Rèn luyện cho sinh viên sư phạm kĩ năng thiết kế bài tập tình huống trong dạy học học phần phương pháp dạy học Sinh học I
lượt xem 3
download
Trong bài báo này tác giả đề xuất quy trình rèn luyện cho sinh viên ngành Sinh học các trường Đại học Sư phạm kĩ năng thiết kế bài tập tình huống thông qua dạy học học phần Phương pháp dạy học Sinh học I.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Rèn luyện cho sinh viên sư phạm kĩ năng thiết kế bài tập tình huống trong dạy học học phần phương pháp dạy học Sinh học I
- JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 2, pp. 91-99 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn RÈN LUYỆN CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM KĨ NĂNG THIẾT KẾ BÀI TẬP TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC I Phan Thị Thanh Hội Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trong dạy học, sử dụng bài tập tình huống có thể giúp HS vừa thu nhận, khắc sâu kiến thức, vừa rèn luyện cho HS các kĩ năng học tập như kĩ năng quan sát, kĩ năng hoạt động nhóm và các thao tác tư duy logic. Muốn vậy, người GV cần có kĩ năng thiết kế và sử dụng bài tập tình huống. Để làm được điều này, ngay khi còn là sinh viên trong các trường Sư phạm họ cần phải được trang bị kĩ năng thiết kế bài tập tình huống. Trong bài báo này chúng tôi đề xuất quy trình rèn luyện cho sinh viên ngành Sinh học các trường Đại học Sư phạm kĩ năng thiết kế bài tập tình huống thông qua dạy học học phần Phương pháp dạy học Sinh học I. Từ khóa: Kĩ năng, bài tập tình huống 1. Mở đầu Dạy học không chỉ cung cấp cho học sinh (HS) các kiến thức khoa học mà loài người đã tích lũy được, vì lượng kiến thức càng ngày càng nhiều mà thời gian dạy học có hạn. Vì vậy, quá trình dạy học nhất thiết phải rèn luyện cho HS các kĩ năng học tập, các thao tác tư duy logic. Một trong những biện pháp để rèn luyện các kĩ năng học tập cho HS là sử dụng bài tập tình huống (BTTH) trong dạy học. Để thiết kế được các bài tập tình huống, người GV cần có hiểu biết sâu sắc các nội dung kiến thức liên quan, đồng thời phải có kĩ năng thiết kế các tình huống học tập. Vì vậy, việc rèn luyện cho sinh viên sư phạm các kĩ năng thiết kế bài tập tình huống là rất cần thiết. Ở khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP), học phần Phương pháp dạy học (PPDH) Sinh học I có mục tiêu là hình thành cho sinh viên các kĩ năng dạy học như kĩ năng thiết kế câu hỏi bài tập, kĩ năng thiết kế các tình huống có vấn đề, kĩ năng thiết kế kế hoạch bài dạy... Vì vậy, việc rèn luyện cho sinh viên kĩ năng thiết kế các bài tập tình huống thông qua dạy học môn học rất thuận lợi. Trong bài báo này chúng tôi đề xuất quy Ngày nhận bài: 14/4/2013. Ngày nhận đăng: 15/7/2013. Liên hệ: Phan Thị Thanh Hội, e-mail: phanthanhhoi@gmail.com 91
- Phan Thị Thanh Hội trình rèn luyện cho sinh viên sư phạm kĩ năng thiết kế bài tập tình huống trong dạy học học phần PPDH Sinh học I ở các trường ĐHSP. