ADSENSE
Sách How To Read A Book
235
lượt xem 119
download
lượt xem 119
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
How To Read A Book .This is a book for readers who cannot read. They may sound rude, though I do not mean to be. It may sound like a contradiction, but it is not. The appearance of rudeness and contradiction arises only from the variety of senses in which the word "reading" can be used.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sách How To Read A Book
- MORTIMER J.ADLER CHARLES VAN DOREN ĐỌC SÁCH NHƯ MỘT NGHỆ THUẬT Hải Nhi dịch NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG – XÃ HỘI
- LỜI GIỚI THIỆU (cho bản tiếng Việt) Người phương Đông có câu: “Thư trung hữu ngọc”, tức là “Trong sách có ngọc”. Quả vậy, những bậc vĩ nhân hay những người thành đạt nhất đều nói rằng một trong những yếu tố có vai trò quan trọng trong việc phát triển và định hình tư duy của họ là việc đọc sách. Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, khi văn hoá nghe nhìn dường như đang dần lấn át văn hoá đọc, khi thời gian con người dành cho việc đọc các loại sách cũng ít hơn trước và ngày càng có nhiều độc giả cảm thấy lúng túng không biết lựa chọn thế nào trước một khối lượng sách, báo khổng lồ được xuất
- bản hàng ngày, thì phương pháp đọc sách cũng trở nên cần thiết. How to read a book (Đọc sách như một nghệ thuật) của hai tác giả Mortimer J.Adler và Charles Van Doren chính là giải pháp giúp bạn lựa chọn và đọc sách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Được xuất bản lần đầu tiên năm 1940, ngay lập tức, Đọc sách như một nghệ thuật đã trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất và duy trì vị trí đó trong suốt hơn một năm. Tác phẩm đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng như Pháp, Thuy Điển, Đức, Tây Ban Nha, Italia và bây giờ là Việt Nam. Người đọc sách thông minh là người biết áp dụng các phương pháp và kỹ năng đọc khác nhau cho các
- loại văn bản khác nhau, để vừa thu được thông tin nhanh vừa hiểu thấu đáo các vấn đề được nêu, trong chừng mực thời gian cho phép và tuỳ theo mục đích của mình. Trên tinh thần đó, Đọc sách như một nghệ thuật hướng dẫn bạn các cấp độ đọc khác nhau: từ phương pháp đọc sơ cấp, qua việc đọc lướt có hệ thống và đọc kỹ lưỡng đến đẩy nhanh tốc độ đọc. Tác phẩm cũng giúp bạn thấy chính xác đâu là cách đọc sách đích thực, cùng những giá trị và những niềm vui mà nó mang lại. Cuốn sách có tính tổng hợp và bao quát cao, nhưng cũng rất cụ thể, nên có ích cho mọi độc giả, bất kể ở thời đại nào và cho thể loại văn bản nào. Vì thế, ngay cả khi bạn là một người luôn bận rộn
- và hay gặp vướng mắc với việc đọc sách, hãy thử tìm lời giải trong Đọc sách như một nghệ thuật, biết đâu bạn sẽ thay đổi quan điểm của mình. Decartes từng nói: “Đọc sách là được trò chuyện với những người thành đạt nhất của những thế kỷ đã qua”. Trong khi ở Việt Nam có rất ít những cuốn sách hướng dẫn kỹ năng, nhất là kỹ năng đọc, thì Đọc sách như một nghệ thuật chính là món quà tuyệt vời dành cho những người say mê đọc sách và muốn khám phá thế giới tri thức bao la kết đọng trong từng cuốn sách, vơi một phương pháp đọc khoa học có lẽ chưa từng được dạy ở bất cứ trường lớp nào tại Việt Nam. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn
- đọc! CÔNG TY SÁCH ALPHA
- MỤC LỤC Lời nói đầu Phần 1. Các phương diện đọc sách 1. Đọc sách và nghệ thuật đọc sách 2. Các cấp độ đọc sách 3. Cấp độ đọc đầu tiên - Đọc sơ cấp 4. Cấp độ đọc thứ hai - Đọc kiểm soát 5. Cách trở thành một độc giả yêu cầu cao Phần 2. Cấp độ đọc thứ ba - Đọc phân tích 6. Phân loại một cuốn sách 7. “Chụp X-quang” một cuốn sách
- 8. Thống nhất các thuật ngữ với tác giả 9. Xác định thông điệp của tác giả 10. Đưa ra những lời phê bình hợp lý 11. Đồng ý hay bất đồng với tác giả 12. Những phương tiện trợ giúp việc đọc Phần 3. Tiếp cận những chủ đề sách khác nhau 13. Cách đọc sách thực hành 14. Cách đọc tác phẩm văn học giả tưởng 15. Những gợi ý khi đọc truyện, kịch và thơ 16. Cách đọc sách lịch sử 17. Cách đọc sách khoa học và sách toán 18. Cách đọc sách triết học
- 19. Cách đọc sách khoa học xã hội Phần 4. Mục đích cao nhất của việc đọc sách 20. Cấp độ đọc thứ tư - Đọc đồng chủ đề 21. Đọc sách và sự phát triển trí tuệ
- LỜI NÓI ĐẦU How to read a book (Đọc sách như một nghệ thuật) được xuất bản lần đầu năm 1940. Cuốn sách nhanh chóng trở thành một trong những cuốn bán chạy nhất và giữ vị trí đó suốt hơn một năm với số lượng phát hành lớn. Sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau như Pháp, Thụy Điển, Đức, Tây Ban Nha và Italia. Việc tái bản cuốn sách này phục vụ độc giả ngày nay xuất phát từ những thay đổi trong chính đề tài cuốn sách. Ngày nay, tỷ lệ học sinh vào đại học ngày càng tăng, phần lớn dân số đều biết đọc, biết viết. Không chỉ đọc tiểu thuyết, người ta còn đọc sách khoa học. Nhiều chuyên gia giáo dục
- thừa nhận việc dạy cách đọc cho trẻ em – theo cách hiểu cơ bản nhất của từ “đọc” – là vấn đề rất quan trọng. Nhiều người lớn cũng cảm thấy hấp dẫn, muốn tham gia vào các khoá học đọc cấp tốc nhằm giúp họ hiểu nhiều hơn những gì mình đọc, cũng như tăng tốc độ đọc. Tuy nhiên, vẫn còn có những điều chưa thay đổi. Một trong số đó là mong ước của độc giả muốn được đọc nhiều tài liệu khác nhau, với tốc độ khác nhau và phù hợp hơn. Pascal đã từng nói: “Khi ta đọc quá nhanh hay quá chậm, ta chẳng hiểu gì cả”. Cuốn Đọc sách như một nghệ thuật sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này thông qua các cấp độ đọc. Trong cuốn sách trước, tôi không
- đề cập đến, hoặc đề cập không thoả đáng nhiều nội dung như: những quan điểm mới về cách học đọc, sự phân tích toàn diện và chặt chẽ hơn về nghệ thuật đọc đầy phức tạp, áp dụng linh hoạt các nguyên tắc cơ bản trong các cách đọc khác nhau, việc phát hiện và hình thành những quy tắc đọc sách mới,… Trong lần tái bản này, tất cả những điều trên sẽ được diễn giải thấu đáo hơn. Một năm sau khi cuốn Đọc sách như một nghệ thuật ra đời, có một tác phẩm tương tự mang tên How to read two books (Cách đọc hai cuốn sách) cũng được xuất bản. Đồng thời, giáo sư I.A.Richards đã viết một loạt chuyên luận với tiêu đề How to read a page (Cách đọc một trang sách).
