gọi là<br />
biến ẩn, chúng ta xem xét biến Yi được khai báo<br />
như sau:<br />
<br />
Thông tin về giao dịch và chế độ xử lý thông tin<br />
của các phương tiện cũng là nhân tố quan tâm của<br />
khách hàng khi họ có nhu cầu sử dụng thẻ (Liao<br />
và Cheung, 2002). Khi thông tin của các giao dịch<br />
được thực hiện một cách chính xác thì sẽ dễ dàng<br />
tạo lòng tin cho người sử dụng và từ đó người dân<br />
sẽ sử dụng thẻ ATM nhiều hơn.<br />
Thu nhập của người dân hay chi phí của việc sử<br />
<br />
1 khi Y*i > 0<br />
Yi =<br />
0 khi Y*i < 0<br />
<br />
Yi là biến phụ thuộc đo lường khả năng sử dụng<br />
dịch vụ thẻ ngân hàng của khách hàng theo hai<br />
64<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 63 – 69<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
khả năng:<br />
- Có sử dụng thẻ ngân hàng nhận giá trị là 1<br />
- Không sử dụng thẻ ngân hàng nhận giá trị là 0<br />
Xi là các biến độc lập có ảnh hưởng đến quyết<br />
định sử dụng dịch vụ thẻ ATM của Ngân hàng<br />
Argibank đối với người dân.<br />
<br />
Ngày nay, trong quan hệ xã hội người phụ nữ có<br />
vai trò quan trọng, họ không những đảm đang<br />
việc nhà mà còn có thể tham gia các công việc<br />
ngoài xã hội như quản lý công ty, xí nghiệp,… Từ<br />
số liệu thu thập được cho thấy có đến 57% số<br />
người tham gia sử dụng thẻ ATM tại Argibank là<br />
phụ nữ.<br />
<br />
Do trong bảng câu hỏi có sử dụng thang đo Likert<br />
nên trước tiên cần kiểm định sự phù hợp của số<br />
liệu bằng hệ số Cronbach's Alpha để loại bỏ<br />
những biến không phù hợp và hạn chế các biến<br />
rác trong quá trình phân tích.<br />
<br />
Số liệu từ Bảng 2 cho thấy các khách hàng có độ<br />
tuổi trung bình là 32 tuổi, người có độ tuổi thấp<br />
nhất là 18 và cao nhất là 63 tuổi. Với cơ cấu tuổi<br />
này, cho thấy phần đông khách hàng còn trẻ tuổi,<br />
đang đi học hoặc đã đi làm, vì đây là nhóm khách<br />
hàng trẻ, năng động, thích thể hiện, ham học hỏi,<br />
sẽ là cơ hội để ngân hàng phát triển dịch vụ thẻ<br />
với công nghệ hiện đại.<br />
<br />
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc<br />
(2008) thì hệ số Cronbach's Alpha có giá trị từ 0,8<br />
đến gần 1,0 là thang đo tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là<br />
sử dụng được. Vì Cronbach's Alpha không cho<br />
biết biến nào nên loại bỏ và biến nào nên giữ lại,<br />
nên bên cạnh hệ số Cronbach's Alpha người ta<br />
còn sử dụng hệ số tương quan biến tổng và những<br />
biến có tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị<br />
loại bỏ.<br />
<br />
Bảng 2. Tuổi và thu nhập của người tham gia phỏng<br />
vấn<br />
<br />
Các<br />
biến<br />
<br />
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
ĐVT<br />
<br />
Số<br />
quan<br />
sát<br />
<br />
Giá<br />
trị<br />
nhỏ<br />
nhất<br />
<br />
Giá<br />
trị<br />
lớn<br />
nhất<br />
<br />
Giá<br />
trị<br />
trung<br />
bình<br />
<br />
Độ<br />
lệch<br />
chuẩn<br />
<br />
4.1 Thống kê mô tả<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ học vấn<br />
trung bình của người sử dụng thẻ trong mẫu khảo<br />
sát là lớp 12 trong đó mức học vấn trải dài từ lớp<br />
3 cho đến đại học. Cụ thể, có đến 59 người (chiếm<br />
45%) trong mẫu khảo sát tốt nghiệp đại học, 40<br />
người (chiếm 31%) đã tốt nghiệp THPT, còn lại<br />
chưa tốt nghiệp. Điều này cho thấy phần lớn<br />
