Sáng kiến kinh nghiệm: Liên hệ thực tế nhằm nâng cao hiệu quả dạy-học môn Hóa học ở trường THCS
lượt xem 17
download
Sáng kiến kinh nghiệm: Liên hệ thực tế nhằm nâng cao hiệu quả dạy-học môn Hóa học ở trường THCS với mục tiêu nhằm khơi dậy hứng thú học tập cho HS. Có vậy, HS sẽ thấy môn hóa học là môn học gần gũi, dễ hiểu; qua đó từng bước hình thành ở các em lòng yêu thích bộ môn và niềm đam mê khoa học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Liên hệ thực tế nhằm nâng cao hiệu quả dạy-học môn Hóa học ở trường THCS
- Liên hệ thực tế nhằm nâng cao hiệu quả dạy-học môn hoá học ở trường THCS A. MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Hoá học là bộ môn khoa học tự nhiên. Như tên của nó, đôi khi chúng ta nghĩ đây là bộ môn khô khan, khó tiếp thu đối với học sinh (HS). Có lúc HS học lý thuyết trên sách giáo khoa, còn thực tế hiện tượng hoá học xảy ra như thế nào thì không nhìn thấy được. Học sinh chỉ học thuộc lòng phương trình và hiện tượng hoá học theo sách vở, điều này làm cho các em mau quên và dễ chán. Cũng có lúc các em cảm thấy kiến thức hoá học thật trừu tượng nên không hiểu bài trong lớp. Mà đã khó hiểu thì làm sao các em có thể yêu thích? Môn hóa học ở trường phổ thông nếu không có những bài giảng và phương pháp hợp lí phù hợp với thế hệ học trò dễ làm cho HS thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận. Trước tình hình đó, hóa học phải đổi mới phương pháp dạy học đã và đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Một trong những yếu tố để đạt giờ dạy có hiệu quả và tiến bộ là phát huy tính thực tế. Có những vấn đề hóa học giúp HS giải thích những hiện tượng trong tự nhiên, tránh việc mê tín dị đoan, thậm chí hiểu được những dụng ý khoa học hóa học trong những câu ca dao – tục ngữ, mà thế hệ trước để lại và có thể ứng dụng trong thực tiễn đời sống thường ngày, chỉ bằng những kiến thức rất phổ thông mà không gây nhàm chán, xa lạ, lại có tác dụng kích thích tính chủ động, sáng tạo, hứng thú trong môn học. Trong việc dạy môn hoá học ở trường trung học, người giáo viên phải có vốn kiến thức về thực tế sâu, rộng, có khả năng gắn bài giảng với thực tế, tạo ra được những giờ học sinh động, nâng cao sự hiểu biết và kích thích sự ham mê học tập của HS. Với những lý do trên tôi đã tìm tòi nghiên cứu, tham khảo tư liệu và áp dụng đề tài:“Liên hệ thực tế nhằm nâng cao hiệu quả dạy-học môn hoá học ở trường THCS” nhằm khơi dậy hứng thú học tập cho HS. Có vậy, HS sẽ thấy môn hoá học là môn học gần gũi, dễ hiểu; qua đó từng bước hình thành ở các em lòng yêu thích bộ môn và niềm đam mê khoa học. 1
- 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI: Đề tài này được thực hiện với mục đích giúp HS giải thích những hiện tượng trong tự nhiên, tránh việc mê tín dị đoan. Đồng thời, đề tài cũng sẽ làm rõ ý nghĩa khoa học hoá học có thể ứng dụng thực tiễn trong đời sống thường ngày qua giảng dạy môn hoá học lớp 9, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo, hứng thú trong môn học. Từ những cơ sở đó, đề tài cũng sẽ đem lại cho GV và HS những nhận thức về PP học tập, làm việc mang tính hợp tác, thấy rõ vai trò tích cực của HS và chủ đạo của GV làm cho hoá học không khô khan, bớt đi tính đặc thù phức tạp. Tóm lại, đề tài muốn góp một tiếng nói vào phong trào đổi mới PPDH, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục, đào tạo trong tình hình đất nước hiện nay. 3. NHIỆM VỤ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CÚU: Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này nhằm giải quyết 3 vấn đề cơ bản sau: Một là: nghiên cứu những vấn đề lý luận về phương pháp dạy học hoá học ở trưòng phổ thông. Hai là: nghiên cứu tình hình thực tế qua việc dự giờ các tiết dạy của GV cùng bộ môn để đánh giá và rút ra PP giảng dạy thích hợp, đồng thời nghiên cứu hiệu quả học tập của HS trong suốt quá trình thực hiện giải pháp. Ba là: trên cơ sở thống kê số liệu chỉ rõ cách thực hiện và hiệu quả của việc áp dụng :“Liên hệ thực tế nhằm nâng cao hiệu quả dạy-học môn hoá học ở trường THCS” Đối tượng áp dụng đế tài là HS lớp 9 trường THCS Phú An (nay là trường THCS Nguyễn Tuấn Việt), Cụ thể là: 39 HS lớp 9A2, 39 HS lớp 9A3 năm học: 2009 - 2010 40 HS lớp 9A4, 39 HS lớp 9A5 năm học: 2010 – 2011 36 HS lớp 9A1, 34 HS lớp 9A4 năm học: 2011 – 2012 Đây là những HS có sức học bình thường theo đặc trưng của một trường vùng ven. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 2
- Thu thập các loại sách, báo, tạp chí, tài liệu có liên quan đến đề tài. Đọc và khái quát các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu: chủ yếu là SGK và các loại sách về hóa học trong sản xuất và đời sống. 4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4.2.1. Phương pháp quan sát Phương pháp này thực hiện bằng cách theo dõi và phân loại HS (Giỏi , Khá, Trung bình, Yếu, Kém) để đưa ra cách giải hợp lý cho từng đối tượng. 4.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu Sử dụng hệ thống câu hỏi, phiếu điều tra nhằm thu thập số liệu để đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp. 4.2.3. Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với tổ trưởng, tổ chuyên môn, và tham khảo ý kiến các giáo viên dạy giỏi về các vấn đề có liên quan đến đề tài. 4.3. Phương pháp thống kê toán học Sau khi thu thập các phiếu thăm dò ý kiến, dựa vào kết quả điều tra, tôi cho HS kiểm tra các kiến thức đã học so sánh đối chiếu với từng năm, từ đó rút ra tỉ lệ phần trăm, nhằm đánh giá thực trạng và định hướng nâng cao hiệu quả của của việc dạy học hoá học ở trường THCS. 5. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI: Đề tài này được thực hiện trong phạm vi môn hoá học lớp 9 ở trường THCS Nguyễn Tuấn Việt nói riêng và ở huyện Cai lậy nói chung. Về mặt kiến thức kỹ năng đề tài chỉ nghiên cứu một số dạng thuộc lĩnh vực hoá học trong sản xuất và đời sống, hoá học bảo vệ môi trường. 6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI: Đề tài này đi vào nghiên cứu những biện pháp để nâng cao hiệu quả và phát huy tích cực học tập của HS khi học hoá 9. Từ đó góp phần vào việc giáo dục sức khoẻ và hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. Giúp cho HS hiểu rõ được mối quan hệ giữa các kiến thức hóa học với thực tiễn đời sống, với xu hướng phát triển của xã hội. 3
- Về mặt khoa học các em HS khi gặp những hiện tượng xảy ra trong đời sống hàng ngày thường có tâm lý phải giải thích nó bằng cách nào? Do đó liên hệ thực tế nhằm nâng cao hiệu quả dạy-học môn hoá học là cách hay nhất để phát triển tư duy và rèn luyện kỹ năng hóa học của mỗi người, phát triển tư duy logich, sử dụng thành thạo và vận dụng tốt kiến thức đã học vào cuộc sống. Về mặt sư phạm, đối với GV suy nghĩ liên hệ thực tế để nâng cao hiệu quả dạy-học còn là một hướng đi có hiệu quả để tổng quát hóa hoặc đặc biệt hóa môn học, điều này góp phần hổ trợ, phát triển cái hay và mới cho HS. Rèn luyện cho HS đức tính chính xác, kiên nhẫn, trung thực và lòng say mê khoa học hóa học. Các liên hệ thực tế trong đề tài còn có tác dụng rèn luyện văn hóa lao động (lao động có tổ chức, có kế hoạch, gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ …). Do vậy sáng kiến kinh nghiệm đề cập khía cạnh:“Liên hệ thực tế nhằm nâng cao hiệu quả dạy-học môn hoá học ở trường THCS” đã góp phần cho học sinh dễ tiếp thu, thiết thực, gần gũi với đời sống và lôi cuốn học sinh khi học. 4
- B. NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở pháp lý: Sáng kiến kinh nghiệm thực hiện chủ yếu dựa trên sách giáo khoa (SGK) hoá học 9,10,11,12, vì vậy SGK là cơ sở pháp lý để xây dựng đề tài. Ngoài ra còn tham khảo sách giáo viên, sách bài tập, các sách tham khảo và các tài liệu có liên quan là cơ sở cho sáng kiến kinh nghiệm. 1.2. Cơ sở lý luận: Môn Hoá học giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí tuệ của học sinh. Mục đích của môn hóa học là giúp cho HS hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh; nâng cao những tri thức, hiểu biết về thế giới, về con người thông qua các bài học, các giờ thực hành... Học hoá để hiểu, để giải thích được các vấn đề thực tiễn thông qua cơ sở cấu tạo nguyên tử, sự chuyển hoá của các chất bằng các phương trình phản ứng hoá học. Học hoá để biết, là góp phần giải tỏa, xoá bỏ hiểu biết sai lệch làm phương hại đến đời sống, tinh thần của con người... Học hoá để làm, là khởi nguồn, là cơ sở để sáng tạo ra những ứng dụng phục vụ trong đời sống của con người. Để đạt được mục đích của môn hoá học, ngoài việc phải tiếp thu đầy đủ những kiến thức từ trên lớp, từ sách giáo khoa, từ các thầy cô, HS còn tự mình sưu tầm và tìm hiểu những hiện tượng xảy ra trong cuộc sống thường ngày. Vận dụng những kiến thức đã học được để giải thích những hiện tượng đó, nhờ vậy HS được củng cố kiến thức sâu sắc hơn. Và cũng nhờ đó HS thấy học môn hóa dễ hiểu, thiết thực, gần gũi với đời sống và lôi cuốn hơn. 5
- Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 2.1. Tình hình HS học bộ môn hóa của trường THCS Nguyễn Tuấn Việt Đối với HS THCS các em chưa có định hướng nghề nghiệp cho tương lai nên ý thức học tập bộ môn chưa cao, các em chỉ thích môn nào mình học có kết quả cao hoặc thích GV nào thì thích học môn đó. Trong quá trình giảng dạy tôi đã phát hiện ra rằng đa số HS còn lo ra, chưa hứng thú tham gia xây dựng bài. Nhiều HS tỏ ra lúng túng, không tìm ra cách xử lí, ngay cả những vấn đề tưởng chừng hết sức cơ bản trong cuộc sống hàng ngày. Vì thế, làm sao các em có thể yêu thích học bộ môn? 2.2. Thực trạng Trong quá trình học tập HS ít được hoạt động, nặng về nghe giảng, ghi chép rồi học thuộc, ít được suy luận, động não. Thời gian dành cho HS hoạt động trong một tiết học là quá ít, kể cả hoạt động tay chân và hoạt động tư duy. Học sinh chưa được trở thành chủ thể hoạt động. Hình thức hoạt động của HS cũng đơn điệu, chủ yếu là nghe thầy đọc và chép vào vở, HS ít được động não và thường ít được chủ động tích cực. Do vậy, PP học của HS là thụ động, ít tư duy, sáng tạo và HS thường gặp khó khăn khi giải quyết những bài tập liên quan đến thực tế. Các hình thức hoạt động của thầy và các PP dạy mà thầy sử dụng chưa nhằm vào yêu cầu tổ chức cho học trò hoạt động, chưa chú trọng vào việc hình thành PP tư duy, rèn luyện cho HS năng lực sáng tạo. Các hiện tượng được giải thích chưa đúng nhận thức khoa học bộ môn. Đối với hoá học, PP nhận thức khoa học là GV phải tập luyện cho HS biết giải quyết vấn đề từ đơn giản đến phức tạp trong học tập chính là chuẩn bị cho các em có khả năng sáng tạo, giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. 2.3. Đánh giá thực trạng: Kết quả khảo sát chất lượng môn hoá học lớp 9 trường THCS Nguyễn Tuấn Việt khi chưa thực hiện đề tài trong hai năm học gần đây, về áp dụng“Liên hệ thực tế nhằm nâng cao hiệu quả dạy-học môn hoá học ở trường THCS” như sau: 6
- Kết quả khảo sát chất lượng trước khi thực hiện đề tài Trung Số Giỏi Khá Yếu Kém Năm học Lớp bình HS SL % SL % SL % SL % SL % 9A1 38 1 2.6 3 7.9 10 26.4 20 52.6 4 10.5 2007- 2008 9A2 39 2 5.1 2 5.1 11 28.2 19 48.8 5 12.8 9A2 35 1 2.9 2 5.7 8 22.9 20 57.1 4 11.4 2008- 2009 9A3 36 2 5.6 2 5.6 9 25 19 52.7 4 11.1 Nguồn khảo sát chất lượng trường THCS Nguyễn Tuấn Việt Qua nguồn khảo sát trên ta dễ dàng nhận thấy số lượng HS đạt từ trung bình trở lên ở năm học 2007-2008 là 37.7%, năm học 2008-2009 là 33.8%. Trước thực trạng trên, tôi đề xuất một số biện pháp và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của GV và học tập của HS. 7
- Chương 3: BIỆN PHÁP VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp : Dựa vào thực trạng và nguyên nhân của thực trạng tôi thấy rằng “Liên hệ thực tế nhằm nâng cao hiệu quả dạy-học môn hoá học ở trường THCS” là nhằm tạo sự hứng thú, say mê trong học tập, lòng yêu khoa học nói chung và yêu thích học môn hoá học nói riêng. Để đạt hiệu quả tối ưu trong việc “Liên hệ thực tế nhằm nâng cao hiệu quả dạy-học môn hoá học ở trường THCS” GV phải kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp giảng dạy để kích thích tư duy, sáng tạo và tính tò mò của HS. 3.2. Các giải pháp chủ yếu : Nêu các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hàng ngày thay cho lời giới thiệu vào bài giảng mới. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho HS bất ngờ, nhưng tạo được sự chú ý quan tâm của HS trong quá trình học tập. Nêu các hiện tượng thực tiễn xung quanh trong đời sống hàng ngày qua các phương trình phản ứng hoá học cụ thể trong bài học. Cách nêu vấn đề này làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn của bài học và giải thích để giải toả tính tò mò của HS. Nêu các hiện tượng thực tiễn xung quanh trong đời sống hàng ngày qua chuyện kể và có thể xen bất cứ thời gian nào trong suốt tiết học. Hướng này có thể tạo không khí học tập thoải mái, đó cũng là cách kích thích niềm đam mê học hoá học. Nêu các hiện tượng thực tiễn xung quanh trong đời sống hàng ngày sau khi kết thúc bài học. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho HS căn cứ vào kiến thức đã học tìm cách giải thích hiện tượng và từ đó HS sẽ suy nghĩ, ấp ủ vì sao lại xảy ra hiện tượng đó? tạo tiền đề thuận lợi cho học bài mới ở tiết sau. 3.3. Tổ chức triển khai thực hiện nội dung của đề tài: 3.3.1. Tổ chức triển khai thực hiện: Để tổ chức thực hiện GV có thể dùng nhiều phương tiện, nhiều cách như: bằng lời giải thích, hình ảnh đoạn phim, bài hát, câu ca dao, tục ngữ… và có 8
- thể dùng máy chiếu. Bằng các ví dụ minh hoạ thông qua một số hiện tượng… thực tiễn, có thể áp dụng trong từng bài, từng chương cụ thể để nâng cao hiệu quả dạy-học môn hoá học ở trường THCS. 3.3.2. Nội dung của đề tài: Vấn đề số 1: “Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ? Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô, xe máy) có chứa các khí SO2, NO, NO2,…Các khí này tác dụng với oxi O2 và hơi nước trong không khí nhờ xúc tác oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy) tạo ra axit sunfuric H2SO4 … 2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4 Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Vai trò chính của mưa axit là H2SO4 còn HNO3 đóng vai trò thứ hai. Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới. Mưa axit làm mùa màng thất thu và phá hủy các công trình xây dựng, các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến……. Màn khói giết người đã xảy ra ở đâu ? Ngày 5 tháng 12 năm 1952, nước Anh (nước được mệnh danh là xứ sở của sương mù) tại Luân Đôn đã xảy ra sự kiện “màn khói giết người” làm chấn động thế giới. Việc giám sát môi trường cho thấy hàm lượng khí SO 2 cao tới 3,8 mg/m3, gấp 6 lần và nồng độ bụi khói lên tới 4,5mg/m3 gấp 10 lần so với ngày thường. Dân trong thành phố thấy tức ngực, khó thở và ho liên tục. Chỉ trong vòng 4, 5 ngày đã có hơn 4000 người chết trong đó phần lớn là trẻ em và người già, hai tháng sau lại có trên 8000 người nữa chết. Nguyên nhân của “màn khói giết người” ở thành phố Luân Đôn là do khói than (SO2, bụi …) của các nhà máy quyện vào với sương mù buổi sớm mùa đông gây ra. Áp dụng: Đây là vấn đề có liên quan đến giáo dục môi trường. Giáo viên có thể đưa vào bài giảng Lưu huỳnh điôxit SO 2 tiết 4 lớp 9. 9
- Vấn đề số 2: Làm thế nào để phân kim vàng? Phân kim vàng là phương pháp kỹ thuật giúp bạn thu hồi vàng nguyên chất từ các loại vàng khác (hợp kim vàng). Hướng dẫn HS Phân kim được các loại vàng thấp tuổi lấy ra được vàng y nguyên chất bằng một loại Acid: Vàng thấp tuổi (vàng lẫn tạp chất Cu, Ag…) cán mỏng, cắt nhỏ cho vào H2SO4 đặc, nóng (lưu ý trong thực tế người ta thường sử dụng HNO3). Tạp chất sẽ tan trong H2SO4 đặc, nóng, ta sẽ thu được vàng: Cu + 2H2SO4 đặc, nóng CuSO4 + SO2 + 2H2O o t Áp dung: Vấn đề này liên hệ thực tế cho HS biết được để ứng dụng trong nghề thợ bạc sau này. Giáo viên có thể xen vào trong tiết dạy “Một số axít quan trọng” tiết 6 lớp 9. Vấn đề số 3: Vì sao nên bôi nước vôi vào vết côn trùng đốt ? Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại thì khi bị côn trùng đốt, nếu bôi nước vôi vào vết đốt thì vết thương sẽ mất đi và không còn cảm giác ngứa rát nữa. Hiện tượng này, ngày nay hoá học đã giải thích được rõ ràng: trong nọc độc của một số côn trùng như: ong, kiến, muỗi… có chứa một lượng axit fomic gây bỏng da và đồng thời gây rát , ngứa. Ngoài ra, trong nọc độc ong còn có cả HCl, H3PO4, cholin… nên khi bị ong đốt, da sẽ phồng rộp lên và rất rát. Người ta vội lấy nước vôi trong hay dung dịch xút để bôi vào vết côn trùng đốt. Khi đó xảy ra phản ứng trung hoà làm cho vết phồng xẹp xuống và không còn cảm giác rát ngứa. HCOOH + Ca(OH)2 → Ca(HCOO)2 +H2O Áp dung: Điều này là hiển nhiên thấy trong đời sống, ai cũng có thể biết được điều này, nhưng không giải thích được vì sao phải bôi nước vôi vào vết côn trùng đốt ? do đó vấn đề này có thể đưa vào trong khi dạy bài “Một số bazơ quan trọng” tiết 13 hoá 9. Vấn đề số 4: Làm thế nào để phân biệt muối iod và muối thường ? Muối iod ngoài thành phần chính là muối ăn (NaCl) còn có một lượng nhỏ NaI (nhằm cung cấp iod cho cơ thể). Để phân biệt muối thường và muối iod ta vắt nước chanh vào muối, sau 10
