Sách giao bài tập - Học phần: Công tác xã hội trong phát triển nông thôn
lượt xem 3
download
Sách giao bài tập - Học phần: Công tác xã hội trong phát triển nông thôn này nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản liên quan đến công tác xã hội, công tác xã hội trong phát triển nông thôn; sinh viên có thể biết được các phương pháp tác nghiệp trong công tác xã hội, tiến trình thực hiện của công tác xã hội nói chung và công tác xã hội với cộng đồng nông thôn nói riêng; nắm được các tiêu chuẩn nghề nghiệp, trách nhiệm của một nhân viên xã hội chuyên nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sách giao bài tập - Học phần: Công tác xã hội trong phát triển nông thôn
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỘ MÔN PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VŨ THỊ HIỀN SÁCH GIAO BÀI TẬP Tên học phần: CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Số tín chỉ: 2 Mã số học phần: SWD 231
- BÀI TẬP MÔN: CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Số tín chỉ: 2 1. Mục đích Nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản liên quan đến CTXH, công tác xã hội trong PTNT. Sinh viên có thể biết được các phương pháp tác nghiệp trong CTXH, tiến trình thực hiện của CTXH nói chung và CTXH với cộng đồng nông thôn nói riêng. Nắm được các tiêu chuẩn nghề nghiệp, trách nhiệm của một nhân viên xã hội chuyên nghiệp. 2. Yêu cầu thực hiện Học các phần lý thuyết trên lớp Sau mỗi phần, chương lý thuyết kết thúc Sinh viên sẽ trả lời các câu hỏi và thảo luận. 3. Phương pháp thực hiện Nghiên cứu những khái niệm, những nội dung kiến thức đã học trong các chương. Trả lời các câu hỏi của giảng viên đưa ra 4. Thời gian thực hiện Sinh viên thảo luận và trả lời ngay trên lớp hoặc làm bài tiểu luận ở nhà. 5. Tiêu chí đánh giá
- Sau khi học xong môn CTXH sinh viên có thể tự lụa chọn một tình huống trong xã hội nông thôn cụ thể, vận dụng các phương pháp tác nghiệp để tự giải quyết tình huống đó theo tiến trình thực hiện CTXH. 6. Nội dung cụ thể CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP, CHỨC NĂNG NGHIÊN CỨU, TÁC NGHIỆP VÀ TIẾN TRÌNH CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI 1. Trình bày các quan niệm về CTXH? Nhận xét và cho ví dụ minh họa? Hướng dẫn: Sinh viên phải nêu được các quan niệm về CTXH + CTXH là việc thực hiện chính sách xã hội + CTXH là hoạt động nhân đạo, từ thiện + CTXH là hoạt động của các thiết chế xã hội + CTXH là phong trào xã hội + CTXH là phong trào xã hội Mỗi một quan điểm sinh viên nên lấy ví dụ để phân tích. 2. Nêu và phân tích định nghĩa CTXH? Từ định nghĩa về CTXH hãy rút ra những dấu hiệu bản chất của khoa học và nghề nghiệp chuyên môn CTXH. Hướng dẫn: Sinh viên phải nêu được một số định nghĩa về CTXH của một số nước như Mỹ, Canada từ đó đưa ra định nghĩa khái quát về CTXH. Phân tích nội dung hàm chứa trong định nghĩa. 3. Khái quát về các phương pháp tác nghiệp của CTXH?