người tham gia giao dịch với ngân hàng có học<br />
vấn tương đối cao. Ngoài ra, giới tính của người<br />
tham gia trong mẫu cũng cho thấy có 43% là nam<br />
và 57% là nữ.<br />
<br />
Độ<br />
tuổi<br />
<br />
Số<br />
người<br />
(người)<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
45,00<br />
<br />
40<br />
<br />
31,00<br />
<br />
Chưa tốt nghiệp phổ<br />
thông<br />
<br />
31<br />
<br />
Tổng<br />
Giới<br />
tính<br />
<br />
59<br />
<br />
Tốt nghiệp phổ thông<br />
<br />
130<br />
<br />
100,00<br />
<br />
Nam<br />
<br />
56<br />
<br />
43,00<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
74<br />
<br />
63<br />
<br />
32,7<br />
<br />
11,4<br />
<br />
Trđ<br />
/tháng<br />
<br />
130<br />
<br />
0,5<br />
<br />
11,5<br />
<br />
3,4<br />
<br />
1,8<br />
<br />
Mức thu nhập trung bình của khách hàng là 3,4<br />
triệu đồng/tháng, đây là mức thu nhập tương đối<br />
cao đối với người dân Long Xuyên.<br />
<br />
100,00<br />
<br />
Tốt nghiệp Đại học<br />
Học vấn<br />
<br />
130<br />
<br />
18<br />
<br />
Nguồn: Số liệu thu thấp năm 2014<br />
<br />
Tỷ<br />
trọng<br />
(%)<br />
<br />
Biểu hiện<br />
<br />
130<br />
<br />
Thu<br />
nhập<br />
<br />
Bảng 1. Học vấn và giới tính<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Tuổi<br />
<br />
Do đó, nhu cầu giao dịch, thanh toán bằng thẻ<br />
cũng cao. Bên cạnh đó, theo lộ trình thanh toán<br />
không dùng tiền mặt mà Chính phủ đã ban hành<br />
thì vấn đề trả lương qua thẻ cũng tạo nhu cầu sử<br />
dụng thẻ của người dân.<br />
Đồng thời, ở Biểu đồ 1 cho thấy nghề nghiệp<br />
chiếm tỷ trọng cao nhất là nhóm đối tượng công<br />
nhân viên chức, chiếm 58%. Do thu nhập của<br />
phần lớn đối tượng này tương đối ổn định, họ là<br />
những người có trình độ học vấn, ít nhất cũng đã<br />
tốt nghiệp phổ thông, do đó nhu cầu tìm hiểu, tiếp<br />
cận và sử dụng dịch vụ thẻ ngân hàng trong giao<br />
dịch, thanh toán và nhận lương là rất cao.<br />
<br />
24,00<br />
<br />
57,00<br />
<br />
Nguồn: Số liệu thu thập năm 6/2014<br />
<br />
65<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 63 – 69<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
Tiếp theo là nhóm khách hàng học sinh – sinh<br />
viên chiếm tỷ trọng 27%, đây là nhóm khách hàng<br />
trẻ tuổi, ham học hỏi nên việc tiếp cận các sản<br />
phẩm dịch vụ mang công nghệ hiện đại cũng<br />
tương đối cao.<br />
<br />
4.2 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha đối<br />
với các biến quan sát<br />
Bảng 3. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha<br />
<br />
Biến quan sát<br />
<br />
0,816<br />
<br />
0,309<br />
<br />
0,818<br />
<br />
Sản phẩm thẻ của Agribank<br />
có nhiều tính năng, tiện ích.<br />
<br />
0,397<br />
<br />
0,812<br />
<br />
Màu sắc, kiểu dáng và chất<br />
lượng thẻ tốt.<br />
<br />
0,495<br />
<br />
0,805<br />
<br />
Quy trình phát hành thẻ<br />
nhanh chóng.<br />
<br />
0,369<br />
<br />
0,816<br />
<br />
Hệ thống máy ATM, máy<br />
POS/EDC được bố trí rộng.<br />
<br />
0,390<br />
<br />
0,813<br />
<br />
0,415<br />
<br />
0,811<br />
<br />
Nhân viên bố trí phòng máy<br />
ATM tiện nghi, sạch sẽ.<br />
<br />
0,407<br />
<br />
0,811<br />
<br />
Có nhiều đơn vị chấp nhận<br />
thẻ của ngân hàng.<br />
<br />
0,666<br />
<br />
0,792<br />
<br />
Nhân viên ngân hàng tư vấn<br />
về thẻ rõ ràng, dễ hiểu.<br />
<br />
0,545<br />
<br />
0,800<br />
<br />
Nhân viên luôn có thái độ ân<br />
cần, chuyên nghiệp khi tiếp<br />
xúc với khách hàng.<br />
<br />
0,389<br />
<br />
0,812<br />
<br />
Nhân viên luôn giải quyết<br />
nhanh chóng các sự cố cho<br />
khách hàng.<br />
<br />
0,611<br />
<br />
0,795<br />
<br />
Khi có sai sót, ngân hàng<br />
luôn khắc phục kịp thời.<br />
<br />
Các nhóm đối tượng khách hàng làm kinh doanh,<br />
buôn bán chỉ chiếm 9%; nông dân chiếm tỷ trọng<br />
thấp 2%; nội trợ là 0% và nhóm khách hàng khác<br />
(tài xế, công nhân,…) chỉ chiếm 4% tổng thể. Đây<br />
là những khách hàng có mức thu nhập không cao,<br />
thậm chí là rất thấp.<br />
<br />
0,340<br />
<br />
Tài khoản được gửi trong thẻ<br />
đảm bảo sự an tâm cho khách<br />
hàng.<br />
<br />
Nguồn: Số liệu thu thấp năm 2014<br />
<br />
Cronbach's<br />
Alpha nếu<br />
loại biến<br />
này<br />
<br />
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng<br />
tốt.<br />
<br />
Biểu đồ 1. Cơ cấu nghề nghiệp<br />
<br />
Hệ số<br />
tương<br />
quan<br />
biến<br />
tổng<br />
<br />
0,650<br />
<br />
0,791<br />
<br />
Máy ATM, POS/EDC của<br />
ngân hàng được trang bị hiện<br />
đại.<br />
<br />
Bên cạnh đó, do tính chất công việc hiện tại nên<br />
họ không có nhu cầu sử dụng thẻ nhiều. Ngoài ra,<br />
mức độ hiểu biết và cách thức sử dụng thẻ ngân<br />
hàng chưa hoàn toàn được phổ biến cho nhóm đối<br />
tượng khách hàng này nên nhu cầu sử dụng thẻ<br />
của họ là không cao.<br />
<br />
Cronbach's Alpha = 0,819<br />
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu phỏng vấn trực tiếp,<br />
06/2014<br />
<br />
Kết quả phân tích cho thấy cả 13 biến quan sát<br />
đều thoả điều kiện về hệ số Cronbach's Alpha và<br />
hệ số tương quan biến tổng. Cụ thể, hầu hết các<br />
biến đều có hệ số Cronbach's Alpha từ 0,8 trở lên,<br />
chỉ ngoại trừ 3 biến có hệ số Cronbach's Alpha<br />
dưới 0,8 là biến “Có nhiều đơn vị chấp nhận thẻ<br />
của ngân hàng”,“Nhân viên luôn giải quyết nhanh<br />
chóng các sự cố cho khách hàng” và biến “Khi có<br />
sai sót, ngân hàng luôn khắc phục kịp thời” nhưng<br />
66<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 63 – 69<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
Bảng 4. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA<br />
<br />
vẫn sử dụng được. Mặc khác, hệ số tương quan<br />
biến tổng của 13 biến quan sát đều có giá trị lớn<br />
hơn 0,3. Vì vậy, có thể kết luận rằng thang đo<br />
được sử dụng trong nghiên cứu là phù hợp và<br />
đáng tin cậy.<br />
<br />
Biến quan sát<br />
<br />
Thành phần các nhân tố<br />
<br />
1<br />
Nhân viên luôn giải quyết<br />
nhanh chóng các sự cố<br />
cho khách hàng<br />
<br />
0,744<br />
<br />
Nhân viên ngân hàng tư<br />
vấn về thẻ rõ ràng, dễ<br />
hiểu<br />
<br />
0,688<br />
<br />
Nhân viên bố trí phòng<br />
máy ATM tiện nghi, sạch<br />
sẽ<br />
<br />
Phân tích nhân tố còn dựa vào giá trị Eigenvalue<br />
để xác định số lượng nhân tố, chỉ những nhân tố<br />
có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong<br />
mô hình. Một phần quan trọng trong kết quả phân<br />
tích nhân tố là ma trận nhân tố khi các nhân tố<br />
được xoay. Hệ số tải nhân (Factor loadings) biểu<br />
diễn sự tương quan giữa các biến và các nhân tố.<br />
Các hệ số này có trọng số lớn hơn 0,5 thì mới đạt<br />
yêu cầu (Phan Thị Kim Tuyến, 2012).<br />
<br />
0,769<br />
<br />
Nhân viên luôn có thái độ<br />
ân cần, chuyên nghiệp khi<br />
tiếp xúc với khách hàng<br />
<br />
Phân tích nhân tố khám phá nhằm xác định mối<br />
quan hệ của nhiều biến quan sát được xác định và<br />
tìm ra nhân tố đại diện cho các biến quan sát.<br />
Trong phân tích nhân tố khám phá, trị số KMO là<br />
một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân<br />
tích nhân tố. Trị số KMO lớn (0,5 < KMO < 1,0)<br />
là điều kiện đủ để phân tích nhân tố thích hợp,<br />
trường hợp KMO < 0,5 thì phân tích nhân tố có<br />
khả năng không thích hợp.<br />
<br />
3<br />
<br />
0,890<br />
<br />
Khi có sai sót, ngân hàng<br />
luôn khắc phục kịp thời<br />
<br />
4.3 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA<br />
<br />
2<br />
<br />
0,582<br />
<br />
Có nhiều đơn vị chấp<br />
nhận thẻ<br />
<br />
0,763<br />
<br />
Màu sắc, kiểu dáng và<br />
chất lượng thẻ tốt<br />
<br />
0,675<br />
<br />
Hệ thống máy ATM,<br />
POS/EDC được bố trí<br />
rộng<br />
<br />
0,658<br />
<br />
Dựa vào Bảng 4, ta thấy có 11 biến quan sát được<br />
đưa vào phân tích. Do kết quả xoay nhân tố có 2<br />
biến “Sản phẩm thẻ của Agribank có nhiều tính<br />
năng, tiện ích” và biến “Quy trình phát hành thẻ<br />
nhanh chóng” có hệ số tải nhân lần lượt là 0,498<br />
và 0,475 nhỏ hơn 0,5 nên đã bị loại ra khỏi phân<br />
tích nhân tố.<br />
<br />
Máy ATM, POS/EDC của<br />
ngân hàng được trang bị<br />
hiện đại<br />
<br />
0,606<br />
<br />
Trong 11 biến quan sát còn lại có kết quả phân<br />
tích như sau:<br />
<br />
Phương sai tổng hợp<br />
<br />
3,917<br />
<br />
Phương sai rút trích<br />
<br />
59,237%<br />
<br />
Hệ số KMO là 0,796 và mức ý nghĩa kiểm định<br />
Bartlett’s là 0,000 nhỏ hơn 0,05, cho thấy các biến<br />
có tương quan với nhau và việc áp dụng phân tích<br />
nhân tố là thích hợp.<br />
<br />
Hệ số KMO<br />
<br />
0,796<br />
<br />
Mức ý nghĩa kiểm định<br />
Bartlett’s<br />
<br />
0,000<br />
<br />
Dịch vụ hỗ trợ khách<br />
hàng tốt<br />
<br />
0,780<br />
<br />
Tài khoản được gửi trong<br />
thẻ đảm bảo sự an toàn<br />
cho khách hàng<br />
<br />
0,699<br />
1,502<br />
<br />
1,097<br />
<br />
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu phỏng vấn trực tiếp,<br />
6/2014<br />
<br />
Kết quả phân tích cho ra 3 nhân tố với phương sai<br />
tổng hợp (Eigenvalue) đều thỏa mãn điều kiện lớn<br />
hơn 1. Tổng phương sai rút trích là 59,237% cho<br />
biết 3 nhân tố này giải thích được 59,237% độ<br />
biến thiên của dữ liệu.<br />
<br />
Kết quả ở Bảng 4 cho ta có được ba nhân tố và ta<br />
có thể đặt tên lại cho các nhân tố đại diện như sau:<br />
Nhân tố 1: được đặt tên là “Đội ngũ nhân viên”<br />
(ĐNNV).<br />
Nhân tố 2: được đặt tên là “Khoa học công nghệ”<br />
(KHCN).<br />
Nhân tố 3: được đặt tên là “Sự tin cậy” (STC).<br />
Ngoài những nhân tố trên còn có các nhân tố khác<br />
tác động đến khả năng sử dụng dịch vụ thẻ ngân<br />
hàng của khách hàng như nhân tố về “Thu nhập<br />
bình quân” (THUNHAPBQ), đây là thu nhập bình<br />
<br />
Hệ số tải nhân (Factor loadings) được tính cho<br />
mỗi biến cũng thỏa yêu cầu lớn hơn 0,5. Do đó<br />
các nhân tố này sẽ được sử dụng để tính toán các<br />
biến mới cho việc phân tích hồi quy.<br />
<br />
67<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn