intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ROBOCON ƯƠM MẦM NHỮNG ƯỚC MƠ

Chia sẻ: Pham Cuong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:144

144
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Năm 2002, khi Robocon mới vào Việt Nam, nhiều người không tưởng tượng nổi có thể tổ chức được một cuộc thi Robot với quy mô trên toàn quốc như vậy. Đài truyền hình Việt Nam đã thành công trong việc tạo ra một sân chơi đầy mới lạ và hấp dẫn cho sinh viên yêu thích và đam mê sáng tạo công nghệ. Cuộc thi đã diễn ra được 6 năm, với biết bao nhiêu “khúc ca bi tráng” của những “người hùng”....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ROBOCON ƯƠM MẦM NHỮNG ƯỚC MƠ

  1. ROBOCON ƯƠM MẦM NHỮNG ƯỚC MƠ Đoàn Minh Hằng (Chủ biên) Hà Nội, tháng 9/2007 1
  2. Lời giới thiệu LỜI GIỚI THIỆU Giấc mơ dài của một thế hệ Tuổi trẻ Mải miết kiếm tìm Hạnh phúc và thành công nở hoa nơi trái tim ­ khối óc Nơi tình yêu ­ đam mê Những ngọn lửa truyền đến muôn đời Và, giấc mơ viết tiếp… Lưu Anh Tiến (BKPro) Năm 2002, khi Robocon mới vào Việt Nam, nhiều người không tưởng tượng nổi có thể tổ chức được một cuộc thi Robot với quy mô trên toàn quốc như vậy. Đài truyền hình Việt Nam đã thành công trong việc tạo ra một sân chơi đầy mới lạ và hấp dẫn cho sinh viên yêu thích và đam mê sáng tạo công nghệ. Cuộc thi đã diễn ra được 6 năm, với biết bao nhiêu “khúc ca bi tráng” của những “người hùng”. Nhiều khi chuẩn bị kỹ lưỡng cả năm trời, ra sân đấu chỉ vì một chút sơ xuất nhỏ, có thể dẫn đến những thất bại đáng tiếc mà không thể có cơ hội gỡ lại được. Như Dũng “đại bàng” của Power of love (2004) người đã từng nghiên cứu cả sử thi Hy Lạp để 2
  3. tạo cho mình những con Robot mang dáng dấp của các vị thần Venus, Odixe, Cupid, Meduzo cũng đã từng cạo đầu sau khi thua cuộc vì một lỗi rất nhỏ trên sân. “Nếu bạn chỉ đứng 3 phút trên sân thi đấu, bạn sẽ không thể nào hiểu hết về Robocon”. Một người bạn Robocon đã từng nói vậy. Cũng như năm 2003, 2005 và năm nay 2007 đội tuyển VN lại ghi thêm vào trang sử Robocon VN một khúc ca bi tráng. Nếu như năm 2003, đội tuyển BKCT của VN đặc biệt gây ấn tượng trong lòng bạn bè Quốc tế bởi nỗi kinh hoàng mang tên “Sam 5” đã hạ gục Robot “Hươu cao cổ” của Nhật Bản, năm nay hai đội tuyển VN cũng đã trở thành nỗi kinh hoàng của các đội tuyển Quốc tế bằng chiến thắng Victory Island trong tích tắc. (Trích Những người leo núi sẽ vượt được biển) 6 năm qua, Robocon Việt Nam đã trưởng thành, hoàn thiện và phát triển, từ những bước đầu chập chững chưa được nhiều đơn vị, doanh nghiệp quan tâm cho tới khi nhận được nhiều sự quan tâm từ các cơ quan quản lý; từ những lối mòn khai phá đầu tiên cho tới khi thành đường lớn rộng thênh thang. Mọi người đều cổ vũ cho Robocon và cùng vui, buồn với các bạn sinh viên qua truyền hình cũng như trực tiếp. Những giải vô địch qua các lần thử thách từ Tokyo, Seoul, Kuala Lumpur… đã làm dầy thêm bảng thành tích của đội Việt Nam, dầy thêm niềm tự hào qua các thế hệ sinh viên và mối quan tâm của mọi người. (Trích Hành trình Robocon Việt Nam) Robocon như một mê cung bí ẩn, phức tạp và rối rắm, lao vào để tìm hiểu nó, nhiều khi cùng đường và mệt nhoài, như khi bạn yêu ai mà không biết làm thế nào để hiều người đó. Xoay quanh sân chơi Robocon có hàng vô vàn những điều bí ẩn mà mỗi ngày người ta khám phá ra thêm một chút. Để rồi có nhiều kẻ ngậm ngùi khi nhìn ra thế giới. Cảm thấy những ước mơ được hoà cùng biển lớn càng trở nên nhức nhối hơn. Robocon Việt Nam vẫn chỉ quanh quẩn với những điều cũ kỹ, với những thứ đơn sơ. “Việt Nam có thể tự hào về trí tuệ và đẳng cấp của các ý tưởng theo kiểu “con nhà nghèo” trong các điều kiện rất khó khăn về thiết bị và tư liệu tham khảo. Bù lại, họ có tư duy chiến thuật thi đấu rất tốt, vì suy cho cùng, đây là một cuộc chơi đối kháng một chọi một. Trong khi đó các đội mạnh như Nhật Bản, Hàn Quốc có vẻ như quá cầu toàn khi chế tạo robot. Họ dành nhiều thời gian cho việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất, tập trung giải quyết đề bài dự thi một cách tối ưu về kỹ thuật mà ít có các phương án chiến thuật đối phó với các đối thủ khác nhau, quên đi sự hiện diện và cản trở của robot đội bạn.” (Trích Hãy coi Robocon là nơi bắt đầu) “Cái nhìn đào tạo khoa học công nghệ phải nhìn từ con người, vì nhập thiết bị tốt nhưng không có người sử dụng thì đắp chăn!” – ông Quốc nói – “ Ở các nước khác, có CLB sáng tạo nhằm tạo sân chơi cho người dân và vấn đề cốt lõi thứ hai là bảo hộ ý tưởng sáng tạo, quyền sở hữu trí tuệ đ ể người dân tự do công bố ý tưởng, chủ động như một thói quen, thì mới tạo đà phát triển bền 3
  4. vững. Có thể sáng kiến không ai dùng nhưng họ được quyền công bố và bảo hộ”. ( Trích Robocon – mong chờ những lớp quả đầu mùa) Làm cách nào để dấu gạch nối được viết tiếp, để tận dụng những thành quả lớp trước, chứ không chỉ là dấu chấm lửng? Điều này, bản thân các sinh viên tham gia sân chơi robocon không thể tự trả lời được! (Trích Dấu gạch nối và dấu chấm lửng) Với mong muốn được đóng góp cho sự phát triển Công nghệ c ủa Việt Nam nói chung và cuộc thi Sáng tạo Robot Việt Nam nói riêng, Công ty FPT đã ph ối h ợp v ới Đài truyền hình Việt Nam tiến hành triển khai nhiều chương trình Bảo trợ Công nghệ đồng hành cùng các thí sinh tham dự Robocon 2007. Cuốn sách ROBOCON ƯƠM MẦM NHỮNG ƯỚC MƠ nằm trong chương trình của dự án FPT đơn vị Bảo trợ Công nghệ Robocon 2007. Đây là cuốn sách ghi lại những ký ức và kỉ niệm về một ch ặng đ ường Robocon Vi ệt Nam 6 năm qua, những điều còn trăn trở về một sân chơi Công nghệ cho gi ới tr ẻ Vi ệt Nam, như một món quà nhỏ về hạt giống tâm hồn tặng cho những người yêu thích và đam mê trong lĩnh vực sáng tạo Khoa học kỹ thuật. Và, những giấc mơ viết tiếp... Tháng 9.2007 ĐOÀN MINH HẰNG (Quản lý dự án FPT Đơn vị Bảo trợ Công nghệ Robocon 2007) 4
