intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sá sùng - Peanut worms

Chia sẻ: Ong Thanh Kinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

84
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sá sùng hay sa sùng, sâu đất, đồn đột, chặt khoai, giun biển, địa sâm có tên khoa học là Sipunculus nudus, thuộc họ Sipunculidae, giống Sipunculus. Sá sùng là loài thân mềm chỉ sống ở những bãi cát ven biển nơi thủy triều lên, xuống tạo ra những doi cát.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sá sùng - Peanut worms

  1. Sá sùng - Peanut worms Sá sùng hay sa sùng, sâu đất, đồn đột, chặt khoai, giun biển, địa sâm có tên khoa học là Sipunculus nudus, thuộc họ Sipunculidae, giống Sipunculus. Sá sùng là loài thân mềm chỉ sống ở những bãi cát ven biển nơi thủy triều lên, xuống tạo ra những doi cát. Chúng cũng được tìm thấy ở độ sâu tới 900 m bên dưới những đáy cát thuộc vùng nhiệt đới. Chiều dài trung bình của con trưởng thành khoảng 15 cm, cũng có khi bắt gặp những con sá sùng dài đến 25 cm. Ở Việt Nam, sá sùng thường gặp ở vùng biển Vân Đồn và Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, ở Nha Trang, (Cửa Bé, Hòn Rùa...), Côn Đảo. Ngoài ra còn có ở bãi biển Vạn Mỹ, Đông Hưng, Trung Quốc. Mùa khai thác thích hợp từ tháng 3 đến tháng 7, ngư dân thường đào sá sùng khi nước biển xuống, đem về chế biến bằng cách phơi khô. Đây là loài hải sản có giá trị kinh tế rất cao, nhưng do đánh bắt quá mức nên số lượng đã giảm đáng kể.
  2. Theo như thị trường hiện nay đánh giá, sá sùng của đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn là loại sá sùng ngon và có chất lượng cao nhất. Sá sùng thường được sử dụng cả lúc còn tươi (nấu canh, xáo) hay khô (rang) đếu rất ngon. Vì vậy giá của sá sùng rất đắt, 1 kg sá sùng khô thường có giá trị tương đương 1 chỉ vàng. Tuy nhiên chế biến sá sùng phải có kỹ thuật nếu không sẽ có rất nhiều cát, do vậy thường chỉ những người dân ven biển mới hay sử dụng sá sùng. Sá sùng hiện đang là đối tượng nuôi có tiềm năng ở vùng ven biển. Đặc biệt, lần đầu tiên ở nước ta sá sùng được sinh sản nhân tạo thành công tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 3 (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa). Đề tài “Nghiên cứu thử nghiệm sinh sản nhân tạo sá sùng” do kỹ sư Lê Thị Nhàn làm chủ nhiệm. Đây là loài có giá trị kinh tế cao, tuy chưa được biết tới nhiều ở các thành phố lớn do lượng hàng cung cấp không nhiều, chủ yếu được đánh bắt ở các vùng biển. Thành công trong sinh sản nhân tạo sá sùng sẽ góp phần phục hồi nguồn lợi và phát triển nghề nuôi loài thủy sản có giá trị kinh tế cao này.  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2