intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sao con mình chẳng chịu tăng cân?

Chia sẻ: Lovely Baby | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

64
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- Vì sao con mình chẳng chịu tăng cân, gầy gò và ốm yếu? Đây là câu hỏi khiến không ít các bà mẹ phải khổ tâm lo lắng. Khi trẻ không phát triển theo biểu đồ bình thường Dẫu biết không phải lúc nào trẻ cũng phát triển, tăng trưởng đều đặn; trẻ lên cân xuống cân là chuyện bình thường, nhưng nếu bé nhà bạn có hiện tượng sụt cân kéo dài khoảng 2 tháng thì mẹ cần có sự lưu tâm đặc biệt. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sao con mình chẳng chịu tăng cân?

  1. Muốn trẻ tăng cân đều, mẹ cần quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng của bé. (Ảnh minh họa). Sao con mình chẳng chịu tăng cân? - Vì sao con mình chẳng chịu tăng cân, gầy gò và ốm yếu? Đây là câu hỏi khiến không ít các bà mẹ phải khổ tâm lo lắng. Khi trẻ không phát triển theo biểu đồ bình thường Dẫu biết không phải lúc nào trẻ cũng phát triển, tăng trưởng đều đặn; trẻ lên cân xuống cân là chuyện bình thường, nhưng nếu bé nhà bạn có hiện tượng sụt cân kéo dài khoảng 2 tháng thì mẹ cần có sự lưu tâm đặc biệt. Bởi khi đó bé có thể đã rơi vào tình trạng biếng ăn. Biếng ăn là thuật ngữ chỉ hiện tượng bé không ăn, ăn không đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Bé biếng ăn có thể do nhiều
  2. nguyên nhân khác nhau: món mẹ nấu không hấp dẫn, bé bị ép ăn quá nhiều, hoặc biếng ăn sinh lý… Xung quanh tình trạng biếng ăn có nhiều biểu hiện khác nhau nhưng thường được xem xét trong những tình huống như: ít thèm ăn, thời gian bữa ăn kéo dài trên 30 phút, ác cảm với thức ăn, sợ thức ăn, thờ ơ với chuyện ăn, quá hiếu động mải chơi nên quên ăn, cân nặng của bé nhẹ hơn cân nặng chuẩn. Biếng ăn là nguyên nhân khiến trẻ không tăng cân đều. (Ảnh minh họa). Chuyện không tăng cân, sụt cân không chỉ là biểu hiện mà còn là hậu quả dễ nhận thấy nhất của biếng ăn. Bé không ăn sẽ bị thiếu hụt và mất cân bằng dưỡng chất dẫn tới rối loạn tăng trưởng. Theo các nghiên cứu khoa học, các bé biếng ăn có nguy cơ thua kém từ 6 – 22% chỉ số cân nặng lý tưởng so với bé ăn uống tốt. Kéo theo đó, nếu bé biếng ăn trong 2 năm đầu đời sẽ có nguy cơ nhẹ cân nhiều hơn 3 lần so với bé ăn uống tốt. Mẹ nào cũng xót xa khi thấy con mình gầy gò, không được bụ bẫm, hồng hào như bé nhà hàng xóm, không chỉ vậy, tình trạng biếng ăn, sút cân còn làm giảm sức đề kháng của bé, khiến bé rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là tiêu chảy và viêm phổi. Điều này giải thích vì sao các bé biếng
  3. ăn thường có sức đề kháng yếu, hay mệt mỏi và bị bệnh. Theo thống kê, những bé biếng ăn thường có số ngày bệnh nhiều hơn 29% và có nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp nhiều hơn 45% so với bé bình thường. Thế mới có những câu chuyện về các bé biếng ăn thường hay nghỉ học, lúc thì do cảm cúm, lúc khác lại là bị sốt. Mẹ các bé cũng vì thế mà càng xót xa, phải lo lắng khôn nguôi, nghỉ việc ở nhà để chăm sóc cho con. Vòng luẩn quẩn giữa “sụt cân”, “bệnh” và “ăn” Còn một vấn đề đặc biệt quan trọng mà các mẹ cần lưu ý là khi bé lười ăn làm sụt cân và bị bệnh, khi nhiễm bệnh thì bé lại càng lười ăn. Như vậy tình trạng biếng ăn càng nặng và lại ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của trẻ, tạo thành một vòng luẩn quẩn. Vòng luẩn quẩn này khiến mẹ không biết cách nào để vượt qua, còn bé thì bị kìm hãm sự phát triển, tăng trưởng bình thường. Bởi biếng ăn không chỉ tác động tới cân nặng, sức đề kháng mà còn tác động không tốt tới sự phát triển chiều cao, khả năng học tập của trẻ. Trong khi đó, sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời đóng một vai trò rất quan trọng, đặt nền tảng cho sự phát triển của trẻ trong tương lai.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2