intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

RUNG NHĨ (Atrial fibrillation)

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

75
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rung nhĩ là một hình thái rối loạn nhịp tim nhanh. Tim của người bình thường đập từ 60 – 80 lần trong một phút khi cơ thể nghỉ ngơi. Khi rung nhĩ, các tâm nhĩ đập rất nhanh và không đều với tần số 300/ phút. Các tâm thất thường đáp ứng với rung nhĩ bằng một nhịp bất thường từ 100 – 200 lần trong một phút. Hậu quả là hoạt động của các buồng tim trở nên hoàn toàn không đồng bộ. Các buồng thất không có đủ thời gian giãn ra để được đổ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: RUNG NHĨ (Atrial fibrillation)

  1. RUNG NHĨ (Atrial fibrillation) 1.Giới thiệu Rung nhĩ là một hình thái rối loạn nhịp tim nhanh. Tim của người bình thường đập từ 60 – 80 lần trong một phút khi cơ thể nghỉ ngơi. Khi rung nhĩ, các tâm nhĩ đập rất nhanh và không đều với tần số > 300/ phút. Các tâm thất thường đáp ứng với rung nhĩ bằng một nhịp bất thường từ 100 – 200 lần trong một phút. Hậu quả l à hoạt động của các buồng tim trở nên hoàn toàn không đồng bộ. Các buồng thất không có đủ thời gian giãn ra để được đổ đầy máu trong khi các tâm nhĩ lại không có khả năng bơm máu hiệu quả xuống tâm thất trong mỗi nhát bóp của tim. Rung nhĩ ban đầu có thể chỉ thoáng qua trong thời gian vài phút, vài giờ, đôi khi vài ngày xen kẽ với những giai đoạn nhịp tim bình thường. Tuy nhiên, một số trường hợp rung nhĩ trở thành mạn tính.
  2. 2.Triệu chứng Có thể không có triệu chứng gì. - Phần lớn bệnh nhân thấy hồi hộp đánh trống ngực, khó thở, đau ngực, chóng mặt, vã mồ hôi... - Một số trường hợp biến chứng tắc mạch (nhồi máu não, tắc mạch ngoại vi) là biểu hiện đầutiêncủabệnh. - Nghe tim: thấy loạn nhịp hoàn toàn, có thể thấy những dấu hiệu của bệnh van tim kèm theo (hẹp và/hoặc hở van hai lá...).
  3. 3. Những dấu hiệu điện tâm đồ để chẩn đoán rung nhĩ - Sóng P không còn và được thay thế bởi những sóng lăn tăn gọi là sóng f (fibrillation). Các sóng f này làm cho đường đẳng điện thành một đường gợn sóng lăn tăn. - Sóng f có đặc điểm: + Tần số sóng f nhanh chậm không đều từ 400 - 600/phút. + Các sóng f rất khác nhau về hình dạng, biên độ, thời gian, chẳng sóng nào giống sóng nào. + Thấy rõ ở các chuyển đạo trước tim phải (V1¬,V2,V3R) và các chuyển đạo dưới (DII, DIII, aVF), còn các chuyển đạo trước tim trái (V5,V6), bên trái (aVL,D1) thường nhỏ khó thấy. - Khi sóng f có biên độ > 1mm gọi là rung nhĩ sóng lớn hay thấy ở những trường hợp nhĩ to như hẹp hai lá, hở 2 lá... - Hình dạng QRS: nói chung thường hẹp, nhưng trên cùng một chuyển đạo các phức bộ QRS có hình dạng khác nhau chút ít về biên độ, thời gian, hoặc có móc hay trát đậm, đó là do sóng f chồng lên cũng như do tâm thất được khử cực ở những thời điểm có mức độ chịu kích thích khác nhau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2