  5. PHẦN 1: ROBOCON VIỆT NAM - 6 NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG Nơi tổ chức Biểu trưng Chủ đề Đội vô địch Năm Telematic- 2002 Tokyo, Nhật Bản Chinh phục núi Phú Sĩ BK3 Cầu mây chinh phục 2003 Bangkok, Thái Lan không gian Cuộc đoàn tụ Ngưu 2004 Seoul, Hàn Quốc FXR Lang-Chức Nữ Bắc Kinh, Trung Lửa thiêng rực sáng 2005 RoboTech Quốc Trường Thành Kuala Lumpur, Vươn tới đỉnh cao 2006 BKPro Malaysia 5
  6. 2007 Hà Nội, Việt Nam Khám phá Hạ Long Robocon Việt Nam – sáu năm một chặng đường Bài: Thu Hiền Sau 6 năm tổ chức và thi đấu ở sân chơi công nghệ này, SV các ngành k ỹ thu ật ở VN đã thể hiện được khả năng và sức sáng tạo không ngừng của mình v ới bạn bè khu v ực và thế giới, ta hãy cùng nhìn nhận lại chặng đường chinh ph ục đ ỉnh cao đ ầy vinh quang đó của họ trong suốt 6 năm qua. Robocon 2002 Cuộc thi đầu tiên với chủ đề “Chinh phục đỉnh Phú Sĩ “,17 đội tuyển đến từ 6 trường đại học trong cả nước với gần 40 Robot đã tập kết tại Trung tâm Văn hóa th ể thao quận Tân Bình TP.HCM sẵn sàng cho cuộc tranh tài. Đội Telematic (ĐH. BKTP.HCM) với tổ hợp Robot mang tên VBot (k ết c ấu còn khá đơn giản và thô sơ) tuy chỉ giành được vé vớt vào vòng chung kết nhưng đã th ực sự gây bất ngờ cho khán giả khi đoạt ngôi vô địch cuộc thi Sáng t ạo Robot l ần đ ầu tiên tại VN. Tháng 8/2002 cuộc thi khu vực được tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản, với 20 đ ội đ ến t ừ 19 nước. Đội Telematic giành thắng lợi vang dội trước đ ội tuyển c ủa Trung Qu ốc. Chiến thắng của Telematic đã thể hiện được bản lĩnh sáng tạo của tuổi trẻ Vi ệt Nam trong lĩnh vực khoa học công nghệ mới - lĩnh vực điều khiển tự động. Robocon 2003 Chủ đề “Cầu mây chinh phục không gian”. Sau một tháng tranh tài sôi nổi của hơn 130 đội, 32 đội xuất sắc nhất đã lọt vào vòng chung kết, BKCT (ĐH BKHN) là đ ội đ ạt danh hiệu chinh phục vùng trời với thời gian chưa đầy 2 phút, giành ch ức vô đ ịch v ề cho BKHN ngay từ lần đầu tiên góp mặt. BKCT cũng là đ ội đại di ện cho VN tham d ự cuộc thi khu vực tại Thái Lan và giành giải ba và giải ý tưởng sáng tạo. 6
  7. Robocon 2004 Chủ đề ”Cuộc đoàn tụ của Ngưu Lang Chức Nữ”, có 152 đội đăng ký và cu ối cùng còn 112 đội chính thức tham gia thi đấu, các đội được chia thành 2 khu v ực phía B ắc và phía Nam, thi đấu vòng loại để chọn ra 32 đội xuất sắc nhất tham gia thi đ ấu vòng chung kết toàn quốc 5/2004 tổ chức tại HN. FXR (BK.TP.HCM) xu ất sắc giành ch ức vô địch, đồng thời cũng giành luôn chức vô địch khu vực năm đó (đ ược t ổ chức ở Hàn Quốc) về cho VN. Robocon 2005 Chủ đề “Lửa thiêng rực sáng Trường thành”, cuộc thi trong n ước đánh d ấu con s ố các đội đăng ký tham gia ở mức kỷ lục là 300 đội, có 175 đội chính th ức thi đấu đ ể ch ọn ra 32 đội tuyển xuất sắc nhất tham dự vòng CK toàn quốc tại TP.HCM. BKCBG1 (BKHN) vô địch và đại diện cho VN thi đấu khu vực tai Trung Quốc. Robocon 2006 Có 322 đội đăng ký và chính thức tham gia cuộc thi có 230 đ ội đ ến t ừ 48 tr ường đ ại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Năm 2006, cuộc thi có chủ đề xây dựng toà tháp đôi cao nhất thế giới. BKPro (BKTPHCM) lần lượt vô đ ịch cu ộc thi trong n ước rồi cuộc thi khu vực (được tổ chức tại Malaysia). Đây cũng là lần thứ ba chúng ta giành chức vô địch Robocon trong các cuộc thi quốc tế. Robocon 2007 Năm 2007 VN chính thức là nước chủ nhà cho cuộc thi này. Suốt th ời gian qua 357 đ ội tuyển đến từ khắp nơi trong cả nước đã làm cho sân chơi này thực sự nóng lên, t ừ 32 đội tuyển lọt vào vòng CK chọn ra hai đại di ện đại di ện cho VN tham d ự cu ộc thi quốc tế. BKDC (Đại học Bách Khoa Đà Nẵng) đăng quang và DT03 giành ngôi Á quân (Đại học Công nghiệp Hà Nội) trở thành 2 đại di ện c ủa Vi ệt Nam tham d ự vòng Chung kết Robocon Châu Á Thái Bình Dương, tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam. Sáu năm chưa phải là một chặng đường quá dài nhưng nó đã khẳng đ ịnh Robocon là một sân chơi trí tuệ và hấp dẫn đối với SV ngành k ỹ thu ật. Nói nh ư Nguy ễn Toàn Thắng (thành viên đội Telematic 2002): “Điều khiến chúng tôi tự hào nhất là chi ến thắng của chúng tôi đã đem lại niềm tin, sự tự tin cho các thế hệ đi sau. Các bạn có một niềm tin rằng chúng ta có thể chiến thắng nếu như mình cố gắng hết sức dù đối thủ có là ai đi chăng nữa, dù họ là Nhật Bản, Hàn Quốc hay Trung Qu ốc. Chính ni ềm tin ấy đã góp phần làm nên thành công của Robocon VN, nếu như năm đầu tiên ch ỉ có 17 đội tham gia thì sau này con số đó đã lên đến hơn 300 đội. Chúng ta có quyền ngẩng cao đầu trước bạn bè quốc tế vì chúng ta tự tin vào khả năng của bản thân”. 7