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Dạy học bằng bài tập tình huống/Phương pháp tình huống /Dạy học bằng tình huống 2.1.1. Khái niệm Dạy học bằng bài tập tình huống Theo Nguyễn Hữu Lam (2003), “Phương pháp tình huống là một kĩ thuật dạy học trong đó các thành tố chủ yếu của nghiên cứu tình huống được trình bày với những người học với các mục đích minh họa hoặc các kinh nghiệm giải quyết vấn đề” [3]. Theo chúng tôi dạy học bằng bài tập tình huống là dạy học trong đó GV tổ chức cho HS nghiên cứu, phân tích, thảo luận để tìm ra các phương án giải quyết bài tập tình huống qua đó thu nhận kiến thức và đạt được các mục tiêu bài học. 2.1.2. Vai trò của dạy học bằng bài tập tình huống Dạy học bằng bài tập tình huống có vai trò quan trọng. Cụ thể: - Dạy học bằng bài tập tình huống (BTTH) nâng cao tính thực tiễn của môn học, bởi vì các tình huống học tập được thiết kế xuất phát từ những tình huống thực tiễn hoặc các tình huống giả định trong thực tiễn; - Dạy học bằng BTTH có khả năng nâng cao tính chủ động, sáng tạo và hứng thú của HS trong quá trình học. Học bằng các tình huống giúp HS tự lực làm việc, tự nghiên cứu trước khi thảo luận nhóm. Khi giải quyết được tình huống đưa ra HS cần tập trung nghiên cứu, phát huy tính sáng tạo và vì vậy tăng sự hứng thú trong học tập. - Dạy học bằng BTTH có khả năng nâng cao kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề, kĩ năng trình bày, bảo vệ và phản biện ý kiến trước đám đông. thay vì GV yêu cầu HS trả lời một câu hỏi, HS có thể trả lời xong và không hoàn toàn nhớ và khắc sâu được kiến thức vì khi trả lời HS có thể đọc nội dung trong sách giáo khoa (SGK), GV sử dụng BTTH, khi HS giải quyết BTTH cũng là giải quyết vấn đề, các em thường làm việc theo nhóm, các thành viên trong nhóm cần phải nghiên cứu kĩ tình huống, phải có sự phân tích từng ý kiến và đối chiếu để xác định đúng, sai, đưa ra ý kiến của mình và phải bảo vệ ý kiến trước lớp. - Thông qua dạy học bằng BTTH người dạy cũng sẽ tiếp thu được nhiều kinh nghiệm và những cách nhìn, giải pháp mới từ phía người học để làm phong phú bài giảng và điều chỉnh nội dung tình huống nghiên cứu. Để giải quyết các BTTH người học đưa ra những cách thức sáng tạo mà GV có thể cũng không nghĩ ra, thông qua đó người dạy sẽ được học từ người học. Dạy học bằng BTTH còn được nhiều nhà nghiên cứu xem như là kiểu dạy học chẳng tốn kém gì nhưng có ý nghĩa sư phạm rất lớn vì nó sinh động, cụ thể, thực tế. 92
- Rèn luyện cho sinh viên sư phạm kĩ năng thiết kế bài tập tình huống trong dạy học ... Như vậy, có thể nói dạy học bằng BTTH có thể kích thích ở mức cao nhất sự tham gia tích cực của HS vào quá trình học tập; phát triển các kĩ năng học tập như: kĩ năng tư duy logic, đặc biệt là kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp; kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng đánh giá; kĩ năng giao tiếp;... của HS; tăng cường khả năng suy nghĩ độc lập, tính sáng tạo, tiếp cận tình huống dưới nhiều góc độ; cho phép phát hiện ra những giải pháp cho những tình huống phức tạp; chủ động điều chỉnh được các nhận thức, hành vi, kĩ năng của HS. Phương pháp này có thế mạnh trong đào tạo nhận thức bậc cao. Tuy nhiên, dạy học bằng BTTH cũng có những khó khăn nhất định: Ví dụ, để thiết kế được tình huống tốt, kích thích được tính tích cực của HS đòi hỏi cần nhiều thời gian và công sức. Đồng thời, GV cần phải có kiến thức, kinh nghiệm sâu, rộng; có kĩ năng kích thích, phối hợp tốt trong quá trình dẫn dắt, tổ chức thảo luận và giải đáp để giúp HS tiếp cận kiến thức, kĩ năng. Trên thực tế, không phải GV nào cũng hội đủ phẩm chất trên. Mặt khác, thời gian giảng dạy trên lớp có hạn cộng với sự thụ động của HS là một trở ngại trong việc áp dụng phương pháp này. 2.1.3. Quy trình thiết kế bài tập tình huống Theo Waterman & Stanley (2005) để thiết kế một tình huống học tập cần theo 3 bước sau [5]: Bước 1: Xác định mục tiêu bài học và cân nhắc các yếu tố khách