intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Rung nôi, xốc lắc có hại cho trẻ nhỏ

Chia sẻ: Phan Ngoc Han | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

76
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiều người thường có thói quen tung hứng, nựng lắc con khi vui đùa, thậm chí còn xốc lắc mạnh, tát trẻ khi trẻ làm nũng, chướng nghịch… Tuy nhiên các bác sĩ, điều dưỡng nhi khoa khuyến cáo phụ huynh không nên có các động tác rung nựng, xốc lắc này. Rung nôi, xốc lắc có hại cho trẻ con Hội chứng “trẻ bị lắc” (Shaken baby syndrome, SBS) còn gọi “tổn thương não lạm dụng” (abusive head trauma, AHT) là một hội chứng bệnh lý hay gặp, nhưng thường bị bỏ sót vì không được chú ý, kể cả...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Rung nôi, xốc lắc có hại cho trẻ nhỏ

  1. Rung nôi, xốc lắc có hại cho trẻ nhỏ
  2. Nhiều người thường có thói quen tung hứng, nựng lắc con khi vui đùa, thậm chí còn xốc lắc mạnh, tát trẻ khi trẻ làm nũng, chướng nghịch… Tuy nhiên các bác sĩ, điều dưỡng nhi khoa khuyến cáo phụ huynh không nên có các động tác rung nựng, xốc lắc này. Rung nôi, xốc lắc có hại cho trẻ con Hội chứng “trẻ bị lắc” (Shaken baby syndrome, SBS) còn gọi “tổn thương não lạm dụng” (abusive head trauma, AHT) là một hội chứng bệnh lý hay gặp, nhưng thường bị bỏ sót vì không được chú ý, kể cả các bác sĩ chuyên nhi. Tuy chưa có thống kê chính xác, nhưng theo các chuyên gia của CDCP ( Center for Disease Control and Prevention), tần suất tử vong do hội chứng “trẻ bị lắc” đến khoảng 2.000 trẻ hằng năm ở Mỹ. Hội chứng “trẻ bị lắc” thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, nhiều nhất là từ sơ sinh đến 8 tháng. Hai đặc điểm cơ thể học ở độ
  3. tuổi này là: (1) khối cơ cổ rất yếu, chưa đủ sức giữ vững đầu và (2) đầu đứa trẻ khá lớn và nặng so với toàn thân. Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế. Đầu trẻ chiếm đến một phần tư cơ thể, khối não chưa phát triển nhiều, lại nằm trôi nổi trong môi trường dịch não tủy bao bọc xung quanh. Khi bị lắc rung mạnh, đặc biệt khi bị tung hứng, quay vòng vòng quá mức, khối não sẽ di chuyển theo quán tính vật lý và có thể va đập vào hộp xương sọ làm não bị sưng phù, áp lực nội sọ tăng lên và tổn thương các mạch máu lớn nhỏ của não… Những tổn thương này sẽ để lại nhiều di chứng thần kinh lâu dài cho đứa trẻ, nhẹ có thể chậm phát triểntinh thần, mất khả năng nói năng, học tập… Nặng hơn có thể xuất huyết võng mạc mắt, gây giảm thị lực hoặc mù, điếc, liệt thần kinh, co giật, thậm chí có trẻ bị tử vong. Những dấu hiệu báo động
  4. Ảnh minh họa. Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình, những bài thuốc chữa bệnh nhân gian. Tổn thương thần kinh và mạch máu do rung lắc thường kín đáo nên khó phát hiện ngay, có khi trẻ không có biểu hiện gì dù bị tổn thương thật sự. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của tổn thương, những dấu hiệu của bệnh sẽ xuất lộ khác nhau:
  5. Nhẹ: trẻ sẽ giảm linh hoạt, lờ đờ, ngủ gà ngủ gật, không mỉm cười. Nặng hơn: trẻ sẽ không nhìn thấy, co giật, nôn mửa Trầm trọng: trẻ sẽ ngừng thở, tím tái, hôn mê… nếu không cấp cứu kịp, trẻ có thể tử vong. Để tránh “hội chứng trẻ bị lắc” Như tên gọi, “hội chứng trẻ bị lắc” là hậu quả của việc lắc xốc đầu trẻ quá nhanh, quá mạnh và đột ngột. Để ngăn ngừa hội chứng này cần tránh những động tác xoay chuyển đầu trẻ một cách đột ngột như: bế thốc ngược; xốc vác trẻ gấp gáp, vội vàng; tung hứng trẻ thái quá; tát tai; đánh vào đầu, mặt trẻ. Người lớn cũng cần lưu ý khi chơi đùa với trẻ, những lúc quá vui, quá giận, mất bình tĩnh dễ gây những động tác xốc lắc mạnh tay, có thể tạo ra hội chứng bị lắc gây hại thần kinh của trẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0