- đó thêm vào một ít nước cơm. Nếu thấy màu xanh đậm xuất hiện chứng tỏ muối đó là muối iod. Vì sao thêm muối quá sớm thì đậu không nhừ ? Các bà mẹ thường nhắc nhở: Khi nấu đậu chớ cho muối quá sớm, điều này có thể giải thích một cách khoa học như sau: Trong đậu nành khô, nước rất ít. Do đó có thể coi nó như một dung dịch đặc, và lớp vỏ là một màng bán thẫm. Khi nấu, nước bên ngoài sẽ thẩm thấu vào trong đậu làm đậu nành nở to ra, sau một thời gian các tế bào trong hạt đậu bị phá vỡ làm cho đậu mềm. Nếu khi nấu đậu ta cho muối quá sớm thì nước ở bên ngoài có thể không đi vào trong đậu, thậm chí nước trong đậu sẽ thẩm thấu ra ngoài do nồng độ muối trong nước muối bên ngoài lớn hơn nhiều so với nồng độ muối trong đậu nếu cho muối quá nhiều. Thông thường khi nấu cháo đậu xanh, cháo đậu đỏ không nên thêm đường quá sớm hoặc nấu thịt bò, thịt lợn không nên cho muối quá sớm. Áp dung: Giáo viên cung cấp cho học sinh 1 số mẹo vặt trong đời sống thường ngày khi giảng dạy bài “một số muối quan trọng” tiết 15 hoá 9. Vấn đề số 5: Em có biết khi sử dụng đồ nhôm ? Đồ nhôm hầu như đã được phổ biến trong mọi gia đình ở mọi quốc gia trên thế giới. Người ta ưa đồ nhôm vì nó sạch sẽ, nhẹ, đẹp mắt, tiện lợi mà lại rẻ tiền. Nhôm có hại cho cơ thể, nhất là đối với người già. Bệnh lú lẫn và các bệnh não khác ở người già, ngoài nguyên nhân do cơ thể bị lão hoá còn có thể do sự “đầu độc vô tình” của các đồ nấu ăn, đồ đựng bằng nhôm. Tế bào thần kinh trong não của người già bị mắc bệnh não có chứa rất nhiều ion nhôm (Al3+) nếu cứ dùng đồ nhôm trong thời gian dài sẽ làm tăng cơ hội để ion nhôm xâm nhập vào cơ thể, làm nguy hại tới toàn bộ hệ thống thần kinh não. Vì thế không nên dùng đồ nhôm để đựng thức ăn, không nên ăn món ăn đựng trong đồ nhôm để qua đêm, không nên dùng đồ nhôm để đựng rau trộn có trộn trứng gà và giấm. Truyện kể trích: Nhà viết sử cổ đại Plini Bố có kể lại một sự kiện lý thú từng 11
- xảy ra gần hai ngàn năm về trước. Một hôm, một người lạ đến gặp hoàng đế La Mã Tibêri. Người đó mang tặng hoàng đế một cái chén do chính mình làm ra từ một thứ kim loại lấp lánh như bạc, nhưng lại rất nhẹ. Người thợ nói rằng, anh ta lấy được thứ kim loại mà chưa ai biết này từ đất sét. Có lẽ Tibêri ít khi bận tâm biết ơn ai, và ông ta cũng là một hoàng đế thiển cận. Sợ rằng, thứ kim loại mới với những tính chất tuyệt vời của nó sẽ làm mất hết giá trị của đống vàng và bạc đang cất giữ trong kho, nên vị hoàng đế này đã ra lệnh chém đầu người phát minh và phá tan xưởng của anh ta để từ đấy về sau không còn ai dám sản xuất thứ kim loại “nguy hiểm” ấy nữa. Mãi đến thế kỷ XVI, tức là khoảng một ngàn năm trăm năm về sau, lịch sử của Kim loại này mới được ghi thêm một trang mới. Vị y sư kiêm nhà vạn vật học đầy tài năng người Đức là Philip Aureon Teofrat Bombat Fôn Hôhengây (Philippus Aureolus Theophratus Bombastus Von Hohenheim) - người đã đi vào lịch sử với biệt danh là Paratxen, đã làm được điều đó. Khi nghiên cứu các chất và các khoáng vật khác nhau trong đó có cả các loại phèn, nhà bác học này đã xác định được rằng, chúng là “muối của một loại đất chứa phèn nào đó” mà thành phần của nó có chứa oxit của một kim loại chưa ai biết; thứ oxit này về sau được gọi là đất phèn. Áp dụng: Giáo viên có thể liên hệ trong bài giảng “Nhôm” tiết 24 hoá 9. Nhằm mục đích cung cấp kiến thức hoá học về sức khoẻ của con người, tạo sự hưng phấn học tập của học sinh. Vấn đề số 6: Tại sao nước máy lại có mùi clo? Vì sao không dùng nước máy để tưới cây cảnh? Khi sục vào nước lượng nhỏ khí Clo thì có phương trình hóa học của phản ứng xảy ra như sau: Cl2 + H2O → HClO + HCl HClO có tính oxi hóa mạnh nên có khả năng diệt khuẩn. Trong nước vẫn còn lượng nhỏ clo nên nước máy có mùi clo. Khi dùng nước máy tưới cây cảnh thì trên lá cây xuất hiện những đóm 12
- trắng và làm rụng lá vì chất diệp lục trên lá bị oxi hóa bởi lượng HClO trong nước máy. Do vậy không dùng nước máy để tưới cây, hoa cảnh. Khí clo đã được dùng làm vũ khí ở đâu và khi nào ? Đó là xế chiều ngày 24 - 4 - 1915 (thế chiến thứ nhất 1914 - 1918) giữa 2 ngôi làng có tên là Steenstraat và Poel Kappelle (nớc Bỉ) xuất hiện một đám khói màu vàng lục xuất phát từ phòng tuyến của quân Đức bay là là cách mặt đất 1 mét theo chiều gió tiến dần đến phòng tuyến quân Pháp. Đó là khói của 150 tấn clo chứa trong 5830 thùng điều áp vừa được các binh sĩ của trung đoàn quân tiên phong 35 và 36 Đức thả vào không khí. Mười lăm phút sau, bộ binh Đức được trang bị đặc biệt bám theo đám khói clo đó tấn công thẳng vào cứ điểm Pháp. Sự tác động của khí độc thật vô cùng ghê gớm. Hàng trăm binh sĩ Pháp hỗn loạn chạy ngược về phía