- Những vấn đề về việc đọc được nêu ở hai tác phẩm trên đều được tôi bàn luận sâu sắc trong cuốn sách tái bản này, nhất là vấn đề làm cách nào đọc một số sách liên quan đến nhau để nắm được những yếu tố bổ sung, hay mâu thuẫn về cùng một chủ đề. Bên cạnh đó, cuốn Đọc sách như một nghệ thuật tái bản lần này còn nhấn mạnh về nghệ thuật đọc, và những quan điểm về nhu cầu đạt được các cấp độ cao hơn trong nghệ thuật đọc – hai vấn đề chưa được nói đến, hoặc chỉ nói sơ qua trong nguyên bản. Hãy so sánh mục lục hai cuốn sách với nhau, bạn sẽ thấy những điểm mới, điểm khác biệt giữa chúng. Trong quá trình cập nhật, viết lại, và chỉnh sửa cuốn sách này, tôi đã
- nhận được sự cộng tác của Charles Van Doren - đồng nghiệp của tôi tại Viện Nghiên cứu Triết học. Tôi rất biết ơn Van Doren về những đóng góp của anh dành cho cuốn sách. Chúng tôi cũng muốn bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đối với những lời phê bình có tính xây dựng, sự hướng dẫn và giúp đỡ của Arthur L.H.Rubin - người bạn đã thuyết phục chúng tôi đưa ra những thay đổi quan trọng, khiến cho cuốn sách này khác hẳn với nguyên bản, trở thành một cuốn sách hay hơn, hữu ích hơn như chúng tôi mong muốn. MORTIMERR J.ADLER
- PHẦN 1 Các phương diện đọc sách
- 1 Đọc sách và nghệ thuật đọc sách Cuốn sách này dành cho tất cả những người say mê đọc sách. Đặc biệt, nó dành cho những ai đọc sách với mục đích chính là mở rộng tầm hiểu biết của mình. Ngày nay, có ý kiến cho rằng việc đọc sách không cần thiết như trước. Đài phát thanh và truyền hình đã thay thế hầu hết các chức năng của sách báo. Trên thực tế, truyền hình đã thực hiện rất tốt vai trò truyền tải thông tin bằng hình ảnh, có tác động tích cực đối với người xem. Đài phát thanh
- cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin khi chúng ta đang bận làm các công việc khác (như lái xe), đồng thời giúp chúng ta tiết kiệm được nhiều thời gian. Nhưng liệu sự ra đời của các phương tiện truyền thông hiện đại như trên có giúp con người hiểu biết thêm về thế giới xung quanh không? Phân tích kỹ, ta sẽ thấy khán giả xem truyền hình, thính giả nghe đài, và độc giả của các loại báo chí được cung cấp một mớ tổng hợp các yếu tố từ các dữ liệu và con số thực, đến những thông tin đã được chọn lọc kỹ càng. Tất cả nhằm giúp họ dễ dàng “quyết định” mà không tốn nhiều công sức. Họ đưa vào đầu mình một chính kiến giống như đưa một băng cassette
- vào trong máy cassette. Sau đó, họ chỉ nhấn nút và “phát lại” chính kiến đó khi nào thấy thích hợp. Như vậy, họ đã hành động mà không cần phải suy nghĩ. Đọc sách tích cực Trong phần này, chúng tôi sẽ đề cập đến việc phát triển kỹ năng đọc sách. Nhưng nếu những quy tắc của việc đọc sách được tuân thủ và rèn luyện, thì vẫn có thể áp dụng cho bất kỳ loại tài liệu nào khác như báo, tạp chí, tờ rơi, luận văn, hay thậm chí cả những mục quảng cáo. “Đọc” bất kỳ dưới bất kỳ hình thức nào cũng là một hoạt động. Vì thế, cho dù bạn đọc cái gì, ít nhiều cũng cần có tính tích cực. Người ta không thể đọc hoàn toàn thụ động,
- nghĩa là đọc mà mắt không di chuyển, và đầu óc thì mơ màng. Chúng tôi chỉ ra sự tương phản giữa đọc tích cực và đọc thụ động nhằm hướng mọi người chú ý đến một thực tế là việc đọc ít nhiều đều phải tích cực và càng đọc tích cực, càng có hiệu quả. Một độc giả sẽ đọc tốt hơn một độc giả khác nếu người đó thực hiện nhiều hoạt động hơn, và cố gắng nhiều hơn. Người đó sẽ đọc tốt hơn nếu họ đòi hỏi nhiều hơn ở bản thân, và nội dung họ đang đọc. Nhiều người cho rằng đọc và nghe hoàn toàn bị động so với viết và nói. Người viết và nói đều phải cố gắng, không ít thì nhiều, nhưng người đọc và nghe thì chẳng phải làm gì. Người ta cũng cho rằng đọc và nghe là hoạt
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD