intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng Bảng Luyện Từ trong dạy học từ vựng tiếng Anh nhằm củng cố vốn từ cho học sinh yếu kém lớp 12 trường THPT Kim Sơn A

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Thiết kế và sử dụng Bảng Luyện Từ trong dạy học từ vựng tiếng Anh nhằm củng cố vốn từ cho học sinh yếu kém lớp 12 trường THPT Kim Sơn A" với mục tiêu hỗ trợ phát triển các kĩ năng thực hành tiếng Anh, hỗ trợ khắc sâu ngữ pháp, đồng thời để luyện chuyên sâu bất kì chủ đề từ vựng nào. Bảng luyện từ được dùng như là một công cụ tự học hữu hiệu cho học sinh, cũng có thể là một công cụ theo dõi kiểm tra quá trình học tập của học sinh cho giáo viên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng Bảng Luyện Từ trong dạy học từ vựng tiếng Anh nhằm củng cố vốn từ cho học sinh yếu kém lớp 12 trường THPT Kim Sơn A

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN TỈNH NINH BÌNH Tôi ghi tên dưới đây: Họ và tên Sinh Nơi công tác Chức vụ Trình độ Tỷ lệ (%) đóng góp ngày chuyên vào việc tạo ra sáng môn kiến PHAN THỊ 18/ Trường THPT Kim Giáo Thạc sĩ 100% NGỌC ANH 11/ Sơn A – Huyện Kim viên ngôn ngữ 1982 Sơn – Tỉnh Ninh Bình Anh 1. TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG - Tên sáng kiến: Thiết kế và sử dụng Bảng Luyện Từ trong dạy học từ vựng tiếng Anh nhằm củng cố vốn từ cho học sinh yếu kém lớp 12 trường THPT Kim Sơn A. - Lĩnh vực áp dụng: Dạy học từ vựng môn tiếng Anh 2. NỘI DUNG 2.1. Giải pháp cũ thường làm 2.1.1. Dạy và học từ vựng tiếng Anh - Từ vựng đại diện cho một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần thiết cho việc dạy và học ngoại ngữ. Nó là cơ sở cho sự phát triển của tất cả các kỹ năng khác. Nói về tầm quan trọng của từ vựng, nhà ngôn ngữ học David Wilkins lập luận rằng: “Không có ngữ pháp, người ta vẫn có thể truyền đạt được một chút thông tin, không có từ vựng, không có một thông tin nào có thể được truyền tải.” - Học từ vựng được xem là một phần thiết yếu trong việc học ngoại ngữ. Kiến thức từ vựng là trọng tâm của năng lực giao tiếp và việc tiếp thu ngoại ngữ. Vốn từ vựng hạn chế sẽ cản trở giao tiếp thành công và thiếu kiến thức về từ vựng là trở ngại lớn nhất để người học chinh phục môn ngoại ngữ.
  2. - Có rất nhiều các kỹ thuật dạy học từ vựng được giáo viên môn tiếng Anh sử dụng trong lớp học, bao gồm sử dụng vật thật (realia), sử dụng minh họa và hình ảnh, tương phản, dịch thuật, tra từ điển, đoán ngữ cảnh, dùng thẻ từ. Tuy nhiên, để nhớ được từ người học phải nhìn thấy một từ nhiều lần, luyện tập nhiều và thường xuyên để đặt nó chắc chắn trong trí nhớ dài hạn của họ. Nghiên cứu cho thấy rằng chúng ta thường mất 8 đến 20 lần đọc đi đọc lại thì mới có thể nhớ được một từ. Việc nhớ được bao nhiêu từ và nhớ từ được bao lâu cuối cùng lại phụ thuộc vào người học chứ không phải người dạy, phụ thuộc vào việc bản thân người học có tự luyện từ hàng ngày và luyện từ thường xuyên không. - Tuy nhiên, hiện chưa có nhiều công