intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Rung chà bắt cá Cần Giờ

Chia sẻ: Nguyen Thi Hong Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

113
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rung chà bắt cá Cần Giờ Nhiều người cho rằng Cần Giờ là chốn khỉ ho cò gáy, chẳng có gì để khám phá, rồi thì chán ngắt vì đường xấu, khỉ dữ, buôn bán chặt chém vào ngày lễ mà không ai kiểm soát... Ôi cá to thế ! Không ít người bĩu môi khi nhắc đến chuyện du lịch ở Cần Giờ, nhưng hãy thử khám phá sâu vùng đất này, biết đâu bạn sẽ có cái nhìn công bằng hơn... Nhiều người cho rằng Cần Giờ là chốn khỉ ho cò gáy, chẳng có gì để khám phá, rồi thì...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Rung chà bắt cá Cần Giờ

  1. Rung chà bắt cá Cần Giờ Nhiều người cho rằng Cần Giờ là chốn khỉ ho cò gáy, chẳng có gì để khám phá, rồi thì chán ngắt vì đường xấu, khỉ dữ, buôn bán chặt chém vào ngày lễ mà không ai kiểm soát... Ôi cá to thế ! Không ít người bĩu môi khi nhắc đến chuyện du lịch ở Cần Giờ, nhưng hãy thử khám phá sâu vùng đất này, biết đâu bạn sẽ có cái nhìn công bằng hơn... Nhiều người cho rằng Cần Giờ là chốn khỉ ho cò gáy, chẳng có gì để khám phá, rồi thì chán ngắt vì đường xấu, khỉ dữ, buôn bán chặt chém vào ngày lễ mà không ai kiểm soát...”. Nói đi phải nói lại, Cần Giờ thô mộc như một “lâm nữ” trinh nguyên, vẻ quyến rũ đó toát lên từ sức sống mãnh liệt, tận tụy hiến dâng bao phẩm vật. Hãy cùng người viết hòa nhập vào nhịp thở của rừng sinh thái Vàm Sát, ở xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ với nhiều trò vui lạ: rung chà bắt cá. Muốn "dàn trận" rung chà, trước hết người ta phải cắm chà. Họ tỉa những nhánh cây cốc, bần... cao hơn 1m phơi cho héo da - khô nhựa và rũ lá. Rồi họ lội hoặc bơi xuồng đi chọn những chỗ nước ấm để làm điểm cắm chà. Vùng nước ấm là vùng có nhiều cá, tôm... lui tới để tìm thức ăn hoặc trú ngụ. Để nhận biết điều này chỉ có thổ địa hoặc những ngư dân giàu kinh nghiệm sông nước. Vậy là họ cắm nhiều nhánh chà xuống đấy thành vòng tròn, đường kính khoảng 4 - 8m. Gọi nôm na việc này là cất nhà dụ cá, tôm... đến ở. Chờ vài ba tháng sau, chúng sẽ rủ rê nhiều "bạn bè" đến trú ngụ nhằm ẩn nấp hoặc săn mồi.
  2. "Dàn trận" rung chà Rồi thưởng thức. Thời điểm lý tưởng để bạn tham gia bao vây, đánh úp chúng là vào con nước kém nhằm ngày 25 hoặc mùng 10 âm. Lưới dùng bao chà có đường kính mắt lưới trên 5cm (chỉ bắt cá tôm... lớn), dài hơn 4m. Thế là một tốp cỡ bốn năm người hí hửng, nhẹ nhàng, khéo léo thả lưới bao quanh mục tiêu. Lỡ bạn chưa biết bơi hoặc ít kinh nghiệm mò... cá, tôm, cua sống thì có thể ngồi trên ghe quan sát. Đợi khi con mồi nằm gọn trong khoang thuyền bạn sẽ thập thò khều khều chúng và tập nhận dạng.
  3. Này nhé, cá nâu bầu bầu tựa cá chim nhưng bề gáy dày hơn, da bông đen điểm vàng khá đẹp mắt. Đem nấu ngót hoặc kho lạt thì "hao mồi" lắm! Độ tháng mười ta đến Tết, cá này mập béo - ngon số dzách, nhất là phần da và gan. Tuy nhiên, bạn cũng nên cẩn thận với hàng gai bén nhọn trên vây giữa của nó. Cá nâu "chanh" (lanh lẹ) có thể dùng bộ phận này rạch da bạn chảy máu như chơi, và hơi nhức, cũng có thể hành thịt bạn sưng tấy, làm mủ nếu thịt bạn độc hơn... nó. Thịt cực ngon và đáng sợ hơn là những con cá chẽm trên năm ký, to gần bằng bắp đùi. Mắt nó đỏ vàng tựa mắt những cô gái mít ướt hay mấy anh chàng thường thức khuya xem bóng đá. Món khoái khẩu của họ nhà chẽm là đám tôm, tép sống, nhất là tôm đất.
