
Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác để phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh qua dạy tiết lịch sử
địa phương lớp 10 ở trường THPT Ba Đình
dẫn: “Giáo dục phổ thông phải gắn liền với lịch sử thiên nhiên, xã hội, con người ở
địa phương, làm cho việc học tập ở nhà trường thấm đượm hơn cuộc đời thực, học
sinh ngay từ khi đi học đã học, đã sống với xã hội thực xung quanh”.
Việc tìm hiểu lịch sử địa phương góp phần hiểu sâu hơn, rõ hơn lịch sử dân
tộc, đồng thời giáo dục tư tưởng, tình cảm truyền thống của mỗi địa phương. Mặt
khác, lịch sử địa phương là cung cấp cho học sinh những hiểu biết về những gì xảy
ra trên mảnh đất địa phương quê hương mình, tạo cho các em cảm xúc mạnh mẽ.
Bởi vì, ở đó có nhiều dấu tích, tên đất, tên người, những câu chuyện được lưu
truyền, thậm chí có cả những nhân chứng lịch sử. Cho nên việc đổi mới phương
pháp dạy học ở các tiết lịch sử địa phương là cần thiết góp phần hình thành, phát
triển phẩm chất, năng lực cho các em học sinh.
Vì vậy, đòi hỏi người giáo viên phải trang bị cho mình hệ thống kiến thức lịch
sử địa phương, có am hiểu về quá trình hình thành mảnh đất, dân cư, văn học dân
gian, nhân vật, địa danh lịch sử… đồng thời, giáo viên phái nắm chắc hệ thống các
phương pháp dạy học mới, hiện đại để áp dụng có hiệu quả vào giảng dạy tiết lịch
sử địa phương.
Do phân phối trong chương trình dạy học của nhà trường đã được Sở GD &
ĐT phê duyệt ở lớp 10 chỉ có 2 tiết dành cho lịch sử địa phương. Do đó, đòi hỏi
giáo viên phải xác định mục đích, yêu cầu phù hợp, lựa chọn những đơn vị kiến
thức chọn lọc, phù hợp với thực tiễn…
2.2. Thực trạng dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT Ba Đình
Qua quá trình điều tra, phỏng vấn, thống kê… chúng tôi nhận thấy một số thực
trạng ở các tiết dạy học lịch sử địa phương:
Thứ nhất, việc giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương chưa
thực sự được chú trọng. Một mặt, do hạn hẹp về phân phối chương trình, mặt khác
do giáo viên chưa được trang bị kiến thức lịch sử văn hóa của địa phương một cách
có hệ thống. Vì vậy, ảnh hưởng không nhỏ đến hình thành phẩm chất, năng lực học
sinh.
Thứ hai, do các tiết dạy lịch sử địa phương thường cấu trúc ở cuối học kỳ II
của năm học, thời điểm giáo viên đang bận rộn nhiều công việc chuyên môn như:
chấm bài, đánh giá tổng kết năm học. Học sinh đã thi xong học kỳ II ít nhiều có tư
tưởng rã đám, tâm lý háo hức nghỉ hè nên không chú ý trong tiết học lịch sử địa
phương.
Thứ ba, phương pháp giáo viên sử dụng trong các dạy lịch sử địa phương chủ
yếu là: truyền đạt kiến thức một chiều, áp đặt, mang tính sách vở hơn là thực tiễn,
thậm chí qua loa, chiếu lệ, chưa kích thích được sự tìm tòi, sáng tạo và thế mạnh
học sinh khi học về chính làng quê mà các em đang sống, hay những nhân chứng
lịch sử mà là hàng xóm, láng giềng của nhà các em.
5