cụ và phương tiện hỗ trợ người học tự học và tự luyện từ vựng tiếng Anh ngoài lớp học. Chính vì vậy, luôn tồn tại một thực tế là học sinh học nhiều nhưng nhớ chưa được nhiều từ. Vì thiếu từ vựng nên đa số học sinh thường cảm thấy căng thẳng khi phải giao tiếp, cảm thấy mệt mỏi khi phải viết vì họ “bí từ”. Nhiều học sinh khác đang phải đối mặt với vấn đề quên từ ngay sau khi được dạy. Lý do học sinh dễ quên như vậy cũng là vì yếu từ vựng. Thực trạng này cũng không phải là ngoại lệ với học sinh trường THPT Kim Sơn A. 2.1.2. Thực trạng - Trong nhiều năm gần đây, danh tiếng của trường THPT Kim Sơn A ngày càng được khẳng định và củng cố bởi nhiều thành tích nổi bật. Điểm đầu vào lớp 10 của trường hiếm khi cao so với điểm đầu vào của các trường trong tỉnh. Tuy nhiên điểm thi trung học phổ thông quốc gia của học sinh trường THPT Kim Sơn A luôn đứng trong ba vị trí đầu toàn tỉnh. Điểm tiếng Anh trong năm vị trí đầu. Mặc dù vậy, vẫn còn tồn tại không ít học sinh với năng lực thấp môn tiếng Anh. Trong ba năm gần đây điểm thi THPT quốc gia môn tiếng Anh của học sinh yếu kém của trường THPT Kim Sơn A, cụ thể là học sinh lớp 12B8 và 12B9 vẫn còn rất hạn chế, cụ thể như sau: Bảng 1: Điểm TB thi THPTQG môn Tiếng Anh năm 2018-2019-2020 Điểm thi Tiếng Anh THPTQG 2018 2019 2020 Việt Nam 3.92 4.36 4.58 Ninh Bình 4.05 4.48 4.87 THPT Kim Sơn A 4.50 4.97 5.27 12B8 3.38 4.07 4.33 12B9 3.28 3.55 4.06 2
  3. - Học sinh lớp 12B8, 12B9 năm học 2020-2021 cũng có chung tình trạng như học sinh 12B8, 12B9 các năm học trước. Điểm thi thử THPTQG năm lớp 11 của 2 lớp thấp nhất trường. (Đề thi thử THPTQG lớp 11 ở THPT Kim Sơn A do nhóm chuyên môn ra đề chung cho toàn trường theo chuẩn cấu trúc đề của bộ giáo dục năm 2020, nội dung kiến thức lấy trong chương trình Tiếng Anh lớp 11 sách giáo khoa mới, để phân loại, chia lớp học sinh theo năng lực). Cụ thể là: Bảng 2: Điểm TB thi thử Tiếng Anh THPTQG năm 2019-2020 lớp 12B9 và 12B8 Lần 1 Lần 2 (Sau thi HKI) (Sau thi HKII) 12B8 3.82 3.86 12B9 3.54 3.64 - Học sinh chưa thực sự quan tâm hứng thú với môn học, bài học do năng lực còn nhiều hạn chế. Trong các giờ học, học sinh chưa tích cực xung phong phát biểu tham gia bài học. Đa số chưa tự giác làm bài tập hoặc làm nhưng thiếu hiệu quả. Giáo viên yêu cầu làm bài tập thì chép đại đáp án của bạn, rồi chờ chép đáp án của giáo viên. Làm bài kiểm tra và đi thi thì khoanh bừa. - Trong các tiết học kĩ năng, một số học sinh có lực học trung bình có thể tham gia bài học. Một số khác có thể trả lời bằng cách đáp “yes” hoặc “no”. Còn lại đa phần không thể tham gia luyện kĩ năng tiếng Anh, dẫn đến một số biểu hiện như mất tập trung, nói chuyện riêng, làm việc riêng, thậm chí ngủ gật. - Học sinh thiếu kiến thức ngôn ngữ căn bản về từ vựng và ngữ pháp, đặc biệt là từ vựng. Học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong việc học từ vựng. Khi tiếp cận từ mới học sinh có thể nhớ ngay lúc đó, nhưng tiết học sau, hôm sau nhắc lại thì đã quên. Học bài sau thì quên từ của bài trước. Vốn từ của học sinh vì thế mà rất hạn chế. Do đó không thể dùng được từ để làm bài tập chứ chưa nói đến việc dùng từ để nói và viết tiếng Anh. Học sinh sợ, không muốn nói tiếng Anh và không nói được tiếng Anh. 2.1.3. Nguyên nhân Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, song theo tôi có thể khái quát thành 4 nguyên nhân chính sau: 3
