intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

RODIN MỘT HỌA SĨ-MỘT ĐIÊU KHẮC GIA

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

124
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rodin là một trong những nhà điêu khắc châu Âu vĩ đại và có ảnh hưởng sâu đậm trong thời đại của mình. Không chỉ là nhà điêu khắc, tài năng của ông còn được bộc lộ trong nhiều sáng tác hội họa, đồ họa, trang trí... Có thể nói, Rodin đã giải thoát cho điêu khắc châu âu thế kỷ 19 khỏi sự buồn tẻ, nhàm chán của chủ nghĩa hàn lâm với những khối hình thể căng đầy biểu cảm khát vọng. Tình yêu và triết lý sống được ông diễn đạt với cảm xúc mãnh liệt. Người...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: RODIN MỘT HỌA SĨ-MỘT ĐIÊU KHẮC GIA

  1. RODIN MỘT HỌA SĨ-MỘT ĐIÊU KHẮC GIA Rodin là một trong những nhà điêu khắc châu Âu vĩ đại và có ảnh hưởng sâu đậm trong thời đại của mình. Không chỉ là nhà điêu khắc, tài năng của ông còn được bộc lộ trong nhiều sáng tác hội họa, đồ họa, trang trí... Có thể nói, Rodin đã giải thoát cho điêu khắc châu âu thế kỷ 19 khỏi sự buồn tẻ, nhàm chán của chủ nghĩa hàn lâm với những khối hình thể căng đầy biểu cảm khát vọng. Tình yêu và triết lý sống được ông diễn đạt với cảm xúc mãnh liệt. Người ta coi ông là Michelangelo của nước Pháp. Những tác phẩm như: Người suy tưởng, Cổng địa ngục, Ba cái bóng, Cái hôn, Mùa xuân vĩnh viễn, Những người dân thành Calais, Banzac... Không xa lạ với những người yêu mỹ thuật Việt Nam. Ông là người bắc cầu cho nghệ thuật thế kỷ 20. Nhân thế giới kỷ niệm 90 năm ngày mất của Rodin, Tạp chí Mỹ thuật dành một chuyên đề giới thiệu về nhà nghệ thuật vĩ đại của nước Pháp và nhân loại.
  2. Rodin đã từng vẽ trước khi ông làm điêu khắc, và suốt thời trẻ của ông có vẻ lưỡng lự lựa chọn giữa hai môn nghệ thuật này. Mối quan tâm đầu tiên của ông là dành cho tranh vẽ và chất liệu sơn dầu. Ông đã học môn giải phẫu người tại Trường Petite nằm trên đường l’Ecole-de- Médecine. Những mẫu khoả thân dùng trong phòng chính là những mẫu đầu tiên ông làm khoảng năm 1855. Còn có những bức chân dung bạn bè và gia đình ông: Cha Rodin, ông Jean-Baptiste, một người bạn Abel Poulain và Mne Rodin. Ông cũng tự vẽ chân dung mình khi ông khoảng 30-40 tuổi. Tranh ông ít lấy động vật làm chủ đề sáng tác, trừ một con ngựa, con vật ông đã thấy tại chợ Saint-Marcel, nơi ông đang nghiên cứu tại 96 đường Lebrun năm 1864. Có cách nào khác để học vẽ ngoài cách sao chép! Tại Bỉ, nơi Rodin sống sau chiến tranh Franco-Prussian năm 1870, ông rất thích thú khi chép lại những bức hoạ của Rubens như Crucifixion after the Coup de Lance tại Bảo tàng Antwerp. Rừng Soignes cạnh Brussels là nơi nghỉ ngơi rất thú vị trong những năm 1871-1877. Làm việc với thiên nhiên, Rodin đã sáng tác nên biết bao nhiêu bức hoạ phong cảnh nhỏ rồi gắn lên tấm bìa cứng, cảm hứng trong tranh rất tự do, gợi lại phong cách của hoạ sĩ vẽ phong cảnh Lyon Auguste Ravier, hoạ sĩ tiền thân cho chủ nghĩa ấn tượng, sức lôi cuốn nhẹ nhàng nhưng không thiếu những điểm nhấn. Sau khi từ Bỉ quay trở về, Rodin tham gia công việc vẽ trang trí tại xí nghiệp đồ gốm sứ Sèvres. Cùng thời gian đó, họa sĩ khắc tranh axit Alphonse Legros, đang sống tại London, dạy Rodin cách vẽ khắc bút
  3. kim loại (hay kim cương) nhọn lên đồng, một kỹ thuật rất gần gũi với vẽ tranh. Rodin tham gia làm việc cho Legrod tại Anh năm 1881, và một cái đĩa được hai họa sĩ khắc lên hai mặt cho thấy hai người đã cùng làm việc thân thiết đến thế nào. Tác phẩm của Rodin Cupids leading the world (Cupid dẫn dắt thế giới) rõ ràng là học tập từ kỹ thuật của Woman’s head (Đầu người phụ nữ) của Legros. Một người phụ nữ, những vị thần ái tình (Cupid) và nhân mã (Centaur) đều là những nhân vật để ông làm nên công trình The gates of Hell (Cổng địa ngục). Và mặc dù ông vẫn đang là một điêu khắc gia, hay một người vẽ trang trí gốm sứ, một hoạ sĩ đồ họa hay một nhà chạm khắc, chủ đề ông đề cập đến vẫn giống nhau. Sự thành công trong tượng bán thân và tranh khắc kim loại luôn khiến ông tiếp tục chạm khắc sau mỗi lần hoàn thành một tác phẩm điêu khắc. Ông đã táo bạo khi “tập trung những góc nhìn nghiêng” trên một mặt đĩa đồng: đặt một chân dung nghiêng góc 3/4 của nhà văn Henri Becque cạnh hai chân dung nhìn nghiêng khác. Thay vì làm mờ những góc nhìn phụ, ông đặt chúng ngay cạnh nhau, đúng như tưởng tượng của ông. The three-quarter view of Victor Hugo (Góc nghiêng 3/4 chân dung Victor Hugo) là tác phẩm điển hình cho lối thể hiện này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0