YOMEDIA
ADSENSE
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Pát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc dạy ca dao môn Ngữ văn 7
11
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Sáng kiến kinh nghiệm THCS "Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc dạy ca dao môn Ngữ văn 7" được thực hiện với mục tiêu giúp cho học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, hình thành phát triển năng lực tự học ( sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin...); trau dồi các phẩm chất: Linh hoạt, tư duy, độc lập sáng tạo; rèn cho học sinh kĩ năng hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ học tập....
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Pát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc dạy ca dao môn Ngữ văn 7
- PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VĂN GIANG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ TRẤN VĂN GIANG -------- SÁNG KIẾN PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG VIỆC DẠY CA DAO MÔN NGỮ VĂN 7 Môn: NGỮ VĂN Tên giáo viên: NGUYỄN THỊ THU HIỀN Giáo viên môn: VĂN – SỬ Năm học: 2021 - 2022
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĂN GIANG TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN VĂN GIANG ------- ------- SÁNG KIẾN PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG VIỆC DẠY CA DAO MÔN NGỮ VĂN 7 Môn: NGỮ VĂN Tên giáo viên: NGUYỄN THỊ THU HIỀN Giáo viên môn: VĂN – SỬ 2
- Năm học: 2021 – 2022 PHẦN 1:LÍ LỊCH - Họ và tên: NGUYỄN THỊ THU HIỀN - Chức vụ: GIÁO VIÊN TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI - Đơn vị công tác: TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN VĂN GIANG - Tên đề tài: SÁNG KIẾN PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG VIỆC DẠY CA DAO MÔN NGỮ VĂN 7 2
- PHẦN 2: NỘI DUNG BÀI VIẾT MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề 1. Thực trạng của vấn đề Những năm gần đây, ngành giáo dục Việt Nam đã có định hướng đổi mới phương pháp dạy học mang tầm chiến lược lâu dài. Luật giáo dục công bố năm 2005, điều 28.2 có ghi: “ Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động tới tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú cho học sinh”. Như vậy, Luật giáo dục đã nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực. Trong đó, phương pháp học của học sinh là mối quan tâm hàng đầu. Mỗi giáo viên chúng ta, nhất là giáo viên dạy Văn cần hiểu rõ điều đó. Muốn thực hiện tốt sự đổi mới ấy, đòi hỏi giáo viên chúng ta vừa phải kế thừa, vừa phải phát triển những mặt tích cực trong các phương pháp giáo dục truyền thống. Đồng thời áp dụng các phương tiện dạy học hiện đại một cách thích hợp. Một số phương pháp truyền thống nếu vận dụng hợp lý vẫn đạt hiệu quả cao như: giảng bình, nêu vấn đề, đặt câu hỏi... Ngoài ra, giáo viên buộc phải cập nhật những phương pháp mới, kĩ thuật dạy học mới, những phương tiện dạy học hiện đại như: sơ đồ tư duy, hoạt động nhóm, học theo góc, khăn phủ bàn.... Trên đây cũng chính là lí do khiến người viết chọn vấn đề về phương pháp, về sự đổi mới phương pháp và cách vận dụng linh hoạt các phương pháp truyền thống và hiện đại sao cho đạt hiệu quả dạy và học cao nhất. Đặc biệt là chú trọng cải tiến phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn là hết sức cần thiết, mà cụ thể là cải 2
- tiến phương pháp giảng dạy các bài ca dao trong chương trình Ngữ văn 7. Qua đó, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. 2. Ý nghĩa và tác dụng của sáng kiến - Giúp cho học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, hình thành phát triển năng lực tự học ( sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin...). - Trau dồi các phẩm chất: Linh hoạt, tư duy, độc lập sáng tạo. - Rèn cho học sinh kĩ năng hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ học tập. - Hỗ trợ các thầy cô tiết kiệm được thời gian tìm kiếm thông tin, dành nhiều thời gian để chuẩn bị bài, làm đồ dùng dạy học ...nâng cao chất lượng môn học. 3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài này được giới hạn, tập trung chủ yếu trong chương trình Ngữ văn 7. Cụ thể là phần ca dao. Trong các tiết học này, học sinh được tìm hiểu đặc điểm của thể loại ca dao, được rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu văn bản, kĩ năng phân tích, so sánh, đối chiếu, kĩ năng làm việc nhóm, cá nhân cùng năng lực cảm thụ văn học. II. Phương pháp tiến hành 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm giải pháp của đề tài. a) Cơ sở lí luận - Phương pháp giáo dục Trung học sơ sở là phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng bộ môn, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập của học sinh. - Căn cứ vào chỉ thị 14/2001/CT – TTG về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Cụ thể là đổi mới về nội dung giảng dạy: Nội dung dựa trên cơ sở 2
- một chương trình chuẩn và đảm bảo tính phổ thông, toàn diện, hướng nghiệp; Nội dung chương trình phải cơ bản, tinh giảm, thiết thực và cập nhật; Tiến kịp trình độ chung của các nước trong khu vực và thế giới. - Quan điểm xây dựng và phát triển chương trình môn Ngữ văn Trung học cơ sở là hướng vào việc hình thành các năng lực cần thiết cho người học. Mục tiêu giáo dục Ngữ văn không chỉ nhằm cung cấp cho học sinh các tri thức về văn học một cách có hệ thống mà còn phải hướng tới việc phát triển những năng lực cần thiết của người học, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Ca dao, dân ca là những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. Hiện nay, người ta có phân biệt khái niệm dân ca và ca dao. Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc. Ca dao là lời thơ của dân ca. Ca dao còn gồm cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ dân ca. - Đặc điểm nội dung: Diễn tả đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước,… Trong đó có các chủ đề chính là những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa cất lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa, cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của con người Việt Nam và những bài ca dao hài hước thể hiện tinh thần lạc quan của người lao động. - Đặc điểm nghệ thuật: + Lời thơ thường ngắn gọn. + Sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể + Ngôn ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ + Lối diễn đạt bằng một số hình ảnh mang đậm sắc thái dân gian. Từ những đặc trưng cơ bản trên của thể loại, khi dạy vào từng bài ca dao, giáo viên cần xác định trọng tâm mục tiêu bài học. Và kết thúc bài học, cần giúp HS nhận diện được đặc điểm thể loại, nội dung chính và đặc sắc nghệ thuật của 2
- từng ca dao, cũng như có sự mở rộng liên hệ. Muốn đạt được những mục tiêu trên, yếu tố then chốt là: Giáo viên cần áp dụng những phương pháp dạy học tích cực cũng như những kỹ thuật dạy học tích cực một cách nhuần nhuyễn, thành thạo giúp học sinh phát huy được khả năng tự học, sáng tạo của mình. b) Cơ sở thực tiễn - Môn Ngữ văn cũng là môn khoa học gắn liền với thực tiễn. Phương pháp dạy học hiện nay lấy học trò làm trung tâm, học sinh tích cực, chủ động tìm hiểu kiến thức qua sự hướng dẫn của thầy. Học sinh được làm việc qua kênh chữ, kênh hình, các câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa, qua các đồ dùng, thiết bị dạy học của các bộ môn. Vì vậy, các tiết dạy văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 7 có vai trò vô cùng quan trọng, giúp các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của nền văn học dân tộc, phát huy năng lực và phẩm chất người học, bao gồm các năng lực chung và năng lực riêng môn Ngữ văn: + Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. + Năng lực chuyên biệt của môn Ngữ văn: Năng lực sáng tạo ngôn từ, năng lực cảm xúc thẩm mĩ, năng lực tái hiện hình tượng, năng lực tự đánh giá, năng lực cảm thụ tác phẩm văn học..... *Về phía giáo viên Trong một tiết dạy ca dao có cùng một chủ đề, mỗi bài ca dao có một nội dung, thông điệp riêng. Song, một số GV còn chưa nghiên cứu kĩ và nắm chắc đặc trưng thể loại của ca dao, chưa khai thác được hết giá trị nội dung, nghệ thuật của bài. Vì thế, phương pháp dạy ca dao còn chung chung, giống với phương pháp giảng dạy thơ trữ tình. *Về phía học sinh Nhiều em có xu hướng không thích học Văn (Các em thích học các môn Tự nhiên hơn), thụ động trong học tập, chưa tích cực và sáng tạo. Các em nhìn 2
- chung chưa mạnh dạn, tự tin để thể hiện hết các năng lực của bản thân mình. Một số em cho rằng: Văn học dân gian không xa lạ gì với các em, nên không cần tìm hiểu kĩ. Do đó, có những kiến thức lệch lạc khi tiếp cận tác phẩm. Trong chương trình Ngữ văn 7, phần ca dao tập trung ở 4 tiết (Tiết 9, 10, 13, 14) của học kì I, với các bài ca dao có chủ đề riêng. Do vậy, trong bài viết này, tôi mạnh dạn đưa ra biện pháp: “Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc dạy ca dao môn Ngữ văn 7 ”. 2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp - Khảo sát thực trạng học sinh của trường, của các trường bạn trong huyện về kĩ năng dạy các tiết ca dao nhằm phát huy sự chủ động, sáng tạo của HS. - Nghiên cứu thật kĩ nội dung các tiết dạy văn bản ca dao. - Xem xét, lựa chọn các kĩ năng trọng tâm và những năng lực cần đạt được trong một tiết dạy văn bản. - Chuẩn bị bài dạy, thiết bị, đồ dùng giảng dạy… - Xây dựng phương pháp dạy phù hợp đối tượng, vừa sức với học sinh nhằm phát huy năng lực học sinh. - Dạy thực nghiệm, trao đổi qua tổ nhóm chuyên môn. - Sau mỗi tiết dạy cần rút kinh nghiệm, tìm ra giải pháp tối ưu, tiếp cận năng lực học sinh. - Thời gian tạo ra giải pháp: Tháng 8 năm 2019 đến tháng 5 năm 2020. 2
- NỘI DUNG A. Mục tiêu Đề tài này nhằm thực hiện nhiệm vụ: - Nghiên cứu để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài. - Nghiên cứu nội dung phạm vi kiến thức của các bài dạy ca dao, để vận dụng các phương pháp hướng tới phát triển năng lực học sinh, giải quyết các vấn đề phức hợp. - Chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ dạy văn bản, để đảm bảo học sinh hiểu và nắm bắt được bài, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học. - Đề xuất một số hướng và giải pháp tốt nhất khi dạy ca dao, nhằm phát huy sự chủ động, sáng tạo và tạo hứng thú học cho học sinh. B. Mô tả giải pháp của đề tài I. Thuyết minh tính mới (tính sáng tạo) - Học sinh học tập theo quan điểm phát triển năng lực, chú ý tích cực hóa học sinh về hoạt động trí tuệ, rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống cuộc sống. - Học sinh có ý thức vận dụng các kiến thức ở nhiều môn học khác nhau, để giải quyết các tình huống thực tiễn thông qua hoạt động nhóm. Học sinh được chủ động tìm hiểu kiến thức và được tiếp nhận tri thức. - Giáo viên chủ động trong khâu tổ chức các hoạt động dạy học. Khắc phục được tình trạng dạy học theo phương pháp thuyết trình ở các tiết dạy văn bản ca dao. 2
- - Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giữa giáo viên và học sinh theo hướng cộng tác nhằm phát triển năng lực xã hội. Từ thực tế giảng dạy môn Ngữ văn 7, tôi nhận thấy có rất nhiều phương pháp, kĩ thuật để phát huy tính chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh. GV áp dụng nhiều cách để gợi mở vấn đề, vấn đáp, tương tác, thảo luận nhóm hay chơi các trò chơi ...Sau đây, tôi xin trình bày một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực được áp dụng trong giảng dạy ca dao. Qua đó, sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động và nâng cao khả năng sáng tạo của các em. 1. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực 1.1. Phương pháp dạy học tích cực a) Đọc sáng tạo Đọc diễn cảm chính là một phương pháp đọc sáng tạo. Hiểu được tác phẩm, người đọc sẽ thể hiện được tình cảm, cảm xúc của mình qua cách đọc. Ví dụ: Khi dạy bài: "Những câu hát nghĩa tình", (bài ca dao 3) với hình thức đặc trưng: Đối đáp giao duyên, nên GV cho HS đọc phân vai: Phần hỏi (Nam), phần đáp (Nữ) Thông qua việc nhập vai nhân vật trong bài ca dao, giúp HS cảm thấy hứng khởi hơn với việc tiếp cận các đơn vị kiến thức, và nắm được nội dung tác phẩm hơn, góp phần hình thành năng lực, phẩm chất cần có của người học b) Phương pháp thảo luận nhóm (dạy học hợp tác) Đây là một trong những phương pháp được sử dụng thường xuyên trong hoạt động dạy học. Trong các tiết dạy về ca dao, thì phương pháp này thường được sử dụng trong hoạt động hình thành kiến thức mới, để tìm hiểu cái hay, cái đẹp của bài ca dao. Nó đòi hỏi mỗi GV phải nắm vững phương pháp, có kỹ năng trong tổ chức, điều khiển các hoạt động học. Hầu hết các tiết học về ca dao trong chương trình Ngữ văn 7 được cấu trúc nhiều bài ca dao trong cùng một chủ đề (chùm ca dao). Do vậy, giáo viên có thể sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm, để giúp HS hình thành và khắc sâu kiến thức hơn. 2
- Các thức tổ chức: Giáo viên thực hiện theo quy trình 4 bước: + Bước 1: GV nêu nhiệm vụ, có thể chiếu câu hỏi lên máy chiếu. + Bước 2: Giao nhiệm vụ cho học sinh thảo luận. Bao quát, kiểm tra quá trình hoạt động của học sinh. + Bước 3: Các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung. + Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá – kết luận Ví dụ 1: Khi dạy bài:"Những câu hát than thân, châm biếm", GV cho HS thảo luận (4 nhóm) -Thời gian: 7 phút -Nội dung: 1. Chỉ ra các hình ảnh ẩn dụ được sử dụng trong bài ca dao? 2. Ý nghĩa của các hình ảnh ẩn dụ đó? Học sinh cần thảo luận để giải thích, hiểu rõ ý nghĩa của các hình ảnh ấy. Vấn đề này tương đối khó, nhưng nếu các em biết hợp tác, các em sẽ dễ dàng nhận thấy dụng ý của tác giả. Các hình ảnh ẩn dụ: Con tằm, con kiến, con hạc, con cuốc. Ý nghĩa: - Con tằm suốt đời chỉ ăn lá dâu, cuối đời phải nhả tơ cho người. - Kiến là loài vật nhỏ bé, cần ít thức ăn nhất, nhưng ngày ngày vẫn cần mẫn kiếm mồi. - Hạc: Biểu tượng cho cuộc đời phiêu bạt vô định và những cố gắng tuyệt vọng của người lao động trong xã hội cũ. - "Cuốc giữa trời": Gợi hình ảnh của sinh vật nhỏ nhoi, cô độc giữa không gian rộng lớn "Kêu ra máu": Đau thương, khắc khoải, tuyệt vọng. Đây đều là những con vật vô cùng nhỏ bé, gần gũi, không có giá trị nhiều trong cuộc sống. Nhưng khi gắn với cuộc sống, với thân phận người nông dân thì nó lại có ý nghĩa to lớn 2
- HÌNH ẢNH ẨN DỤ CỤ THỂ Con tằm Con kiến Con hạc Con cuốc Thương cho Thương cho Thương cho Thương nỗi khổ của thân phận cho thân cuộc đời những thân thấp cổ bé phiêu bạt,lận phận suốt phận nhỏ họng, có nỗi đận và những đời bị kẻ nhoi suốt đời cố gắng vô khổ đau oan khác bòn xuôi ngược vọng của trái không rút sức vất vả làm được lẽ công người lao lực. lụng mà vẫn động bằng nào soi nghèo khó. tỏ Với cách nói ẩn dụ, bước đầu giúp HS nhận biết được nội dung của bài ca dao: Thương xót, cảm thông với cuộc đời, số phận trớ trêu của tầng lớp lao động chịu nhiều bất công trong xã hội cũ. Qua đó, HS thấy được giá trị cuộc sống, giá trị con người cần được xã hội trân trọng, nâng niu và bảo vệ. Sau đây là một số hình ảnh minh họa thêm cho thân phận của người lao động xưa trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ: 2
- Ngoài ra, GV đưa ra bài tập và nhiệm vụ cho HS chuẩn bị ở nhà: Sưu tầm một số tranh ảnh, hình ảnh có liên quan tới bài học (than thân và châm biếm) và thuyết trình POIWERPOINT cho nội dung ấy vào buổi học hôm sau. 2
- 2
- c) Phương pháp trực quan (phương tiện dạy học) Là phương pháp quan trọng góp phần lĩnh hội kiến thức ở học sinh. Phương tiện dạy học bao gồm: Sơ đồ tư duy, bản đồ, băng hình, tranh ảnh, phiếu học tập…Việc sử dụng đúng lúc, đúng thời điểm, phù hợp với các phương pháp giảng dạy, góp phần kích thích hứng thú giảng dạy của giáo viên, và học tập của học sinh. Khái quát các bài ca dao sẽ tìm hiểu trong chương trình, tôi có sơ đồ sau: Với sơ đồ hệ thống hóa khái quát kiến thức trên, HS sẽ biết thời lượng 4 tiết tìm hiểu ca dao trong chương trình, mỗi tiết học mình được tìm hiểu các nội dung gì? Khái niệm ca dao là gì? Đặc điểm của ca dao? Khi học ca dao, nó xoay quanh những chủ đề gì? Giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của từng bài ca dao trong 2
- mỗi chủ đề đó. Từ đó, giúp các em hiểu hơn về đặc trưng thể loại, góp phần tạo hứng thú, sự sôi nổi, hăng say trong học tập của HS. Đồng thời, có cách khai thác kiến thức phù hợp với từng chủ điểm ca dao Khi dạy xong: "Những câu hát than thân, châm biếm", tôi tóm tắt các kiến thức trọng tâm cho HS qua sơ đồ sau: Từ đó, hệ thống và khái quát lại những kiến thức trọng tâm, cô đọng nhất về cả nội dung và nghệ thuật trong bài học. Ngoài ra, để giờ dạy thêm sinh động, giáo viên có thể cho học sinh vẽ tranh theo chủ điểm của từng bài ca dao: Cánh đồng lúa bát ngát, hình ảnh thầy bói, hình ảnh người chú bên chai rượu.... d) Phương pháp trò chơi Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh. Từ đó, hình thành kiến thức, kỹ năng mới hoặc củng cố kiến thức, kỹ năng đã học. Trong thực tế dạy học, GV thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kỹ năng. 2
- Ví dụ 1: Sau khi học xong hai chùm ca dao trong chương trình, GV cho HS chơi trò chơi: Thử tài đoán ca dao bằng cách: Đưa ra các hình ảnh, video có liên quan tới nội dung bài học. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hình ảnh, video trên giúp em liên tưởng tới bài ca dao nào? Ví dụ 2: Tìm các bài ca dao khác có môtip "Thân em" hoặc "Thương thay", hoặc có nội dung tương tự các bài ca dao đã học. - Cách chơi: Hai đội chơi. Lần lượt mỗi thành viên trong đội đọc một bài. Hai đội luân phiên nhau. - Đội nào đọc được bài ca dao khi đội bạn không đọc được nữa là đội chiến thắng Chẳng hạn: Cảm thương cho thân phận người phụ nữ xưa: - "Thương thay thân phận con rùa Trên đình đội hạc, dưới chùa đội bia." - "Thương thay con hạc đầu đình Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay." - "Thương thay thân phận trái dừa Non thời khoét mắt, già cưa lấy đầu." Về những con người lười biếng nhưng lại thích hưởng thụ cuộc sống nhàn hạ: - "Ăn no rồi lại nằm khoèo Nghe giục trống chèo bế bụng đi xem." - "Đời người có một gang tay Ai hay ngủ ngày còn được nửa gang." - "Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày." 1.2. Kĩ thuật dạy học tích cực a) Kĩ thuật động não (Công não) Được sử dụng thường xuyên trong các tiết học Văn, trong đó có ca dao. Với kĩ thuật này, HS được động não, suy nghĩ, được phát huy trí sáng tạo của mình. 2
- Điều này đồng nghĩa với việc sẽ tạo sự phấn khởi, tinh thần hăng hái trong học tập của các em. Trong "Những câu hát than thân, châm biếm", ở bài ca dao số 3 khi phân tích giá trị bài ca dao. GV đặt câu hỏi để HS động não: Em có nhận xét gì khi dân gian đặt "chú tôi" cạnh "cô yếm đào"? HS động não, suy nghĩ và phản hồi lại như sau: Dân gian đã đặt nhân vật "chú tôi" bên cạnh hình ảnh "cô yếm đào" như một phép tương phản, ngầm ý mỉa mai, giễu cợt, phê phán những con người lười nhác nhưng lại đòi cao sang. Khẳng định, đề cao giá trị của người lao động. b) Kĩ thuật “Khăn trải bàn”: Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm. Từ đó kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh. Ví dụ: Dạy bài ca dao 2 trong "Những câu hát than thân, châm biếm". "Thân em như trái bần trôi Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu" Tôi sử dụng kĩ thuật này khi triển khai nội dung bài ca dao. - Thời gian: 7 phút. - Nội dung: 1. Hình ảnh người phụ nữ được so sánh với quả gì? Tại sao tác giả lại sử dụng loại quả đó? 2. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tác giả sử dụng. 3. Qua loại quả đó, em hiểu gì về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Sau khi HS bàn bạc, thảo luận và đưa ra bài làm nhóm mình, GV đưa ra thông tin phản hồi - chốt ý: 1.Trái bần (Là loại quả mà cây mọc ở ven sông, hình tròn, dẹt, vị chua chát -> Loại quả tầm thường không có giá trị) 2. Nghệ thuật: Ẩn dụ, so sánh 2
- 3. Thân phận bé nhỏ, chìm nổi, trôi dạt vô định giữa sóng gió cuộc đời của người phụ nữ xưa. 2. Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh thông qua các hoạt động học trong bài học. a) Trước tiên cần nói tới khâu tổ chức hoạt động khởi động Muốn tạo cho HS một tâm thế thoải mái để bước vào tiết học đạt kết quả cao, thì hoạt động khởi động đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy làm thế nào để khởi gợi niềm đam mê, tạo hứng khởi cho HS trước khi bước vào nội dung chính của bài học? Để hoạt động khởi động được sôi nổi khi giảng dạy ca dao, tôi đưa ra một số cách thức tiến hành khởi động như sau: - HS quan sát tranh rồi đọc các bài ca dao (trò “đuổi hình bắt ca dao”). - HS xem tranh/ video và trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung các bài ca dao. Ví dụ 1: Khi vào bài “Những câu hát than thân và châm biếm” (tiết 13, 14), tôi đã làm như sau: Cho HS quan sát tranh: 2
- Và trả lời câu hỏi: Hình ảnh này gợi em liên tưởng tới bài ca dao nào? HS trả lời. GV hỏi tiếp: Bài ca dao thể hiện điều gì? Sau đó, GV chốt ý - dẫn dắt vào bài mới Ví dụ 2: Khi dạy bài:"Những câu hát nghĩa tình" (Tiết 9, 10), tôi cho HS nghe video bài hát:"Việt Nam quê hương tôi". Sau đó đặt câu hỏi: Qua đoạn video trên, em có cảm nhận gì? Hoặc: GV cho HS xem video phim ngắn: "Người mẹ gù": 2
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn