intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

RỤNG TÓC – PHẦN 1 ( Alopecia )

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

73
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự phát triển của tóc trên da đầu xảy ra theo một chu kỳ hoạt động không liên tục. Pha đầu tiên là pha phát triển (pha mọc tóc, pha hoạt động active phase) gọi là anagen có hoạt động gián phân mạnh. Tiếp theo một pha gọi là catagen trong đó sự gián phân đột ngột ngừng lại. Rồi tiếp đến là pha nghỉ (pha ngừng lại) gọi là telogen. Pha telogen ở lông mày, lông mi, lông nách, lông mu kéo dài hơn ở da đầu và vùng râu cằm. Thời gian của các pha này dường như...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: RỤNG TÓC – PHẦN 1 ( Alopecia )

  1. RỤNG TÓC – PHẦN 1 ( Alopecia ) 1.Đại cương: Sự phát triển của tóc trên da đầu xảy ra theo một chu kỳ hoạt động không liên tục. Pha đầu tiên là pha phát triển (pha mọc tóc, pha hoạt động active phase) gọi l à anagen có hoạt động gián phân mạnh. Tiếp theo một pha gọi là catagen trong đó sự gián phân đột ngột ngừng lại. Rồi tiếp đến là pha nghỉ (pha ngừng lại) gọi là telogen. Pha telogen ở lông mày, lông mi, lông nách, lông mu kéo dài hơn ở da đầu và vùng râu cằm. Thời gian của các pha này dường như phụ thuộc vào các yếu tố tại chỗ và yếu tố di truyền. Bình thường tóc anagen chiếm 80- 90%, catagen 5% và tóc telogen 10- 15%. Hàng ngày có 50- 100 sợi tóc rụng, số tóc này là tóc được thay thế hàng ngày. 2. Phân loại theo hình thái: 2.1. Rụng tóc không sẹo (non scaring alopecia). - Rụng tóc androgen di truyền. Androgenetic alopecia).
  2. - Rụng tóc thành đám (alopecia areata). - Rụng tóc kết hợp bị bệnh toàn thân hoặc hệ thống. Rụng tóc telogen (Telogen effluvium). Rụng tóc anagen (Anagen effluvium). Giang mai (syphilis). - Do tật nhổ tóc (trichotillomania) - Rụng tóc kết hợp với các hội chứng di truyền. 2.2. Rụng tóc có sẹo (scarring alopecia) - Khuyết tật di truyền hoặc phát triển. - Nhiễm khuẩn: + Vi khuẩn:vi khuẩn gây mủ, lao. + Nấm : nấm kerion. + Vi rút : zona. + Protozoa: leishmania (đơn bào). - U sắc tố.
  3. -Tổn thương do hoá học, bỏng và rụng tóc do các chấn thương khác. - Các bệnh đặc biệt có tổn thương ở da đầu: lupút đỏ, li ken phẳng, morphea, pemphigoid thành sẹo. 3. Phân loại theo căn nguyên. 3.1. Rụng tóc thành đám (alopecia areata). Còn gọi là bệnh pelade. 3.1.2. Căn nguyên: thường gặp ở người lớn, trẻ tuổi ( trước tuổi trung niên), tỷ lệ nam / nữ là 2/1. Căn nguyên chưa rõ, có vai trò của yếu tố di truyền, miễn dịch, nội tiết, liên quan tới stress, nhiễm khuẩn . Hiện nay người ta cho rằng có một quá trình tự miễn chống hành lông. Có thể kết hợp với vitiligo, suy cận giáp, addison, viêm tuyến giáp hashimoto, nhược cơ nặng, hội chứng Down, thiếu máu ác tính. 3.1.2. Triệu chứng lâm sàng: rụng tóc thành từng đám, từng vùng, khu trú thành đám hình tròn, bầu dục, một hoặc nhiều đám, thường một vài đám kích thước vài cm đường kính, không có dấu hiệu viêm nào, không triệu chứng, da trơn nhẵn giống như sẹo, có thể thấy một số sợi tóc thanh mảnh, bạc màu như lông tơ, ở rìa đám có sợi gẫy ngắn và mập gọi là tóc dấu chấm than (exclamation point hairs). Triệu chứng cơ năng : không đau, không ngứa.
  4. Rụng tóc ở vùng đầu, có thể rụng ở vùng râu cằm và vùng khác. + Chia thành các loại sau: - Rụng tóc thành đám (alopecia areata). - Rụng tóc thể rắn bò (alopecia ophiasis). - Rụng tóc toàn phần (alopecia totalis).Toàn bộ tóc vùng đầu hầu như bị rụng. - Rụng tóc toàn bộ (alopecia universalis).Rụng tóc vùng đầu, rụng cả lông mày, nách, mi, lông mu, lông tơ của cơ thể. Biểu hiện ở móng: loạn dưỡng, đĩa móng có hàng trăm hố lõm nhỏ như"đê khâu""đồng đột". + Tiến triển: các đám ổn định nguyên như vậy, thường mọc lại một cách ngẫu nhiên sau vài tháng, có khi xuất hiện các đám mới trong khi các đám khác đang mọc lại. Bệnh cũng thường tái phát. Nếu bệnh xuất hiện sau tuổi thiếu niên thì 80% sẽ mọc tóc lại và ít gặp rụng lông tóc toàn bộ (alopecia universalis). Bệnh cũng thường tái phát. Nếu có biến đổi móng và rụng tóc toàn phần (alopecia totalis) thì tiên lượng không tốt hoặc các đám liên kết thành từng dải ở vùng đỉnh, tiên lượng cũng không tốt.
  5. 3.1.3. Mô bệnh học da: nang tóc giảm kích thước, thâm nhiễm lympho quanh mạch,thâm nhiễm lympho quanh nang lông ở tổn thương đang hoạt động. Xét nghiệm tóc đồ (trichogram): các sợi tóc anagen loạn d ưỡng tăng tỷ lệ tóc telogen tới 40% hoặc hơn (bình thường < 20%),các chân tóc (hair zoots) hình dùi cui, dấu chấm than. 3.1.4. Điều trị: không có thuốc đặc trị, khó đánh giá tiên lượng vì nhiều khi ngẫu nhiên tóc mọc lại. - Tâm lý liệu pháp, trợ giúp tâm lý của thầy thuốc là cần thiết, cần giải giải thích là loại rụng tóc này hầu hết sẽ mọc lại. - Vitamin B, C, A. Bepanthen. - An thần. - Bôi mỡ corticoid về ban đêm - Corticosteroid tiêm trong tổn thương.Triamcinolon acétonide 3,5 mg/ml, tháng một lần. - Corticoids uống thường làm mọc tóc.Cần chú ý tác dụng phụ và khi ngừng một thời gian bệnh có thể tái phát. - Cyclosporin: uống làm mọc tóc, khi ngừng thuốc bệnh dễ tái phát.
  6. - PUVA trị liệu ( quang hoá trị liệu). - Trị liệu miễn dịch tại chỗ dùng DNCB, nhưng gây viêm da tiếp xúc dị ứng tại chỗ, sưng hạch lân cận. Có thể bôi minoxidil. 3.2. Rụng tóc androgen di truyền(androgenetic alopecia- AGA). 3.2.1. Định nghĩa: AGA còn gọi là chứng hói tiến triển ,xuất hiện do tố bẩm sinh di truyền và tác động của androgen lên nang tóc ở đầu. Từ đồng nghĩa: hói kiểu đàn ông, hói thông thường ( common baldness), rụng tóc có tính di truyền ở đàn bà. 3.2.2. Căn nguyên : nam bị nhiều hơn nữ.Nam 20- 40 tuổi.Nữ xuất hiên muộn hơn, 40% ở tuổi 60-70. Phối hợp hiệu quả của androgen lên nang tóc có tố bẩm di truyền. Bệnh do di truyền đa gien hoặc autosome trội ở nam. Autosome lặn ở nữ. Phần lớn bệnh nhân (cả nam và nữ) có nội tiết bình thường nhưng ở tại chỗ có tăng biểu hiện của các thụ thể ( receptors) androgen. Cơ chế tác động của Androgen lên tế bào nang lông dẫn đến AGA thì không rõ. Một số bệnh nhân có tăng androgen.
  7. 3.2.3. Triệu chứng lâm sàng: tóc rụng thưa mỏng đi một cách từ từ ở đàn ông, thường rụng tóc tạo thành một đường ở phía trước hình chữ M, ở vùng trán thái dương rồi rụng vùng đỉnh hậu quả là để lại một vành tóc ở hai bên và vùng chẩm của đầu (hình vẽ). Vùng này không bao giờ rụng tóc trong bệnh này.Bệnh này có nghịch lý là đàn ông bị AGA lan toả lại mọc nhiều lông giới tính thứ phát ở nách, mu, ngực, râu cằm. Theo phân loại của Hamilton type I, rụng tóc dọc gờ trán, type II rụng vùng trán và khởi đầu vùng đỉnh chẩm. Type III, IV, V cả hai vùng liên hợp nối với nhau, hói hoàn toàn phía trên, để lại còn lại tóc ở hai mặt bên và sau gáy thành một vành từ trước ra sau. Ở đàn bà rụng lan toả, tóc mỏng thưa đi . ở nữ trẻ bị AGA có các dấu hiệu nam tính hoá như có trứng cá, lông ở quá nhiều thânmình và vùng mặt , kinh nguyệt không đều. Tóc ở vùng AGA mảnh hơn , ngắn hơn ,trở thành lông tơ và teo hoàn toàn. 3.2.4. Xét nghiệm: tóc đồ (trichogram) thấy tăng tỷ lệ phần trăm tóc telogen (bình thường 80-90% các sợi tóc ở anagen, telogen 10-15%). Mô bệnh học:nhiều nang tóc ở pha telogen, nang tóc giảm kích th ước gần như teo hoàn toàn.Tóc chuyển thành lông tơ, sợi tóc ngắn giảm đường kính. 2.3.5 Tiến triển từ nhiều năm đến hàng chục năm.
  8. 2.3.6. Điều trị: không có phương pháp điều trị có hiệu lực cao để ngăn sự tiến triển của AGA. Dung dịch Minoxidil 2% bôi tại chỗ làm giảm rụng tóc và mọc lại tóc, sau 4- 12 tháng 40% mọc tóc lại. Phối hợp nồng độ cao minoxidil và retinoid tại chỗ sẽ có kết quả tốt hơn. Kháng androgen: spironolactone, cyproteron acetate, flutamid và cimetidine .Cơ chế tác dụng của các thuốc này là thuốc kết hợp với thụ thể androgen và chẹn tác dụng của dihydrotestosteron .Thuốc có tác dụng ở đàn bà bị AGA,nhưng không dùng cho đàn ông.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2