  8. Chân dung các nhà Vô địch Robocon Việt Nam Tổng hợp: Thu Hiền, Minh Hằng 2002: Telematic – ĐHBK TP.HCM Đội trưởng: Vũ Ngọc Vinh. Chỉ đạo viên: ThS Huỳnh Văn Kiểm, Giảng viên bộ môn Điều khiển tự đ ộng, khoa Điện - Điện tử, ĐHBK TP.HCM. Tổ chức tại: Tokyo, Nhật Bản Đề thi: “Chinh phục đỉnh Phú Sĩ“ . Các Robot tham dự thi phải đặt các quả bóng cao su vào 17 ống hình trụ tượng trưng cho các phần của núi Phú Sĩ đ ể ghi điểm. Đội thắng cuộc sẽ là đội đưa được bóng vào c ả 5 ống liên ti ếp theo đường chéo của sân thi đấu trong đó bao gồm cả ống trụ tượng trưng cho đ ỉnh núi Phú Sĩ. Thời gian một cuộc đấu là 3 phút. Giải thưởng tại Robocon ABU: Giải vô địch: Robot: Vbot Ngay sau khi nhận giải, các phóng viên Nhật Bản đã ra bãi tập k ết Robot đ ể hỏi đội Việt Nam về bí quyết giành chiến thắng. Họ không hiểu n ổi t ại sao bóng được giữ và thả ra tự nhiên đến vậy, tại sao ta lại đặt được quả bóng thứ 5 lên trên bóng của đối phương. Toàn Thắng đã trình di ễn cho h ọ th ấy bí quy ết nằm ở những sợi dây thun mỏng manh - cơ chế bỏ bóng đơn giản mà hi ệu qu ả của Telematic. Công Văn say sưa thuyết trình về hình dạng trang trí c ủa nh ững chiếc nón đội tên đầu mỗi con robot, chiếc thì vẽ núi Phú Sĩ có c ờ c ủa 19 n ước tham dự xung quanh, chiếc có logo của trường đại học Bách Khoa, còn chiếc nữa thì trang trí các hoa văn dân tộc. Đặc biệt con ăn đỉnh núi được vẽ c ờ Vi ệt Nam với ngụ ý riêng.. Nguồn http://www.vtv.org.vn/robocon/2002/htm/thuthach.htm 2003 : BKCT – ĐHBK HÀ NỘI Đội trưởng : Hồ Vĩnh Hoàng. 8
  9. Tổ chức tại : Băng Cốc, Thái Lan. Đề thi : “Cầu mây chinh phục không gian” Nhiệm vụ của các robot là b ỏ bóng vào các cụm rổ để ghi điểm. Đội nào ghi điểm vào các cụm rổ trong, ngoài và 3 cụm rổ ở trung tâm sẽ chinh phục không gian. Giải thưởng tại Robocon ABU: Giải 3 và Giải ý tưởng sáng tạo Robot: Sam 5 SAM 5 có khả năng chiến thắng knock out đối thủ (đưa bóng vào tất cả các giỏ) trong vòng 2 giây sau khi trận đấu bắt đầu! Phần chính của robot tự động SAM 5 bao gồm 20 nòng súng mang 20 quả cầu mây. Mỗi nòng súng này có khả năng bắn chính xác ở khoảng cách xa và được hệ thống vi điều khiển tự động điều chỉnh góc bắn, thời điểm bắn tuỳ thuộc vào trạng thái xoay của các giỏ. Các nòng súng vừa bắn xoay các giỏ nên có thể bắn vào tất cả các mặt của giỏ và tất cả 20 quả đều trúng đích. Ngoài ra SAM 5 còn có hệ thống cản robot tự động của đội bạn cả dưới đất và trên không, cản không cho đội bạn cản phá mình, cản robot bằng tay của đội bạn. (Hồ Vĩnh Hoàng) 2004: FXR - ĐHBK TP.HCM Đội trưởng: Trịnh Quý Ngọc. Chỉ đạo viên: ThS Huỳnh Văn Kiểm, Giảng viên bộ môn Điều khiển tự đ ộng, khoa Điện - Điện tử, ĐHBK TP.HCM Tổ chức tại: Seoul, Hàn Quốc. Đề thi: “Cuộc đoàn tụ của Ngưu Lang Chức Nữ“. Chủ đề của cu ộc thi d ựa trên tích chuyện quen thuộc khu vực châu Á. Có m ột đôi v ợ ch ồng tên g ọi Ngưu Lang Chức Nữ do lười biếng đã bị hình phạt phải sống xa nhau ở hai bên của dải Ngân Hà. Chim Ác là và Quạ cảm thấy thương tình nên đã dùng thân mình bắc cầu qua Ngân Hà để hai vợ chồng Ngưu Lang Chức N ữ đ ược gặp nhau. Cầu đó có tên gọi là Ô thước. Mỗi năm một lần c ặp vợ chồng này đ ược phép gặp nhau vào ngày 7 tháng 7 âm lịch. Thường có m ưa vào ngày này và người ta nói đó là nước mắt đoàn tụ của Ngưu Lang Chức Nữ.Mục đích của cuộc thi là hoàn tất việc đoàn tụ “ reunion” của Ngưu Lang Ch ức N ữ bằng cách: Robot phải bắc cầu Ô thước để Robot tự động mang quà Vàng t ừ vùng Ngưu Lang đến vùng Chức Nữ . Mỗi trận đấu kéo dài 3 phút. Tuy nhiên, tr ận đấu có thể kết thúc sớm hơn nếu một đội hoàn tất vi ệc “trao quà cho Ch ức Nữ”. 9
  10. Giải thưởng tại Robocon ABU: Giải vô địch và Giải ý tưởng Robot: Năm 2004 chứng kiến màn trình diễn tuyệt vời của FXR. Chắc hẳn không ai chứng kiến vòng chung kết quốc gia năm đó mà không bị ấn tượng đặc biệt bởi những con robot gắp quà của FXR. Hoạt động bền bỉ, hiệu quả và đẹp mắt, những con robot này sử dụng các giải pháp cơ khí hiệu quả với nhiều bậc tự do. Chúng có một rãnh chứa quà ngay trên đầu và được đưa lên bằng tay cặp quà. Họ sử dụng hệ thống truyền đai và con lăn chính xác, gọn gàng, cặp quà bằng giác hút nên rất vững chắc. (Trần Hoài Sơn) 2005 : BKCBG1 - ĐHBK HÀ NỘI Đội trưởng: Đặng Văn Bằng. Chỉ đạo viên: Tiến sỹ Văn Bình Đệ. Tổ chức tại: Bắc Kinh, Trung Quốc. Đề thi: ”Lửa thiêng rực sáng Trường Thành”. Trường thành là m ột trong nh ững kiến trúc xây dựng hoành tráng nhất trên thế giới. Di tích cổ xưa này đã không chỉ là một di sản văn hoá nổi bật của Trung Quốc mà còn là n ơi du l ịch h ấp dẫn nổi tiếng thế giới. Du khách nước ngoài tới Trung Qu ốc th ường cho r ằng chuyến du lịch sẽ chưa hoàn hảo nếu chưa tới trường thành, n ơi đó chính là một biểu tượng của nền văn minh Trung Hoa cổ xưa và là một minh chứng cho sức mạnh của con người có thể tạo nên diện mạo của thế gi ới. Có m ột câu ngạn ngữ của Trung Quốc rằng: "Bất đáo trường thành phi hảo hán", vậy thì chúng ta hãy cùng vượt lên tháp của trường thành và thắp sáng ngọn l ửa thiêng. Robot tham dự cuộc thi phải lên trường thành và bỏ những quả bóng nhiên liệu vào năm ngọn đuốc và bốn đài lửa Thời gian cho mỗi trận đấu là 3 phút. Giải thưởng tại Robocon ABU: Giải của nhà tài trợ Konami Robot: Nhân sư 10
  11. Một đội hình robot cực kì ổn định luôn được đánh giá là ứng cử viên cho chức vô địch trong vòng toàn quốc trước tiên phải kể đến 2 con robot xung quanh. Kết cấu cơ khí vững chắc gọn nhẹ nhanh và chuẩn xác có thể đạt tới vận tốc 2m/s..Nhân sư là niềm tự hào của BKCBG1. là một sự kết hợp hoàn hảo của các yếu tố cơ khí, là yếu tố chắc chắn để chiến thắng của BKCBG1 (Trần Hoài Sơn) 2006: BKPro ĐHBK TP.HCM. Đội trưởng: Lưu Anh Tiến Chỉ đạo viên: ThS Huỳnh Văn Kiểm, Giảng viên bộ môn Điều khiển tự đ ộng, khoa Điện - Điện tử, ĐHBK TP.HCM Tổ chức tại đâu: Kuala Lumpur, Malaysia. Đề thi:“Vươn tới đỉnh cao” (Xây dựng tháp đôi cao nhất thế giới). Tháp đôi 88 tầng PETRONAS (KLCC), có độ cao 452 mét hiện tại là tháp đôi cao nh ất th ế giới và là điểm nổi bật nhất của trung tâm thành phố Kuala Lumpur. M ục đích của cuộc thi nhằm mô phỏng quá trình xây dựng tòa tháp đôi này và c ảnh quan xung quanh, bởi hai đội gồm các rôbốt sử dụng các khối kết c ấu b ằng chất liệu nhựa polystyrene. Đội hoàn thành trước một tháp đơn trong tòa tháp đôi và hai tháp 'cầu không trung' sẽ được coi là 'SIAP' và là đội giành chiến thắng. Thời gian của trận đấu là 3 phút.'SIAP' trong ti ếng Malay nghĩa là đã l ắp xong hoặc đã hoàn thành, sẵn sàng để sử dụng. Giải thưởng tại Robocon ABU: Giải vô địch. Gi ải thi ết kế tốt nhất. Gi ải thưởng của nhà tài trợ Panasonic. Robot: Thiên thần tình yêu: Đến với vòng chung kết toàn quốc,sau cải tiến về mặt kỹ thuật, tốc độ có th ể đạt đến 2.5/s, chạy thử rất nhiều để đảm bảo tính ổn đinh trong thi đấu, 2 robot tự động của Bkpro đã được làm đẹp. Về kết cấu tổng thể không thay đổi nhiều so với phiên bản trước nhưng hai cánh tay đỡ quà v ới nh ững đường cong trông rất giống với đôi cánh thiên thần đã gây sự chú ý c ủa r ất nhi ều người ngay từ giây phút đầu tiên ra sân tập.Hơn nữa trên robot có bộ phận gi ữ quà hình cung với mũi tên dựng đứng có khả năng hạ xuống để phá quà của đối phương bất cứ lúc nào. Chính khán giả đã yêu mến đặt cho cặp Robot này cái thần tên thiên tình yêu. Khi đại diện cho Việt Nam tham dự cuộc thi Châu Á Thái Bình Dương, Thiên thần tình yêu đã có đôi cánh mới mạnh mẽ, hi ện đại h ơn cùng nhiều chương 11
  12. trình tương ứng với các nút nhấn sặc sỡ trên mình robot đã đem l ại nh ững chiến thắng tuyệt vời cho Việt Nam. (Vũ Hữu Thắng) BKDC - BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG. 2007 : Đội trưởng : Đỗ Thế Cần. Chỉ đạo viên : Trần Minh Chính – phó khoa Cơ khí, ĐHBK Đà Nẵng Tổ chức tại: Hà Nội, Việt Nam. Đề thi: “Khám phá vịnh Hạ long” (Ha Long Bay Discovery). Lu ật thi Robocon 2007 dựa trên sự tích Vịnh Hạ Long. Các Robot ( tượng trưng cho các con rồng) sẽ mang các khối hình trụ (tượng trưng cho các viên ngọc) để tạo ra các hòn đảo lớn nhỏ tượng trưng cho Hạ Long và Bái Tử Long. Đ ội đầu tiên hoàn t ất việc xây dựng các hòn đảo chiến thắng (ba hòn đảo tạo thành 3 đ ỉnh c ủa ch ữ V) sẽ giành được chiến thắng tuyệt đối Victory Islands. Mỗi trận đấu kéo dài 3 phút. Giải thưởng tại Robocon ABU: Giải ý tưởng. Robot: Ngoại hình Robot bằng tay xuất phát từ hình dạng c ủa xe đua công th ức 1, trên cơ sở đó được điều chỉnh thiết kế và bổ sung chức năng tương ứng v ới k ết cấu chung. Robot tự động tượng trưng cho các rồng con trong dó có hai lo ại khác nhau là robot tự động cản phá (tượng trưng cho rồng đực) và robot t ự động ghi điểm (tượng trưng cho rồng cái). Robot tự động ghi điểm có ph ần đ ế được thiết kế trên cơ sở cải biến một dạng thân máy bay chiến đấu. Robot cản phá được chỉnh sửa và bố trí tối ưu để tạo hình dáng hài hoà và có tính th ẩm mỹ kỹ thuật. Toàn bộ đội hình robot khi đặt chung lại v ới nhau có kích th ước tương thích để thể hiện được đâu là rồng mẹ, đâu là rồng con, phạm vi hoạt động giống với câu chuyện của chủ đề cuộc thi. (Đỗ Thế Cần) HÀNH TRÌNH ROBOCON VIỆT NAM Bài: Trần Bích Ngọc 12
  13. (Ghi theo lời kể của TS Ngô Thái Trị, Trưởng ban giám khảo cuộc thi Robocon Việt Nam) Cho đến bây giờ, Robocon đã trở nên quen thuộc với người Việt Nam, đặc bi ệt là với giới sinh viên kỹ thuật, nhưng ít ai bi ết được thu ở ban đầu khó khăn biết nhường nào. Khi bắt đầu manh nha cuộc thi này, ABU (Hi ệp h ội phát thanh châu Á- Thái Bình Dương) đã đề xuất ý tưởng trong m ột cu ộc h ọp thường niên với các nước thành viên. Khi về, tôi đã báo cáo với lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam, nhưng do chưa có ai hình dung đ ược sẽ ph ải b ắt đ ầu như thế nào nên mọi việc mới chỉ dừng ở mức độ đồng ý về chủ trương. Sau đó, Ban Thư ký Robocon của ABU liên tục gọi điện, gửi email nhắc tôi đăng ký các đội tham gia với lý do sinh viên Việt Nam đạt r ất nhi ều thành tích trong các cuộc thi quốc tế, tại sao không thử sức trong cuộc thi đầy hứng thú nh ư v ậy. Tôi đã ghi nhận lời đề nghị hết sức nhiệt tình đó và cũng đã m ạnh d ạn h ứa v ới bạn, Đài TH VN sẽ tham gia cuộc thi này . Tháng 4/2001, ABU chính thức mời Đài TH VN tham gia cu ộc thi sáng t ạo Robot với tư cách là thành viên của ABU. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, đ ối v ới VTV và cá nhân tôi, Robocon vẫn còn là một cái gì đó khá mơ hồ. Công việc chuẩn bị cho việc tham dự Robocon 2002 do ABU phát động lần đầu tiên quả thật đã đè nặng lên VTV2, đơn vị được Tổng Giám đốc Đài TH VN giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện. Khi ấy, kinh nghiệm tổ chức về lĩnh vực này hoàn toàn không có, lại thêm khó khăn về nhân sự, kinh phí, tính khả thi nên những người trong cuộc nhiều khi đã nản. Khi phóng viên VTV2 đến làm việc với các đơn vị: ĐH Bách khoa Hà N ội, ĐH Quốc gia Hà Nội, Học viện Kỹ thuật Quân sự, ĐH Bách khoa Tp. HCM, ĐH Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức để xác định xem việc tổ chức cuộc thi Sáng tạo Robot cho sinh viên Việt Nam có khả thi hay không thì mọi thứ m ới dường như sáng tỏ. Thực ra, ngay từ khi khảo sát cũng đã vấp phải không ít khó khăn, nhiều trường e ngại khi nghĩ tới việc lập đội tuyển thi, bởi riêng khâu ý tưởng, nhân sự, ki ến thức, chỉ đạo, đã hết sức hóc búa mà kết quả lại rất khó hình dung ra đ ược. Tuy nhiên, khi tiếp xúc và lấy ý kiến về việc sáng tạo Robot dự thi, tôi th ấy lớp sinh viên tỏ ra vô cùng hào hứng và hưởng ứng nhi ệt tình. Đi ều này khi ến tôi vừa ngạc nhiên vừa thích thú vì sinh viên ở các trường Đ ại h ọc th ường không mặn mà lắm với phần thực hành, một phần do c ơ sở h ạ t ầng t ại các trường còn thiếu thốn, chưa phục vụ đủ cho việc nghiên c ứu, thực tập c ủa các em, mặt khác giáo trình lý thuyết cũng không thường xuyên được cập nhật. Mặc dù điều kiện thực tế tại các trường còn thi ếu, song vẫn có phòng thí nghiệm, xưởng thực hành nghiên cứu thiết bị tự động hóa, tuy chưa đáp ứng được mọi yêu cầu của việc chế tạo Robot nhưng ít ra cũng có nơi để thí 13
  14. nghiệm và thực hành cho một số công đo ạn c ủa sáng t ạo Robot. Điều quan trọng nhất là lòng nhiệt tình, hăng hái, niềm đam mê chinh phục những đỉnh cao của các bạn sinh viên chính là động lực giúp chúng tôi có thêm ni ềm tin đ ể t ổ chức cuộc thi trong nước năm đầu tiên (2002) và lựa chọn đội tuyển ra n ước ngoài thi đấu. Vậy là sinh viên Việt Nam có thêm m ột sân ch ơi m ới b ổ ích và sáng tạo. Khi bắt tay vào việc, sự vất vả, khó khăn phát sinh ngày càng nhiều. Vi ệc phát động ở các trường kỹ thuật để đảm bảo số lượng đội đăng ký dự thi, kinh phí tổ chức chưa có, vấn đề sân bãi nan giải... thật đúng là "trăm dâu đổ đầu tằm". Cũng may chị Nhật Hoa - Phóng viên VTV2 được cử sang Malaysia tham d ự hội thảo về cách sản xuất chương trình Robot do ABU tổ ch ức t ại Penang, qua đó cũng học hỏi kinh nghiệm về việc tổ chức chương trình Robocon ở các nước. Khâu chọn Ban Giám khảo, chúng tôi quyết định mời GSVS Nguyễn Văn Hiệu - nguyên Viện Trưởng Viện Khoa học Việt Nam làm Trưởng ban. Kinh phí tổ chức cũng là một vấn đề lớn, lại phải nghĩ cách xoay xở gi ải quyết. Một cuộc họp có đủ VTV1, VTV2, VTV3, Tvad…bàn bạc rồi đưa ra phương án là sẽ quảng bá rộng rãi về cuộc thi này thì mới thu hút được tài trợ và sự quan tâm của giới doanh nghiệp. Các thông tin về cuộc thi Ch ương trình Robot Welcome phát sóng thành công khiến cho dư luận ngày càng chú ý đ ến Robocon và may mắn thay, Toyota đã nhận là nhà tài trợ chính cho cuộc thi. Do thời gian quá gấp nên năm 2001, Ban Khoa giáo quyết định chỉ tổ chức cuộc thi ở qui mô nhỏ với lực lượng chính tham dự là 4 trường Đại học: ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Quốc Gia, ĐH Kỹ thuật Công nghệ Tp HCM, ĐH Bách Khoa Tp HCM. Chủ đề của cuộc thi là: Chinh phục đỉnh Phanxipăng (theo lu ật thi của cuộc thi ABU sẽ là Chinh phục núi Phú S ỹ ) đ ể l ựa ch ọn ph ương án t ốt nhất tham dự cuộc thi tại Tokyo và có 25 đội đăng ký tham gia. Một điều đáng tiếc là trong quá trình chuẩn bị tham dự, có nhiều đội đã phải bỏ cuộc do cá nhân tự đăng ký, không có đủ kinh phí cũng như người h ướng dẫn, vì vậy từ 25 đội đăng ký ban đầu chỉ còn 17 đội đủ điều kiện tham gia. Đài THVN cũng hỗ trợ các đội bằng cách phát các chương trình c ập nh ật thông tin về tiến độ, kinh nghiệm giải quyết khó khăn, giới thiệu về robot và công nghệ chế tạo mà sinh viên quốc tế đã áp dụng. Hơn nữa, còn theo sát, h ỗ tr ợ các em trong quá trình chế tạo, thử nghiệm. Những gian kh ổ mà các đ ội đã tr ải qua quả thật không thể đong đếm được, từ việc nghiên cứu, đọc tài liệu quên ăn quên ngủ, lăn lê bò toài tới nhẵn mặt ở chợ giời để tìm các linh kiện lắp ráp, dù gia đình có ngăn cản, kinh phí tài trợ không đủ, hầu h ết ph ải t ự b ỏ ti ền túi ra mua đồ hết lần này đến lần khác, vì trong quá trình ch ế t ạo năm l ần b ảy lượt mới tìm ra giải pháp. Mồ hôi, công sức, tiền bạc của các bạn trẻ ti ếp n ối nhau rỏ giọt trong từng xưởng. Có đến thăm, nhìn các bạn ấy thức trắng bên những con robot mới thấy lòng đam mê và ý chí sắt đá của sinh viên Vi ệt Nam mạnh tới mức nào. 14
  15. Rồi tới khi tổ chức thi đấu được cũng chưa phải là đã hết khó khăn, vấn đề trọng tài, sân bãi cũng là vấn đề đau đầu không kém. Năm đ ầu ch ưa thành l ập tổ trọng tài, các thầy trong BGK phải kiêm nhi ệm, hết th ời gian thi đấu các thầy phải tự vào sân đếm bóng, tính điểm… Năm sau thành l ập t ổ tr ọng tài, nhưng thành viên tổ trọng tài lại lấy từ các trường, nên lại n ảy sinh nh ững v ấn đề phức tạp khác. Khó có thể kể hết những “giai tho ại” c ủa “Hành trình Robocon” 6 năm qua, với những buồn, vui lẫn lộn. Có những lúc vui sướng đến tột cùng, nhưng cũng có những lúc chán đến mức muốn bỏ cuộc! 6 năm qua, Robocon Việt Nam đã trưởng thành, hoàn thiện và phát tri ển, từ những bước đầu chập chững chưa được nhiều đơn vị, doanh nghiệp quan tâm cho tới khi nhận được nhiều sự quan tâm từ các cơ quan quản lý; từ những lối mòn khai phá đầu tiên cho tới khi thành đường lớn rộng thênh thang. Mọi người đều cổ vũ cho Robocon và cùng vui, buồn với các bạn sinh viên qua truyền hình cũng như trực tiếp. Những giải vô địch qua các lần thử thách từ Tokyo, Seoul, Kuala Lumpur… đã làm dầy thêm bảng thành tích của đội Việt Nam, dầy thêm niềm tự hào qua các thế hệ sinh viên và mối quan tâm của mọi người. Robocon ngày nay trưởng thành với trên 300 đội tuyển trải dài khắp Bắc, Trung, Nam với sự quan tâm của các cơ quan chức năng như Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Khoa học Công nghệ & Môi trường, Trung ương Đoàn Thanh niên, đ ặc bi ệt là ĐTH Việt Nam – đơn vị tổ chức…Năm 2007, có thêm sự hỗ trợ của FPT với tư cách là Đơn vị Bảo trợ Công nghệ - hi vọng, Robocon sẽ th ực sự phát huy được những tiêu chí tốt đẹp vì một sân chơi lành mạnh và sáng tạo của giới trẻ Việt Nam. PHẦN 2: NHÂN VẬT Thầy Huỳnh Văn Kiểm: TÔI SẼ LẠI ĐỨNG BÊN CÁC EM Bài: Thu Hiền (ghi theo lời kể của Thầy Huỳnh Văn Kiểm Chỉ đạo viên 3 đội Robocon VN vô địch ROBOCON Châu Á – Thái Bình Dương) Tôi “mê” Robot từ thời sinh viên, thời bằng tuổi các em. Hồi đó ch ưa có thi th ố, ch ưa có sáng tạo thành phong trào rộng rãi và sôi nổi như bây gi ờ. Mê thì t ự tìm hi ểu, t ự mua linh kiện, sách vở về xem xét, ngắm nghía. Bây gi ờ, khi không còn ở cái tu ổi mà có thể hàng ngày lăn vào xưởng, cầm khoan, cầm cưa n ữa, tôi đến xem các em làm, đôi lúc chỉ thêm cho các em những điều còn bỡ ngỡ. Robocon chính là nh ững gi ờ phút giúp tôi sống lại những tháng ngày tuổi trẻ và là ni ềm vui ngoài nh ững gi ờ lên l ớp c ủa một ông giáo già như tôi. 15
  16. Tôi hay nhìn mọi thứ theo một cách khác những người xung quanh. Tôi tìm tòi nh ững gì đặc biệt ẩn sau những điều tưởng như bình thường. Robocon cũng ẩn ch ứa nh ững điều đặc biệt, đi trong nó và đi bên nó cũng là những con người đặc biệt. Năm 2002, lần đầu tiên VN tổ chức thi Robocon, 17 đội đăng ký tham gia, con s ố khiêm tốn không bằng một phần số lẻ những đội đăng ký tham gia năm nay, nh ưng vào thời điểm ấy, con số 17 ấy đã trở thành hiện tượng. Đó là m ột thành công mà chính những người tổ chức cũng không ngờ đến. Năm đầu tiên, các đ ội đ ến v ới cu ộc thi với những bước chập chững, Robot các em làm ra còn thô sơ lắm. Đây cũng là đi ều dễ hiểu cho một cuộc chơi quá mới mẻ với sinh viên: chế tạo ra nh ững con Robot chạy được. Nhân vật tôi nhớ nhất có lẽ là Vũ Ngọc Vinh - đội trưởng Telematic, vô đ ịch Robocon Châu Á Thái Bình Dương 2002. Ngày đó, tôi tình cờ tr ở thành ch ỉ đ ạo viên cho các em, theo cùng các em từng chặng đường. Telematic là đội duy nhất tôi h ướng d ẫn l ần đ ầu tiên tham dự Robocon đã vô địch trong nước rồi sau đó giành ch ức vô đ ịch khu v ực. (Cả FXR và BKPro sau này đều có kinh nghiệm vài năm tham gia, lăn lộn v ới Robocon trước khi trở thành những nhà vô địch). Những ngày thử nghi ệm đầu tiên, Vinh và các bạn phải tự đặt những viên gạch đầu tiên cho niềm đam mê c ủa mình. Ch ưa h ề có ai đi trước dẫn đường nên các em tự mày mò, vừa đi vừa dẫn đường cho chính mình. Tham gia lần đầu, người ta dễ cho phép mình nghĩ đến sự th ử nghi ệm, đi thi như đi chơi, thi mà nhất thiết phải thắng. Vinh lại khác, em không ch ấp nh ận nh ững s ự th ử nghiệm đơn thuần, chỉ làm cho vui, cho có. Robot làm ra không v ừa ý, ph ải làm l ại, làm lại cho đến khi đạt một cái đích nhất định mình đặt ra m ới t ạm hài lòng. Các em làm với suy nghĩ duy nhất: Robot như thế này làm sao có thể thắng Nhật đ ược? Nh ật chưa bao giờ là một đối thủ tầm thường, khi chúng ta tổ chức cu ộc thi trong n ước v ới Robot bằng tre, bằng nứa thì Nhật đã có kinh nghi ệm t ổ ch ức thi Robot cho sinh viên trước đó hàng chục năm. Cuộc thi đầu tiên được họ tổ ch ức vào năm 1988. H ọ chuyên nghiệp lắm rồi, sinh viên của họ cũng tiếp xúc với công nghệ Robot ở tầm cao lắm rồi. Thế mà một đội lần đầu tiên tham gia đã nghĩ đ ến vi ệc th ắng h ọ li ệu có là vi ển vông? Đôi khi những cái đích đặt ra hơi ngông cuồng lại như m ột th ử thách thú v ị buộc người ta người ta phải đi đến cùng, lại dẫn người ta đ ến nh ững đi ều đ ẹp đ ẽ tưởng chừng chỉ có trong mơ. Chúng ta thắng Nhật, chúng ta th ắng Trung Qu ốc và tr ở thành nhà vô địch ngay lần đầu tiên với những con Robot chạy còn không v ững, ch ỉ là mấy thanh nhôm vắt qua vắt lại. Ngay sau khi nhận giải, các phóng viên Nhật Bản đã ra bãi tập kết Robot để hỏi đội Việt Nam về bí quyết giành chiến thắng. Họ không hiểu nổi tại sao bóng được giữ và thả ra tự nhiên đến vậy, tại sao ta l ại đ ặt đ ược qu ả bóng thứ 5 lên trên bóng của đối phương. Bí quyết n ằm ở những sợi dây thun m ỏng manh - cơ chế bỏ bóng đơn giản mà hiệu quả của Telematic. Trong các cuộc thi Quốc tế, các đội Việt Nam luôn giành đ ược c ảm tình c ủa Ban T ổ chức và Ban Giám khảo dù chúng ta chưa bao gi ờ là đội chủ nhà. Đây là m ột đi ều ít ai biết và ít ai để ý. Chúng ta đã thắng rất nhiều lần khi mà kho ảng cách gi ữa th ắng và thua rất mong manh và quyết định nằm nhiều ở trọng tài. Năm 2006, BKPro đã đ ược bỏ qua rất nhiều lỗi, (dù là những lỗi rất nhỏ nhưng theo luật chơi, chúng ta đang 16
  17. phạm luật) để cuối cùng đăng quang. Họ đứng về phía chúng ta, lý do vì v ới chúng ta, Robocon được đưa về đúng nghĩa của nó. Vi ệt Nam ch ơi đ ẹp, Vi ệt Nam tôn vinh s ự sáng tạo, chúng ta nhìn thấy giá trị đích thực của cuộc chơi và thi đấu vì giá tr ị đích thực đó. Tôi hay đùa thi Robocon là thi thua chứ không phải thi th ắng, riêng nh ư năm nay có hơn 300 đội tham gia, chắc chắn sẽ có hơn 300 đội thua, chỉ còn lại m ột, hai đội cu ối cùng chiến thắng. Một, hai niềm vui bên cạnh hơn 300 nỗi buồn có ph ải là m ột đi ều gì đó nhức nhối? Càng ngày cuộc thi càng mở rộng, số đ ội năm đ ầu tiên không b ằng nổi một phần số lẻ của những đội hôm nay. Các em đến v ới Robot b ằng ni ềm say mê khám phá, khám phá khoa học và khám phá chính bản thân mình, khát khao khẳng đ ịnh bản thân. Đam mê đến mức thành “say” Robot cũng không phải là hiếm. Tôi v ẫn bảo, mình không cần phải thổi thêm lửa cho sinh viên n ữa, t ự các em đã quá “nóng” r ồi, việc của mình là ghìm ngọn lửa đó lại và hướng nó cháy theo đúng cách. Các em không chinh phục được đỉnh Phú Sỹ, không thắp sáng được Tr ường Thành hay v ươn t ới được ngọn tháp đôi kia không có nghĩa là các em thua. Ngay chính trong n ỗi bu ồn c ủa mình các em cũng đang chiến thắng, không chỉ thắng trong một cuộc thi mà đang thắng trong cuộc ganh đua quyết liệt nhất, ganh đua với chính các em. Có em sinh viên hỏi tôi: Thưa thầy, có đúng giá trị cuối cùng còn lại c ủa Robocon sau bao nhiêu vinh quang chỉ còn là những giấc mơ? Một phần nào đó tôi cho r ằng đi ều này đúng. Các em làm Robot với những giấc mơ rất đẹp của tuổi trẻ, thậm chí đến khi ra trường, đi làm, một số em vẫn viết tiếp những giấc m ơ “hậu Robocon”. Nó là s ự nối dài của những gì đó tương tự như Robocon. Đến m ột lúc nào đó, khi không còn làm những điều tương tự như bây giờ các em mới không còn m ơ. Giấc m ơ hôm nay của các em cũng phần nào giống giấc mơ ngày hôm qua, không vi ển vông nh ưng b ồng bột và ngông cuồng. Nếu không ngông cuồng, không làm Robot như nh ững ng ười “say” quá mức, có thể các em đã là những sinh viên bình th ường, ra tr ường đúng h ạn, đi làm những công việc bình thường chứ không ngông cuồng, và ch ắc ch ắn là không bao giờ chậm việc học lại vài kỳ, thậm chí là vài năm. Các em đặc bi ệt đôi khi cũng vì các em ngông cuồng và dám chạy theo những điều ngông cu ồng, không gi ống ai và không ai chạy theo đó. Các em ra trường, tự mở công ty riêng, thời gian đầu đa số là lỗ, điều này đ ược lý gi ải rất dễ, các em giỏi, các em nhiều hoài bão nhưng các em chưa có kinh nghi ệm, kinh doanh mà chưa có kinh nghiệm thì thất bại cũng là điều t ất yếu. Nó cũng gi ống nh ư trở ngại, như vật cản trên sân đấu, vượt qua rồi, các em sẽ chiếm lĩnh được những đỉnh cao hơn. Tôi cũng có những phút ngồi lặng lại cuối sàn đấu sau khi trận đấu đã an bài, tĩnh l ặng để nhìn lại, để ngấm cảm xúc. Robocon với tôi là niềm vui hay n ỗi bu ồn? Vui có, buồn có. Niềm vui tôi có được khi là một cổ động viên, xuống sân xem các em làm robot, thi robot, niềm vui là khi những đội tôi hướng dẫn giành chi ến thắng. Tôi cũng có những phút lặng buồn khi một đội tôi hướng dẫn không đạt đ ược chi ến th ắng cu ối cùng. Nhưng buồn không có nghĩa là sống mãi với nó, gi ữ nó như m ột đi ều day d ứt trong lòng. Tôi là người đã có tuổi, đã qua rồi cái thời gian mà bu ồn vui d ễ xáo tr ộn 17
  18. giống các em nên tôi cũng coi những c ảm xúc đó nh ư quy lu ật, không ám ảnh tôi nhiều, không buộc tôi phải suy nghĩ nhiều về nó. Năm nay, tôi không làm ch ỉ đ ạo viên cho đội Robot nào của trường BK Tp.HCM, không phải vì tôi t ừ ch ối các em mà hình như vì không đội nào “dám” nhờ tôi hướng dẫn. Suy nghĩ của các em hình như cũng xuất phát từ một quy luật thú vị của Robocon VN, năm nay là năm vô đ ịch c ủa Bách Khoa HN, năm nay là năm của BKHN chứ không phải BK Tp.HCM. Cũng có th ể lý do là vì các em thấy bị áp lực với những vinh quang c ủa l ớp đàn anh Telematic, FXR và BKPro đi trước đã đạt được… Nhưng bất cứ khi nào các em c ần, tôi s ẽ l ại đ ứng bên các em, đứng bên như một người thầy, một người bạn cùng chung niềm đam mê. Robocon năm nay đang bắt đầu nóng lên, các em sinh viên cũng đang “nóng” lên v ới hơi thở của cuộc đấu. Tôi cũng đang dõi theo sức nóng đó, v ẫn vào sân xem các em thi đấu như một cổ động viên nhiệt tình để được sống cùng các em nh ững kho ảnh kh ắc đặc biệt. Tôi vẫn hướng về Robocon, hướng về những tìm tòi, những khám phá, những trải nghiệm, những gương mặt Robot như khi hướng về một đi ều gì đó th ật đặc biệt trong cuộc sống… DƯƠNG TẤN THÀNH: Cổ tích về “người khùng” biết “đẻ” khủng long Bài: Mỹ Quyên Người ta bảo ông khùng. Cả xóm, cả khu phố cùng nh ất trí gọi là ông khùng. Cách đây hơn chục năm, chính xác là năm 1993, có một “ông khùng” quê gốc miền Tây đã liều lĩnh bán cả đất đai, nhà cửa, xe hơi để quyết cho ra đời bằng đ ược m ột chú khủng long biết gầm, biết cử động. Trong khi đó, mãi đến năm 2001 ở London, (Anh) mới công bố một con khủng long biết cử động, gầm rống và n ặng mùi tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London. Cái tên Dương Tấn Thành trở thành hiện tượng gây chú ý c ủa báo đài, d ư lu ận những năm 90 của thế kỷ trước. Ông đánh dấu m ột c ột m ốc lớn cho ngành c ơ khí và tự động hóa ở Việt Nam, khi trở thành người đầu tiên chế tạo thành công robot, cụ thể là robot khủng long. Điều kỳ diệu ở chỗ, ông xuất thân chỉ là một “tay chủ” gara và mua bán phụ tùng ô tô, chuyên sửa chữa các loại xe cơ gi ới ch ứ không đ ược h ọc qua bất cứ trường lớp nào. Vì thế nên sự hoài nghi hóa thành kinh ngạc khi trong cu ộc thi Cơ khí và điện gia dụng năm 1995, xuất hiện những đoạn phim quay về con kh ủng long biết cúi đầu chụp người lạ khi người lạ tiến vào, rồi c ử động, gầm, hát... Các chuyên gia hồi đó còn hỏi ông: “Ông quay con khủng long này ở n ước nào v ậy”, ông trả lời: “Của tui làm chứ ai”! 18
  19. Cái “của tui” khiến ông mãi mãi tự hào đó bắt nguồn từ m ột l ời h ứa v ới cô con gái út 4 tuổi. Ông vẫn thường kể chuyện cổ tích “tự biên” cho con gái nghe. M ột l ần hứng khởi thế nào mà trong câu chuyện của ông lại xuất hi ện hình ảnh cô công chúa nhỏ được bà tiên ban cho lọ thuốc thần có công dụng biến khủng long bạo chúa thành khủng long hiền lành không làm hại người, biến ác thú thành... hi ền thú... Cô út thích thú đề nghị: “Vậy ba chế cho con một con khủng long biết hát biết múa nghe ba!” Nghĩ bụng “thôi cứ hứa chơi chơi cho con khỏi nhắc”, nhưng sau con gái cứ nhắc miết khiến cái bụng ông phát rầu. Ông bỗng cảm thấy sức m ạnh trong con người mình tr ỗi dậy khi cô con gái nhỏ nói chắc nịch: “Con biết ba làm được mà!”. Ông bắt đầu gạt bỏ hết công việc sang một bên, mày mò đọc các loại sách có nói đến khủng long. Cuốn tạp chí “Kiến thức thời nay” có in hình con khủng long đã được ông săm soi suốt 1 tháng trời bằng một chi ếc kính lúp. Ông sung su ớng khi nh ững hình ảnh khủng long dần chuyển động trong đầu mình, nh ững kh ớp x ương s ống đ ộng... Rồi ông miệt mài vẽ từng bộ phận, tổng hợp hình vẽ, nghiên cứu các cử đ ộng c ủa c ổ, miệng, tay, chân... Thời đó động cơ rất mắc và hiếm, cho nên ông đã ph ải bán đ ất và xe hơi để có tiền dốc vào niềm đam mê sáng tạo này. Ròng rã su ốt 1 năm 1 tháng 18 ngày, chú khủng long dài 4m30, cao 2,2m đã hoàn thành, biết co gi ật, gầm... Kh ỏi ph ải nói “ông khùng” đã sung sướng tới cỡ nào khi lời h ứa v ới con gái đã đ ược th ực hi ện, cho dù sau chừng ấy ngày “hiến thân” cho khủng long, người ông t ừ 69 ký v ạm v ỡ ch ỉ còn lại 54 ký . Từ đó đến nay, ông đã chế ra hàng chục con khủng long cùng các lo ại r ồng phun lửa, nhân mã... triển lãm ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Có hàng ch ục l ời m ời hợp tác từ các khu vui chơi giải trí như công viên Đầm Sen, Kỳ Hòa, Thảo Cầm Viên... Gần đây chắc hẳn người mê thể thao Việt Nam và quốc tế có biết đến 2 con trâu vàng Sea Games 22 biết cầm đuốc giơ tay chào để cổ động các vận đ ộng viên Vi ệt Nam. “Sản phẩm của tui đó. Tất cả các nước tham dự Sea Games đều đến chụp hình trâu vàng, riêng Việt Nam thì không. Tui thấy buồn buồn sao đó” – ông thật thà bày tỏ. “Ông khùng” từ ngày chế robot đã giao hết mọi vi ệc trong nhà cho v ợ đ ảm đương. Ngay cả việc nhậu nhẹt – niềm vui thích một thưở giờ ông cũng chẳng màng tới. Hỏi các con ông sinh năm mấy, ông nói, ông... chả nh ớ, th ế cô út h ọc tr ường nào, ông cũng... không nhớ nốt. Hỏi ông đã và đang chế tạo những lo ại robot nào, có t ập đoàn nào của Nga, của Mỹ đang muốn mời ông làm việc... thì ông nhớ như in, hồn hậu cười nói sảng khoái. Vì ông đã dành hết trí nh ớ và ni ềm đam mê cho robot, cho công việc hiện tại trong cái xưởng thiết kế chế tạo khủng long máy, người máy ti ếp th ị... nằm tít trên đường Đào Cam Mộc, Q.8, Tp.HCM của mình. Chú thích ảnh: Ảnh 1: Tại xưởng làm việc, ông Dương Tấn Thành kể v ề ni ềm đam mê của mình Ảnh 2: Cùng với con nhân mã đang chế tạo dở dang Tác giả ảnh: Mỹ Quyên 19
  20. Nguyeãn Taán Lyù CHEÁ TAÏO ROBOT TÖØ NHÖÕNG CHIEÁC MAÙY IN Baøi: Leâ Vieät Nhaân NguyeãnTaán Lyù sinh ngaøy 10/12/1976taïi vuøng queâ mieàn trung huyeän Tuy Phöôùc, tænhBình Ñònh. Anh voán laø sinh vieân khoa Coâng ngheäThoâng tin, khoùa 96 cuûa Tröôøng Ñaïi hoïc DL Kyõ thuaätCoâng ngheäTP HCM. Trong thôøi sinh vieânLyù gioûi veà coângngheähamthích về các thiết bị tự động vaø anh cuõng chính laø sinh vieânñaàutieânlaømRobot của trường. Do niềm đam mê sáng tạo neân trong nhöõng naêmôû ñaïi hoïc Lyù phaûi töï hoïc, töï laøm vaø anh phuï laøm theâm cho anh trai ôû cöûa haøng thieát bò maùy vaên phoøng Thanh Ngaân. Voán meâ nghieân cöùu neân nhöõng thôøi gian rảnh, Lyù hay taän duïng nhöõng thieát bò ôû cöûahaøngnaøy ñeåmaøy moø cheátaïo nhöõngthieátbò duøngcho coângvieäc hoïc taäpvaø söï ñammê cuûamình. Anh ñaõ nghó ñeánvieäc thieátkeá cheátaïo … robot ñieàukhieåntừ xa thoângquasoùngvoâ tuyeán. Thôøi ñieåmnaøy vieäc cheátaïo moätrobot trong sinh vieânlaø moätvaánñeà cöïc kì... xa xævaø khoângthöïc teá neânthoângtin cuûaLyù ñöa ra ñaõ bò caùc baïn beøcuøngkhoùacười xoøavaø baûolaø Lyù… khoângthaønhcoâng!Trước những lôøi dò nghò, Lyù vaãn kieân trì muïc tieâu cuûa mình. Anh tieáp tuïc taän duïng caùc linh lieän ñieäntöû, ñoängcô, maùymoùc cuûacöûahaøngñeåcheátaïo robot ñieàukhieån thoângquasoùngvoâ tuyeán. Thaønh coâng cuûa vieäc nhoùm anh cheá taïo ñöôïc robot ñieàu khieån bằng gioïng noùi ñaõ taïo ra tieáng vang lôùn trong giôùi sinh vieân luùc baáy giôø. Vôùi thaønh coâng naøy ñaõ giuùp Lyù giaønh ñöôïc nhieàu giaûi thöôûng khoa hoïc lôùn trongsinh vieân. Trong caùc giaûi thöôûng maø Lyù giaønh ñöôïc, ñaëc bieät nhaát laø giải thưởng “Cuộc thi Robocon, cuộc thi saùngtạo Robot chinh phục đỉnh Phaxipang”năm 2002. Ñaây laø giaûi thöôûng coù yù nghóa troïng ñaïi vôùi Lyù trong vieäc cheá taïo robot cuûa mình, ñaùnh daáu böôùc ngoaëtmôùi cho söï xuaát hieän cuûa caùc taøi trí cuûaRoboconVieätNamtrongcaùccuoäcñaáutaøi quoácteásaunaøy… Thôøi ñieåmnaêm2002,saukhi cheátaïo thaønhcoângrobotñieàukhieåntöø xa vaø baènggioïng noùi, Lyù ñaõ lieân tieáp ñoaït ñöôïc nhieàu giaûi thöôûng vaø ñöôïc nhieàu nôi bieát ñeán. Thôøi ñieåm ñoù cuõng laø laàn ñaàu tieân ABU phaùt ñoäng cuoäcthi Robocom.Luùc ñoù, chò NhaätHoa, bieântaäpvieânVTV2 cuûaÑaøi truyeàn hình VN ñaõ baênkhoaênkhoângbieá khi giaûi ñaàuRoboconvaøoVieät Namthì sinh t vieâncoù höôûngöùng khoângvaø chò ñaõ hoûi Lyù: Lieäu cuoäcthi vaøo Vieät Nam, Lyù coù daùm laøm robot ñeå döï thi khoâng? Luùc ñoù, Lyù ñaõ traû lôøi: “neáu khoângai daùmthamgia thì moätmìnhemcuõng thamgia!” 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2