  4. Hấp dẫn cá chẽm chiên xù. Dân ở đây ước tính, cứ trên hai ký tôm sống nuôi được một ký cá chẽm. Thế nên vùng nước nào có nhiều cá chẽm lui tới, thì họ nhà tôm coi như từ chết đến bị thương. Trừ con tôm kẹt - một đặc sản hiếm – hay chui rúc trong những gành, hốc đá là thoát nạn. Đầu và bao tử cá chẽm cỡ này đem nấu lẩu chua với trái bần chín. Phần thịt nạc mang chưng tương thơm lừng thì sướng quên thôi! Mưa rừng có rơi xối xả, vượn hú có nghe buồn não ruột, muỗi nhiều bầy vo ve đến đâu, lòng khách vẫn ấm, mặt vẫn hớn hở như thuở mới gặp tình nhân. Bởi rảo khắp các khu du lịch sinh thái cả nước vẫn chưa nếm được cảnh thú vị này! Trở lại trận địa ốp chà, đã đến lúc "xáp lá cà". “Bựt... Ào... Ui da! Trời ơi con gì cắn đùi tui. – Mau lại phụ nó. - Chẽm bự rồi!- Mày cố cầm cự. Quấn thêm lưới che bụi...củ từ, coi chừng đứt giống, Hóa ơi!”- Cả đám cười nói vang vang, phá tan bầu không gian đang ngái ngủ. Mấy chú cò ma giật mình bay lên, rủa từng chập dần xa: “Cò... cò...cò!”. Cả nhóm thu hoạch hơn mười ký cá, tôm, cua đủ loại, mất khoảng một tiếng rưỡi. Thật không ngờ sản vật rừng dồi dào đến vậy! Sau một hồi hò hét, cả nhóm đã nghe “kiến bò trong bụng”. Vậy là đứa nhóm than đước, đứa xỏ xâu tôm, bống dừa... Lăng xăng, lao xao cười nói! Mùi cá, tôm... “trời” nướng thơm thanh điếc mũi. Rồi mỗi đứa một xâu tôm đỏ au, rứt vội, chấm ít muối ớt vắt ít chanh. Tỉnh người, có đứa nghêu ngao hát: "Hành quân xa có tôm càng chấm muối! Rau dại ăn kèm sẵn có đọt lá me non, đọt sộp, răm vườn...Thêm một chút chua, chát, cay cho dậy... mùi đời và trợ tiêu. Kế đó là chẽm chiên xù, cháo hải sản thập cẩm... ngon đến túa mồ hôi!". Say, đoàn chúng tôi ngủ lại với rừng. Tối, người Cần Giờ còn mời chúng tôi nhâm nhi rượu nhung nai với bạch tuộc nhúng me, chả, gỏi ba khía. Đã vậy còn được nghe chuyện khỉ thù dai, sấu bắt người, heo rừng chạy “rần rật” từ ba mươi năm trước. Quá đã ! Thế là thực khách lạc dần vào thiên đường ẩm thực khẩn hoang... Ôi đất và người Cần Giờ thật hào sảng và can trường! Bản hòa ca nhạc rừng ru chúng tôi vào giấc ngủ thật sâu... Năm giờ sáng, đám vượn, khỉ thay phiên nhau hú hí đánh thức khách dậy, đi xem chim giao ca. Đại diện cho đám ăn đêm là vạc, dơi, cú...chầm chậm vỗ cánh đáp xuống nghe rào rào trên những ngọn đước, dá, lùm chà là... trông có vẻ mệt mỏi! Đầu mùa mưa, đã vào kỳ sinh sản, chúng phải "tăng ca" mới có thức ăn mang về cho "chồng, con". Tiếp nối, lớp chim ăn ngày như cò trắng, cồng cộc, bói cá... vỗ cánh phành phạch bay lên đặc đa, đan xen thành năm bảy tầng uốn lượn, đếm không xuể. Đặc biệt mùa mưa năm nay đến sớm, những cành dá chưa kịp thay lá vàng, như điểm xuyết cho những gam xanh non của đọt đước, màu trắng lấp lánh từ mặt sau lá cốc... Tất cả tạo nên bức tranh thiên nhiên động – tĩnh lung linh tuyệt mỹ! Thiên nhiên đẹp nhưng cũng nghiệt ngã lắm. Như mủ cây dá kia, có thể làm bạn sưng vù mắt, nếu bất cẩn. Hoặc những chú vạc, cò con... lúc chấp chới tập bay chuyền cành, lỡ đuối sức lộn cổ
  5. xuống đất thì chim mẹ sẽ bỏ mặc. Chực sẵn, có đám kỳ đà, rắn hổ mây, khỉ “độc”... đớp ngay. Tất cả tạo nên một thế cân bằng động thật linh hoạt, mạnh mẽ. Ngoài sông, gió đưa tiếng chim bìm bịp tạt vào theo con nước lớn: “ Kịp! Kịp! Kịp!” như nhắc chúng tôi nên quay về cho kịp con nước xuôi...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2