quan. Bước 2: Chuẩn bị tình huống: bao gồm 2 giai đoạn: lấy ý tưởng và viết tình huống. Bước 3: Kiểm tra, chỉnh sửa tình huống. Thomas (2003) lại đề xuất quy trình soạn thảo một tình huống theo bốn bước như sau [4]: Bước 1: Xác định chủ đề: miêu tả đặc điểm nổi bật của tình huống. Bước 2: Xác định mục tiêu giảng dạy: nêu rõ các mục tiêu cần đạt được thông qua tình huống. Bước 3: Xây dựng nội dung tình huống, bao gồm: - Miêu tả bối cảnh tình huống. - Cung cấp đủ những thông tin cần thiết để có thể phân tích tình huống (lưu ý đảm bảo tính bí mật của tình huống). - Không bình luận, không đưa ra giải đáp, thúc bách học viên suy nghĩ. Bước 4: Đưa ra nhiệm vụ cho người học. Dựa trên nghiên cứu của Waterman & Stanley (2005) và Thomas (2003), chúng tôi đề xuất quy trình thiết kế bài tập tình huống bao gồm 4 bước như sau: Bước 1: Xác định mục tiêu bài học và cân nhắc các yếu tố khách quan. Trước tiên, GV cần phải xác định được mục tiêu bài học, vì xét cho cùng thì tình huống, dù ở dạng thức nào đi chăng nữa, cũng đều phải phục vụ một mục đích nào đó. Trong giảng dạy tình huống, mục tiêu cần đạt được chính là mục tiêu bài học. Vì thế, GV 93
- Phan Thị Thanh Hội luôn phải đặt câu hỏi “Ở bài học này cần phải đạt được mục tiêu gì, phải cung cấp cho người học những kiến thức gì và phải rèn luyện cho họ những kĩ năng cần thiết gì?” và tham chiếu vào đó để thiết kế tình huống sao cho phù hợp. GV cũng cần tính đến các yếu tố khách quan, vì những yếu tố này có quyết định trực tiếp đến sự thành công của tình huống. Ví dụ: GV cần phải tính đến các yếu tố như: thời gian cho mỗi tình huống, số người học, trình độ người học, cơ sở vật chất. . . . Bước 2: Phân tích nội dung bài học để xác định các đơn vị nội dung có thể thiết kế được các tình huống dạy học. Trong bước này GV phải xác định rõ được những đơn vị kiến thức nào có thể thiết kế thành tình huống dạy học. Những nội dung có thể thiết kế tình huống dạy học thường liên quan đến các vấn đề trong thực tiễn mà HS đã gặp hoặc liên quan với kiến thức cũ HS đã được học. Bước 3: Thiết kế tình huống. a. Lấy ý tưởng Việc lấy ý tưởng cho một tình huống tạo tiền đề quan trọng cho một tình huống tốt. Có một số nguồn thông tin mà người giáo viên có thể sử dụng để tạo ý tưởng cho tình huống: - Các phương tiện thông tin đại chúng: Đây là nguồn thông tin phong phú và đa dạng mà giáo viên có thể tận dụng khai thác. Sử dụng TV, đài báo, sách truyện và đặc biệt là internet,... - Người học: Những vấn đề, những trường hợp khó giải quyết mỗi cá nhân đã từng gặp trong cuộc sống sẽ trở thành nguồn tình huống vô tận mà mỗi giáo viên có thể khai thác và vận dụng một cách thích hợp để phục vụ tốt nhất cho nội dung bài học. - Kinh nghiệm bản thân: Trong những trường hợp mà không thể tìm kiếm được từ những nguồn thông tin bên ngoài thì kinh nghiệm bản thân cũng là nguồn tư liệu mà người dạy có thể khai thác. Tuy nhiên thực tế chứng minh là không phải ai cũng có một nguồn tri thức nền đủ rộng để có thể thiết kế một tình huống cụ thể và hiệu quả. b. Viết tình huống Sau khi đã có ý tưởng thì GV có thể biên soạn tình huống. Nhìn chung, một tình huống tốt thường có ba phần: Mở đầu, phát triển và kết thúc. Nhiệm vụ cụ thể của từng phần như sau: - Mở đầu: Giới thiệu tình huống và đối tượng nhận thức, bước đầu tạo lập bối cảnh mà nền trên đó, tình huống được diễn ra. - Phát triển: Đây là phần chính vì nó cung cấp cho người học những chi tiết và dữ kiện cần thiết cho công việc thảo luận, hình thành nên giải pháp và cũng là phần mà những mâu thuẫn, xung đột được đẩy lên đến đỉnh điểm, buộc người học phải có sự lựa chọn. - Kết luận: Khác với một bài làm văn, phần kết luận trong một tình huống thường là một kết thúc mở với một câu hỏi được nêu ra, yêu cầu người học phải giải quyết. 94
