intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Rèn luyện trí não trẻ trong những năm đầu đời

Chia sẻ: Xuxu Xuxulovely | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

106
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hầu hết các bậc cha mẹ đều biết rằng hai năm đầu đời của bé là vô cùng quan trọng nhưng không nhiều người biết cách phát triển và rèn luyện trí não cho trẻ. Một nghiên cứu được thực hiện gần đây cho thấy rằng các vùng cụ thể của não bộ không được xác định bởi yếu tố di truyền, mà thay vào đó, nó được hình thành nhờ quá trình rèn luyện và học tập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Rèn luyện trí não trẻ trong những năm đầu đời

  1. Rèn luyện trí não trẻ trong những năm đầu đời Hầu hết các bậc cha mẹ đều biết rằng hai năm đầu đời của bé là vô cùng quan trọng nhưng không nhiều người biết cách phát triển và rèn luyện trí não cho trẻ. Một nghiên cứu được thực hiện gần đây cho thấy rằng các vùng cụ thể của não bộ không được xác định bởi yếu tố di truyền, mà thay vào đó, nó được hình thành nhờ quá trình rèn luyện và học tập. Do đó, việc tìm hiểu các hoạt động rèn luyện trí tuệ cho trẻ là vô cùng quan trọng trong giai đoạn hai năm đầu đời. Hai năm đầu đời của trẻ chính là khoảng thời gian bé trải nghiệm và phát triển trí não mạnh mẽ nhất. Hãy xem bộ não mới phát triển của bé giống như một chiếc máy tính, nó cực kỳ tinh vi, nhưng lại không hề có phần mềm nào được cài đặt trong đó cả. Bé phải tự mình phát triển phần mềm dành cho chính mình để tận dụng hết sức mạnh của não bộ. Tốc độ tăng trưởng, phát triển và hoạt động của não bộ trong hai năm đầu đời nhanh đến chóng mặt. Bộ não tự bản thân nó là một phần cứng cố định, với rất nhiều các hoạt động và trải nghiệm, điều cần thiết bây giờ là bạn kích thích phát triển các phần mềm cho não bộ của bé ngay trong hai năm đầu đời. Kỹ năng nghe Trẻ có thể giao tiếp với bạn ngay sau khi mới được sinh ra. Giai đoạn này, việc lắng nghe của bé chính là khi bé tập trung sự chú ý vào bạn, khi bé quan sát bạn tức là bé đang lắng nghe. Vì thế, khi bạn cho bé ăn, tắm rửa hoặc cho bé ngủ, hãy dành thời gian ngắm nhìn bé và chính bạn cũng hãy lắng nghe bé, dù bé chưa
  2. nói được gì. Khi bạn quan sát và nhìn bé, bạn sẽ hiểu được ngôn ngữ riêng mà bé nói, khi đó, bạn sẽ hiểu được ý nghĩa của việc bé khóc, hiểu bé đang học cái gì và hiểu được bé đang phát triển như thế nào. Ảnh minh họa. Nói chuyện Hãy thường xuyên nói chuyện với trẻ, cho dù trẻ có thể không hiểu được ý nghĩa của những từ bạn nói nhưng trẻ sẽ lưu giữ trong đầu mình âm thanh của ngôn ngữ bạn nói. Hãy nói với trẻ về tất cả mọi thứ. Ví dụ, khi bạn bế bé ra ngoài đi dạo, hãy miêu tả quang cảnh xung quanh, tả cho bé nghe về âm thanh mà bạn nghe thấy: “Con hãy nhìn những đám mây trắng như bông trên bầu trời xanh kìa. Con có nghe thấy con chó màu nâu kia đang sủa không?...” Bé của bạn còn quá bé để có thể tham gia vào cuộc đối thoại này nhưng ít nhất, bé có thể nghe được những điều bạn nói. Đọc Hãy đọc cho bé nghe hàng ngày, bé sẽ vô cùng thích thú khi nép mình vào người mẹ, nhìn những hình ảnh tuyệt đẹp trong sách và lắng nghe giọng nói dịu dàng của mẹ.
  3. “Mối quan hệ yêu thương” đó chính là kết quả của việc chia sẻ câu chuyện hàng ngày và từ những cuốn sách bạn đọc cùng với bé. Cho dù bé còn quá nhỏ để có thể hiểu được cuốn sách nhưng bé thích thú khi nghe bạn đọc cho bé. Nuôi dưỡng các giác quan Khi bạn bế con, bé sẽ học được ở bạn từ những cảm giác của sự động chạm, của mùi vị và âm thanh từ bạn. Hãy nuôi dưỡng tất cả các giác quan của trẻ từ khi còn nhỏ. Các chuyên gia cũng khuyến khích các bậc cha mẹ nên cho con tiếp xúc với những môi trường mới, để bé có cơ hội nhận biết những điều mới mẻ và quan sát chúng. Bằng cách cho bé tiếp xúc với môi trường thay đổi liên tục, bạn sẽ tạo ra một kịch bản hoàn hảo, thách thức sự tư duy ở não bộ của trẻ. Bé sẽ phải tư duy liên tục, những cái này khác nhau như thế nào, giống nhau ở điểm nào?... Việc rèn luyện tư duy, khả năng nhận xét sẽ thúc đẩy cả năm giác quan phát triển, tạo tiền đề cơ bản cho việc học tập của trẻ. Điều đặc biệt quan trọng cho sự phát triển tối đa chính là việc trẻ nhận được nhiều tình yêu thương, những tiếp xúc, động chạm… Những điều này sẽ khiến giác quan của trẻ phát triển, trẻ có thể sử dụng tất cả các giác quan của mình để nhận biết các sự vật, con người xung quanh. Vui chơi vận động Trẻ em cần một không gian rộng và được tự do di chuyển để phát triển đầy đủ nhất. Không nên nhốt và gò bó trẻ vào một không gian cố định như ngồi trong xe tập đi hoặc cũi. Các bác sĩ chuyên khoa nhi cho biết, số lượng trẻ chậm phát triển ngày càng một tăng lên do trẻ thiếu không gian vận động. Bố mẹ hãy khuyến khích trẻ chơi các trò chơi vận động để tăng cường
  4. hoạt động của cổ, cơ bắp và lưng. Việc vận động tốt sẽ giúp trẻ có thời gian khám phá và chơi độc lập hơn. Để mọi thứ thật tự nhiên Hầu hết các bé hạnh phúc nhất là khi cha mẹ tiếp cận các hoạt động của con sát sao và không hề mong đợi kết quả phải thay đổi ngay lập tức. Trẻ em học tập qua một quá trình rất dài và học hỏi qua chính những hoạt động hàng ngày của mình. Các bậc cha mẹ hãy dành càng nhiều thời gian cho con càng tốt. Hãy khuyến khích trẻ, chơi với trẻ, khích thích các giác quan của trẻ, nói chuyện với trẻ và để trẻ học hỏi từ chính bạn. Và điểm mấu chốt trong giai đoạn hai năm đầu đời phát triển của trẻ chính là, bố mẹ hãy thư giãn và để mọi thứ phát triển thật tự nhiên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2