sau tìm không khí để thở. Khi quân Đức tới nơi họ trông thấy nhiều xác chết với gương mặt xanh nhợt nằm la liệt bên những người hấp hối, cơ thể co giật dữ dội, miệng ứa ra một chất dịch màu vàng nhạt. Kết quả là tuyến phòng thủ của quân Pháp bị phá vỡ và khí clo đã giết chết 3000 người và làm 7000 người bị thương. Áp dụng: Vấn đề này đang được sử dụng làm sạch nước hiện nay trong các nhà máy nước… giúp học sinh hiểu được vai trò của hoá học trong sản xuất và đời sống. Giáo viên có thể liên hệ trong khi dạy bài Clo hoá học 9. Vấn đề số 7: Vì sao khi cơm bị khê người ta thường cho vào nồi cơm một mẩu than củi? Do than củi xốp có tính hấp phụ nên hấp phụ mùi khét của cơm khê, làm cho cơm đỡ mùi khê. Áp dung: Giáo viên cung cấp cho học sinh 1 số mẹo vặt trong đời sống thường ngày khi giảng dạy bài “Cacbon” tiết 33 hoá 9. Vấn đề số 8: Khí CO2 dùng để dập tắt đám cháy nhưng không dùng để dập tắt đám cháy của chất nào? Không thể dập tắt đám cháy của các kim loại K, Na, Mg,… bằng khí CO2. Do các kim loại trên có tính khử mạnh nên vẫn cháy được trong khí quyển CO2. 13
- Thí dụ: 2Mg + CO2 → 2MgO + C Làm thế nào để tạo khói màu trên sân khấu ? Trong các buổi biểu diễn ca nhạc hay trong các đám cưới, người ta thường tạo khói trắng bằng cách thả các viên đá băng khô (CO2 rắn) vào các ly đựng nước nóng. CO2 rắn thăng hoa nhanh, làm giảm nhiệt độ của vùng không khí xung quanh ly nước khiến cho hơi nước ngưng tụ tạo thành đám sương mù màu trắng. Để tạo hiệu ứng khói màu, người ta chiếu ánh sáng màu lên màn sương này. Áp dụng: Vấn đề này đề cập trong bài giảng “Các ôxit của cacbon” tiết 34 hoá học 9. Nhằm giúp cho HS hiểu biết thêm về việc phòng cháy chữa cháy và đây cũng là vấn đề thiết thực có khi xảy ra trong phòng thí nghiệm (cháy nổ natri …). Vấn đề số 9: Câu tục ngữ: “ Nước chảy đá mòn” mang ý nghĩa hóa học gì? Thành phần chủ yếu của đá là CaCO3. Khi gặp nước mưa và khí CO2 trong không khí, CaCO3 chuyển hoá thành Ca(HCO3)2. Theo PTHH sau: CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 Khi nước chảy cuốn theo Ca(HCO3)2, theo nguyên lí dịch chuyển cân bằng thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo phía phải. Kết quả là sau một thời gian nước đã làm cho đá bị bào mòn dần. Em có biết “sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động” Trong các hang động như động Hương Tích (Chùa Hương), động Thiên Cung, hang Đầu gỗ (Vịnh Hạ Long), động Phong Nha (Quảng Bình) và các hang động ở nhiều địa phương khác có nhiều thạch nhũ hình dáng khác nhau, trông lạ mắt và rất đẹp. Đó chính là kết quả lâu dài của sự chuyển hoá lẫn nhau giữa hai muối Ca(HCO3)2 và CaCO3. Thành phần chính của núi đá vôi là CaCO3 khi gặp nước mưa và khí CO2 trong không khí, CaCO3 chuyển hoá thành Ca(HCO3)2 tan trong nước, chảy qua các khe đá vào trong hang động. Dần dần Ca(HCO3)2 chuyển hoá thành CaCO3 rắn, không tan. Quá trình này xảy ra liên tục, lâu dài tạo nên thạch nhũ với những hình thù khác nhau. Áp dụng: Hiện tượng này thường thấy ở những phiến đá có dòng nước chảy qua. Do hiện tượng xảy ra chậm nên phải thật sự chú ý chúng ta mới nhận ra điều 14
- này. Hiểu được điều này giúp học sinh biết được dụng ý khoa học của câu tục ngữ có từ xa xưa và làm cho hóa học trở nên rất gần gũi hơn trong cuộc sống đời thường. Giáo viên có thể liên hệ vấn đề này ở phần “Muối cacbonat ”(Tiết 39 lớp 9). Vấn đề số 10: Vì sao có khí mê tan thoát ra từ ruộng lúa hoặc các ao (hồ)? Trong ruộng lúa, ao (hồ) thường chứa các vật thể hữu cơ. Khi các vật thể này thối rữa (hay quá trình phân huỷ các vật thể hữu cơ) sinh ra khí mêtan. Người ta ước chừng 1/7 lượng khí mêtan thoát vào khí quyển hàng năm là từ các hoạt động cày cấy. Lợi dụng hiện tượng này người ta đã làm các hầm biogas trong chăn nuôi heo tạo khí mêtan để sử dụng đun nấu hay chạy máy… Áp dụng: Đây là hiện tượng thường gặp và là cơ sở giải quyết các vấn đề về môi trường ở các địa phương chăn nuôi nhỏ lẽ. Giáo viên đưa vấn đề này vào trong phần liên hệ thực tế bài “Mêtan” tiết 47 hoá học 9. Vấn đề số 11: Làm cách nào để quả xanh mau chín? Từ lâu người ta đã biết xếp một số quả chín vào giữa sọt quả xanh thì toàn bộ sọt quả xanh sẽ nhanh chóng chín đều. Tại sao vậy? Bí mật của hiện tượng này đã được các nhà khoa học phát hiện khi nghiên cứu quá trình chín của trái cây. Trong quá trình chín trái cây đã thoát ra một lượng nhỏ khí êtylen. Khí này sinh ra có tác dụng xúc tác quá trình hô hấp của tế bào trái cây và làm cho quả mau chín. Nắm được bí quyết đó người ta có thể làm chậm quá trình chín của trái cây bằng cách làm giảm nồng độ êtilen do trái cây sinh ra. Điều này đã được sử dụng để bảo quản trái cây không bị chín mùi khi vận chuyển đi xa. Ngược lại khi cần cho quả mau chín, người ta thêm êtilen vào kích thích quá trình hô hấp của tế bào trái cây. Áp dụng: Đây là hiện tượng đã được sử dụng rất lâu nhưng không phải ai cũng biết giải thích. Giáo viên có thể sử dụng hiện tượng trên liên hệ thực tế trong bài giảng “Êtilen” tiết 48 hoá học 9. Vấn đề số 12: Vì sao ném đất đèn xuống ao làm cá chết? Đất đèn có thành phần chính là canxi cacbua CaC 2, khi tác dụng với nước sinh ra khí axetilen và canxi hiđroxit. 15
- CaC2 + 2H2O C2H2 + Ca(OH)2 Axetilen có thể tác dụng với H2O tạo ra anđehit axetic. Các chất này làm tổn thương đến hoạt động hô hấp của cá vì vậy có thể làm cá chết. Áp dụng: Giáo viên có thể liên hệ trong bài giảng “Axêtilen” tiết 49 hoá học 9. Nhằm giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường, tôn trọng pháp luật... Vấn đề số 13: Cây nào hấp thu benzen làm sạch không khí? Benzen độc là hóa chất dùng trong nhiều loại bột giặt, hồ dán, nhựa, sơn… Những loại cây cảnh dưới đây không chỉ làm đẹp, mà còn làm tươi mát không khí trong phòng, nhờ tác dụng "lọc" bỏ những hơi độc benzen như: Hoa cúc, hoa đồng tiền, nha đam, cây nhện, cây cọ cảnh, cây huệ bình (Lan Ý). Hoa cúc Hoa đồng tiền Nha đam Cây nhện Cây cọ cảnh Cây huệ bình Áp dụng: Điều này đề cập trong bài giảng “Benzen” tiết 51 hoá học 9. Giúp học sinh hiểu được vai trò của cây xanh trong việc bảo vệ môi trường. Vấn đề số 14: Vì sao ngày nay không dùng xăng pha chì? Xăng pha chì có nghĩa là trong xăng có pha thêm một ít Têtraêtyl chì có tác dụng làm tăng khả năng chịu nén của nhiên liệu dẫn đến tiết kiệm khỏng 30% lượng xăng sử dụng. Nhưng khi cháy trong động cơ thì chì ôxít sinh ra sẽ bám vào các ống xả, thành xi lanh, do đó phải trộn váo xăng chất đibrômêtan để ôxít chì chuyển thành muối PbBr2 dễ bay hơi thoát khỏi xilanh, ống xả thải vào không khí gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người. 16
- Áp dụng: Hiện nay nhà nước ta nghiêm cấm các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu sử dụng xăng pha chì. Để hiểu được vì sao thì không ít người hiểu được vấn đề này. Thông qua nội dung bài “Dầu mỏ và khí thiên nhiên” tiết 52 hoá học 9 giúp học sinh biết được tác hại của việc pha chế vào xăng nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Vấn đề số 15: Vì sao cồn có thể sát khuẩn? Cồn là dung dịch ancol etylic (C2H5OH) có khả năng thẩm thấu cao, có thể xuyên qua màng tế bào tiếp cận vào trong gây đông tụ protêin làm cho tế bào chết (do prôtêin là cơ sở sự sống của tế bào). Thực tế thấy rằng chỉ có 75% ancol etylic trong cồn là có khả năng sát khuẩn tốt nhất, cồn nồng độ cao hơn cũng làm biến tính protein vi khuẩn, nhưng do độ cồn cao vô tình đã tạo ra một lớp bọc bên ngoài bảo vệ phần bên trong của vi khuẩn khỏi tác dụng của cồn. Mặt khác, cồn cao độ dễ bay hơi hơn nên cũng giảm phần nào hiệu quả sát trùng. Áp dụng: Ngoài sát trùng vết thương tại gia đình, cồn có thể được sử dụng để sát trùng dụng cụ, sát trùng da trước khi tiêm. Cần lưu ý tránh để cồn bắn vào mắt và không được uống. Giáo viên có thể xen vào trong tiết dạy bài “rượu êtylíc” tiết 56 hoá học 9. Vấn đề số 16: Em có biết cách làm xà phòng? Thông thường thí nghiệm xà phòng hoá ít thành công (chỉ thu được ván xà phòng). Sau đây là cách làm để thu được bánh xà phòng: Cho dầu ăn và mở bò (đây là bí quyết để TN thành công) vào chén sứ, đun trên ngọn lửa đèn cồn. Từ từ cho dung dịch NaOH đã pha sẵn vào dầu ăn, khuấy đều đến khi hỗn hợp này hoà đều với nhau (như hồ tinh bột) Đổ hỗn hợp ra khuôn ta sẽ thu được xà phòng bánh. Áp dụng: Giáo viên thực hiện trong bài giảng “Chất béo” tiết 60 hoá học 9. Giúp học sinh hiểu rõ bản chất của hoá học trong sản xuất và đời sống, tạo sự hưng phấn trong học tập. Đó là một thí nghiệm tự làm được. Vấn đề số 17: Tại sao khi nhai cơm kỹ sẽ thấy vị ngọt? 17
- Cơm chứa một lượng tinh bột khi ăn cơm trong tuyến nước bọt của con ngườicó các enzim. Khi nhai kỹ trộn đều tuyến nước bọt làm tăng cơ hội chuyển hóa một lượng tinh bột theo phản ứng thủy phân tạo thành mantozo, glucozơ gây ngọt theo sơ đồ sau: Amilaza , H O Tinh bột Amilaza , H O 2 Đetrin 2 Mantozơ mantozo , H O 2 Glucozơ Áp dụng: Vấn đề này có thể đề cập đến trong bài dạy về tinh bột ( tiết 65 hoá học 9) cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản của sự chuyển hóa tinh bột khi ăn. Đó cũng là một hiện tượng trong tự nhiên điều cảm nhận được trong các bữa cơm của chúng ta. Vấn đề số 18: Em có biết vì sao “chảo không dính” khi chiên? Nếu dùng chảo bằng gang, nhôm thường để chiên cá, trứng không khéo dễ bị dính chảo. Nếu dùng chảo không dính thì thức ăn sẽ không dính chảo. Thực ra mặt trong của chảo không dính người ta có trải một lớp hợp chất cao phân tử. Đó là Politetra floetilen được tôn vinh là “vua chất dẽo” thường gọi là “teflon”. Politetra floetilen chỉ chứa 2 nguyên tố C và F nên liên kết với nhau rất bền chắc. Một điều lưu ý là không nên đốt nóng chảo không trên bếp lửa vì teflon ở nhiệt độ trên 2500C là bắt đầu phân huỷ và thoát ra chất độc. Khi rửa chảo không nên chà xát bằng các đồ vật cứng vì có thể gây tổn hại cho lớp chống dính. Áp dụng: “Chảo không dính” hiện nay được các bà nội trợ sử dụng khá nhiều. Công dụng của chảo đã làm hài lòng tất cả các đầu bếp khó tính. Nhưng ít ai hiểu được vì sao chảo không dính lại ưu việt như vậy. Giáo viên có thể liên hệ vấn đề này khi dạy về bài “Polime” tiết 67- 68 hoá học 9. 3.4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 3.4.1 Kết quả đạt được: Sau khi áp dụng các phương pháp này vào giảng dạy tôi thấy chất lượng HS nâng cao rõ rệt. Dưới đây là kết quả sau khi thực hiện đề tài. 18
- Kết quả khảo sát chất lượng sau khi thực hiện đề tài Số Giỏi Khá TB Yếu Kém Năm học Lớp H S SL % SL % SL % SL % SL % 9A1 36 10 27.8 13 36.1 7 19.4 6 16.7 0 0 2009- 2010 9A4 34 9 26.5 12 35.3 8 23.5 5 14.7 0 0 9A2 39 11 28.2 14 35.9 9 23.1 5 12.8 0 0 2010-2011 9A3 39 11 28.2 14 35.9 10 25.6 4 10.3 0 0 9A4 40 13 32.5 15 37.5 9 22.5 3 7.5 0 0 2011-2012 9A5 39 12 30.8 15 38.5 9 23.0 3 7.7 0 0 Nguồn thống kê chất lượng HS trường THCS Phú An (Nay là trường THCS Nguyễn Tuấn Việt) Qua khảo sát chất lượng sau khi thực hiện đề tài ta thấy HS đạt từ trung bình trở lên ở các năm học có tăng lên rõ rệt. Cụ thể: Năm học 2009-2010 HS từ trung bình trở lên đạt tỷ lệ 84.3% Năm học 2010-2011 HS từ trung bình trở lên đạt tỷ lệ 88.5% Năm học 2011-2012 HS từ trung bình trở lên đạt tỷ lệ 92.4.% Thực hiện so sánh khảo sát chất lượng trước và sau khi thực hiện đề tài tỷ lệ bình quân HS đạt từ trung bình trở lên tăng 52.7% và đặc biệt sau khi thực hiện đề tài không còn HS kém bộ môn. 3.4.2. Bài học kinh nghiệm: Qua thời gian nghiên cứu vận dụng đề tài, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm như sau: Về Liên hệ thực tế trong giảng dạy hoá học, GV giúp HS tích cực tham gia vào các hoạt động tìm kiến thức thông qua các bài tập lý thuyết và thực hành, thì kiến thức và kĩ năng của các em sẽ được củng cố một cách vững chắc, kết quả học tập không ngừng được nâng cao. HS đã thực sự chủ động, không còn gượng ép, đã biết tự lĩnh hội tri thức cho mình, từ đó tạo niềm say mê và hứng thú trong học tập môn hóa học. Hoàn toàn có thể sử dụng nội dung nêu trên để giúp HS họat động tìm 19
- kiếm kiến thức, rèn luyện kĩ năng giải thích một số hiện tượng có liên quan đến cuộc sống hàng ngày. Yêu cầu của GV phải làm tốt các khâu chuẩn bị và khéo léo phối hợp tốt các PP sao cho phù hợp với từng nội dung và mức độ kiến thức đối với từng đối tượng HS. Nội dung nêu trong đề tài có khả năng phát huy rất tốt năng lực tư duy độc lập của HS, làm cho không khí học tập của HS hào hứng và sôi nổi hơn. Giáo viên đóng một vai trò quyết định cho sự thành hay bại của chất lượng dạy học. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực hành công tác xã hội nhóm
56 p | 1899 | 222
-
Sáng kiến kinh nghiệm: “ỨNG DỤNG LIÊN HỆ GIỮA DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA VÀ CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU ĐỂ GIẢI CÁC BÀI TOÁN TRONG CHƯƠNG DAO ĐỘNG CƠ”
27 p | 251 | 74
-
ĐỀ TÀI : MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở CẤP THCS
36 p | 335 | 72
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Gợi động cơ hoạt động trong việc giảng dạy chương trình con
30 p | 105 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn