intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Rèn cảm xúc tích cực cho trẻ 2-12 tháng tuổi

Chia sẻ: E E | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

103
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu muốn với tay để chạm tới các đồ vật. Vì thế cha mẹ nên tập cho con động tác bò bằng cách tạo khoảng cách từ gần tới xa, đặt đồ vật từ chỗ dễ nhìn đến khó nhìn để tạo cho bé phản xạ thị giác. Đừng quên cảm xúc của bé 0-2 tháng tuổi Khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3 Giáo sư - Tiến sĩ Vũ Gia Hiền, cố vấn chuyên môn Hội quán các bà mẹ TP HCM cho biết, trong những ngày đầu chào đời, cảm xúc của...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Rèn cảm xúc tích cực cho trẻ 2-12 tháng tuổi

  1. Rèn cảm xúc tích cực cho trẻ 2-12 tháng tuổi Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu muốn với tay để chạm tới các đồ vật. Vì thế cha mẹ nên tập cho con động tác bò bằng cách tạo khoảng cách từ gần tới xa, đặt đồ vật từ chỗ dễ nhìn đến khó nhìn để tạo cho bé phản xạ thị giác. Đừng quên cảm xúc của bé 0-2 tháng tuổi Khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3 Giáo sư - Tiến sĩ Vũ Gia Hiền, cố vấn chuyên môn Hội quán các bà mẹ TP HCM cho biết, trong những ngày đầu chào đời, cảm xúc của trẻ gắn liền với bản năng để tồn tại. Dần dần bản năng được kiểm soát bởi cảm xúc nhờ tiếp nhận từ thế giới xung quanh, kinh nghiệm bản thân và học hỏi từ người lớn, đặc biệt là người mẹ. Vì thế mẹ và những người gần gũi với bé có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục các kỹ năng, đồng thời tạo cảm xúc tích cực cho trẻ. Giai đoạn từ 2 đến 12 tháng tuổi, trẻ đang hình thành nhận thức, biểu hiện cụ thể bằng sự quan sát của đôi mắt, cử động chân tay để chạm tay tới các đồ vật. Vì thế cha mẹ cần phải nắm bắt cơ hội này để rèn luyện kỹ năng và cảm xúc tích cực cho bé. Để làm được điều đó, giáo sư Hiền lưu ý 5 nguyên tắc và kỹ năng như sau: 1. Kỹ năng làm quen với trẻ Từ lúc mới sinh, bé chưa nhận diện được đồ vật, cảm xúc của trẻ chủ yếu là thụ động. Đến tháng thứ sáu, bé bắt đầu xuất hiện cảm xúc sợ người lạ. Vì vậy, người
  2. tiếp xúc với trẻ ở giai đoạn này phải có kỹ năng làm quen, tiếp xúc từ từ, bằng những cử chỉ, lời nói nhẹ nhàng để giúp bé quen dần với thế giới xung quanh. Cha mẹ cần giáo dục để trẻ hình thành cảm xúc tích cực ngay từ khi còn nhỏ. Ảnh: Thi Ngoan. 2. Kỹ năng phán đoán Đây là một mốc quan trọng trong quá trình phát triển cảm xúc. Trong những ngày đầu sinh ra, trẻ chỉ có phản ứng cảm xúc thô sơ khi có một nhu cầu nào đó được thỏa mãn hoặc không được thỏa mãn. Dần dần, cảm xúc ấy định hình rõ nét, trẻ biết sử dụng một số dấu hiệu khác nhau để yêu cầu điều này, điều khác hoặc tỏ ra khó chịu, sợ hãi, vui vẻ. Thời điểm này, cha mẹ, ông bà, người lớn cần có kỹ năng phán đoán các nhu cầu của trẻ, hạn chế để bé xuất hiện cảm xúc tiêu cực, đồng thời cần thể hiện tình yêu
  3. thương sâu sắc nhằm mang đến cho trẻ những rung động tích cực. Phụ huynh có thể giáo dưỡng cảm xúc và thể hiện tình thương yêu với bé qua ánh mắt dịu hiền, hơi thở nhẹ, bàn tay mềm mại, tinh thần vô tư… 3. Nắm bắt cơ hội rèn cho trẻ kỹ năng vượt lên chính mình Cùng với việc phát triển cảm xúc, trẻ có nhu cầu cầm nắm, sờ mó các đồ vật. Lúc này, kỹ năng sử dụng đồ vật để xây dựng cảm xúc cho trẻ rất quan trọng. Người lớn nên chọn và đặt vị trí các đồ vật hợp lý để trẻ có thể tiếp cận tự nhiên và tự do. Trẻ cũng có thể xuất hiện yêu cầu xử lý một số hành động đối với đồ vật như mở nắp hộp, khều quả bóng dưới gầm tủ, gầm giường, lấy vật gì đó ở trên cao. Người lớn phải nắm lấy cơ hội này để rèn cho trẻ kỹ năng vượt lên bản thân của trẻ. 4. Tạo cơ hội cho trẻ bắt chước hành động Từ thụ động vui chơi, trẻ dần dần bắt chước hành động của người lớn. Bé thường chăm chú theo dõi cử chỉ, nét mặt, việc làm của người lớn và bắt chước những hành động ấy. Vì vậy, người lớn lúc này trở thành cô giáo, thầy giáo trong hành động trước mặt trẻ để truyền cảm xúc hoàn thiện, tích cực, chân thực. Một số động tác trẻ thực hiện trong giai đoạn này như: - Bò: Là vận động đầu tiên xuất hiện khi trẻ muốn vươn tới các đồ vật. Vì thế cha mẹ nên tập cho bé bò bằng cách tạo khoảng cách từ gần tới xa, đặt đồ vật ở chỗ dễ nhìn đến khó nhìn để tạo phản xạ thị giác. - Tập đứng dậy: Là bước chuyển tiếp quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Người lớn cần có kỹ năng giúp bé tập đứng, đặc biệt chú ý đến đôi chân, trẻ dễ đi vòng kiềng nếu việc tập đứng không được chú trọng. Cụ thể cha mẹ nên cho trẻ tập
  4. đứng vững rồi mới tập đi, đồng thời nắn chân nhẹ nhàng, thẳng đẹp để chân bé không bị vòng kiềng. - Cầm nắm đồ vật với những thao tác đơn giản như cầm lấy rồi buông ra, đẩy đồ vật ra hay xích lại gần. Cha mẹ cần chú ý chọn đồ chơi thích hợp cho trẻ, ví dụ cho bé chơi con lật đật. 5. Rèn khả năng quan sát cho trẻ Lớn hơn một chút, bé bắt đầu biết quan sát chuyển động của đồ vật, nhất là khi thả, ném, trẻ theo dõi xem đồ vật đến vị trí nào và tập chú ý ghi nhận vị trí của vật. Đến khi được một tuổi, bé bắt dầu phân biệt được không gian và có thể điều khiển, điều chỉnh cử động của tay tương đối chính xác. Thời gian này, phụ huynh nên chọn các đồ vật cho con cầm nắm vừa tay và có nhiều hình dạng để bé tập mở ngón tay một cách khéo léo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1