- Hướng dẫn: Sinh viên phải nêu được các phương pháp tác nghiệp của CTXH + CTXH với cá nhân + CTXH với nhóm + CTXH với cộng đồng Lấy ví dụ phân tích 4. Công tác xã hội có những chức năng cơ bản nào? Nêu một tình huống cụ thể và chỉ ra vai trò của CTXH trong việc giải quyết vấn đề gặp phải của đối tượng trong tình huống đó? Hướng dẫn: Sinh viên phải nêu được các chức năng cơ bản của CTXH như: + Chức năng hỗ trợ giải quyết các vấn đề xã hội, các vấn đề của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng. + Chức năng huy động, liên kết và phát huy nguồn lực + Chức năng dự báo Sinh viên lấy 1 ví dụ tình huống cụ thể và phân tích 5. Thế nào là tiến trình CTXH? Trình bày các giai đoạn của tiến trình CTXH? Hướng dẫn: Sinh viên phải trả lời được các ý sau + Trình bày được khái niệm của tiến trình CTXH + Trình bày và phân tích 4 bước cơ bản trong tiến trình CTXH đó là: Nhận diện vấn đề, Lập kế hoạch giải quyết vấn đề, thực hiện kế hoạch và đánh giá kết quả.
- Bài tập tình huống thảo luận Thảo luận giải quyết tình huống:“ Chị Nguyễn Thị Hồng một trong những hộ sinh nhiều con ở xóm Ngọc Minh, xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu. Mặc dù mới lập gia đình được gần 10 năm nay, nhưng vợ chồng chị đã có tới 4 cô con gái, trong đó cô con gái út vừa tròn 9 tháng tuổi. Điều này khiến chồng chị buồn lắm, anh bắt chị phải “đẻ bằng được con trai mới thôi”. Con đông, nhà chật, cuộc sống gia đình vốn đã khó khăn lại càng thêm phần vất vả. Thế nhưng, để chiều lòng chồng, chị Hồng vẫn quyết định sinh tiếp đứa nữa. Chị Hồng chia sẻ: “Mong muốn có con trai nối dõi, để có người đi biển nối nghiệp, nên tôi vẫn quyết định đẻ khi nào có con trai mới thôi…”. Với vai trò là nhân viên CTXH anh/chị giải quyết vấn đề này như thế nào để chị Hồng hiểu và thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa GĐ và không sinh thêm con nữa. Hướng dẫn: Các nhóm phải chỉ ra được vai trò của nhân viên xã hội trong giải quyết tình huống trên. Chỉ ra những vấn đề tồn tại nếu vấn đề trong tình huống không được giải quyết. Chỉ rõ những hành động can thiệp của nhân viên xã hội. Đánh giá: Căn cứ vào yêu cầu của bài tập, đánh giá cho điểm các nhóm. Căn cứ vào việc tích cực thảo luận, đóng góp ý kiến của các thành viên trong nhóm để đánh giá. CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI KHÁC VÀ TRONG HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI 1. Phân tích mối quan hệ giữa triết học và CTXH? Hướng dẫn: Sinh viên phải phân tích được sự liên quan giữa triết học và CTXH
- Chỉ rõ mối quan hệ giữa triết học và CTXH Có lấy ví dụ minh họa 2. Thế nào là an sinh xã hội? Những vấn đề cơ bản của an sinh xã hội ở nước ta hiện nay? Hướng dẫn Sinh viên phải nêu được khái niệm an sinh xã hội Những vấn đề cơ bản của an sinh xã hội ở nước ta hiện nay 3. Tại sao nói CTXH góp phần thực hiện hóa mục đích của an sinh xã hội và tham gia xây dựng một xã hội lành mạnh, ổn định? Cho ví dụ? Hướng dẫn Sinh viên phải nêu được: + Mục đích của an sinh xã hội + Mục đích của CTXH + Mối tương quan giữa an sinh xã hội và CTXH Lấy ví dụ và phân tích Bài tập thảo luận Nhóm hãy lựa chọn một số vấn đề xã hội và việc thực hiện an sinh xã hội trên một địa phương nào đó. Phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp? Yêu cầu: Nghiên cứu theo nhóm Viết báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu. Hướng dẫn:
- Sinh viên tìm trên mạng để chọn một vấn đề xã hội cụ thể liên quan đến an sinh xã hội tại một địa phương nào đó. Phân tích, đánh giá những điểm mạnh, hạn chế Đề xuất ra giải pháp cụ thể để phát huy những điểm mạnh.
- CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI 1. Thế nào là nhân viên xã hội chuyên nghiệp? Nhân viên xã hội chuyên nghiệp có vị trí, vai trò như thế nào trong xã hội? Liên hệ với thực tế ở địa phương? Hướng dẫn: Sinh viên phải nêu được khái niệm nhân viên xã hội Vị trí và vai trò của nhân viên xã hội Lấy ví dụ liên hệ thực tế tại địa phương, hoạt động nào ở địa phương có sự tham gia của nhân viên xã hội, chỉ rõ vị trí và vai trò của nhân viên xã hội trong hoạt động đó. 2. Nhân viên xã hội có những nhiệm vụ cơ bản nào? Hãy đưa ra một ví dụ cụ thể về cùng tham gia giải quyết vấn đề của đối tượng cần sự giúp đỡ và chỉ ra nhiệm vụ cụ thể của nhân viên xã hội trong tình huống đó? Hướng dẫn: Sinh viên phải nêu được những nhiệm vụ cơ bản của nhân viên xã hội như sau: + Nhiệm vụ của nhân viên xã hội đối với trẻ em có nhu cầu và cần bảo vệ đặc biệt. + Hỗ trợ trẻ em có vấn đề liên quan đến pháp luật, tư pháp, vị thành niên. + Hỗ trợ giải quyết các vấn đề của đối tượng liên quan đến hoạt động giáo dục – tham vấn học đường. + Nhiệm vụ của nhân viên xã hội trong hệ thống y tế
- + Nhiệm vụ của nhân viên xã hội trong các hoạt động bảo trợ xã hội cho các đối tượng là người tàn tật, người già,... + Nhiệm vụ hỗ trợ giải quyết vấn đề của cộng đồng + Nhiệm vụ nghiên cứu và tham gia hoạch định chính sách Lấy ví dụ cụ thể về cùng tham gia giải quyết vấn đề của đối tượng cần sự giúp đỡ và chỉ ra nhiệm vụ cụ thể của nhân viên xã hội trong tình huống đó Bài tập thảo luận Thảo luận: Mỗi nhóm sẽ chọn một tình huống liên quan đến đối tượng là người tàn tật, người già cô đơn hoặc là trẻ em mồ côi ở cộng đồng nông thôn để phân tích nhiệm vụ, vai trò của nhân viên xã hội trong tình huống đó. Yêu cầu: Lựa chọn tình huống Phân tích tình huống Chỉ rõ vai trò, nhiệm vụ của nhân viên xã hội trong tình huống đó Hướng dẫn: + Nhóm phải chọn được một tình huống liên quan đến một trong các đối tượng cần sự giúp đỡ là người già, người tàn tật, trẻ em mồ côi. + Chỉ ra vai trò, nhiệm vụ của nhân viên xã hội trong tình huống đó Đánh giá Căn cứ vào các yêu cầu để đánh giá nhóm thảo luận đã giải quyết được vấn đề chưa. Đánh giá sự làm việc nhóm của sinh viên Sự đóng góp ý kiến thảo luận của các thành viên trong nhóm
- CHƯƠNG 4 : CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 1. Hãy phân tích tầm quan trọng của CTXH trong phát triển nông thôn? Hướng dẫn: Sinh viên phải phân tích được vai trò của CTXH trong PTNT. Lấy ví dụ chứng minh tầm quan trọng của CTXH trong PTNT 2. Tiến trình CTXH trong phát triển nông thôn bao gồm những giai đoạn nào? Hãy trình bày khái quát các giai đoạn đó? Hướng dẫn: Sinh viên phải nêu được các giai đoạn trong tiến trình CTXH đối với cộng đồng nông thôn. Phân tích các giai đoạn đó. 3. Một nhân viên CTXH trong phát triển nông thôn cần phải có những kỹ năng cơ bản nào? Tại sao kỹ năng lập kế hoạch đóng vai trò quan trọng đối với một nhân viên xã hội tác nghiệp ở nông thôn? Hướng dẫn: Sinh viên phải nêu được các kỹ năng cơ bản của một nhân viên CTXH trong phát triển nông thôn. Nêu vai trò của kỹ năng lập kế hoạch đối với một nhân viên xã hội tác nghiệp ở nông thôn. Bài tập thảo luận Sinh viên tự lựa chọn chủ đề cho mình về các vấn đề xã hội liên quan đến cộng đồng nông thôn như: Tệ nạn xã hội, phong tục tập quán, mâu thuẫn gia đình, bạo lực gia đình, trẻ em..... Sau đó giải quyết vấn đề theo trình tự tiến trình thực hiện CTXH đối với cộng đồng nông thôn.
