Sáng kiến kinh nghiệm: Người học đánh giá giáo viên và đơn vị giáo dục, đào tạo bằng phần mềm máy tính
lượt xem 8
download
Làm thế nào để đánh giá đúng giáo viên về chất lượng giảng dạy và hiệu quả giáo dục học sinh. Nếu đánh giá chính xác thì người quản lí mới có những giải pháp, biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục học sinh. Chính vì lý do đó mà "Sáng kiến kinh nghiệm: Người học đánh giá giáo viên và đơn vị giáo dục, đào tạo bằng phần mềm máy tính" đã được thực hiện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Người học đánh giá giáo viên và đơn vị giáo dục, đào tạo bằng phần mềm máy tính
- Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Người học đánh giá giáo viên và đơn vị giáo dục, đào tạo bằng phần mềm máy tính. Tác giả : NGƯT. Trương Quang Bộ A- ĐẶT VẤN ĐỀ : Đảng và Nhà nước ta coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” trong đó chất lượng giáo viên giữ vai trò then chốt. Việc đánh giá, phân loại giáo viên chính xác, khách quan, toàn diện giúp cho bản thân giáo viên tự hoàn thiện mình và các nhà quản lí có những quyết sách đúng đắn, kịp thời góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Hiện nay giáo viên được đánh giá chủ yếu thông qua các tiết dự giờ của đồng nghiệp, kết quả học tập rèn luyện của người học (cũng do giáo viên đánh giá) và nhận xét của người quản lí. Việc đánh giá như vậy nếu có trách nhiệm và khoa học thì sẽ đưa ra được những nhận xét, đánh giá tốt, góp phần tích cực cho việc rút kinh nghiệm để giáo viên hoàn thiện mình trong giảng dạy. Tuy vậy, dù có trách nhiệm và khoa học đến mấy thì vẫn là những nhận xét, đánh giá mang tính chủ quan (đôi khi áp đặt, gán ghép) vì đối tượng hưởng thụ các hoạt động giảng dạy và giáo dục là người học chứ không phải đồng nghiệp hay người quản lí. Có những lần trò chuyện với học viên, có học viên bức xúc nói với tôi về thầy đang dạy rằng “chúng em không cần giáo viên phải là thạc sĩ, tiến sĩ mà chỉ cần dạy cho chúng em hiểu là được” sau đó tôi đã phải góp ý về phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng cho thầy giáo thạc sĩ này – đây là một giáo viên trẻ, có học vấn và kiến thức vững vàng, nhiệt tình trong giảng dạy, là niềm hy vọng của đồng nghiệp (mà học viên không tín nhiệm lắm). Về phía bản thân giáo viên, hàng năm đều được nhà trường tổ chức xếp loại thi đua cuối năm trong đó có bản tự đánh giá cá nhân. Hầu kết giáo viên đều tự nhận thấy mình đạt được những thành tích tốt trong giảng dạy và giáo dục học sinh. Tuy vậy ở nơi này, nơi khác chất lượng học tập của học sinh vẫn được đánh giá là “chưa cao”, hiệu quả giáo dục rèn luyện đạo đức “còn thấp”. Có nghĩa là giáo viên khó nhận thấy và chấp nhận sự yếu kém của mình. Có lần tôi được tham gia chấm thi giáo viên giỏi, một tiết dạy rất tốt, ngay cả bài kiểm tra kiến thức trọng tâm, cơ bản sau tiết dạy đối với học sinh cũng đạt kết quả tốt. Sau khi phỏng vấn thêm về tiết dạy cô giáo thú thực : giáo án do tập thể đơn vị soạn và tổ chức dạy thử 7 lần để hoàn chỉnh, lớp học được dạy bài thi nhiều lần có chỉ định cả học sinh phát biểu trước. Như vậy giáo viên gần như chỉ là diễn viên. Sau khi nhận thấy những khiếm khuyết của mình cô giáo đã chấp nhận không phải là giáo viên giỏi. Như vậy làm thế nào để đánh giá đúng giáo viên về chất lượng giảng dạy và hiệu quả giáo dục học sinh. Nếu đánh giá chính xác thì người quản lí mới có những giải pháp, biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cáo chất lượng giảng dạy và giáo dục học sinh. Trang 1
- Qua hơn 30 năm công tác trong ngành giáo dục, trực tiếp giảng dạy và làm công tác quản lí tôi nghĩ rằng ngoài các biện pháp truyền thống như đã nêu ở trên, thì cần phải có thêm sự đánh giá của người học đối với giáo viên qua các tiêu chí được xây dựng khoa học, đảm bảo xác định được chất lượng giáo viên nhưng phải phù hợp với khả năng đánh giá của người học thì mới đưa ra được các nhận xét, đánh giá chính xác, toàn diện về giáo viên, từ đó có quyết định đúng đắn, trong đó có cả công tác thi đua khen thưởng cuối năm học. Từ suy nghĩ trên tôi đã tìm tòi, suy nghĩ giải pháp thực hiện. Việc xây dựng các tiêu chí đánh giá và phương pháp đánh giá thì có thể làm được nhưng có 2 vấn đề khó khăn trong quá trình thực hiện, đó là : - Giáo viên và người học có đồng tình thực hiện không ? - Thống kê tổng hợp phiếu đánh giá với số lượng lớn (học sinh đông) sẽ gặp nhiều khó khăn, tốn kém thời gian và nhân lực. - Xử lí kết quả đánh giá như thế nào cho hiệu quả cao nhất. Từ những vấn đề đặt ra nêu trên tôi đã nghiên cứu xây dựng quy trình, giải pháp đánh giá giáo viên trong đó khâu đột phá là đánh giá, thông kê, tổng hợp bằng phần mềm máy tính. Vì vậy tên đề tài được chọn là Người học đánh giá giáo viên và đơn vị giáo dục, đào tạo bằng phần mềm máy tính chạy trên mạng LAN. Tôi hy vọng đề tài này sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, chủ nhiệm của giáo viên tại Trung tâm GDTX tỉnh nói riêng và ngành giáo dục Cà Mau nói chung. B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I- Xây dựng ý tưởng tổng quát và mục tiêu của đề tài 1- Ý tưởng tổng quát - Xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá : cơ bản, thiết thực, dễ đánh giá, người đánh giá thực hiện xong từ 10-15 phút. - Xây dựng hệ thống các yêu cầu tương ứng với các tiêu chí, đó là những nội dung cụ thể mà giáo viên cần thực hiện nhằm giúp giáo viên dễ thực hiện và người học dễ đánh giá. - Xây dựng phương pháp đánh giá : không xếp loại mà cho điểm, hạn chế tâm lý không tốt của người đánh giá. - Xây dựng các chương trình máy tính dùng cho người học đánh giá trên mạng LAN và chương trình tổng hợp phiếu (nếu làm thủ công sẽ mất nhiều thời gian và khó chính xác, vì vậy sẽ khó thực hiện). - Xây dựng kế hoạch đánh giá : chọn lựa và tập huấn người đánh giá (biết sử dụng chương trình đánh giá và biết hướng dẫn người học chạy chương trình biết làm công tác tư tưởng, giải thích các tiêu chí cho người đánh giá), sắp xếp thời gian, phòng máy để tiến hành đánh giá. - Xây dựng quy định về xử lí kết quả đánh giá : Quy định phạm vi sử dụng kết quả Quy định những người quản lí kết quả Quy định người chủ trì xem xét, đánh giá và xử lí kết quả Quy định trách nhiệm của giáo viên đối với kết quả được đánh giá. Trang 2
- 2- Mục tiêu của đề tài a) Đối với người học - Khai thác được những ý kiến nhận xét, đánh giá, góp ý hay của người học. - Góp phần phát huy dân chủ trong học sinh, học viên, sinh viên. - Góp phần thực hiện tốt việc đảm bảo quyền lợi của người học được quyền đề đạt ý kiến của mình đối với lợi ích chung và riêng. b) Đối với giáo viên - Giúp giáo viên thấy được mặt mạnh để phát huy, mặt yếu để khắc phục. - Giúp giáo viên tránh được sự đánh giá chủ quan về bản thân. c) Đối với người quản lí - Giúp lãnh đạo đánh giá giáo viên chính xác, khách quan hơn - Giúp lãnh đạo có được những ý kiến góp ý, kiến nghị đối với nhà trường để giải quyết (thực hiện hoặc giải thích) kịp thời. II- Xây dựng các tiêu chí và phương pháp đánh giá 1- Tiêu chí đánh giá Nội dung mỗi tiêu chí đánh giá phải ngắn gọn, rõ ràng, đem lại lượng thông tin cao, chỉ nên dài khoảng một dòng văn bản. Không nên quá nhiều tiêu chí vì sẽ khó khăn cho người đánh giá và khó khăn cho xử lí, xếp loại giáo viên. Đối với mỗi tiêu chí đánh giá ta phải đưa ra yêu cầu thực hiện của giáo viên đối với tiêu chí đó. Bảng tiêu chí đánh giá được phổ biến công khai đối với giáo viên và người học để giáo viên biết nội dung yêu cầu thực thực hiện cho tốt các tiêu chí và người đánh giá hiểu ý nghĩa các tiêu chí để đánh giá cho đúng. Tuy nhiên trong chương trình có phần ghi chú yêu cầu đánh giá, khi người đánh giá đặt chuột vào tiêu chí đánh giá thì ghi chú về yêu cầu hiển thị ở bảng bên phải để tiện cho người đánh giá. Tôi đã nghiên cứu ở nhiều góc độ : chuẩn giáo viên; điều kiện thực tế của Trung tâm; trình độ, lứa tuổi người học; yêu cầu nội dung đào tạo của các lớp học để đưa ra các tiêu chí đánh giá và yêu cầu dưới đây : a) Đối với giáo viên giảng dạy Tiêu Nội dung tiêu chí Yêu cầu thực hiện tiêu chí chí Ra vào lớp đúng giờ, sử Không vào trễ ra sớm. Không làm việc riêng : ra dụng thời gian hiệu quả. ngoài hút thuốc, nghe điện thoại, đọc tài liệu,… quá 2 phút. Không để lãng phí thời gian trong tiết dạy : 1 dạy với tốc độ quá chậm hoặc nói chuyện, trao đổi những vấn đề không liên quan đến bài dạy quá 2 phút. Kiến thức truyền thụ đầy Dạy đủ, dạy đúng nội dung kiến thức quy định đủ, vững chắc. Truyền thụ kiến thức vững chắc : người học hiểu và 2 áp dụng được. Dạy có trong tâm, không lan man, hời hợt. Trang 3
- Phương pháp giảng dạy Sử dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp với nội linh hoạt, dễ tiếp thu, dễ áp dung bài dạy (thuyết trình, trực quan, làm mẫu,...). 3 dụng Quan tâm riêng đến các đối tượng khác nhau. Quan tâm đến mức độ tiếp thu của người học, hướng bài dạy vào áp dụng, vận dụng. Nhiệt tình, quan tâm đến Nhiệt tình trong giảng dạy, không có hành vi gây lớp học, người học không khí căng thẳng trong buổi dạy. Quan tâm đến 4 việc học tập của toàn lớp và những học viên có hoàn cảnh khó khăn Quan tâm kiểm tra bài và Tổ chức kiểm tra bài theo quy định, coi kiểm tra 5 trả bài kiểm tra nghiêm túc, chấm bài công bằng, phát bài kiểm tra có giải thích, có sổ điểm. b) Đối với giáo viên chủ nhiệm Tiêu Nội dung tiêu chí Yêu cầu thực hiện tiêu chí chí Nhiệt tình, quan tâm đến Nhiệt tình với lớp, thường xuyên quan tâm, theo dõi 1 lớp và từng học viên. các hoạt động của lớp. Quan tâm đến hoàn cảnh của học viên khó khăn. Quan tâm và hỗ trợ, giúp Quan tâm tổ chức, chỉ đạo, góp ý, tư vấn và hỗ trợ, 2 đỡ các hoạt động tập thể giúp đỡ cho Ban cán sự lớp, cho tập thể lớp trong các của lớp hoạt động của lớp theo yêu cầu của Trung tâm . Quan tâm xây dựng lớp : Quan tâm tổ chức các hoạt động tập thể, tổ chức thăm đoàn kết, hỗ trợ và giúp đỡ hỏi giúp đỡ những học viên có hoàn cảnh khó khăn. Có 3 lẫn nhau hình thức động viên, khuyến khích, tuyên dương những nghĩa cử cao đẹp trong lớp. Có biện pháp giúp đỡ lớp Thường xuyên thông báo kết quả học tập và có hình nâng cao chất lượng học thức biểu dương, khích lệ những người học tốt, động 4 tập viên, nhắc nhở những người học yếu. Tổ chức cho lớp các hoạt động giúp đỡ nhau trong học tập. Là tấm gương về đạo đức Có lời nói, hành vi, tác phong mẫu mực trước lớp, và phong cách thương yêu, giúp đỡ lớp. Có những hướng dẫn, chỉ 5 bảo tận tình cho lớp. Có đạo đức, phong cách tốt trong cơ quan và ngoài xã hội. c) Đối với các lớp Liên kết đào tạo STT Tieâu chí ñaùnh giaù Yeâu caàu Phoøng hoïc ñaûm baûo ñieàu Coù ñaày ñuû baøn, gheá, baûng vôùi tieâu chuaån phuø hôïp. Heä 01 kieän tieâu chuaån cho daïy vaø thoáng aâm thanh, aùnh saùng, quaït, maùy ñeøn chieáu ñaûm hoïc. baûo yeâu caàu. Phoøng hoïc ñaûm baûo veä sinh, Phoøng hoïc saïch seõ, goïn gaøng, ngaên naép, an toaøn. Trang 02 saïch, ñeïp, an toaøn. trí ñeïp. Coù noäi quy phoøng hoïc. Trang 4
- Coâng taùc chuû nhieäm lôùp Giaùo vieân chuû nhieäm xaây döïng Ban caùn söï vaø toå chöùc sinh hoaït lôùp toát. Thoâng baùo ñaày ñuû, kòp thôøi caùc quy ñònh vaø caùc thoâng tin coù lieân quan ñeán lôùp. Thöôøng 03 xuyeân quan taâm, saâu saùt, giuùp ñôõ, hoã trôï lôùp. Xaây döïng vaø toå chöùc phong traøo lôùp toát, ñoaøn keát, giuùp ñôõ laãn nhau. Coâng taùc thoâng baùo lòch hoïc, Thoâng baùo lòch hoïc, lòch thi kòp thôøi. Phoái hôïp chaët cheõ 04 lòch thi vôùi Tröôøng Ñaïi hoïc lieân keát. Coâng taùc thoâng baùo keát quaû Thoâng baùo keát quaû hoïc, keát quaû thi kòp thôøi, coù traùch 05 hoïc, keát quaû thi. nhieäm vôùi sinh vieân. Quan heä, phuïc vuï cuûa caùn boä, Taän tình chæ daãn, hoã trôï, giuùp ñôõ, phuïc vuï nieàm nôû, chu 06 giaùo vieân, nhaân vieân Trung ñaùo khi ñöôïc sinh vieân yeâu caàu höôùng daãn, giaûi thích, taâm ñoái vôùi sinh vieân xaùc nhaän,… Vieäc toå chöùc caùc hoaït ñoäng Toå chöùc caùc hoaït ñoäng taäp theå boå ích, phuø hôïp nhö 07 cho sinh vieân coâng taùc thi ñua, coâng taùc xaõ hoäi, giao löu giöõa caùc lôùp, hoaït ñoäng Ñoaøn,… Vieäc baûo veä quyeàn lôïi cho Laéng nghe, ghi nhaän nhöõng phaûn aùnh cuûa sinh vieân ñeå 08 sinh vieân cuûa Trung taâm giaûi quyeát kòp thôøi hoaëc laøm vieäc vôùi Tröôøng lieân keát ñeå giaûi quyeát nhöõng yeâu caàu chính ñaùng. Vieäc ñaûm baûo quyeàn lôïi cho Nhaø tröôøng ñaûm baûo quyeàn lôïi sinh vieân theo quy ñònh. sinh vieân cuûa Tröôøng ñaøo Laéng nghe phaûn aùnh cuûa sinh vieân hoaëc cuûa Trung taâm 09 taïo ñeå giaûi quyeát kòp thôøi nhöõng yeâu caàu chính ñaùng cuûa sinh vieân. Tinh thaàn, thaùi ñoä, yù thöùc Coù tinh thaàn vaø yù thöùc hoïc taäp toát. Ñaûm baûo toát caùc hoïc taäp cuûa sinh vieân. ï buoåi hoïc, tham gia thaûo luaän, trao ñoåi vôùi GV. 10 Khoâng vaéng hoïc, boû tieát. Coù tinh thaàn hoã trôï giuùp ñôõ nhau trong hoïc taäp. Tinh thaàn, thaùi ñoä, yù thöùc Thöïc hieän toát caùc quy ñònh cuûa Tröôøng vaø cuûa Trung trong phong traøo lôùp cuûa taâm. Coù tinh thaàn ñoaøn keát, giuùp ñôõ nhau trong lôùp. 11 sinh vieân. Haêng haùi tham gia caùc phong traøo lôùp. AÊn maëc, giao tieáp vôùi moïi ngöôøi phuø hôïp, lòch söï. Chaát löôïng hoïc taäp cuûa sinh Sinh vieân hieåu ñöôïc baøi, laøm ñöôïc baøi thi. Keát quaû qua 12 vieân. caùc kyø thi cuûa toaøn lôùp. Chaát löôïng giaûng daïy cuûa Giaûng vieân coù kieán thöùc toát, coù phöông phaùp giaûng daïy phuø 13 giaûng vieân. hôïp, deã hieåu, hieäu quaû. Quan taâm ñeán chaát löôïng hoïc taäp cuûa sinh vieân. Söï quan taâm cuûa giaûng vieân Giaûng vieân nhieät tình, nghieâm tuùc, taän tuïy trong giaûng ñoái vôùi lôùp vaø moãi sinh vieân. daïy. Daïy ñuû thôøi gian, ñuû noäi dung. Laéng nghe vaø giaûi 14 ñaùp phaûn aùnh, vöôùng maéc cuûa sinh vieân. Coù tình caûm toát vaø toân troïng sinh vieân. 2- Phương pháp đánh giá Để đảm bảo việc đánh giá ít bị ảnh hưởng bởi tâm lý quan hệ thầy – trò nên không xếp loại, chẳng hạn : tốt, khá, t.bình, yếu, kém hay xuất sắc, tốt, khá, trung Trang 5
- bình, yếu,… mà dùng phương pháp lượng hóa bằng cách cho điểm từ 1-5 giúp học viên dễ quyết định hơn khi đánh giá. III- Giải pháp Kỹ thuật, công nghệ Quy trình người học đánh giáo viên được sự hỗ trợ ở các công việc quan trọng : người học đánh giá và thống kê, tổng hợp, xử lí kết quả đánh giá. Phần mềm có 2 tập tin chương trình và các tập tin dữ liệu. 1. Chức năng chính của phần mềm đánh giá giáo viên - Cho phép nhập và lưu trữ tất cả các loại thông tin liên quan đến việc đánh giá trong các tập tin danh mục thuộc dạng text. - Cho phép chọn ra các thông tin thích hợp của mỗi lần đánh giá chứa trong các tập tin danh mục để thực hiện việc đánh giá. - Gom các kết quả đánh giá trên các máy nối mạng, tổng hợp và lưu vào một tập tin gồm điểm đánh giá và các ý kiến của từng người. - Xử lí kết quả đánh giá theo các yêu cầu riêng của phương pháp đánh giá. - Xem kết quả đánh giá và in ra giấy. 2- Cấu trúc phần mềm 2.1 Cấu trúc trên đĩa Phân mềm Đánh giá bao gồm 2 tập tin chương trình TongHop.EXE và DanhGia.EXE cùng các tập tin dữ liệu được đặt trong các thư mục sắp xếp theo cấu trúc sau : DANHGIA DANHMUC DmLoaiDG.DAT DmTieuChi.DAT DmLopHoc.DAT DmMonHoc.DAT DmGiaoVien.DAT DmPhongMay.DAT THAMSO ThamSo1.DAT ThamSo2.DAT TongHop.EXE DanhGia.EXE 2.2 Ý nghĩa cấu trúc a) Thư mục DANHMUC : dùng chứa các tập tin danh mục cụ thể như sau : - DmLoaiDG.DAT chứa danh mục loại đánh giá, như : Đánh giá giáo viên giảng dạy, đánh giá giáo viên chủ nhiệm, đánh giá Giám đốc, đánh giá bí thư Đoàn,… - DmTieuChi.DAT chứa các tiêu chí đánh giá tương ứng với các loại đánh giá, hiện tại cho phép mỗi loại đánh giá có tối đa 10 tiêu chí đánh giá (có thể mở rông thêm theo yêu cầu). Trang 6
- - DmLopHoc.DAT chứa danh mục các lớp học theo từng năm học. - DmMonHoc.DAT chứa danh mục các môn học có trong năm học. - DmGiaoVien.DAT chứa danh sách giáo viên tham gia đánh giá trong năm học. - DmPhongMay.DAT chứa các thông tin về phòng máy dùng cho việc đánh giá, bao gồm : tên phòng máy, số máy trong phòng, đường dẫn xuống các máy trạm b) Thư mục THAMSO : dùng chứa các thông tin lấy từ các tập tin danh mục phục vụ cho mỗi lần đánh giá cụ thể. - ThamSo1.DAT : chứa các thông tin về phòng máy, người được đánh giá, loại đánh giá, lớp học, môn học,… - ThamSo2.DAT : chứa các tiêu chí đánh giá tương ứng với lợi đánh giá đã chọn. c) Các tập tin chương trình - Chương trình TongHop.EXE : được đặt ở máy chủ (hay máy giáo viên) dùng để chép chương trình DanhGia.EXE và các tập tin tham số xuống các máy trạm. Thu gom kết quả đánh giá ở các máy trạm. xử lí kết quả đánh giá và in ra giấy. - Chương trình DanhGia.EXE được đặt ở các máy trạm cho người học thực hiện đánh giá, nhận xét, góp ý và lưu kết quả vào một tập tin. 3- Sử dụng phần mềm 3.1 Công tác chuẩn bị - Chuẩn bị phòng máy : chép chương trình đánh giá xuống các máy trạm. - Chuẩn bị tốt về tư tưởng và kỹ năng đánh giá cho người đánh giá : trao đổi với người đánh giá mục đích, yêu cầu của việc đánh giá, tinh thần xây dựng, trách nhiệm , khách quan, vô tư nhằm làm cho việc đánh giá được thể thực hiện nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. 3.2 Sử dụng phần mềm - Lấy các thông tin quy định để đánh giá (loại đánh giá, người được đánh giá, các tiêu chí đánh giá,…) chứa trong các tập tin ThamSo1.DAT và ThamSo2.DAT được chép từ máy chủ xuống để hiển thị lên màn hình giao diện. - Cho phép người đánh giá đưa thông tin đánh giá vào máy gồm : cho điểm theo các tiêu chí và nhập các dòng văn bản để nhận xét, góp ý. - Lưu dữ liệu vào tập tin KetQua.DAT 3.2.1 Chương trình Tổng hợp dữ liệu Chương trình tổng hợp được đặt trên một ổ đĩa của máy chủ theo cấu trúc nêu trên , để sử dụng chương trình ta thực hiện các bước sau : Trang 7
- Bước 1 : Khởi động chương trình ta được giao diện sau đây Bước 2 : Chọn các tham số cho việc đánh giá * Phòng máy dùng để đánh giá : Bao gồm Chọn phòng thi : A01, A02,…,B01, B02,… Khi chọn một phòng thi các tham số tương ứng sau đây sẽ tự động được hiển thị Số máy trong mỗi phòng thi dùng cho người học đánh giá Đường dẫn đến các máy trạm trong phòng thi * Loại đánh giá : Khi chọn loại đánh giá một số thông tin sẽ được tự động cập nhật trên giao diện * Tham số về giáo viên : Bao gồm o Họ và Tên giáo viên o Tên lớp dạy hay chủ nhiệm o Tên môn dạy (nếu đánh giá giáo viên giảng dạy) Bước 3 : Thực hiện chép chương trình đánh giá xuống các máy trạm - Cập nhật các loại Danh mục có liên quan (nếu cần) như hình dưới. Khi đó ta phải thực hiện lại Bước 2 để cập nhật lại tham số mới. Trang 8
- Giao diện cập nhật danh mục - Chép chương trình đánh giá xuống các máy trạm. Bao gồm thư mục ThamSo và tập tin DanhGia.EXE có cấu trúc trên đĩa máy trạm như sau : DANHGIA THAMSO ThamSo1.DAT ThamSo2.DAT DanhGia.EXE Bước 4 : Nhấp chọn nút lệnh Giám sát, Gom bài ở giao diện chính để thực hiện 2 công việc sau : - Giám sát quá trình đánh giá ở các máy của người học : những người đang đánh giá, chưa đánh giá và đã đánh giá xong. - Gom kết quả đánh giá, gồm điểm và các ý kiến nhận xét, góp ý của từng cá nhân về máy chủ. Lưu ý : Trong quá trình đánh giá nếu máy nào trục trặc ta có thể chép lại chương trình cho riêng máy đó bằng cách trở lại giao diện chính và nhấp chọn nút lệnh Chép phiếu lẽ. Trang 9
- Giao diện giám sát và gom bài thi Trong giao diện trên ta thấy : cho phép quản lí tối đa 48 máy tính (nếu cần có thể nâng lên theo nhu cầu) trong đó có 3 máy dùng cho 3 người đánh giá có màu xanh (ta có thể chọn tối đa 48 máy), 1 người đang đánh giá, một người chưa đánh giá và một người đã đánh giá xong. Hộp thoại chép lẽ chương trình đánh giá cho từng máy Bước 5 : Chương trình tự động xử lí kết quả theo yêu cầu đánh giá. Ta có thể xem và in kết quả ra giấy. Chép kết qua sang ổ đĩa, thư mục đã chọn để lưu trữ lâu dài, khi cần ta lại có thể in ra giấy. Bước 6 : Kết thúc và thoát khỏi chương trình - Xóa dữ liệu trên các máy trạm và thoát khỏi chương trình, ta chọn nút Kết thúc được hộp thoại sau : Trang 10
- - Thoát khỏi chương trình và không xóa dữ liệu, ta chọn nút lệnh Thoát 3.2.2 Chương trình Đánh giá Chương trình tổng hợp được đặt trên một ổ đĩa của máy chủ theo cấu trúc nêu trên, để sử dụng chương trình ta thực hiện các bước sau : Bước 1 : Khởi động chương trình ta được giao diện như sau Bước 2 : Người đánh giá đọc từng tiêu chí đánh giá và nhấp chọn các nút ở dòng tương ứng ở bên phải để cho điểm từ 1-5. Có thể chọn lại các nút nhiều lần. Nút được chọn được đổi màu nhạt hơn (nhưng độ tương phản ít để người bên cạnh khó nhìn thấy ). Nếu bên phải hiển thị nút lệnh có nghĩa là số tiêu chí còn ở trang sau. Khi đó ta nhấp chọn nút này để tiếp tục đánh giá ở trang sau, như hình dưới. Trang 11
- Bước 3 : Có thể nhận xét, góp ý, kiến nghị thêm đối với các tiêu chí để việc đánh giá rõ hơn. Có thể góp ý cho nhà trường, lãnh đạo trường ,… Nên gõ dấu Tiếng Việt để dễ đọc. Bước 4 : Sau khi hoàn tất nhấp chọn nút kết thúc để lưu kết quả và thoát khỏi giao diện. Lưu ý : Nếu đã thoát khỏi chương trình mà muốn đánh giá lại thì ta chạy lại chương trình đánh giá. Tất cả các thông tin đánh giá trước đó được lưu giữ và hiển thị lại. 4- Xử lí kết quả đánh giá 4.1 Lãnh đạo Trung tâm và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan xem xét trước kết quả tổng hợp phiếu, những ý kiến liên quan đến công tác quản lí thì nghiên cứu thực hiện theo đề nghị hoặc giải thích ngay cho học viên hiểu. 4.2 Giáo viên nghiên cứu kết quả đánh giá, tự kiểm điểm xem kết quả đánh giá có đúng với mình không. Nếu đúng thì phát huy ưu điểm, khắc phục yếu điểm, thiếu sót. Nếu không đúng thì phải có sự giải thích hợp lí. 4.3 Thực hiện tại Trung tâm : 1- Trưởng hoặc phó phòng TH-NN, Quản lí đào tạo, Liên kết đào tạo trược tiếp tổ chức đánh giá tại các lớp. 2- Giao lại kết quả đã in ra giấy cho Giám đốc đọc và xem xét đánh giá , phân loại góp ý liên quan đến ai, bộ phận nào để giải quyết. 3- Giám đốc gặp giáo viên, các phòng có liên quan để làm việc. Những vấn đề chung đưa ra tập thể bàn bạc giái quyết. 4- Phiếu đánh giá được Giám đốc, các phòng liên quan (đánh giá giảng dạy), Ban quản lí học viên (đánh giá chủ nhiệm) dùng trong công tác thanh lí hợp đồng cho giáo viên thỉnh giảng, xét thi đua, khen thưởng, đánh giá xếp loại giáo viên hàng năm. Trang 12
- C- KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1- Khả năng áp dụng Năm 2004 tôi đã bắt đầu cho học viên đánh giá giáo viên tại các lớp Tin Học, Tiếng Anh do Sở Nội vụ phối hợp với Trung tâm Tin học – Ngoại ngữ Cà Mau tổ chức (nay là Trung tâm GDTX tỉnh). Ban đầu gặp khó khăn vì một số giáo viên không ủng hộ, nhưng tôi đã kiên trì giải thích nêu rõ lợi ích của việc cho học viên đánh giá, nhận xét và thuyết phục giáo viên đã thống nhất. Tôi đã chủ trì xây dựng các tiêu chí đánh giá, tổ chức in phiếu đánh giá và trực tiếp gặp các lớp học làm công tác tư tưởng vơi học viên và hướng dẫn việc đánh giá. Tôi rất lo không thành công nếu xảy ra các vấn đề : chỉ khen thầy cô do quan hệ thầy - trò, nặng lời chỉ trích giáo viên. Nhưng sau đọc các phiếu đánh giá xong tôi rất mừng vì nhận xét, đánh giá của tập thể lớp rất thiện chí, chính xác, có nhiều thông tin bổ ích. Tuy vậy việc tổng hợp các phiếu rất mất thời gian và khó chính xác. Vì vậy tôi đã đưa ra ý tưởng và trực tiếp viết các chương trình hỗ trợ quy trình đánh giá giáo viên. Từ tháng 11/2004 đến nay phần mềm liên tục được cải tiến và áp dụng tại nhiều lớp của Trung tâm : các lớp chứng chỉ, Kỹ thuật viên, chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ,… với hàng trăm lượt giáo viên được đánh giá và kết quả đánh giá được xử lí có hiệu quả. Trong các phòng học có treo bảng nội quy « cấm xả rác « . Được học sinh góp ý là « Trung tâm cấm xả rác nên cần mua giỏ rác cho các phòng học » nhận thấy thiếu sót tôi đã chỉ đạo mua ngay các giỏ rác cho tất cả các phòng học. Học viên phấn khởi vì ý kiến của mình được quan tâm. Hiện nay một số trường đại học liên kết đào tạo với trung tâm đã đặt vấn đề dùng phần mềm của Trung tâm để đánh giá giáo viên của Trường dại học dạy các lớp liên kết mở tại Trung tâm. Đề tài có thể áp dụng rộng rãi trong ngành giáo dục vì : Hiện nay Bộ GD-ĐT đã và đang xây dựng các chuẩn giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, THPT, Trung cấp. Chuẩn hiệu trưởng THCS, THPT, Trung tâm GDTX và hiện nay số lượng các phòng máy vi tính khá nhiều. Đề tài không chỉ áp dụng cho việc đánh giá giáo viên giảng dạy, chủ nhiệm mà còn có thể đánh giá cán bộ quản lí và các đối tượng khác. 2- Tính hiệu quả a) Hiệu quả kinh tế : Đánh giá giáo viên bằng phần mềm máy tính đã mạng lại hiệu quả kinh tế trực tiếp như sau : - Không mất tiền và thời gian in phiếu - Không mất thời gian tổng hợp phiếu. - Kết quả đánh giá được lưu trữ lâu dài trên đĩa máy tính. b) Hiệu quả kỹ thuật : Phần mềm gọn nhẹ, coi trọng đặc điểm ưu việt của máy tính là xử lí tự động, hạn chế thao tác sử dụng đã mạng lại một số hiệu quả kỹ thuật như sau : Trang 13
- - Cho điểm đánh giá và góp ý, kiến nghị đơn giản, dễ dàng - Chú ý đến vấn đề bảo mật : màu sắc trên màn hình, sau khi gom xong các kết quả đánh giá dữ liệu tại các máy trạm được xóa đi. - Tổng hợp phiếu tự động, chính xác, nhanh chóng (vài giây). c) Hiệu quả trong giáo dục – đào tao - Giáo viên phải luôn luôn phấn đấu để thực hiện tốt các chuẩn đánh giá theo các tiêu chí quy định. - Học viên được tôn trọng và dân chủ trong góp ý, kiến nghị, đánh giá giáo viên và nhà trường. Tâm lý học viên sẽ tốt hơn. - Lãnh đạo có nguồn thông tin qua trọng từ phía người học để có những đánh giá giáo viên chính xác, khách quan hơn. Xử lí kịp thời các yêu cầu, kiến nghị, góp ý của người học đối với đơn vị mình trong quá trình tổ chức giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng các lớp học. Đề tài đã được tác giả nghiên cứu và thực hiện, áp dụng vào thực tế trong tại Trung tâm GDTX tỉnh trong thời gian dài (từ 2004 đến nay). Số lần đánh giá được hơn 3.000 lần với hơn 12.000 lượt học viên, sinh viên tham gia đánh giá và đã mạng lại hiệu quả tốt. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến góp ý cho đề tài được hoàn chỉnh hơn. Phần mềm có thể tải về từ Website của Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau. Cà Mau, ngày 20 tháng 05 năm 2015 Người viết NGƯT. Trương Quang Bộ Trang 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy học của hiệu trưởng ở trường THCS
63 p | 684 | 214
-
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN NHẰM
27 p | 594 | 181
-
Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực để rèn luyện kỹ năng giải các bài toán cực trị hình học thuộc chương trình lớp 8, 9 trung học cơ sở
26 p | 576 | 178
-
Sáng kiến kinh nghiệm toán học 2010
20 p | 304 | 101
-
TIỂU LUẬN: Công nghệ dạy học
38 p | 610 | 91
-
Tiểu luận Tạo hứng thú học môn Lịch sử cho học sinh lớp 5 thông qua việc vận dụng một số phương pháp dạy học
31 p | 481 | 88
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng sơ đồ tư duy vào dạy - học một số môn học ở lớp 4
22 p | 1039 | 71
-
Sáng kiến kinh nghiệm môn kế toán lớp đại học – kế toán thuế
38 p | 203 | 51
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn phát âm tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc Mông
36 p | 377 | 51
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm rèn học sinh yếu Toán lớp 5
21 p | 168 | 34
-
Sử dụng phần mềm Cabri II Plus trong dạy học định lí hình học lớp 7
21 p | 100 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS ở vùng nông thôn miền núi qua hội chợ mang tên: “Mùa xuân kết nối yêu thương”
11 p | 162 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Để việc dạy và học môn Lịch sử đạt kết quả hơn
16 p | 86 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp giải bài tập mắt và các dụng cụ quang học
14 p | 133 | 10
-
Báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm: Thiết kế, chế tạo máy nắn thép
6 p | 55 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Cấu trúc chương trình đơn giản (Pascal) - cách tiếp cận ngược
7 p | 86 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số vấn đề cần lưu ý khi dạy môn Tập viết ở lớp 1
7 p | 99 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn