PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Năm học 20222023 là năm đầu tiền thực hiện chương trình GDPT 2018,
một năm học tập trung nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động giáo dục.
Cùng với việc đổi mới mục tiêu nội dung dạy học, vấn đề đổi mới phương
pháp dạy học, lấy người học làm trung tâm được đặt ra một cách bức thiết. Bản
chất của việc lấy người học làm trung tâm là phát huy cao độ tính tự giác, tích
cực, độc lập sáng tạo của học sinh trong học tập.
Quá trình dạy học Toán lơCp 3 góp phần thiết thực vào việc hình thành
phương pháp suy nghĩ, phương pháp học tập và làm việc tích cực, chủ động,
khoa học, sáng tạo cho học sinh. Cho nên, giáo viên cần tổ chức hoạt động học
tập thường xuyên tạo ra các tình huống có vấn đề, tìm các biện pháp lôi cuốn học
sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề bằng cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu kĩ
năng vấn đề đó, huy động các kiến thức và các công cụ đã có để tìm ra con
đường hợp lí nhất giải đáp từng câu hỏi đặt ra trong qua trình giải quyết vấn đề,
diễn đạt các bước đi trong cách giải, tự mình kiểm tra lại các kết quả đã đạt
được, cùng các bạn rút kinh nghiệm về phương pháp giải.Từ đó không thể nói
mọi học sinh đều tiếp thu kiến thức được như nhau. Trong điều kiện học tập như
nhau, có học sinh có thể nắm kiến thức toán học rất nhanh chóng và sâu sắc mà
không cần một sự cố gắng đặc biệt, trong khi các em khác lại không đạt được kết
quả như vậy mặc dù cố gắng nhiều, đó chính là các em học chậm về môn
toán.Vậy làm thế nào để giúp những học sinh chậm về môn toán có thể tiếp thu
được những kiến thức và kỹ năng tối thiểu chương trình và sách giáo khoa quy
định. Đó là điều không chỉ bản thân chúng tôi trăn trở suy nghĩ mà còn là nỗi lo
chung của toàn bộ giáo viên khi trong lớp mình có những học sinh chậm tiêp thu
kiến thức của môn toán. Việc vận dụng sự đổi mới công tác dạy và phụ đạo học
sinh đó không chỉ là trách nhiệm mà còn là bổn phận, nghĩa vụ của người thầy.
Mặt khác, nếu quan tâm đến việc phụ đạo học sinh chậm thì sẽ làm cho các em
1
tự tin hơn khi đến lớp, công tác duy trì sĩ số mới được đảm bảo, góp phần làm
nên thắng lợi của công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương.
Chính vì lý do đó tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp đỡ học sinh
khắc phục khó khăn khi giải các bài toán điển hình ở lớp 3.”
2. Phạm vi và đối tượng thực hiện
- Học sinh lớp 3 trường Tiểu hoc….
3. Mục đích biện pháp
- Nâng cao chất lượng bồi dưỡng thường xuyên cho GV HS, HS nắm
vững kiến thức đối với các bài toán điển hình ở lớp 3.
- kế hoạch giảng dạy ràng đối với Toán lớp 3 nói riêng các môn
học khác nói chung.
- Giúp học sinh có lòng say mê, yêu thích môn học, hứng thú học tập
cao để tránh tình trạng HS uể oải trong giờ học.
PHẦN NỘI DUNG
1. Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện
Biện pháp 1: Dạy học phân hóa đối tượng học sinh:
Đối với biện pháp này Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành kiểm tra khảo
sát đánh giá nhận thức của các em , để biết được em nào nhận thức tốt em nào
khá và em nào còn chậm. Sau đó tôi chọn lọc được nhóm học sinh chưa hoàn
thành về môn Toán trong chương trình lớp 3 để có phương pháp theo dõi giúp đỡ
các em suốt quá trình học tập.
Đối với những em đọc chưa tốt tôi xếp vào một nhóm để tiện theo dõi
Đối với học sinh lớp 3 là lớp giữa cấp của bậc tiểu học nên ý thức, động
cơ học tập của các em chưa cao.
Theo qui định về đánh giá xếp loại học sinh hiện nay, môn học xếp loại chưa
hoàn thành khi điểm học lực môn dưới 5. Nhưng trong thực tế, những học sinh
yếu môn Toán, thì những môn học khác cũng bị ảnh hưởng. Điều này đòi hỏi sự
nỗ lực kiên trì của thầy và trò rất cao.
2
Đối tượng học sinh chưa hoàn thành thườngnhững emhoàn cảnh khó
khăn về kinh tế, cha mẹ ly hôn, cuộc sống không ổn định hoặc gia đình người
đồng bào dân tộc thiểu số, ít quan tâm đến việc học.
Ngoài ra, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục: Đội ngũ giáo viên, sở
vật chất, chất lượng đầu vào.
Trước những thách thức đó đòi hỏi người thầy phải nỗ lực bản thân, kiên trì,
bền bỉ cùng nhà trường khắc phục khó khăn và từng bước nâng cao chất lượng
giáo dục.
Biện pháp 2: Biện pháp phụ đạo HS chưa hoàn thành bài học trong
môn Toán về các dạng toán điển hình.
Hàng ngày tôi dành ra 15 phút đầu giờ truy bài để kèm cặp thêm những
em chưa hoàn thành môn Toán, tôi đến sớm hơn và lên lớp để hướng dẫn các em
các dạng bài tập cơ bản trong chương trình và giảng dạy theo kế hoạch đã định.
dụ: Các dạng toán điển hình như rút về đơn vị, giải toán liên quan đến
yếu tố hình học, đại số…
Trong những đợt thao giảng, dự giờ của giáo viên trường qua thăm
các lớp khối 3 tôi nắm được chất lượng của học sinh, tôi nhận thấy việc dạy học
dạng toán rút về đơn vị hết sức cần thiết. lứa tuổi học sinh tiểu học, duy
của các con còn hạn chế về mặt suy luận, phân tích việc dạy “Toán rút về đơn vị
góp phần giúp học sinh phát triển được năng lực duy, khả năng quan sát, trí
tưởng ợng cao và kỹ năng thực hành số học đặt nền móng vững chắc cho các
em học tốt môn toán ở các cấp học cao hơn.
- Hướng dẫn học sinh nắm chắc phương pháp chung để giải các bài
toán:
Mỗi bài toán các em có làm tốt được hay không đều phụ thuộc vào các
phương pháp giải toán được vận dụng mỗi bước giải i toán đó. Cho nên,
chúng ta cần hướng dẫn học sinh nắm được các bước giải bài toán như sau:
3
* Bước 1: Đọc kĩ đề toán.
* Bước 2: Tóm tắt đề toán.
* Bước 3: Phân tích bài toán.
* Bước 4: Viết bài giải.
* Bước 5: Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải.
* Đọc đề toán: Học sinh đọc đề toán ít nhất 3 lần, mục đích để giúp các em
nắm được ba yếu tố bản. Những“dữ kiện” những cái đã cho, đã biết trong
đầu bài, “những ẩn số” là những cái chưa biết và cần tìm và những “điều kiện” là
quan hệ giữa các dữ kiện với ẩn số.
Cần tập cho học sinh thói quen từng bước năng suy nghĩ trên
các yếu tố bản của bài toán, phân biệt c định được các dữ kiện điều
kiện cần thiết liên qua đến cái cần tìm, gạt bỏc nh tiết không liên quan đến
câu hỏi, phát hiện được các dữ kiện điều kiện không tường minh để diễn đạt
một cách rõ ràng hơn. Tránh thói quen xấu là vừa đọc xong đề đã làm ngay.
* Tóm tắt đề toán: Sau khi đọc đề toán, các em biết lược bớt một số câu chữ,
làm cho bài toán gọn lại, nhờ đó mối quan hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm hiện
hơn. Mỗi em cần cố gắng tóm tắt được các đề toán biết cách nhìn vào tóm
tắt ấy mà nhắc lại được đề toán.
Thực tế rất nhiều cách tóm tắt bài toán, nếu các em càng nắm được
nhiều cách tóm tắt thì các em sẽ càng giải toán giỏi. Cho nên, khi dạy tôi đã
truyền đạt các cách sau tới học sinh:
* Cách 1: Tóm tắt bằng chữ.
* Cách 2: Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
* Cách 3: Tóm tắt bằng hình tượng trưng.
* Cách 4: Tóm tắt bằng kẻ ô......
Tuy nhiêni luônớng tn các em chọn cách nào cho hiểu nhất, nhất,
điều đó còn phụ thuộc vào nội dung từng bài.
4
* Phân ch bài toán: Sau khi tóm tắt đề bài xong, các em tập viết phân tích đề
bài để tìm ra cách giải bài toán. Cho nên, bước này, giáo viên cần sử dụng
phương pháp phân tích tổng hợp, thiết lập cách tìm hiểu, phân tích bài toán
theo sơ đồ dưới dạng các câu hỏi thông thường:
- Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì?
- Muốn tìm cái đó ta cần biết gì?
- Muốn tìm cái chưa biết ta cần dựa vào đâu? Làm như thế nào?.....
Hướng dẫn học sinh phân tích xuôi rồi tổng hợp ngược lên, từ đó các em
nắm bài kĩ hơn, tự các em giải được bài toán.
* Viết bài giải: Dựa vào sơ đồ phân tích, quá trình tìm hiểu bài, các em sẽ
dễ dàng viết được bài giải một cách đầy đủ, chính xác. Giáo viên chỉ việc yêu
cầu học sinh trình bày đúng, đẹp, cân đối vở được, chú ý câu trả lời các
bước phải đầy đủ, không viết tắt, chữ và số phải đẹp.
* Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải:
Qua quá trình quan sát học sinh giải toán, chúng ta dễ dàng thấy rằng học
sinh thường coi bài toán đã giải xong lax khi tính ra đáp số hay tìm được câu trả
lời. Khi giáo viên hỏi: Em tin chắc kết quả đúng không?” thì nhiều em
lúng túng. Vì vậy việc kiểm tra, đánh giá kết quả không thể thiếu khi giải toán
phải trở thành thói quen đối với học sinh. Cho nên khi dạy giải toán, chúng ta
cần hướng dẫn các em thông qua các bước:
- Đọc lại lời giải.
- Kiểm tra các bước giải xem đã hợp lí yêu cầu của bài chưa, các câu văn
diễn đạt trong lời giải đúng chưa.
- Thử lại các kết quả vừa tính từ bước đầu tiên.
- Thử lại kết quả đáp số xem đã phù hợp với yêu cầu của đề bài chưa.
Đối với học sinh giỏi, giáo viên có thể hướng các em nhìn lại toàn bộ bài giải,
tập phân tích cách giải, động viên các em tìm các cách giải khác, tạo điều kiện
phát triển tư duy linh hoạt, sáng tạo, suy nghĩ độc lập của học sinh.
5