- Yêu cầu Thảo luận nhóm Nêu rõ các bước thực hiện giải quyết tình huống theo các bước thực hiện trong tiến trình CTXH ở nông thôn. Trình bày kết quả thảo luận trên lớp Hướng dẫn: Các nhóm lựa chọn một vấn đề xã hội cụ thể ở nông thôn Nêu các bước tiến hành để giải quyết tình huống Mô tả chi tiết các bước thực hiện Đưa ra được một số kết quả dự kiến Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014 PGS. TS. Đinh Ngọc Lan Ths. Vũ Thị Hiền
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đảng và Nhà nước đổi mới chính sách tôn giáo - phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc
6 p | 160 | 28
-
Chính sách tôn giáo của Việt Nam trong bối cảnh khu vực
15 p | 90 | 8
-
Chính sách đối với Phật giáo của triều Nguyễn - khởi nguồn của phong trào chấn hưng Phật giáo đầu thế kỉ XX
7 p | 56 | 8
-
Chính sách giao lưu văn hóa của triều Nguyễn với Trung Quốc (giai đoạn 1802-1884)
5 p | 66 | 8
-
Quản lí nhà nước và mức độ tự chủ của các cơ sở giáo dục đào tạo qua kết quả khảo sát
8 p | 102 | 7
-
Hệ thống văn bản tập đọc trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 - nhìn từ phương diện ngôn ngữ và văn hóa
5 p | 77 | 5
-
Nghiên cứu về giao tiếp và giao tiếp giao văn hóa: Phần 2
155 p | 20 | 5
-
Tôn giáo trong chính sách đối ngoại của Mỹ
9 p | 112 | 4
-
Sách giáo khoa ngữ văn Hàn Quốc và kinh nghiệm đối với Việt Nam
7 p | 95 | 4
-
Chất lượng giáo viên và những chính sách cải thiện chất lượng giáo viên
8 p | 54 | 4
-
Đề xuất nội dung đào tạo ngắn hạn cho giáo viên giảng dạy STEM bậc giáo dục phổ thông ở Việt Nam
6 p | 7 | 3
-
Các cách tiếp cận trong nghiên cứu động lực của giáo viên
7 p | 5 | 3
-
Đánh giá các yếu tố tác động đến hiệu quả thực hiện chính sách giáo dục đối với thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nông thôn Việt Nam
10 p | 11 | 3
-
Chính sách ngoại giao mở rộng lãnh thổ của nước Mỹ thế kỷ XIX: những kết quả chủ yếu
13 p | 10 | 3
-
Giáo án mầm non - Hoạt động thể dục: Phần 2
87 p | 17 | 3
-
Đề xuất định hướng xây dựng chương trình và sách giáo khoa Giáo dục công dân sau năm 2015
7 p | 39 | 3
-
Những thách thức và đối sách của Trung Quốc đối với tôn giáo trong tiến trình toàn cầu hóa hiện nay
11 p | 80 | 3
-
Giải pháp nâng cao hiệu quả nội dung chính sách giáo dục và đào tạo ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
3 p | 6 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn