intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sặc chôm chôm

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

26
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua thực tế tại bệnh viện Nhi đồng 1 cho thấy, sặc hạt trái cây là nguyên nhân gây dị vật thường gặp đứng hàng thứ 4 ở dị vật trẻ em. Mỗi năm có cả trăm trẻ phải nhập

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sặc chôm chôm

  1. Sặc chôm chôm Qua thực tế tại bệnh viện Nhi đồng 1 cho thấy, sặc hạt trái cây là nguyên nhân gây dị vật thường gặp đứng hàng thứ 4 ở dị vật trẻ em. Mỗi năm có cả trăm trẻ phải nhập viện vì bị tai nạn do những loại quả hạt thực vật này. Trẻ em từ 6 tháng đến 6 tuổi có tỉ lệ mắc tai nạn cao nhất (90,9%), trong đó trẻ trai nguy cơ cao gần gấp ba so với trẻ gái. Biến chứng phổi nặng gặp trong gần phân nửa các trường hợp sặc chôm chôm.
  2. Các phụ huynh cần thận trọng khi cho trẻ ăn chôm chôm Sặc ngay trong nhà Bé trai N. H. B. P, 19 tháng tuổi, nhà ở Kiên Giang, vừa qua được chuyển đến bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM, vì viêm phổi nặng kéo dài. Trước đó 1 tháng, trong lúc đón mẹ đi chợ về bé đã nhanh tay cầm bẻ lấy một trái trong chùm quả chôm chôm của mẹ. Vừa bóc ăn vừa chạy chơi trong nhà được một lúc thì đột ngột bé đứng lại, mặt thất thần, miệng há chảy nhiều nước dãi. Thấy vậy mẹ chạy lại gần xem con mình bị làm sao mới nhìn thấy cả quả chôm chôm đã lột vỏ nằm nghẹt ở ngay cổ họng làm bé không sao thở được. Hoảng hồn, mẹ cho tay vào móc họng để lấy trái chôm
  3. chôm ra nhưng đến chảy máu tay vẫn không lấy quả ra được phải kêu ba đến tiếp. Cả hai người loay hoay một lúc thì thấy bé đã tím ngắt, nằm im không thở mới vội kêu xe ôm đưa đến bệnh viện tỉnh. Tại đây bé đã ngưng tim, ngưng thở các bác sĩ phải dùng kim mở khí quản ngay để cứu sống cháu. Thao tác này làm bé ói ra được trái chôm chôm cùng nhiều thức ăn khác và bắt đầu thở lại. Tiếp tục chữa trị tại địa phương cả tháng trời nhưng bé vẫn không sao tỉnh lại được và tình trạng viêm phổi cũng vẫn dai dẳng không lành nên phải chuyển viện. Khám tại bệnh viện Nhi Đồng 1, các bác sĩ ghi nhận bé trong tình trạng mê man kéo dài nguyên nhân do đã bị ngưng thở quá lâu gây tổn thương đến não. Hình ảnh tổn thương phổi nặng xảy ra ở cả 2 bên phổi cũng ghi nhận được trên phim X-quang ngực. Phải tích cực chữa trị tổn thương não mới thuyên giảm và cháu đã tỉnh lại. Nhưng vẫn phải hỗ trợ hô hấp và tiêm thuốc kháng sinh hơn một tháng nữa bệnh mới hồi phục. Bé đã được xuất viện và tiếp tục tái khám theo dõi.
  4. Cẩn thận khi cho trẻ ăn trái cây Sặc cả trái hoặc do hạt thực vật vào cơ thể thường gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu không kể đến những trường hợp ngưng thở trước khi đến nơi thì trong số nhập viện biến chứng viêm phổi chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 39% các trường hợp. Có trường hợp phải phẫu thuật bụng cấp cứu vì biến chứng tắc ruột do ăn cả hạt chôm chôm. Trẻ em bị hóc trái chôm chôm do người lớn chủ quan như trường hợp trên, cho trẻ ăn cả quả mà chưa lấy hết hạt ra hoặc trẻ vừa ăn vừa ngậm vừa chơi giỡn. Trái chôm chôm có kích thước to nên khi trẻ bị hóc, sẽ nhanh chóng bít vào đường thở gây tắc thở ngay. Nếu không xử trí thích hợp kịp thời tử vong thường khó tránh. Thế nhưng thực tế có những trường hợp người lớn vì quá hoảng sợ mà dùng ngón tay cho vào miệng trẻ để cố tìm móc lấy ra nên đã vô tình đẩy quả vào sâu hơn càng bít kín đường thở làm trẻ ngạt nặng hơn nữa. Để phòng ngừa tai nạn như trên nên để trái cây xa tầm tay của trẻ, không để trẻ cầm chơi hoặc ăn cả quả chôm
  5. chôm, chỉ cho trẻ ăn trái khi đã lấy hết hạt. Nhắc trẻ không nên vừa ăn vừa chạy giỡn hay la hét cũng là biện pháp cần thiết phòng tránh tai nạn dị vật
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2