Siêu áp lực đối với các Siêu thành phố<br />
Xếp hạng mức độ Dễ Tổn thương về Khí hậu đối với Các thành phố lớn ven biển ở Châu Á<br />
Shanghai<br />
CHINA<br />
<br />
Hong Kong<br />
<br />
BANGLADESH<br />
Calcutta Dhaka<br />
INDIA<br />
<br />
Manila<br />
PHILIPPINES<br />
<br />
THAILAND<br />
Bangkok<br />
<br />
VIETNAM<br />
CAMBODIA<br />
Phnom<br />
Ho Chi Minh<br />
Penh<br />
<br />
Kuala<br />
Lumpur<br />
<br />
MALAYSIA<br />
<br />
SINGAPORE<br />
<br />
INDONESIA<br />
Jakarta<br />
<br />
<br />
<br />
Mục lục<br />
<br />
<br />
<br />
3 - 6 <br />
<br />
Phần I<br />
<br />
<br />
<br />
7 - 8 <br />
<br />
Phần II<br />
<br />
<br />
<br />
9 - 10 <br />
<br />
Phần III<br />
<br />
Tóm tắt<br />
Bối cảnh<br />
Phương pháp<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bảng cho điểm các thành phố<br />
<br />
<br />
<br />
11 - 12 <br />
<br />
Dhaka, Bangladesh<br />
<br />
<br />
<br />
13 - 14 <br />
<br />
Jakarta, Indonesia<br />
<br />
<br />
<br />
15 - 16 <br />
<br />
Manila, Philippines<br />
<br />
<br />
<br />
17 - 18 <br />
<br />
Calcutta, Ấn Độ<br />
<br />
<br />
<br />
19 - 20 <br />
<br />
Phnom Penh, Cam pu chia<br />
<br />
<br />
<br />
21 - 22 <br />
<br />
Hồ Chí Minh, Việt Nam<br />
<br />
<br />
<br />
23 - 24 <br />
<br />
Thượng Hải, Trung Quốc<br />
<br />
<br />
<br />
25 - 26 <br />
<br />
Bangkok, Thái Lan<br />
<br />
<br />
<br />
27 - 28 <br />
<br />
Hồng Kông, Trung Quốc<br />
<br />
<br />
<br />
29 - 30 <br />
<br />
Kuala Lumpur, Malaysia<br />
<br />
<br />
<br />
31 - 32 <br />
<br />
Singapore, Cộng Hòa Singapore<br />
<br />
Phần IV<br />
<br />
<br />
<br />
33 - 34 <br />
<br />
Phần V<br />
<br />
<br />
<br />
35 - 36 <br />
<br />
Phần VI<br />
<br />
<br />
<br />
37 - 39 <br />
<br />
Phần VII<br />
<br />
Xếp hạng tính tổn thương<br />
Các khuyến nghị chính sách<br />
Tài liệu tham khảo<br />
<br />
2<br />
<br />
Phần I<br />
<br />
Tóm tắt<br />
Châu Á có thể coi là một trong những vùng bị chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu và<br />
sự dị biệt của khí hậu đã, đang và sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến mọi mặt, từ an ninh - kinh tế quốc gia đến sức khỏe con<br />
người, sản xuất lương thực, hạ tầng, dự trữ nước và các hệ sinh thái. Bằng chứng về biến đổi khí hậu ở Châu Á ngày càng<br />
rõ rệt: nhiệt độ trung bình đã tăng từ 1°C đến 3°C trong vòng 100 năm qua, lượng mưa thay đổi, các hiện tượng thời tiết<br />
cực đoan tăng lên, và mực nước biển dâng cao hơn. Do có nhiều thành phố lớn ở Châu Á nằm cạnh bờ biển và trong<br />
khu vực đồng bằng của các con sông lớn, các thành phố này càng chịu nhiều ảnh hưởng hơn từ biến đổi khí hậu. Do đó,<br />
báo cáo này nhấn mạnh đến mức độ bị ảnh hưởng của một số thành phố như vậy - với mục tiêu nâng cao nhận thức<br />
của khu vực về tác động của biến đổi khí hậu, khởi động cho các nghiên cứu và thảo luận về chính sách, thúc đẩy các<br />
hành động bảo vệ con người và thiên nhiên trong và xung quanh các siêu thành phố của Châu Á thoát khỏi siêu áp lực<br />
trong tương lai.<br />
Các thành phố chiếm chưa đến 1% bề mặt hành tinh chúng ta, và là ngôi nhà của khoảng 50% dân số thế giới, nhiều đô<br />
thị có xu thế tăng trưởng nhanh. Tất cả các thành phố và khu vực đô thị trên thế giới sử dụng khoảng 75% năng lượng<br />
của thế giới và chịu trách nhiệm đối với 75% khí phát thải. Nếu không có những đột phá về sử dụng hiệu quả năng<br />
lượng và giảm khí thải ở các thành phố, chúng ta sẽ không thể tránh khỏi những tác động nguy hiểm do biến đổi khí<br />
hậu mang lại ở cả khu vực đô thị và nông thôn. Các thành phố là những điểm nóng về đổi mới và công nghệ, và từ lâu<br />
đã là nơi mà nhiều giải pháp đối với các vấn đề toàn cầu được triển khai, điều này có nghĩa là các thành phố cũng có<br />
tiềm năng là những hạt nhân tiên phong trong nỗ lực toàn cầu vì một tương lai carbon thấp.<br />
Tuy nhiên, báo cáo này tập trung vào mức độ tổn thương bởi biến đổi khí hậu và khả năng thích ứng của các thành phố.<br />
Báo cáo được chia thành bốn phần: bối cảnh, phương pháp luận, thẻ tính điểm và chính sách. Mặc dù chúng tôi tập<br />
trung làm nổi bật những ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu tới 11 thành phố chủ chốt của Châu Á, bản tóm tắt này không<br />
mang ý nghĩa hoàn toàn tiêu cực. Các thành phố được chọn trong báo cáo này đại diện cho các thành phố có diện tích<br />
rộng, phần lớn nằm ven biển và đều bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu. Các thành phố được chọn còn bởi chúng đại diện<br />
trên một mặt cắt của vùng ven biển Châu Á và sẽ phải chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu. Chúng tôi khuyến<br />
khích các Chính phủ và các bên liên quan sử dụng báo cáo này như là chất xúc tác cho các cuộc thảo luận sâu hơn về<br />
biến đổi khí hậu trong khu vực, từ đó quyết định nên nghiên cứu thêm về vấn đề cụ thể nào, và chính sách nào phù<br />
hợp. Đối với mỗi thẻ tính điểm, chúng tôi đưa ra một hồ sơ ngắn về thành phố được lựa chọn, nhấn mạnh các biến đổi<br />
khí hậu đã được ghi nhận, tóm tắt các tác động lớn về khí hậu mà thành phố đó đang phải đối mặt, và đề xuất một số<br />
chiến lược ứng phó nhằm giảm ảnh hưởng đến thành phố. Trong nghiên cứu này, tính dễ bị tổn thương của các thành<br />
phố được xem xét như là một hàm số của tính nhạy cảm, năng lực thích ứng và hiểm họa mà các thành phố này phải<br />
đối mặt. Ba tham số này được trung bình hóa để tính điểm và xếp hạng mức độ tổn thương. Tuy nhiên, trong báo cáo<br />
<br />
3<br />
<br />
Phần I<br />
<br />
này, WWF tiếp cận vấn đề tính toán mức độ tổn thương dựa trên phân tích đơn giản nhất tới mức có thể, chúng tôi luôn<br />
đánh giá cao những phân tích dựa trên những yếu tố khác để xem xét về tính dễ tổn thương cũng như những phương<br />
pháp khác để đánh giá tính dễ tổn thương.<br />
<br />
Tính dễ tổn thương tổng thể<br />
<br />
9<br />
<br />
8<br />
<br />
8<br />
<br />
Dhaka<br />
<br />
Jakarta<br />
<br />
Manila<br />
<br />
7<br />
<br />
7<br />
<br />
6<br />
<br />
6<br />
<br />
Calcutta Phnom Pênh Hồ Chí Minh Thượng Hải<br />
<br />
5<br />
<br />
4<br />
<br />
4<br />
<br />
4<br />
<br />
Bangkok<br />
<br />
Hồng Kong<br />
<br />
KL<br />
<br />
Singapore<br />
<br />
Xếp hạng tính dễ tổn thương tổng thể<br />
Dưới đây, chúng tôi sẽ làm rõ thang điểm dùng để tính mức độ dễ tổn thương và xếp hạng chúng. Tuy nhiên, bên cạnh<br />
việc xếp hạng tổng thể trong đó có xem xét tất cả các tiêu chí đã được đánh giá, báo cáo này cũng tóm tắt một số các so<br />
sánh khác như thành phố nào phải chịu nhiều rủi ro về môi trường nhất, thành phố nào nhạy cảm về mặt kinh tế xã hội<br />
nhất trước các tác động của thay đổi khí hậu và thành phố nào có năng lực ứng phó thấp nhất. Chúng tôi cũng đưa ra<br />
một bảng tóm tắt về tính dễ tổn thương để góp phần minh họa về phương pháp so sánh giữa các thành phố khác nhau<br />
trong khu vực.<br />
Báo cáo tóm tắt này cho thấy trong số 11 thành phố được kiểm tra, Dhaka của Bangladesh là thành phố dễ bị tổn<br />
thương nhất trước biến đổi khí hậu. Thành phố Dhaka rộng lớn và khá nghèo này có cao trình rất thấp, chỉ cao hơn mực<br />
nước biển hiện tại có vài mét, nơi đây thường xuyên bị ảnh hưởng của bão nhiệt đới và lũ lụt trong khi năng lực ứng<br />
phó với biến đổi khí hậu lại rất hạn chế. Thành phố Jakarta của Indonesia và Manila của Philippines cũng có tính tổn<br />
thương cao và được xếp thứ hai, lý do chính là vì quy mô lớn, mức độ phải hứng chịu rủi ro cao (cả hai thành phố này đã<br />
phải hứng chịu tình trạng lụt lội khá thường xuyên) và khả năng ứng phó biến đổi khí hậu khá thấp. Đứng thứ 3 về mức<br />
độ dễ bị tổn thương là Calcutta của Ấn Độ và Phnom Pênh của Campuchia, nguyên do chính là vì Calcutta rất dễ bị xâm<br />
nhập mặn và chịu hậu quả của mực nước biển dâng cao; còn Phnom Pênh thì năng lực ứng phó biến đổi khí hậu lại rất<br />
thấp. Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam và Thượng Hải của Trung Quốc đứng hàng thứ 4 trong danh sách các thành<br />
phố dễ dễ bị tổn thương nhất bởi vì cả hai thành phố này rất dễ bị ảnh hưởng của mực nước biển dâng cao; mặc dù vậy<br />
thì Việt Nam và Trung Quốc có thể có năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu cao hơn một chút khi so sánh với các thành<br />
phố khác. Bangkok của Thái Lan đứng thứ 5 trong danh sách trong danh sách các thành phố dễ bị tổn thương nhất vì<br />
về cơ bản thành phố này khá nhạy cảm kinh tế xã hội trước các tác động của biến đổi khí hậu (cụ thể là thành phố này<br />
đông dân cư và có đóng góp một phần rất quan trọng cho tổng sản phẩm quốc dân của Thái Lan). Kuala Lumpur của<br />
Malaysia, Hồng Kông của Trung Quốc và Singapore đứng hàng thứ 6 về mức độ dễ bị tổn thương. Mặc dù các quốc gia<br />
này có khả năng ứng phó biến đổi khí hậu cao hơn các quốc gia khác, nhưng tác động do biến đổi khí hậu đưa đến vẫn<br />
rất lớn.<br />
<br />
1. Hiểm họa<br />
<br />
8<br />
<br />
6<br />
<br />
9<br />
<br />
Dhaka<br />
<br />
Jakarta<br />
<br />
Manila<br />
<br />
6<br />
<br />
4<br />
<br />
8<br />
<br />
8<br />
<br />
Calcutta Phnom Pênh Hồ Chí Minh Thượng Hải<br />
<br />
5<br />
<br />
7<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
Bangkok<br />
<br />
Hồng Kong<br />
<br />
KL<br />
<br />
Singapore<br />
<br />
Rủi ro: So sánh hiểm họa trước tác động của biến đổi khí hậu<br />
Tất cả các thành phố được xem xét sẽ phải hứng chịu những tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, tuy vậy khi xem xét<br />
một số tác động như bão nhiệt đới, mực nước biển dâng, lũ lụt và hạn hán, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng một số thành<br />
phố có thể phải hứng chịu các hiểm họa thường xuyên hơn và ở cường độ cao hơn so với các thành phố khác. Trong<br />
báo cáo này, hiểm họa được tính là trung bình của 3 yếu tố môi trường: (a) sự dễ dàng bị tác động của một thành phố<br />
4<br />
<br />
Phần I<br />
<br />
khi nước biển dâng cao 1 m và 2 m khi có bão (như được minh họa trong hình ảnh ở cuối mỗi chương về các thành phố<br />
được nghiên cứu), (b) tần suất của các sự kiện thời tiết cực đoan như lũ lụt và hạn hán và (c) tần suất của các cơn bão<br />
nhiệt đới và mực nước dâng lên do bão. Khi chỉ xem xét hiểm họa do các yếu tố này, chúng tôi nhận ra một bức tranh có<br />
sự khác biệt nhỏ so với xếp hạng tính tổn thương tổng thể. Thành phố Manila, do chịu nhiều hiểm họa của các cơn bão<br />
nhiệt đới và lụt lội, có mức độ dễ bị tổn thương cao nhất do hiểm họa mà nó có thể phải gánh chịu là lớn nhất. Cơn bão<br />
nhiệt đới Ketsana gần đây là một minh chứng cho thấy hiểm họa này mà Manila và vùng phụ cận đã phải hứng chịu. Với<br />
mực nước ngập dâng cao gần 7 m và hàng trăm người thiệt mạng do một tác động của biến đổi khí hậu gây ra làm cho<br />
chúng ta hiểu rằng Manila thực sự rất dễ bị tổn thương. Dhaka, thành phố Hồ Chí Minh và Thượng Hải được xếp hạng<br />
thứ hai về mức độ phải gánh chịu hiểm họa do tác động của biến đổi khí hậu gây ra; nguyên nhân chủ yếu là sự dễ dàng<br />
bị tác động bởi ngập lụt và các cơn bão nhiệt đới. Hồng Kong được xếp hàng thứ 3, tuy nhiên Hồng Kong có năng lực<br />
ứng phó khá cao, và vì vậy nhìn tổng thể thì tính dễ bị tổn thương thấp hơn. Calcutta và Jakarta xếp thứ 4 trong bảng<br />
xếp hạng và thành phố Bangkok đứng hàng thứ 5. Phnom Pênh, Singapore và Kuala Lumpur đứng cuối trong bảng xếp<br />
hạng về hiểm họa môi trường, nhưng điều này cũng không có nghĩa là các thành phố này không gặp rủi ro trước các tác<br />
động của biến đổi khí hậu. Tất cả các thành phố được kiểm tra đều đứng trước những đe dọa đáng kể như thiệt hại tính<br />
mạng con người, tài sản; tình hình này còn diễn biến xấu hơn trong tương lai.<br />
<br />
2. Nhạy cảm<br />
<br />
8<br />
<br />
10<br />
<br />
7<br />
<br />
7<br />
<br />
Dhaka<br />
<br />
Jakarta<br />
<br />
Manila<br />
<br />
Calcutta<br />
<br />
6<br />
<br />
6<br />
<br />
9<br />
<br />
Phnom Pênh Hồ Chí Minh Thượng Hải<br />
<br />
7<br />
<br />
6<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
Bangkok<br />
<br />
Hồng Kong<br />
<br />
KL<br />
<br />
Singapore<br />
<br />
Xếp hạng theo tính nhạy cảm: Tài sản và tổng thu nhập quốc nội bị đe dọa<br />
Tính nhạy cảm tương đối của 11 thành phố được lựa chọn đối với tác động của biến đổi khí hậu dựa trên số dân, tổng<br />
sản phẩm quốc nội (GDP) và mức độ quan trọng tương đối của các thành phố này tới nên kinh tế quốc gia. Trên nền<br />
những tiêu chí đó, thành phố Jakarta có mức độ nhạy cảm cao nhất đối với tác động của biến đổi khí hậu. Nguyên nhân<br />
chính vì Jarkata là một thành phố đông dân và có đóng góp khổng lồ vào GDP của Indonesia. Thành phố nhạy cảm thứ<br />
hai là Thượng Hải của Trung Quốc với lý do tương tự như Jakarta. Dhaka đứng hàng thứ 3, thứ 4 về độ nhạy cảm gồm<br />
các thành phố Calcutta, Manila và Bangkok. Phnom Penh, Hong Kong; thành phố Hồ Chí Minh đứng hàng thứ 5, Kuala<br />
Lumpur xếp hàng thứ 6 trong các thành phố nhạy cảm nhất với tác động của biến đổi khí hậu.<br />
<br />
3. Năng lực ứng phó<br />
<br />
10<br />
<br />
7<br />
<br />
7<br />
<br />
Dhaka<br />
<br />
Jakarta<br />
<br />
Manila<br />
<br />
7<br />
<br />
10<br />
<br />
3<br />
<br />
2<br />
<br />
Calcutta Phnom Pênh Hồ Chí Minh Thượng Hải<br />
<br />
4<br />
<br />
1<br />
<br />
3<br />
<br />
1<br />
<br />
Bangkok<br />
<br />
Hồng Kong<br />
<br />
KL<br />
<br />
Singapore<br />
<br />
Chuẩn bị đối mặt với bão tố: So sánh năng lực ứng phó<br />
Chúng tôi ước tính năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu của 11 thành phố dựa trên phương pháp tính sự sẵn sàng của<br />
các thành phố trong triển khai các chiến lược ứng phó (được tính toán trên số các ví dụ ứng phó sẵn có và những phản<br />
ứng đối với các tác động đã xảy ra trước đây) và thu nhập theo đầu người. Cũng cần phải chú ý rằng có thể có một số<br />
lượng đáng kể các ví dụ về giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu không được xem xét do chưa có tư liệu. Ví dụ, ở đâu<br />
đó, con người đã đề ra các giải pháp ứng phó của riêng họ. Tuy nhiên, thông tin đại chúng, Internet và các bài báo khoa<br />
học lại không có khả năng tiếp cận được với những thông tin đó. Về cơ bản, những ước tính cho 11 thành phố được<br />
<br />
5<br />
<br />