intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Seminar Khoa học quản lý: Nội dung chủ yếu của thuyết quản lí của M.Weber, H.Fayol, W.Taylor và sự vận dụng cho doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Lai Cuong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

392
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Seminar Khoa học quản lý: Nội dung chủ yếu của thuyết quản lí của M.Weber, H.Fayol, W.Taylor và sự vận dụng cho doanh nghiệp Việt Nam hiện nay trình bày về nội dung chủ yếu của thuyết quản lí của M.Weber, H.Fayol, W.Taylor cũng như giải pháp chủ yếu để vận dụng có hiệu quả thuyết quản lí của M.Weber, H.Faloy, W.Taylor.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Seminar Khoa học quản lý: Nội dung chủ yếu của thuyết quản lí của M.Weber, H.Fayol, W.Taylor và sự vận dụng cho doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

  1. SEMINAR MÔN HỌC:  KHOA HỌC QUẢN LÝ Tiểu đề số 1.1: Nhóm lý thuyết cổ điển Nội dung chu yế ̉ u của thuyết quản li cu ́ ̉a M.Weber, H.Fayol, W.Taylor va ̀sự  vân dung cho doanh nghiêp Viêt Nam hiên nay ̣ ̣ ̣ ̣ ̣
  2. Quản lý là một trong những công việc khó khăn, phức tạp nhất trong các  lĩnh vực hoạt động của con người. K.Mark đã coi việc xuất hiện của hoạt động   quản lý như một dạng hoạt động đặc thù của con người gắn với sự phân công  và hợp tác lao động. Quản lý nhằm đạt tới mục tieu chung trong tương lai mà  trong tương lai các mục tiêu này luôn biến động do hàng loạt yếu tố khách quan   và chủ quan. Do đó quản lý cũng diễn ra trong một quá trình hết sức biến động  mà nếu chủ thể quản lý không đủ tiềm năng và bản lĩnh sẽ khó có thể thích ứng   được và tất yếu sẽ dẫn tới thất bai. ̣ Một công việc muốn đạt kết quả trước hết phải có đường lối, chủ trương   đúng đắn và một quá trình tổ chức thực hiện công phu, chặt chẽ với những giải   pháp thiết thực, hữu hiệu. Từ ý tưởng hình thành đường lối, chủ  trương đã là   công việc khó khăn, phức tạp, nhưng biến đường lối chủ  trương đó thành hiện   thực thì còn khó khăn và phức tạp hơn nhiều. Nói cách khác,   muốn cho tư  tưởng đường lối chính sách thành hiện thực phải có tổ  chức, phải tổ  chức con  người lại với những phương tiện nhất định, chỉ  đạo và định hướng mọi người   hành động theo đúng mục tiêu, phương hướng, tư tưởng đó đã xác định. Do đó,   quản lý về tổ  chức là một khâu quan trọng và có tính chất quyết định. Hiểu và  nắm  vững cách tổ  chức  không chỉ  về  mặt cơ  cấu, bộ  máy của con người,   phương tiện làm việc, mà phải tìm hiểu sâu, nắm chắc các chức năng hoạt động  quản lý theo cơ chế của một tổ chức
  3. I. Nội dung chu yế ̉ u của thuyết quản li cu ́ ̉a M.Weber, H.Fayol, W.Taylor 1. Nội dung học thuyết quản tri ̣ khoa học TAYLOR (1861­1919) cần  vận dụng cho doanh nghiệp Việt Nam.   Năm 1911,Taylor (1856­1915) dựa vào kinh nghiệm làm việc tại các nhà  máy Midvase Steel, Simond Rolling Machine và Bethlehem Steel cho xuất bản tác  phẩm “Những nguyên tắc quản trị theo khoa học” nhằm chống lại ph ương thức  sản xuất đương thời mà ông gọi là kiểu “trại lính” và họ  quản trị  bằng cách  “làm sai rồi sửa” và rút kinh nghiệm mà không dựa trên cơ sở khoa học nào. Ông   cho rằng nhiệm vụ  của nhà quản trị  là phải xác định cho được “phương pháp  làm” cũng như tiêu chuẩn của công việc đồng thời phải cung cấp cho công nhân  sự  kích thích bằng quyền lợi để  họ  gia tăng năng suất.   Ông đưa ra 4 yếu tố  chính cần có để quản trị một cách khoa học gồm:  ­ Các nhà quản trị cần dành nhiều thời gian và công suất để lập kế hoạch  hoạt động và kiểm tra, thay vì cùng   tham gia công việc cụ  thể  của  người thừa hành.  ­ Các nhà quản trị phải đầu tư để tìm ra phương cách hoạt động khoa học  để   hướng   dẫn   cho   công   nhân,   thay   vì   cứ   làm   sai   rồi   sửa,   rút   kinh  nghiệm. ­ Các nhà quản trị  nên sử  dụng các biện pháp kinh tế  để  động viên công  nhân hăng hái lạm việc, thay vì cách làm việc với nỗ lực tự nguyện.   ­ Cần có sự  phân chia trách nhiệm và quyền hạn giữa nhà quản trị  và  người thừa hành, tránh đổ hết trách nhiệm cho người công nhân.  Kết luận: học thuyết quản trị  khoa học của Taylor có 2 đóng góp đáng kể  cho  ngành quản trị học: Phương pháp làm việc tốt nhất. Công nhân được trả  lương 
  4. theo sản phẩm.đo chinh la điêm tich c ́ ́ ̀ ̉ ́ ực ma cac doanh nghiêp Viêt Nam cân phai ̀ ́ ̣ ̣ ̀ ̉  ̣ ̣ ̣ ̣ vân dung trong giai đoan hiên nay. 2. Nội dung thuyết  quan li hanh chinh cua M.Weber cân vân dung cho ̉ ́ ̀ ́ ̉ ̀ ̣ ̣   doanh nghiêp Viêt Nam. ̣ ̣ Trong trường phái quản trị khoa học chú trọng đến hợp lý hóa công việc và  những nhiệm vụ  mà các công nhân phải làm thì trường phái quản trị  tổng quát  (hay hành chính) lại phát triển những nguyên tắc quản trị  chung cho cả  một tổ  chức, chính vì thế trường phái này còn được gọi là tư tưởng quản trị tổ chức cổ  điển. Đây là tên gọi để chỉ các ý kiến về cách thức quản trị xí nghiệp do Henry   Fayol  ở  Pháp và Max Weber  ở  Đức nêu lên, cũng cùng thời với Taylor  ở  Mỹ  Max Weber (1864­1920): Là một nhà xã hội học ng ười Đức, có nhiều đóng góp  vào lý thuyết quản trị thông qua việc phát triển một tổ chức quan liêu bàn giấy   là phương thức hợp lý tổ chức một công ty phức tạp.  Khái niệm quan liêu bàn  giấy được định nghĩa là hệ thống chức vụ và nhiệm vụ  được xác định rõ ràng,  phân công phân nhiệm chính xác, các mục tiêu phân biệt, hệ  thống quyền hành  có tôn ti trật tự. Cơ sở  tư tưởng của Weber là ý niệm thẩm quyền hợp pháp và  hợp lý. Ngày nay thuật ngữ "quan liêu" gợi lên hình ảnh một tổ chức cứng nhắc,   lỗi thời, bị  chìm ngập trong thủ  tục hành chính phiền hà và nó hoàn toàn xa lạ  với tư tưởng ban đầu của Weber.  Thực chất những đặc tính của chủ nghĩa Weber là:  Phân công lao động với  thẩm quyền và trách nhiệm được quy định rõ và được hợp pháp hóa như nhiệm  vụ chính thức. Các chức vụ được thiết lập theo hệ thống chỉ huy, mỗi chức vụ  nằm dưới một chức vụ  khác cao hơn. Nhân sự  được tuyển dụng và thăng cấp   theo khả năng qua thi cử, huấn luyện và kinh nghiệm Các hành vi hành chính và  các quyết định phải thành văn bản. Quản trị phải tách rời sở hữu .Các nhà quản  
  5. trị  phải tuân thủ  điều lệ  và thủ  tục.Luật lệ  phải công bằng và được áp dụng  thống nhất cho mọi người. Đồng thời với sự phát trển của kinh tế  ­ xã hội tư  bản chủ nghĩa, quy mô  của các xí nghiệp và tổ chức xã hội được mở rộng, nên người ta ngày càng nhận  rõ giá trị của thể chế  quản lý hành chính trong lý tưởng do Weber nêu ra. Ngày  nay, thể  chế  quản lý  ấy đã trở  thành một cơ  cấu điển hình của các tổ  chức  chính thức, một hình thức tổ  chức chủ  yếu, được  ứng dụng rộng rãi trong các  thiết kế  tổ  chức và đã phát huy tác dụng chỉ  đạo một cách hữu hiệu. Những   quan điểm sắc sảo của ông đã ảnh hưởng rộng rãi và sâu sắc đến sự phát triển  của lý luận quản lý phương tây sau đó. Cống hiến của Weber đối với sự  phát   triển của lý luận quản lý đã được các nhà khoa học về  quản lý  ở  phương tây  thừa nhận một cách rộng rãi những ý kiến bổ ích của ông đã không ngừng gợi  mở nhiều vấn đề cho các nhà quản lý. Việc áp dụng tư tưởng này của ông vào  các doang nghiệp Việt Nam hiện nay la rât cân thiêt. ̀ ́ ̀ ́ 3. Nội dung của thuyết quản li ha ́ ̀nh chính của Henry Fayol (1841­1925)  cần vận dụng cho doanh nghiệp Việt Nam. Henry Fayol (1841­1925) Là một nhà quản trị  hành chính  ở  Pháp.Với tác   phẩm "Quản trị công nghiệp và quản trị Tổng quát”. Khác với Taylor, cho rằng   năng suất lao động kém là do công nhân không biết cách làm việc, và không  được kích thích kinh tế  đầy đủ, Fayol cho rằng năng suất lao động của con  người làm việc chung trong tập thể tùy vào sự  sắp xếp, tổ chức của nhà quản   trị. Việc sắp xếp tổ  chức đó được gọi là quản trị  tổng quát và việc này cũng  quan trọng như  5 việc khác trong cơ  sở  sản xuất kinh doanh. 1. Sản xuất, 2.   Tiếp thị hay Marketing, 3. Tài chính, 4. Quản lý tài sản và con người, 5. Kế toán  ­ thống kê.
  6.  Để  có thể  làm tốt việc sắp xếp, tổ  chức Xí nghiệp Fayol đã đề  nghị  các   nhà quản trị nên theo 14 Nguyên tắc quản trị: 1. Phải phân công lao động 2. Phải   xác định rõ mối quan hệ giữa quyền hành và trách nhiệm 3.Phải duy trì kỷ luật   trong Xí nghiệp 4.Mỗi công nhân chỉ nhận lệnh từ một cấp chỉ huy trực tiếp duy  nhất 5.Các nhà quản trị phải thống nhất ý kiến khi chỉ  huy 6. Quyền lợi chung   luôn luôn phải đặt trên quyền lợi riêng 7. Quyền lợi kinh tế  phải t ương xứng  với công việc. 8. Quyền quyết định trong xí nghiệp phải tương xứng về  một   mối 9. Xí nghiệp phải được tổ chức theo cấp bậc từ giám đốc xuống đến công  nhân 10. Sinh hoạt trong xí nghiệp phải có trật tự 11.Sự đối xử trong xí nghiệp   phải công bình 12.Công việc của mỗi người trong xí nghiệp phải  ổn định 13.  Tôn trọng sáng kiến của mọi người 14. Xí nghiệp phải xây dựng cho được tin   thần tập thế.  Tóm lại,  trường phái hành chính chủ  trương rằng năng suất lao  động sẽ cao trong một tổ chức được sắp đặt hợp lý. Nó đóng góp rất nhiều trong lý luận cũng như  thực hành quản trị, nhiều  nguyên tắc quản trị  của tư  tưởng này vẫn còn áp dụng ngày nay ma ca ̀ ́c  doanh  nghiệp  việt  nam  cần  phải  vận  dụng. Các hình thức tổ  chức, các nguyên tắc tổ  chức, quyền lực và sự ủy quyền ...đang ứng dụng phổ biến ngày nay chính là sự  đóng  góp quan trọng của trường phái hành chánh. Giới hạn: Các t ư tưởng được  thiết lập trong một tổ chức  ổn định, ít thay đổi, quan điểm quản trị cứng rắn, ít   chú ý đến con người và xã hội nên dễ dẫn đến việc xa rời thực tế. Nên vấn đề  quan trọng là phải biết cách vận dụng các nguyên tắc quản trị cho phù hợp với   các yêu cầu thực tế chứ không phải là từ bỏ các nguyên tắc đó II. Giải pháp chu yế ̉ u đê vâ ̉ ̣n dụng co hiê ́ ̣u qua thuyế ̉ t quản li cu ́ ̉a  M.Weber, H.Faloy, W.Taylor . Ngày nay, thể chế quản lý ấy đã trở thành một c ơ cấu điển hình của các tổ  chức chính thức, một hình thức tổ chức chủ yếu, được ứng dụng rộng rãi trong 
  7. các thiết kế tổ chức và đã phát huy tác dụng chỉ đạo một cách hữu hiệu. Việc áp   dụng tư tưởng này của nha ̀khoa học  vào các doang nghiệp Việt Nam hiện nay  còn chưa được triệt để. Như là việc phân công lao lao động vẫn chưa theo đúng  chuyên môn, tình trạng sinh viên ra trường làm trái với ngành nghề đang còn rất  nan giải. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế  lại đi làm h ướng dẫn viên  du lịch hay cử nhân Anh văn lại làm một nhân viên kế toán... mà đáng ra họ phải  đảm nhiệm những công việc mà trên ghế  nhà trường họ  đã đuợc trang bị  một  cách rất căn bản...Tình trạng này dẫn đến tính chuyên môn hoá không cao, sự  hiểu biết hạn chế  về  lĩnh vực mình đang làm, thiếu sự  tinh thông nghề  nghiệp   dẫn đến hiệu quả công việc không đạt tối ưu.  Như trên đã nói, bất kì một tổ chức xã hội nào cũng phải lấy quản lý bằng  quyền lực làm cơ  sở  tồn tại.  Xã hội và các bộ  phận hợp thành nó phần lớn  không phải quy tụ với nhau thông qua quan hệ khế ước hoặc sự nhất trí về đạo  đức mà thông qua quyền lực. Ngay cả  ở những nơi mà sự  hoà thuận chiếm  ưu  thế, việc vận dụng quyền lực cũng chưa bao giờ mất hẳn. Có thể nói, mọi lĩnh  vực hanh vi c ̀ ủa con người đều chịu tác động của quyền lực. Nếu không có  quyền lực dưới hình thức nào đó thì hoạt động của tất cả  các tổ  chức xã hội  đều không thể  tiến hành bình thường Và các doanh nghiệp của Việt Nam cũng  thế. Chỉ có quyền lực mới làm cho bộ  máy tổ  chức của các doanh nghiệp Việt  Nam đitheo đúng mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Sự sắp xếp các vị trí trong tổ  chức theo một hệ  thống quyền lực, có một tuyến chỉ  huy rõ ràng đã mang lại  những kết quả rất tốt, tác phong công nghiệp cao song bên cạnh đó nó vẫn mang   tính hình thức, sự  lạm dụng chức quyền dẫn đến tính áp đặt không dân chủ  nhân viên chịu nhiều áp lực làm cho những đề  xuất, ý kiến hay của họ  không  đựơc chấp nhận còn tồn tại nhiều bức xúc. Cấp dưới làm việc như một cái máy  rồi ra về họ không coi công ty là một ngôi nhà chung, không quan tâm đến sự đi  lên hay tụt hậu, sự sống còn của doanh nghiệp...
  8. Có một hệ  thống nội quy thủ  tục chính thức chi phối quyết định và hành  động, đảm bảo sự phối hợp tốt, định hướng cho họ phát triển, đề bạt theo thành  tích và thâm niên. Những người có đóng góp lâu năm cộng với sự  làm việc có  kết quả cao và tinh thần trách nhiệm, cống hiến đối với công ty qua một số năm  công tác nhất định đều sẽ  được đề  bạt thăng chức.Công tác này đã là động lực  rất lớn thúc đẩy nhân viên làm việc tốt, tìm tòi nghiên cứu hoàn thành công việc  một cách nhanh nhất, tốt nhất.Họ luôn tận tâm và làm việc hết mình. Điều này   rất có lợi cho công ty trong việc nâng cao khả  năng lãnh đạo, tổ  chức trong   doanh nghiệp nhất là trong thời đại hiện nay với xu thế hội nhập và phát triển.  Cùng với những kết quả đáng mừng  ấy chúng ta không khỏi quan tâm đến một  thực tế  mà đôi khi lại không hoàn toàn như  trên lý thuyết, vẫn có tình trạng  những nhân viên làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, năng lực làm việc kém,   thế  nhưng đến khi đề  bạt họ  lại là người giữ  chức vị  cao, như  vậy hoàn toàn  không tương xứng. Vì sao vậy? Bởi trong cơ  chế  thị  trường ngày nay do chạy  theo những lợi ích cá nhân nên còn tồn tại không ít những kẻ nịnh bợ, những kẻ  chuyên đi đút tiền để  có được chức vị  này nọ  ... mà kiến thức chuyên môn về  lĩnh vực  ấy họ  không hề  hiểu biết hoặc hiểu biết rất ít... Những tồn đọng ấy  không phải là hãn hữu, nó rất cần cố một thể chế quản lý tốt h ơn, không những  đào tạo về tri thức mà còn cần đào tạo về phẩm chất cá nhân. Một số  đề  xuất khắc phục những hạn chế  của các doanh nghiệp Việt  Nam. Chúng ta cần từng bước xây qui chế  áp dụng hệ  thống quản lý một cách  bao quát hơn, toàn diện hơn nhằm đạt mục tiêu to nhất. Các nhà lãnh đạo cần có  những quyết định mang tính khoa học và tính chuyên môn nghề nghiệp, việc này   cần phải có sự  xem xét chặt chẽ  trên mọi ph ương diện. Họ  cần đưa ra những  quyết sách hữu hiệu, có tính chiến lược liên quan tới sự thành bại, thịnh suy của   tổ  chức. Hơn nữa các nhà lãnh đạo cần phải là một người lãnh đạo dân chủ,  biết lắng nghe những đề  xuất và nguyện vọng của cấp dưới, khuyến khích họ 
  9. tham gia nhiệt tình vào việc đóng góp ý kiến để xây dựng công ty ngày một tốt  hơn. Tổ chức doanh nghiệp một cách hệ  thống phải áp dụng tốt hơn, chặt chẽ  hơn, nghiêm chỉnh hơn. Tất cả những điều trên là cần phải áp dụng thuyết như  thế  nào vào các doanh nghiệp được tốt và nhịp nhàng vẫn là vấn đề  đòi hỏi  ở  khả năng của các nhà lãnh đạo . Trong xu thế phát triển và hội nhập hiện nay các doanh nghiệp hiện nay cać   doanh nghiệp Việt Nam đang phấn đấu đạt được những mục tiêu mới, mang lại  lợi ich cho đ ́ ất nước và cho riêng doanh nghiệp của mình. Các doanh nghiệp của   Việt Nam đang đứng trước những thời co và thách thức mới. Để  nắm lấy thời   cơ và vượt qua thử thách đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải phát huy hơn   nữa tinh thần chủ động sáng tạo, ap dung tôt nh ́ ̣ ́ ưng măt tich c ̃ ̣ ́ ực cua cac thuyêt ̉ ́ ́  ̀ ết tâm đổi mới về tổ chức và hoạt động, không ngừng vươn lên làm tròn  va quy sứ mệnh lịch sử của mình, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp hoá   hiện đại hoá đất nước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2