- Rèn luyện cho sinh viên sư phạm kĩ năng thiết kế bài tập tình huống trong dạy học ... Bước 4: Kiểm định tình huống dạy học đã được thiết kế. Đưa hệ thống bài tập tình huống vào quá trình giảng dạy. HS cùng nhau thảo luận, giải quyết tình huống. Qua đó GV đánh giá được hiệu quả của tình huống đã thiết kế. * Một số lưu ý khi viết tình huống: Theo Nguyễn Thị Phương Hoa (2010) khi viết tình huống cần lưu ý một số điểm sau đây [1]: - Nên dùng văn phong báo chí khi viết tình huống (ngắn gọn, súc tích); - Nên dùng ngôn ngữ đơn nghĩa, rõ ràng, nên giải thích những thuật ngữ mới; - Người viết tình huống phải giữ vai trò trung lập, không đưa ra nhận xét riêng ảnh hưởng đến người học; - Có thể làm tình huống sống động bằng cách sử dụng những trích dẫn hài hước. 2.1.4. Quy trình tổ chức dạy học bằng BTTH Chúng tôi đã nghiên cứu và đề xuất quy trình dạy học bằng BTTH như sau [2]: - GV phát phiếu học tập cho các nhóm HS Phiếu học tập phải có in sẵn các bài tập tình huống cho các nhóm, sau đó GV yêu cầu HS nghiên cứu, tự đề xuất cách giải quyết bài tập tình huống đưa ra. - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm và giải quyết bài tập tình huống Ở bước này giáo viên đóng vai trò hướng dẫn HS nghiên cứu, thảo luận nhóm, gợi ý khi cần thiết giúp HS tự giải quyết tình huống và rút ra kết luận. - Tổ chức HS thảo luận toàn lớp và kết luận Các cá nhân hay đại diện các nhóm đưa ra những ý kiến, giải pháp, những lập luận cho nhóm mình và những lập luận chống lại các ý kiến và các giải pháp trái ngược (GV cần đưa ra những câu hỏi hướng dẫn, cung cấp thêm thông tin hỗ trợ, kích thích để HS thảo luận thành công. GV cần ghi chép lại, tóm tắt những kết quả, đưa ra những câu hỏi chuyển hướng mục tiêu dạy học khác). Dưới sự hướng dẫn của GV, cả lớp thảo luận hướng về một hay một vài giải pháp được coi là tốt nhất. GV hoặc HS rút ra kết luận, chính xác hoá kiến thức, HS tự củng cố, rút ra kiến thức và tự hoàn thiện về các kĩ năng nhận thức. Như vậy, trong dạy học bằng BTTH thì BTTH đóng vai trò quan trọng, là công cụ cho quá trình dạy học. Để thiết kế được các BTTH người dạy cần phải hiểu và vận dụng được quy trình thiết kế BTTH. 2.2. Kĩ năng thiết kế bài tập tình huống 2.2.1. Kĩ năng Kĩ năng là khả năng của một người hiểu biết sâu sắc về một hoạt động, quy trình thực hiện hoạt động và vận dụng quy trình một cách thành thạo để thực hiện hoạt động đó một cách hiệu quả. 95
- Phan Thị Thanh Hội 2.2.2. Kĩ năng thiết kế bài tập tình huống Là khả năng hiểu biết sâu sắc về quy trình thiết kế bài tập tình huống và vận dụng một cách thành thạo quy trình để thiết kế các bài tập tình huống phục vụ cho việc dạy học. Như vậy, cấu trúc kĩ năng thiết kế bài tập tình huống bao gồm: - Hiểu biết sâu sắc về quy trình thiết kế BTTH. - Vận dụng quy trình để thiết kế các BTTH. 2.3. Rèn luyện cho sinh viên sư phạm kĩ năng thiết kế BTTH trong dạy học môn PPDH Sinh học I 2.3.1. Quy trình rèn luyện cho sinh viên sư phạm kĩ năng thiết kế BTTH Bước 1: Sinh viên làm quen với BTTH: - Giới thiệu cho SV khái niệm BTTH, vai trò BTTH. - Giới thiệu cho SV một số dạng BTTH. - Yêu cầu SV giải các bài tập tình huống đã giới thiệu và sơ bộ rút ra quy trình giải bài tập tình huống. Bước 2: Sinh viên tự thiết kế BTTH: - Sinh viên thiết kế BTTH theo nhóm. - Thảo luận trước lớp về một số BTTH của SV thiết kế. Bước 3: Xây dựng quy trình thiết kế BTTH. - Sinh viên tự xây dựng quy trình thiết kế BTTH theo nhóm. - Thảo luận trước lớp dưới sự hướng dẫn của GV để xây dựng được quy trình chuẩn. Bước 4: Sinh viên thực hành thiết kế BTTH. Bước 5: Đánh giá các BTTH sinh viên đã thiết kế. - Sinh viên đánh giá lẫn nhau. - GV đánh giá sinh viên. - Ra bài tập về nhà cho SV. 2.3.2. Vận dụng quy trình để rèn luyện cho sinh viên sư phạm kĩ năng thiết kế BTTH trong dạy học Chương 3 học phần PPDH Sinh học I Sau khi học xong Chương 1: Giới thiệu chương trình sách giáo khoa sinh học 10 và 11 THPT và Chương 2: Phương pháp dạy học, phần Một: Giới thiệu chung về thế giới sống, SH 10 THPT, GV dạy sang Chương 3: Phương pháp dạy học phần Sinh học tế bào: Đây là một chương quan trọng, với nhiều nội dung kiến thức. Do vậy, GV song song với việc hướng dẫn cho SV logic nội dung của các phần kiến thức trọng tâm, cơ bản và cách tổ chức các bài học, GV cũng cần rèn luyện cho SV các kĩ năng dạy học, trong đó có kĩ năng thiết kế BTTH. Bước 1: Sinh viên làm quen với BTTH 96
- Rèn luyện cho sinh viên sư phạm kĩ năng thiết kế bài tập tình huống trong dạy học ... a) Giới thiệu cho SV khái niệm BTTH, vai trò BTTH b) Giới thiệu cho SV một số BTTH với các dạng khác nhau - Bài tập tình huống ở dạng tranh luận về một vấn đề Ví dụ: Khi học bài 5: Prôtêin - Sinh học 10 THPT giáo viên nêu vấn đề: Tại sao Prôtêin đều được cấu tạo từ các axit amin nhưng khi ăn các loại thịt (prôtêin) như thịt lợn, thịt trâu, thịt bò, thịt gà....lại có mùi vị và màu sắc khác nhau? Sau khi thảo luận các nhóm đưa ra các ý kiến sau: - Nhóm 1: Các loại thịt khác nhau vì chúng được là các prôtêin có số lượng axit amin khác nhau. - Nhóm 2: Các loại thịt khác nhau vì chúng được là các prôtêin có thành phần các axit amin khác nhau. - Nhóm 3: Các loại thịt khác nhau vì chúng được là các prôtêin có sự sắp xếp các axit amin và có cấu trúc khác nhau. Em có nhận xét gì về ý kiến của ba nhóm trên? Theo em, tính đa dạng và đặc thù của Prôtêin được quy định bởi những yếu tố nào? - Bài tập tình huống ở dạng xử lí một tình huống giả định Khi học bài 20: Cân bằng nội môi - Sinh học 11 THPT, GV nêu câu hỏi: Ở Người, pH của máu bằng khoảng 7,35-7,45. Các hoạt động của các tế bào và các cơ quan luôn sản sinh ra các chất (CO2 , axit lactic...) có thể làm thay đổi pH máu. Tuy nhiên pH máu vẫn duy trì ở mức ổn định. Nhờ vào những cơ quan nào và cơ chế điều tiết ra sao mà đạt được hiệu quả này? Bạn Mai trả lời: pH máu được duy trì ở mức ổn định nhờ hệ đệm do chúng có khả năng lấy H+ hay OH− khi các ion này xuất hiện trong máu. Tuy nhiên, bạn Nam lại cho rằng: pH máu được duy trì ở mức ổn định nhờ phổi và thận. Phổi điều hòa pH máu bằng cách thải CO2 vì khi CO2 tăng làm tăng H+ trong máu. Thận điều hòa pH máu nhờ khả năng thải H+ , tái hấp thu Na+ , thải NH3 ... Em nhận xét gì về ý kiến của bạn Mai và Nam? Nếu là em, em sẽ trả lời câu hỏi của GV như thế nào? c) Yêu cầu SV giải các bài tập tình huống đã giới thiệu và rút ra quy trình giải bài tập tình huống gồm các bước [3]: 1) Tiếp cận tình huống, xác định nhiệm vụ cần thực hiện: HS đọc tình huống, có thể đọc to cho cả nhóm cùng nghe hoặc cá nhân tự đọc, từ đó xác định nội dung, nhiệm vụ phải giải quyết. 2) Phân tích tình huống để tìm ra các mâu thuẫn trong tình huống. 3) Sử dụng các thông tin, dữ kiện đã cho, phân tích, suy luận, tổng hợp để giải quyết tình huống. 4) Rút ra kết luận về bài tập tình huống. Bước 2: Sinh viên tự thiết kế BTTH. 97