  4. - Thứ nhất: Mặc dù những năm trở lại đây, tiếng Anh nhận được sự quan tâm ngày càng nhiều trong xã hội Việt Nam, nhưng vẫn còn đông đảo phụ huynh và học sinh vùng nông thôn luôn coi Tiếng Anh là môn học xa vời, không phục vụ trực tiếp cho cuộc sống sau này của học sinh. Họ chỉ quan tâm đến những môn học trong khối thi đại học nhóm A. Nhiều học sinh cho rằng với lực học hiện tại của các em, các em chỉ cần tốt nghiệp, rồi đi học nghề nên ko cần phải học tiếng Anh. Thậm chí một số học sinh còn chủ quan cho rằng chỉ cần điểm tiếng Anh không liệt là được, còn lại để tốt nghiệp đã có môn khác kéo lên. - Thứ hai: Kiến thức nền về ngôn ngữ của học sinh yếu kém chưa thể đáp ứng được yêu cầu phát triển toàn diện năng lực và kĩ năng ngôn ngữ cho học sinh của chương trình sách giáo khoa mới. Trong khi đó, với học sinh yếu kém việc tăng khả năng nhận biết về kiến thức ngôn ngữ bao gồm từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp đã là một nhiệm vụ đầy thách thức. - Thứ ba: Đa số học sinh yếu kém môn tiếng Anh mặc định rằng tiếng Anh quá khó, có học cũng không thể học được, không tiến bộ được. Nhiều học sinh đã cố gắng chinh phục môn học. Tuy nhiên do cách học chưa hiệu quả và kiến thức nền tảng tiếng Anh còn hạn chế nên các em chưa thể học được tiếng Anh. Vì vậy nhiều em buông xuôi môn tiếng Anh. - Thứ tư: Học sinh chưa được trao bất kì công cụ gì để có thể tự luyện tập thường xuyên trong khả năng của bản thân nhằm củng cố và cải thiện vốn từ vựng. Do thiếu công cụ luyện tập để có thể tự học và luyện từ cho nên dù đã cố gắng nhưng học sinh vẫn chưa chinh phục được môn tiếng Anh. Trong bốn nguyên nhân trên, theo tôi thiếu công cụ luyện tập có ảnh hưởng lớn đến vấn đề củng cố vốn từ cho học sinh yếu kém môn tiếng Anh. Hơn nữa, đây cũng là nguyên nhân có thể tác động trong khả năng của giáo viên đứng lớp. Vì vậy tôi nhận thấy việc thiết kế và sử dụng bảng luyện từ nhằm củng cố vốn từ vựng tiếng Anh cho học sinh yếu kém lớp 12 là rất phù hợp và thiết thực nhằm giúp học sinh yếu kém có thể tự mình luyện tập nhằm củng cố vốn từ, tạo nền tảng từ vựng để rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ. 2.2. Giải pháp mới cải tiến 2.2.1. Mô tả chi tiết biện pháp 4
  5. Bảng 3: Bảng luyện từ A. E. Từ mới D. Từ mới C. Từ mới B. Từ mới Nghĩa của từ 1-2-3-4-5-6-7 7-5-3-1-6-4-2 1-3-5-7-2-4-6 1-2-3-4-5-6-7 1. 1. 1. 1. 1. 2. 2. 2. 2. 2. 3. 3. 3. 3. 3. 4. 4. 4. 4. 4. 5. 5. 5. 5. 5. 6. 6. 6. 6. 6. 7. 7. 7. 7. 7. - Bảng luyện từ bao gồm 5 cột và 7 dòng. Các cột được đặt tên lần lượt từ trái qua phải là A- E-D-C-B. 7 dòng đước đánh số từ trên xuống dưới lần lượt từ 1 đến 7. Trong đó cột A viết nghĩa của các từ cần học, 4 cột còn lại luyện từ mới tiếng Anh. - Trình tự viết của các cột theo alphabet, tức là muốn học những từ nào thì viết nghĩa của những từ đó trước tiên vào cột A. Từ mới tiếng Anh được điền lần lượt vào các cột B-C-D-E. Tức là điền các cột từ phải qua trái. Cụ thể là điền từ tiếng Anh vào cột B ở phía phải trước, sau đó điền lần lượt vào cột C ở phía trái cột B, rồi vào cột D ở phía trái cột C, và cuối cùng là cột E ở phía trái cột D và ngay cạnh cột A. - Trình tự điền các ô trong từng cột được quy định ở đầu mỗi cột. Cụ thể: + Cột B: Các ô điền theo thứ tự 1-2-3-4-5-6-7 + Cột C: Các ô điền theo thứ tự 1-3-5-7-2-4-6 + Cột D: Các ô điền theo thứ tự 7-5-3-1-6-4-2 + Cột E: Các ô điền theo thứ tự 1-2-3-4-5-6-7 - Trước khi điền bất kì từ nào vào ô trong bảng, từ đó phải được phát âm trước đã. - Trình tự điền bảng từ mẫu ở phụ lục 1. 2.2.2. Tính mới, tính sáng tạo của biện pháp - Để nhớ được từ người học sử dụng nhiều cách như làm thẻ flashcard, dùng giấy note và dán lên tường, hay ghi chú vào sổ tay. Tuy nhiên những cách này đều chưa hiệu quả. Bảng luyện từ mang đến cho học sinh một công cụ luyện tập hữu hiệu, dễ sử dụng. Từ mới tiếng Anh 5
  6. được điền vào các cột B-C-D-E lần lượt từ phải qua trái, tay người viết sẽ che luôn các từ vừa viết ở cột phải nên mắt sẽ không nhìn thấy được những từ vừa viết. Ví dụ, khi điền các cột phía trái của cột B, tay người viết đã che luôn các từ của cột B, nên mắt sẽ không nhìn thấy từ vừa viết ở cột B nữa. Ngược lại, nếu viết từ trái qua phải thì lúc học sinh nhìn nghĩa ở cột A sẽ luôn nhìn thấy từ tiếng Anh ở các cột vừa viết. Muốn ko nhìn thấy từ tiếng Anh thì phải dùng gì đó để che đi. Viết từ phải sang trái sẽ khắc phục được hết những bất cập này. - Thứ tự điền các cột khác nhau nhằm đảm bảo khắc sâu trí nhớ dài hạn cho học sinh. - Mỗi 1 bảng từ luyện một subtopic trong các subtopics của 1 topic nhằm tạo nên tính hệ thống của việc luyện từ. - Trong mỗi subtopic của bảng luyện từ, các từ có liên quan đến nhau theo một tiêu chí nào đó (từ loại của một gốc từ, từ dồng nghĩa, từ trái nghĩa), dùng từ của subtopic trước để giải nghĩa cho từ của subtopic sau nhằm tạo nên sự lặp lại và nhiều sự liên kết về từ vựng, giúp cho việc nhớ từ diễn ra nhanh hơn. 2.2.3. Quy trình thực hiện 2.2.3.1. Chuẩn bị của giáo viên - Sưu tập, thiết kế 20 câu luyện tập trắc nghiệm về word choice cho chủ điểm 1 - life stories - của unit 1 và chủ điểm 2 – urbanisation - của unit 2 trong sách giáo khoa mới. (phụ lục 3) - Lọc từ vựng cần củng cố từ các bài tập luyện tập. Chia các từ này thành các nhóm nhỏ subtopics gồm 7 từ có liên quan đến nhau theo 1 tiêu chí hay 1 logic nào đó. Từ nào quan trọng hơn cho vào subtopic 1, từ nào kém quan trọng nhất cho vào subtopic cuối. Cụ thể, ở chủ điểm 1 có 6 subtopics, ở chủ điểm 2 có 8 subtopics (Phụ lục 4) - Chia 20 câu luyện tập của mỗi