Tác phẩm dịch DC-13<br />
<br />
Ranh giới giữa phân tích kinh tế độc lập<br />
và hoạt động chính trị tích cực, ở đâu?<br />
Kornai János<br />
Nguyễn Quang A dịch<br />
<br />
© 2011 Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách<br />
<br />
Tác phẩm dịch DC-13<br />
<br />
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
Ranh giới giữa phân tích kinh tế độc lập<br />
và hoạt động chính trị tích cực, ở đâu?<br />
Kornai János<br />
Nguyễn Quang A1 dịch<br />
<br />
Quan điểm được trình bày trong bài nghiên cứu này là của (các) tác giả và không nhất thiết<br />
phản ánh quan điểm của người dịch và VEPR.<br />
<br />
1<br />
<br />
Email: anguyenquang@gmail.com<br />
<br />
Mục lục<br />
Thí dụ của các hội đồng ngân sách độc lập……………………………………………………….1<br />
“Nhà nước lớn” hay “Nhà nước nhỏ” (Những thay đổi cơ cấu)…….…………………………….2<br />
“Nhà nước năng động” hay “nhiều tự do hơn cho thị trường” (Chính sách tài khóa ngắn hạn)….5<br />
Vai trò của nhà kinh tế……………………………………………………..……………………...7<br />
<br />
Ranh giới giữa phân tích kinh tế độc lập<br />
và hoạt động chính trị tích cực, ở đâu?<br />
Thí dụ của các hội đồng ngân sách độc lập⃰<br />
Kornai János<br />
<br />
Việc viết các lập luận dưới đây được thúc đẩy bởi việc người ta mời tôi mở đầu một cuộc hội thảo. †<br />
Trong ngày càng nhiều nước, trong đó có Hungary của chúng ta, đã hình thành các hội đồng ngân sách<br />
độc lập với chính phủ và với các đảng chính trị, và các cộng tác viên hàng đầu của các hội đồng này tụ<br />
tập tại Budapest để trao đổi kinh nghiệm. Thí dụ đạo Luật, mà theo đó Hội đồng Ngân sách Hungary<br />
được lập ra, quy định – và dư luận cũng mong đợi – rằng Hội đồng phải độc lập với chính phủ mọi thời<br />
và độc lập với đảng cầm quyền và các đảng đối lập, và hãy đứng xa các cuộc chiến chính trị nội địa.<br />
Tôi giả thiết rằng các quy định pháp lý và những mong đợi ở các nước khác cũng tương tự.<br />
Tôi đã thử suy nghĩ kỹ: tính độc lập này có nghĩa là gì? Ranh giới giữa hoạt động chính trị liên<br />
quan đến công việc tài khóa và hoạt động phân tích tài khóa độc lập nằm ở đâu? Nói chung liệu có thể<br />
vạch ra đường ranh giới như vậy hay không?<br />
Trong khi các lập luận của tôi, theo ngôn từ, chỉ liên quan trực tiếp đến phạm vi vai trò của một loại<br />
định chế độc lập đặc biệt, điều tôi muốn nói là tổng quát hơn và có thể áp dụng – với những sự hiệu<br />
chỉnh cần thiết – cho các định chế độc lập khác nữa. Vì thế, tôi cũng cố gắng để đừng công bố bài viết<br />
này trong một tạp chí chuyên ngành tài chính tiền tệ, mà công bố nó trong tạp chí đến với giới rộng hơn<br />
của những người quan tâm đến công việc chung.<br />
⃰<br />
<br />
Hol a határ a független közgazdasági elemzés és az aktív politikai tevékenység között?<br />
A független költségvetési tanácsok példája.<br />
Mozgó Világ, 2010/5 tr. 3-7<br />
Nguyễn Quang A dịch<br />
† Dưới sự tổ chức của Hội đồng Ngân sách Hungary, hội thảo “Các tổ chức Tài chính Độc lập” đã diễn ra ngày 18 và 19<br />
tháng Ba năm 2010 tại Budapest. Đầu tiên Tổng thống Sólyom László đã chào mừng hội thảo; sau đó là đến bài phát<br />
biểu mà là cơ sở cho bài viết này.<br />
<br />
Kornai János: Ranh giới ở đâu?<br />
<br />
“Nhà nước lớn” hay “nhà nước nhỏ”<br />
(Những thay đổi cơ cấu)<br />
Tôi bắt đầu các lập luận của mình bằng phân tích các vấn đề của những thay đổi cơ cấu căn bản và của<br />
những cải cách sâu rộng. Tranh luận xảy ra trên khắp thế giới: trọng lượng, kích thước và ảnh hưởng<br />
đến công việc kinh tế của nhà nước nên là bao nhiêu? Cần đến “nhà nước lớn” hay “nhà nước nhỏ” hay<br />
nhà nước có kích thước ở giữa? Nhiều sự kiện có ý nghĩa lớn đã đưa câu hỏi này lên chương trình nghị<br />
sự.<br />
Trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, trọng lượng của nhà nước đã vô cùng lớn. Sự sụp đổ của chủ nghĩa<br />
cộng sản đã dẫn đến sự giảm mạnh mẽ vai trò của nhà nước một cách không thể tránh khỏi tại các nền<br />
kinh tế hậu xã hội chủ nghĩa.<br />
Trước hết ở Tây và Bắc Âu, việc duy trì nhà nước phúc lợi đã vấp phải những khó khăn kinh niên,<br />
và đã bắt đầu việc thu hẹp những đảm lãnh trách nhiệm của nhà nước.<br />
Trong khi hai thay đổi lịch sử lớn được nhắc đến, chỉ theo hướng giảm vai trò của nhà nước, cũng có<br />
các hiện tượng thúc đẩy tăng vai trò của nhà nước. Khảo sát các nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế<br />
hiện thời nhiều người cho rằng một nguyên nhân của khủng hoảng là, nhà nước đã rút lui một cách thái<br />
quá khỏi việc điều tiết nền kinh tế. Có các hệ quả tài khóa cụ thể của bất cứ sự mở rộng hay thu hẹp<br />
nào của hoạt động nhà nước. Tỷ số chi tiêu của chính phủ trên GDP – trong cách tiếp cận đầu tiên – là<br />
một chỉ số tốt về tỷ trọng của nhà nước là bao nhiêu.<br />
Việc quy định vai trò của nhà nước là một quyết định chính trị. Trong thực tế người ta không đưa ra<br />
các quyết định liên quan đến “tổng trọng lượng” của nhà nước, người ta nói về về điều này đúng hơn<br />
chỉ trong các khẩu hiệu chính trị. Thế nhưng các quyết định cụ thể có thể ra đời về phải tăng hay giảm<br />
tỷ lệ lương hưu mà nhà nước đảm bảo và tài trợ qua hệ thống hưu bổng bên trong tổng thu nhập tuổi<br />
già của dân cư. Hay một thí dụ khác: phải tăng hay giảm tỷ lệ tài trợ bằng tiền công cộng bên trong<br />
tổng chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe. Các quyết định này phải được đưa ra trong khung khổ của quá<br />
trình chính trị, phù hợp với hiến pháp và luật pháp của nước được nói đến, với sự chú ý đến các truyền<br />
thống của quá trình chính trị.<br />
Các quyết định chính trị – nếu phù hợp với các nguyên tắc – dựa trên sự lựa chọn giá trị. Sự bảo<br />
đảm quyền tự do cá nhân và khả năng lựa chọn, sự đoàn kết với các thành viên khác của cộng đồng, sự<br />
2<br />
<br />