intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng tác trong bối cảnh “văn hóa làng”

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

82
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dấn thân trong nghệ thuật, ở đâu, lúc nào, cũng có nghĩa là dấn thân vào một cuộc phiêu lưu bất định. Cho dù các nghệ sĩ, có cho đó là một sự vượt thoát (ra ngoài “vườn an cư truyền thống” với các khuôn mẫu văn hóa và nghệ thuật ngày càng trở nên chật chội đối với tư duy, và, sự câu thúc của đời sống thường nhật cùng bao nhiêu hệ lụy ngày càng trở nên tù túng đối với đời sống tinh thần…), là một sự thăng hoa (của những cảm xúc, ý thức và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng tác trong bối cảnh “văn hóa làng”

  1. Sáng tác trong bối cảnh “văn hóa làng” Nguyên Hưng (Sổ tay) Dấn thân trong nghệ thuật, ở đâu, lúc nào, cũng có nghĩa là dấn thân vào một cuộc phiêu lưu bất định. Cho dù các nghệ sĩ, có cho đó là một sự vượt thoát (ra ngoài “vườn an cư truyền thống” với các khuôn mẫu văn hóa và nghệ thuật ngày càng trở nên chật chội đối với tư duy, và, sự câu thúc của đời sống thường nhật cùng bao nhiêu hệ lụy ngày càng trở nên tù túng đối với đời sống tinh thần…), là một sự thăng hoa (của những cảm xúc, ý thức và lý tưởng thẩm mỹ được nuôi dưỡng bởi niềm khao khát-như là nghiệp chướng-nơi kẻ sáng tạo…), là biểu hiện đầu tiên và cơ bản nhất của tự do-nhân tính (dám nghi ngờ và từ bỏ tất cả những thiên kiến, định kiến, thành kiến, những nguyên tắc, những ước thác bày đặt.. để sống “là mình” với bản thể hồn nhiên nơi tư duy…) v.v… Và, cuối cùng, có thể là một tác động mang tính khai phóng (mở ra những chân trời mới cho nhận thức về thế giới, cho ý thức về cuộc sống…,thổi bùng các ngọn lửa nhiệt tình…), thì, trong
  2. “cái nhìn người khác”, luôn luôn, vẫn là những gì hết sức khác thường, nghịch thường, dị thường… Chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta vẫn hay nói về các nghệ sĩ như những kẻ “lập dị”, “điên rồ”… Nhìn nhận và ứng xử như thế nào trước những kẻ “lập dị”, “điên rồ” này là một vấn đề văn hóa. Qua đó, có thể cho thấy những giới hạn trong nhận thức và tính cách của mỗi người. Rộng ra, là những giới hạn trong trình độ phát triển và bản chất của một nền văn hóa, một xã hội. Nó phản ánh, không chỉ một cách hiểu chung về bản chất của nghệ thuật, về vai trò và vị trí của người nghệ sĩ trong xã hội…, mà sâu xa hơn, còn là một cách hiểu chung, về giá trị cuộc sống con người. Thêm nữa, qua đó, còn có thể nhận thấy, không chỉ “vận mệnh” của một nền nghệ thuật, mà còn là “vận mệnh” của một nền văn hóa, một xã hội. Khi người ta còn dị ứng, còn muốn lọai trừ hay cách ly những kẻ “lập dị”, “điên rồ” này, thì mọi cuộc phiêu lưu sáng tạo trong nghệ thuật đều có nguy cơ trở thành bi kịch. Thậm chí tồi tệ hơn, nó làm phá sản ngay từ đầu mọi ý thức dấn thân. Và, hậu quả, là biến cả nền nghệ thuật, kéo theo là cả nền văn hóa, vào tình trạng “ao tù nước đọng”. không dừng lại ở đó. Trong bối cảnh “tòan cầu hóa” hiện nay, khi mà không có một nền văn hòa nào còn có thể tồn tại một cách biệt lập được nữa, khi mà dầu muốn dầu không cũng phải chịu sự tương tác, ảnh hưởng của các nền văn hóa khác, của những hệ thống giá trị khác…, thì chắc chắn, cái “ao tù nước đọng” kia cũng sẽ chẳng được thảnh thơi. Nó sẽ nhận lấy đủ thứ “rác rưởi” đến từ khắp nơi (thật ra, ngay cả
  3. những thứ “tinh hoa”, đối với nó, cũng có thể trở thành “rác rưởi”…) và, cũng chỉ có thể sản xuất ra “rác rưởi” mà thôi (trong đó, có hiện tượng tưởng như nghịch lý, là xuất hiện không ít kẻ luôn tỏ ra “lập dị”, “điên rồ”…) * Mỹ thuật việt Nam mười mấy, hai chục năm qua, trong bối cảnh xã hội đổi mới-mở cửa với thế giới bên ngòai, phát triển kinh tế thị trường và cởi mở hơn trong sự nhìn nhận những vấn đề “cái riêng”-đã có được những điều kiện thuận lợi cần thiết để “đổi mới”, “phát triển”. Tuy nhiên, kết quả cho đến nay, dường như không như mong đợi. Không những không trở nên “hùng cường”, “tân tiến” mà có vẻ như ngày càng trở nên yếu kém, lạc hậu hơn. Tại sao? Đã có rất nhiều cách trả lời khác nhau. Nhưng theo tôi, lý do quan trọng nhất, là cho đến nay, cả cái nền văn hóa mỹ thuật Việt Nam, vẫn chưa có một mảnh đất nào dung dưỡng cho những kẻ “lập dị”,
  4. “điên rồ”, hiểu theo nghĩa là những cá tính sáng tạo độc đáo, dấn thân phiêu lưu trong nghệ thuật-đã nói ở trên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2