topic ra thành 2 bài MINITESTs. Có 2 sets of minitests, mỗi set gồm 2 bài minitests (minitest A and minitest B). Mỗi bài minitest chứa đều lượng từ của các subtopics của bài mới và từ của bài cũ. Mỗi minitest gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm về word choice. Mỗi câu hỏi trắc nghiệm có 4 phương án trả lời. Kết quả của bài minitests được dùng để đo mức độ hiệu quả của việc dùng bảng từ ngay sau khi luyện từ. Kết quả bài minitests cao chứng minh học sinh nhớ được nhiều các từ đã học. (phụ lục 5) + Ở topic 1 có minitest 1A và minitest 1B + Ở topic 2 có minitest 2A và minitest 2B 6
  7. - Thiết kế 1 bài TEST gồm 20 câu trắc nghiệm về từ vựng của topic 1 và topic 2. Trong đó có 6 câu word choice, 4 câu word form, 5 câu đồng nghĩa, 5 câu trái nghĩa. Kết quả của bài test được dùng để đo mức độ hiệu quả của việc dùng bảng từ cách xa thời điểm luyện từ. Kết quả bài test cao chứng minh học sinh nhớ được nhiều và nhớ được lâu các từ đã học. (phụ lục 6) 2.2.3.2. Tiến hành tác động Đối tượng nghiên cứu là lớp 12B9 và 12B8 trường THPT Kim Sơn A. Bảng 4: Bảng tương quan giữa hai nhóm Sĩ số Điểm TB thi thử Thi thử THPTQG lần 1 Thi thử THPTQG lần 2 Lần 1 Lần 2 TB Y K TB Y K 12B8 34 3.82 3.86 5 29 0 7 27 0 12B9 34 3.54 3.64 2 31 1 5 27 2 Lớp 12B9 (nhóm dùng bảng luyện từ) và 12B8 (nhóm không dùng bảng luyện từ) có nhiều điểm tương đồng. Sĩ số học sinh đều là 34, số lượng học sinh trung bình, yếu và kém chênh lệch không đáng kể. Lực học 2 lớp có sự chênh lệch không đáng kể. Lớp 12B8 học khá hơnt. * Với lớp 12B9 - Hoạt động 1: Mỗi tiết học, giáo viên lồng ghép dạy học sinh 1 subtopic. Nhất thiết phải dạy âm của từ và luyện sơ sơ nghĩa của từ cho học sinh. - Hoạt động 2: Học sinh có 5 phút để hoàn thiện bảng từ ngay trên lớp. Giáo viên đảm bảo học sinh dùng bảng luyện từ đúng cách. Điền đúng thứ tự các cột trong bảng và các ô trong từng cột. Trước khi viết bất cứ từ tiếng Anh nào vào bảng thì phải đọc trước. - Hoạt động 3: Giáo viên giao bài tập về nhà yêu cầu học sinh viết lại bảng từ đã luyện trên lớp. Trước khi luyện subtopic sau thì luyện lại 1 lần nữa các subtopic trước. Như vậy, mỗi topic có 4 subtopics thì subtopic 1 sẽ được luyện ở nhà 4 lần, subtopic 2 sẽ được luyện 3 lần, subtopic 3 luyện 2 lần, và subtopic 4 luyện 1 lần. Giáo viên Kiểm tra bảng luyện từ của tất cả học sinh ở mỗi tiết học. - Hoạt động 4: Giáo viên dùng hình thức hỏi đáp để kiểm tra mức độ nhớ từ của học sinh trong các tiết dạy. Có thể hỏi cả lớp hoặc hỏi từng học sinh. - Hoạt động 5: Sau khi các nhóm từ được dạy hết, học sinh có 10 phút làm 1 bài MINITEST 7
  8. - Hoạt động 6: Sau khi nộp bài, học sinh làm các minitest giống nhau sẽ ngồi thành từng nhóm 68 học sinh để làm việc nhóm 10 phút. Khi làm việc nhóm học sinh khoanh tròn những từ đã học, nhắc lại nghĩa của những từ được khoanh tròn, chọn đáp án và dịch các câu. Mỗi thành viên của nhóm đứng lên chữa 1 câu (một học sinh không chữa quá 1 câu). - Hoạt động 7: Sau khi học xong unit 1 và unit 2, học sinh làm 1 bài kiểm tra TEST 12 trong 20 phút nội dung từ vựng của 2 topics. * Với lớp 12B8 Tiến hành 5 trong 7 hoạt động của lớp 12B9, tức là không tiến hành hoạt động 2, 3. 3. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 3.1. Hiệu quả xã hội 3.1.1. Về kết quả học tập của học sinh Sau khi tiến hành kiểm tra học sinh 2 lớp 12B9 và 12B8 2 bài MINITEST và 1 bài TEST, tổng hợp kết quả và số liệu thu được tại bảng sau: Bảng 5: kết quả trung bình bài kiểm tra MINITESTs và TEST Điểm TB bài kiểm tra Điểm TB bài kiểm tra Điểm TB bài kiểm tra MINITEST 1 MINITEST 2 TEST 12B9 6.0 5.97 5.54 12B8 5.18 5.06 4.31 Lệch 0.82 0.91 1.23 8
  9. Từ bảng tổng hợp điểm trung bình các bài kiểm tra cho thấy: - Điểm trung bình các bài MINITEST 1 và MINITEST 2 của 12B9 (6,0 – 5,97) cao hơnđiểm trung bình của 12B8 (5,18 – 5,06). Chênh lệch điểm trung bình hai bài minitests giữa hai lớp là khá lớn. Độ chênh lệch điểm trung bình hai bài minitests giữa hai lớp 12B9 và 12B8 lần lượt là 0,82 và 0,91. Độ lệch lớn này chứng tỏ học sinh lớp 12B9 do dùng bảng luyện từ đã có thể nhớ được nhiều từ hơn học sinh lớp 12B8. Điểm trung bình bài minitests của 12B9 cao hơn của 12B8 chứng tỏ việc dùng bảng luyện từ trong dạy học tiếng Anh có thể củng cố vốn từ cho học sinh yếu kém. - Điểm trung bình bài TEST của 12B9 là 5,54 của 12B8 là 4,31. Chênh lệch điểm trung bình bài TEST của 12B9 cao hơn 12B8 là 1,23. Độ chênh lệch điểm trung bình bài TEST thậm chí còn cao hơn độ lệch hai bài MINITESTS. Độ lệch 1,23 chứng tỏ việc dùng bảng luyện từ để củng cố từ vựng có tác dụng tích cực lên học sinh lớp 12B9. Sử dụng bảng luyện từ giúp học sinh lớp 12B9 đạt được kết quả tốt hơn trong các bài kiểm tra. Tức là học sinh lớp 12B9 có thể nhớ nghĩa của nhiều từ hơn và nhớ từ lâu hơn so với những học sinh không dùng bảng luyện từ. Như vậy qua số liệu phân tích có thể rút ra kết luận rằng sử dụng bảng luyện từ trong quá trình dạy và học từ mới góp phần tích cực trong việc củng cố vốn từ cho học sinh yếu kém, giúp học sinh yếu kém nhớ được nhiều từ, nhớ từ được lâu hơn Từ đó có thể áp dụng vào làm các dạng bài khác nhau về từ vựng và nâng cao kết quả học tập. Sử dụng bảng luyện từ góp phần tạo nền tảng về kiến thức ngôn ngữ, kế đến nâng cao kết quả học tập môn tiếng Anh. Kết quả các bài kiểm tra ở Phụ Lục 7 3.1.2. Về tinh thần thái độ của học sinh - Qua quan sát quá trình học tập của học sinh, nhận thấy đa số học sinh tích cực hơn trong các giờ học tiếng Anh. Nhiều học sinh vui vẻ xung phong lên bảng chữa bài. Không còn hiện tượng ngủ gật và làm việc riêng trong các giờ học. Các em chăm chỉ, tích cực luyện từ bằng bảng luyện từ, nhiều học sinh luyện bảng từ vượt số lượng được yêu cầu. Đặc biệt còn có một số em xin thêm bài tập luyện tập để tự học. - Học sinh yếu kém đã có niềm tin hơn về năng lực của bản thân. Đa số không sợ kiểm tra, mà mong được kiểm tra để xem bản thân nhớ được nhiều từ không, xem xem khả năng của bản thân mình như thế nào, có tiến bộ không. 9
  10. Như vậy, dùng bảng luyện từ trong quá trình dạy học tiếng Anh rõ ràng đã tạo ra sự thay đổi lớn về cả kết quả học tập, tinh thần và thái độ của học sinh Hình ảnh về các quyển tuyển tập bảng luyện từ của học sinh lớp 12B9 (phụ lục 2) Hình ảnh về việc dùng bảng luyện từ, tinh thần thái độ của học sinh (phụ lục 8, 9) 3.1.3. Hiệu quả trong việc đổi mới hoạt động giáo dục ở đơn vị - Bảng luyện từ đã được sử dụng trong 3 năm nay tại trường THPT Kim Sơn A, cụ thể: + Năm 2018 được áp dụng ở 1 tập thể lớp 12B6 (là lớp khối A1, khá giỏi tiếng Anh). + Năm 2019 được áp dụng ở 3 lớp 10 (10B1, 10B2, 10B11) và 4 lớp 12 (12B2, 12B3, 12B4, 12B7). 7 lớp này học sinh đều học khá giỏi tiếng Anh và đã cho những kết quả đáng mừng về hiệu quả sử dụng bảng từ đã giúp học sinh khá giỏi củng cố vốn từ hiệu quả. + Năm 2020 hiện có tất cả 18/33 lớp tại THPT Kim Sơn A đang sử dụng bảng luyện từ, bao gồm những lớp học sinh học khá giỏi tiếng Anh là B11, B1, B2; những lớp học sinh có lực học trung bình môn tiếng Anh là B4, B5, B6, B10; và cả những lớp học sinh học yếu kém tiếng Anh là B7, B8, B9. Cụ thể có 7 lớp 10 (10B1, 10B4, 10B5 10B7, 10B9, 10B10, 10B11), 6 lớp 11 (11B1, 11B2, 11B7, 11B9, 11B10, 11B11), 5 lớp 12 (12B1, 12B4, 12B6, 12B9, 12B10). Ảnh về bảng từ của các lớp trong phụ lục 2. - Trong đợt tập huấn cho giáo viên dạy ôn thi tốt nghiệp THPT 2021 môn tiếng Anh do Sở giáo dục và đào tạo Ninh Bình tổ chức vào tháng 03 năm 2021, bảng luyện từ đã được giới thiệu đến giáo viên dạy tiếng Anh khối 12 của 27 trường trong toàn tỉnh và hiện đang được sử dụng rộng rãi tại các đơn vị này. 3.2. Hiệu quả kinh tế - Sáng kiến trình bày đơn giản, học sinh có thể tự học, phù hợp với phương châm đổi mới giáo dục hiện nay. Do đó tránh được việc học thêm gây lãng phí và tốn kém. Thiết kế bảng luyện từ khoa học, thời gian học từ và luyện từ mới được giảm xuống đảng kể. Học sinh có thể tự luyện bất kì từ hoặc nhóm từ nào các em cần luyện và muốn luyện chứ không dừng lại ở lượng từ cố định như trong các sách học từ tiếng Anh. - Tài liệu in ấn giá thành thấp. Ước tính khi triển khai sáng kiến tại trường THPT Kim Sơn A với tổng số 429 học sinh lớp 12 để luyện từ các em học sinh cần tối thiểu một quyển luyện từ với giá thành khoảng 10.000 đồng gồm 60 tờ với tổng số 240 bảng luyện từ (mỗi tờ có 4 bảng 10
  11. luyện từ) có thể luyện gần 1700 từ (mỗi bảng luyện 7 từ) thì số tiền cần dùng là: 429 * 10.000 đồng = 4.290.000 đồng. So việc luyện 1700 từ bằng bảng luyện từ với việc luyện 1500 từ trong cuốn ‘Hack não 1500 từ tiếng Anh” – tác giả Nguyễn Văn Hiệp chủ biên – nhà xuất bản thế giới – giá bìa 495.000 đồng thì số tiền cần bỏ ra để mua sách tham khảo cho 429 học sinh lớp 12 của trường THPT Kim Sơn A là: 429 * 495.000 đồng = 212.355.000 đồng. Vậy số tiền tiết kiệm khi áp dụng sáng kiến là: 212.355.000đ – 4.290.000đ = 208.065.000 đồng. Kết quả cho thấy, nếu áp dụng thành công sáng kiến trong toàn ngành tại 26 Trường THPT, 8 Trung tâm GDNN-GDTX mỗi năm ngành GD&ĐT tỉnh Ninh Bình sẽ tiết kiệm được số tiền rất lớn cho học sinh, gia đình và xã hội. 4. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 4.1. Các yêu cầu cần thiết khi áp dụng giải pháp Cần in cho mỗi học sinh một quyển các bảng luyện từ. Khi sử dụng bảng từ để củng cố từ mới cho học sinh yếu kém, đòi hỏi giáo viên cần phải đảm bảo những yêu cầu sau: Để việc luyện từ trong bảng có mục đích, có tính liên kết và hệ thống - Giáo viên cần nắm rõ lượng từ vựng cần củng cố trong mỗi bài học theo từng chủ đề để chia lượng từ vựng đó thành những nhóm nhỏ hơn, mỗi nhóm nhỏ đó bao gồm 7 từ có liên quan đến nhau theo một tiêu chí cụ thể nào đó. (các từ loại của cùng một gốc từ, đồng nghĩa, trái nghĩa, cụm động từ chung một gốc từ…) - Giáo viên cần tận dụng từ đã học ở subtopic, topic, unit trước để viết vào cột 1 như là từ đồng nghĩa giải nghĩa cho từ mới của subtopic, topic, unit sau. Để đảm bảo học sinh sử dụng đúng bảng luyện từ - Giáo viên phải nắm rõ thứ tự điền từ vào các cột trong bảng, trình tự điền các ô trong từng cột. - Những buổi đầu yêu cầu học sinh dùng bảng từ, giáo viên cần phải làm minh họa trên bảng. Trong quá trình học sinh dùng bảng từ, giáo viên cần kiểm soát, kiếm tra nhằm đảm bảo tất cả mọi học sinh trong lớp điền đúng thứ tự các cột và thứ tự các ô trong từng cột. 11
  12. Để đảm bảo tính hiệu quả của việc sử dụng bảng từ - Giáo viên cần đảm bảo trước khi học sinh sử dụng bảng từ thì âm của tất cả các từ mục tiêu cần phải được học sinh nắm rõ. Tạo cho học sinh thói quen phát âm từ trước khi viết từ đó vào các ô trong bảng. - Giáo viên cần kiểm tra hàng ngày bảng từ của học sinh để tạo thói quen luyện từ ở nhà. Có các hình thức kiểm tra linh hoạt việc ghi nhớ nghĩa của từ để đảm bảo học sinh dùng bảng từ đúng cách chứ không phải là chép đầy bảng từ nhằm đối phó với giáo viên. - Giáo viên cần đảm bảo mỗi từ được dạy được viết ít nhất vào 2 bảng (luyện lần 1 ngay trên lớp, về nhà luyện ít nhất 1 lần nữa). Giáo viên cần có những cách thưởng điểm hoặc động viên khích lệ những học sinh chăm chỉ dùng bảng từ và dùng hiệu quả. 4.2. Khả năng áp dụng - Bảng luyện từ mới có thể áp dụng trong mọi môi trường học tập, cho bất kì đối tượng học sinh nào ở các vùng miền, các cấp bao gồm: + Học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu và kém. + Học sinh THPT và học sinh THCS. Nếu là học sinh tiểu học thì in bảng ở giấy ô li - Bảng luyện từ có thể được dùng để hỗ trợ phát triển các kĩ năng thực hành tiếng anh, hỗ trợ khắc sâu ngữ pháp, đồng thời để luyện chuyên sâu bất kì chủ đề từ vựng nào. - Bảng luyện từ được dùng như là một công cụ tự học hữu hiệu cho học sinh, cũng có thể là một công cụ theo dõi kiểm tra quá trình học tập của học sinh cho giáo viên. Xác nhận của hiệu trưởng Kim Sơn, ngày … tháng … năm 2021 Giáo viên Phan Thị Ngọc Anh 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2