- Phan Thị Thanh Hội a) Sinh viên thiết kế BTTH theo nhóm. Yêu cầu sinh viên hoạt động nhóm nhỏ 3 - 4 người, mỗi nhóm thiết kế một BTTH để dạy học phần II: Sinh học tế bào - Sinh học 10 THPT. Thời gian thiết kế: 15 phút. b) Thảo luận trước lớp về một số BTTH của SV thiết kế. Sau khi các nhóm đã có sản phẩm của mình, GV yêu cầu 03 nhóm sẽ viết BTTH của nhóm lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Tiếp tục nhận xét các tình huống của các nhóm khác cho đến khi kết thúc các nhóm. Bước 3: Xây dựng quy trình thiết kế BTTH. a) Sinh viên tự xây dựng quy trình thiết kế BTTH theo nhóm. Từ kết quả thảo luận nhóm để thiết kế BTTH, GV yêu cầu các nhóm thảo luận và xây dựng quy trình thiết kế BTTH. b) Thảo luận trước lớp dưới sự hướng dẫn của GV để xây dựng được quy trình chuẩn. Đại diện một số nhóm viết quy trình của nhóm lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV gợi ý để SV xây dựng được quy trình thiết kế BTTH chuẩn. Bước 4: Sinh viên thực hành thiết kế BTTH. SV độc lập thiết kế BTTH, mỗi SV tự chọn cho mình một nội dung trong SGK Sinh học 10 hoặc 11 và thiết kế một BTTH theo đúng quy trình. Bước 5: Đánh giá các BTTH sinh viên đã thiết kế. - Sinh viên đánh giá lẫn nhau: GV yêu cầu các SV đánh giá bài của SV khác. Gọi một số SV đứng dậy nhận xét bài các em đánh giá. - GV đánh giá sinh viên: GV thu bài và đánh giá tại lớp một số bài của SV, nhận xét chung để SV rút kinh nghiệm. - Ra bài tập về nhà cho SV: tiếp tục thiết kế các BTTH và vận dụng trong bài giảng. Vận dụng quy trình này chúng tôi đã tổ chức rèn luyện cho hơn 100 sinh viên sư phạm Sinh học trường ĐHSP Hà Nội và đã đạt được kết quả bước đầu đáng khích lệ. Đa số sinh viên được rèn luyện đã hiểu thấu quy trình thiết kế BTTH và vận dụng quy trình để thiết kế các BTTH có thể vận dụng trong dạy học Sinh học ở trường THPT. 3. Kết luận Dạy học bằng BTTH có vai trò quan trọng không những trong việc cung cấp kiến thức cho HS, giúp HS khắc sâu kiến thức, điều quan trọng hơn cả là giúp cho việc rèn luyện cho HS các kĩ năng học tập và tư duy logic. Vì vậy, việc rèn luyện cho GV và đặc biệt là các sinh viên trong các trường Sư phạm kĩ năng thiết kế BTTH là rất cần thiết. Thông qua môn học Phương pháp dạy học Sinh học I, chúng tôi đã vận dụng quy trình 98
- Rèn luyện cho sinh viên sư phạm kĩ năng thiết kế bài tập tình huống trong dạy học ... và đã rèn luyện cho sinh viên kĩ năng thiết kế các BTTH để góp phần giúp các em có khả năng tổ chức các bài học theo hướng tích hóa hoạt động học tập của HS khi đi thực tập và sau khi ra trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Phương Hoa, 2010. Sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn giáo dục học tại trường ĐHNN - ĐHQG Hà Nội. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ĐHQG, Hà Nội 2010. [2] Phan Thị Thanh Hội, Khưu Thanh Tuyết Lê, 2012. Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp cho học sinh trong dạy học phần Tiến hóa. Sinh học 12 THPT. Tạp chí Giáo dục, số 293, tr. 54-56. [3] Nguyễn Hữu Lam, 2003. Dạy học theo phương pháp tình huống (bài giảng). Chương trình Dạy học Kinh tế Fulbright tại FETP. [4] Thomas, J., 2003. Kinh nghiệm giảng dạy tình huống & làm thế nào để viết một tình huống tốt (bài giảng). Trường Quản lí Nhà nước John F. Kennedy, Đại học Harvard (17/11/2003 tại FETP)- Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. [5] Waterman, M. & Stanley, E., 2005. Case-based Learning in your classes. Retrieved 17 January, 2013 from: http://cstl-csm.semo.edu/waterman/CBL/index.html ABSTRACT The ability to build case studies when teaching the subject of Biology Teaching Methodology I Teaching who use case studies not only help students to learn, they also improve their ability to study and carry out logical thinking. While it is not easy for teachers to build case studies, Education students need to learn how to do so before they graduate and begin to teach. In this article, we show the process by which education students can learn how to build case studies when teaching the subject of Biological Teaching Methodology I. 99
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Xây dựng quy trình rèn luyện kĩ năng khai thác tư liệu dạy học trên internet cho sinh viên sư phạm hóa học
6 p | 122 | 11
-
Một vài lỗi phát âm và cách rèn luyện cho sinh viên sư phạm tiểu học tại Hải Dương
5 p | 85 | 8
-
Kết quả nghiên cứu về rèn luyện kỹ năng chuẩn bị bài lên lớp cho sinh viên sư phạm kỹ thuật - Nguyễn Tất Thắng
6 p | 122 | 7
-
Phát triển tư duy hàm cho sinh viên sư phạm toán qua các bài toán dựng hình bằng phép biến hình
3 p | 16 | 7
-
Một số vấn đề lí luận về rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ nói cho sinh viên sư phạm trong hoạt động thực tập sư phạm
4 p | 87 | 5
-
Rèn luyện kĩ năng thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho sinh viên sư phạm dưới tác động của giảng viên
3 p | 6 | 4
-
Một số phương thức rèn luyện cho sinh viên sư phạm toán kỹ năng biến đổi thông tin khi dạy học các môn Toán sơ cấp - Nguyễn Chiến Thắng
10 p | 105 | 4
-
Thực trạng và đề xuất biện pháp rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên sư phạm tại Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội
4 p | 11 | 3
-
Thực trạng quản lí hoạt động rèn luyện năng lực giảng dạy cho sinh viên sư phạm tại trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
10 p | 12 | 3
-
Ứng dụng phương pháp dạy học vi mô để rèn luyện một số kĩ năng dạy học cho sinh viên Sư phạm của Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội
6 p | 24 | 2
-
Đổi mới phương pháp rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên sư phạm ở Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội
6 p | 38 | 2
-
Rèn luyện cho sinh viên kĩ năng xử lí tình huống trong dạy học thực hành thí nghiệm sinh học ở trường trung học phổ thông
5 p | 52 | 2
-
Bản lĩnh chính trị, tư tưởng Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1930 1938 và ý nghĩa đối với việc giáo dục bản lĩnh chính trị cho sinh viên sư phạm
7 p | 49 | 2
-
Rèn luyện và phát triển năng lực khai thác bài toán cho sinh viên sư phạm toán
10 p | 47 | 2
-
Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng thiết kế bài học theo tiếp cận năng lực cho sinh viên sư phạm
4 p | 78 | 2
-
Vận dụng dạy học theo dự án trong dạy học học phần phương pháp dạy học theo định hướng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên sư phạm
6 p | 98 | 2
-
Tăng cường quản lý hoạt động tự rèn luyện của sinh viên, gắn học đi đôi với rèn tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Đại học Thái Nguyên
3 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn