![](images/graphics/blank.gif)
Sinh lý thụ tinh làm tổ và phát triển của trứng
lượt xem 1
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Bài học này sẽ trình bày quá trình sinh lý thụ tinh, làm tổ và phát triển của trứng. Chúng ta sẽ tìm hiểu về cơ chế thụ thai, quá trình di chuyển và làm tổ của trứng đã thụ tinh trong tử cung. Bài học cũng sẽ mô tả chi tiết sự phát triển của phôi thai và phần phụ của nó trong hai giai đoạn chính, giúp người học hiểu rõ quá trình hình thành và phát triển ban đầu của thai nhi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sinh lý thụ tinh làm tổ và phát triển của trứng
- Bài 83 SINH LÝ THỤ TINH LÀM TỔ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRỨNG MỤC TIÊU 1. Trình bày được sinh lý thụ thai. 2. Mô tả được sự di chuyển và làm tổ của trứng. 3. Trình bày được sự phát triển của trứng và phần phụ của trứng qua 2 thời kỳ. NỘI DUNG 1. Sinh lý thụ thai 1.1. Định nghĩa sự thụ thai - Sự thụ tinh: Là sự kết hợp giữa một tế bào đực là tinh trùng với một tế bào cái là noãn để tạo thành một tế bào có khả năng phát triển gọi là trứng (hay hợp tử). - Sự thụ thai: Là sự thụ tinh kèm theo sau đó là sự làm tổ của trứng. - Sau khi làm tổ trứng phát triển thành thai và phần phụ của thai. 1.2. Sự sinh tinh - Tế bào mầm của tinh hoàn sản xuất ra tinh nguyên bào. - Từ tinh nguyên bào phát triển thành tinh nguyên bào I có 46 nhiễm sắc thể. - Qua quá trình phân chia gián phân giảm số thành tinh bào II có 23 nhiễm sắc thể. - Từ tinh bào II phân chia gián phân nguyên số thành tiền tinh trùng, rồi phát triển thành tinh trùng có 23 nhiễm sắc thể, trong đó có : 22 nhiễm sắc thể thường và 1 nhiễm sắc thể giới tính X hoặc Y. - Mỗi tinh trùng trưởng thành gồm 3 phần: Đầu, thân, đuôi. + Đầu: Hình bầu dục, phần trước có nguyên sinh chất, phần sau là một nhân to chứa nhiễm sắc thể. + Thân: ở giữa có dây trục, phía đầu có trung thể. + Đuôi: Dài ở giữa có dây trục. Hình 83.1: Tinh trùng Tinh dịch: - Mỗi lần phóng tinh: 3 - 5 ml - Số lượng tinh trùng: 60 - 120 triệu trong 1ml tinh dịch. - Tỷ lệ hoạt động bình thường 60 - 80% tinh trùng cử động. - Tinh trùng sống trong môi trường âm đạo và tử cung khoảng 3 ngày - Tốc độ di chuyển mỗi phút 1,5 - 3mm - Tinh trùng luôn được sinh ra từ những tinh nguyên bào từ tuổi trưởng thành đến tuổi già. 292
- 1.3. Noãn bào - Từ tế bào mầm ở buồng trứng tạo thành những noãn nguyên bào. - Khi mới đẻ buồng trứng của một bé gái có từ 200.000 - 500.000 bọc noãn nguyên thuỷ. - Tuổi dậy thì đến khi mãn kinh chỉ có 400 - 450 bọc trưởng thành, còn lại thoái hoá, teo đi. - Từ noãn nguyên bào phát triển thành noãn bào I có 46 nhiễm sắc thể (n.s.t). - Noãn bào I phân chia gián phân giảm số cho noãn bào II và cực cầu I - Mỗi noãn bào II phân chia gián phân nguyên số cho một noãn bào chín và một cực cầu II, Noãn bào chín cho 23 nhiễm sắc thể. Trong đó có 22 nhiễm sắc thể thường và 1 nhiễm sắc thể giới tính X. - Noãn bào thưởng thành đường kính:100 - 150 micromét. - Noãn được phóng ra từ nang De Graff đem theo tế bào hạt bao bọc xung quanh. Hình 83.2: Cấu tạo của noãn bào Cấu tạo của noãn bào có vỏ bọc gọi là màng trong suốt. ở giữa có nguyên sinh chất và nhân. Khi noãn bào được phóng ra ngoài được loa vòi trứng lấy đưa về vòi trứng. Tiểu noãn sống được trong vòi trứng sấp sỉ một ngày. 1.4. Điều kiện thụ tinh gồm - Tinh trùng. - Noãn bào - Âm đạo, cổ tử cung, tử cung, vòi trứng, buồng trứng bình thường. - Niêm mạc tử cung ở giai đoạn hoài thai. - Chức năng các tuyến sinh dục bình thường. 1.5. Cơ chế thụ tinh * Sự thụ tinh: Xảy ở 1/3 ngoài của vòi trứng.Tinh trùng đến 1/3 ngoài của vòi trứng vây quanh noãn bào rồi bám và màng trong suốt của noãn bào. Tinh trùng chui qua màng trong suốt để vào trong tế bào.Thường chỉ có một tinh trùng chui vào để thụ tinh và chỉ có một phần đầu chui vào trong, thân và đuôi ở ngoài và teo đi. * Biến đổi ở nhân: Đầu tinh trùng chui vào noãn bào, thoạt tiên nhân đực có nhiễm sắc thể lúc ấy noãn bào phóng ra cực cầu II để trở thành tiền nhân cái cũng có nhiễm sắc thể. Nếu tinh trùng thụ tinh mang nhiễm sắc thể Y sẽ là thai trai(Tế bào hợp nhất XY). Nếu tinh trùng thụ tinh mang nhiễm sắc thể X sẽ tạo thành tế bào hợp nhất XX sẽ là thai gái . 293
- 2. Sự di chuyển và làm tổ của trứng 2.1. Di chuyển của trứng Sau khi thụ tinh trứng di chuyển qua vòi trứng vào buồng tử cung. Sự di chuyển này là nhờ tác dụng của: Nhung mao của niêm mạc vòi trứng, nhu động của vòi trứng, chất dịch từ loa vòi trứng về buồng tử cung. Thời gian di chuyển từ 4 - 7 ngày. Trong khi di chuyển: Trứng vừa di chuyển vừa phát triển lớn lên. Nếu vì lý do nào đó cản trở sự di chuyển của trứng, trứng sẽ dừng lại và làm tổ ở vòi trứng gây nên chửa ngoài tử cung. 2.2. Sự làm tổ của trứng Khi trứng đến tử cung, niêm mạc tử cung đã được chuẩn bị sẵn để đón trứng làm tổ: Niêm mạc tử cung đã dầy lên do tác dụng của Foliculin và Progesteron của hoàng thể kinh nguyệt. Hoàng thể này được duy trì trong những tháng đầu của thời kỳ có thai. Trứng đục lớp ngoài của niêm mạc tử cung chui vào trong niêm mạc tử cung để làm tổ ở đó và phát triển cho đến khi đủ tháng. 3. Sự phát triển của trứng và phần phụ của trứng - Sau khi thụ tinh trứng phân chia rất nhanh để tạo thành thai và phần phụ của thai. - Về thời gian: Sự phát triển của trứng chia làm 2 thời kỳ: + Thời kỳ xắp xếp tổ chức: Từ lúc thụ tinh đến hết tháng thứ 2. + Thời kỳ hoàn chỉnh tổ chức: Từ tháng thứ 3 cho đến khi đủ tháng. 3.1. Thời kỳ sắp xếp tổ chức 3.1.1. Sự hình thành bào thai Ngay sau khi thụ tinh, trứng phân chia rất nhanh. Từ một tế bào trứng phân chia thành 2 tế bào mầm, rồi 4 tế bào mầm, các tế bào phân chia đều nhau. Từ 4 tế bào mầm phân chia không đều nhau thành 4 tế bào mầm to và 4 tế bào mầm nhỏ, các tế bào mầm to tiếp tục phân chia và phát triển thành bào thai với 2 lớp tế bào: Lớp thai ngoài và lớp thai trong, ở giữa 2 lớp thai sau này sẽ phát triển thêm lớp thai giữa.Các lá thai này tạo thành bào thai rồi thành thai nhi - Lá thai ngoài :Hình thành hệ thần kinh ,da,xương,cơ - Lá thai giữa: Hình thành hệ tuần hoàn ,tiết niệu,tổ chức liên kết - Lá thai trong : Hình thành hệ hô hấp,tiêu hoá Bào thai cong hình con tôm, về phía bụng của bào thai phát sinh ra nang rốn, trong có chứa các chất dinh dưỡng, các mạch máu được phát ra đi vào nang rốn lấy các chất dinh dưỡng về nuôi thai. Đó là hệ tuần hoàn thứ nhất, còn gọi là hệ tuần hoàn nang rốn. Hình 83.3: Thời kỳ rau toàn diện 294
- 3.1.2. Sự phát triển của phần phụ: * Nội mạc sản: Về phía lưng của bào thai, một số tế bào của lớp thai ngoài tan đi làm thành một buồng gọi là buồng ối, trong chứa nước ối, thành của buồng ối là một màng mỏng gọi là nội sản mạc. * Trung sản mạc: - Các tế bào mầm nhỏ phát triển thành trung sản mạc. - Trung sản mạc có hai lớp: + Lớp ngoài là lớp nội bào. + Lớp trong là các tế bào Langhans. - Trung sản mạc làm thành các chân giả bao vây quanh trứng. * Ngoại sản mạc: Khi trứng làm tổ, niêm mạc tử cung phát triển thành ngoại sản mạc, ngoại sản mạc phân biệt 3 phần: - Ngoại sản mạc tử cung: Là phần chỉ liên quan đến tử cung. - Ngoại sản mạc trứng: Là phần chỉ liên quan đến trứng. - Ngoại sản mạc tử cung- rau: Là phần ngoại sản mạc xen giữa lớp cơ tử cung và trứng. Hình 83.4: Ngoại sản mạc tử cung 1. Ngoại sản mạc tử cung - rau. 2. Cơ tử cung. . 3. Trứng trong thời kỳ rau tiền diện 4. Ngoại sản mạc trứng. 5. Ngoại sản mạc tử cung. 3.2. Thời kỳ hoàn chỉnh tổ chức 3.2.1. Sự phát triển của thai - Thời kỳ này bào thai gọi là thai nhi. Thai nhi có đủ các bộ phận chỉ việc lớn lên và hoàn chỉnh tổ chức. Thời kỳ này thai sống bằng hệ tuần hoàn nang niệu (gọi là hệ tuần hoàn thứ 2). - Mạch máu của nang rốn phát triển về phía nang niệu để hình thành hệ tuần hoàn thứ 2, trong khi đó nang rốn teo đi. Cuối cùng hệ tuần hoàn nang niệu hoàn toàn thay thế cho nang rốn. Dần dần nang niệu cũng teo đi chỉ còn lại các mạch máu đó là động mạch và tĩnh mạnh rốn để trao đổi dinh dưỡng từ máu mẹ. 3.2.2. Phát triển của phần phụ * Nội sản mạc: Nội sản mạc ngày càng phát triển bao bọc nước ối và thai, buồng ối ngày càng rộng ra. * Trung sản mạc: 295
- Trung sản mạc phần lớn trở thành nhẵn, chỉ phát triển ở vùng bám vào tử cung, ở đây trung sản mạc phát triển thành các gai rau với 2 lớp tế bào là lớp hội bào và Langhans. Các động mạch nhỏ vào mỗi gai rau phân chia thành các mao động mạch có thành mạch sát vào gai rau, máu trở về tĩnh mạch rốn để nuôi thai. * Ngoại sản mạc: Ngoại sản mạc trứng teo mỏng dần. Ngoại sản mạc tử cung cũng teo mỏng dần gần tới đủ tháng thì 2 màng này hợp làm một và chỉ còn lơ thơ từng đám. Ngoại sản mạc tử cung rau tiếp tục phát triển và các mạch máu tại đây dãn to hình thành hồ huyết, Trong hồ huyết có máu người mẹ từ các nhánh động mạch tử cung chảy tới, sau khi trao đổi dinh dưỡng, máu theo tĩnh mạch tử cung về tuần hoàn mẹ. LƯỢNG GIÁ 1: Trình bày định nghĩa sự thụ thai? Nói rõ sự hình thành bào thai ở thời kỳ sắp xếp tổ chức? 2: Trình bày sự di chuyển, làm tổ của trứng? 3: Trình bày sự phát triển của phần phụ ở thời kỳ xắp xếp tổ chức? 4: Trình bày sự phát triển của thai và phần phụ của thai ở thời kỳ hoàn chỉnh tổ chức? * Trả lời ngắn các câu từ 5 đến 10 : 5: Cấu tạo của tinh trùng gồm 3 phần là: A:.......................................... B:.......................................... C:.......................................... 6: Trứng sau thụ tinh di chuyển về tử cung được là nhờ 3 yếu tố sau: A:.......................................... B:.......................................... C:.......................................... 7: Các phần phụ của thai gồm: A:.......................................... B:.......................................... C:.......................................... 8: Ngoại sản mạc của phần phụ thai gồm 3 loại là: A: Ngoại sản mạc trứng. B:.......................................... C:.......................................... 9: Trứng sau khi thụ tinh được phát triển qua 2 giai đoạn là: A:.......................................... B:........................................... 10: Điều kiện để thụ tinh là: A:.......................................... B:.......................................... C:.......................................... D: Niêm mạc tử cung ở giai đoạn hoài thai. E: Chức năng tuyến sinh dục bình thường. 296
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phụ nữ có thai dùng thuốc: Vì sao phải thận trọng?
2 p |
119 |
15
-
Sinh lý thụ tinh
33 p |
137 |
15
-
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG LABO HỖ TRỢ SINH SẢN
6 p |
200 |
14
-
Giáo án y học - Xơ gan Ung thư gan
41 p |
112 |
11
-
PHẪU THUẬT CẮT DỊCH KÍNH TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO TRẺ EM
20 p |
145 |
10
-
UNG THƯ GAN NGUYÊN PHÁT – PHẦN 1
16 p |
120 |
9
-
Phát hiện hội chứng Down từ bào thai
2 p |
92 |
8
-
DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRONG NHI KHOA
9 p |
120 |
7
-
MIỄN DỊCH CHỐNG VI SINH VẬT
19 p |
150 |
6
-
Nốt ruồi có thể thành... "sát thủ"
2 p |
77 |
6
-
Bài giảng Buồng trứng, noãn bào, phôi và thai: Sinh lý hiện tượng thụ tinh - Hợp tử trong giai đoạn từ sau thụ tinh đến trước khi làm tổ - Sự làm tổ của phôi - Từ làm tổ đến thai lâm sàng
30 p |
49 |
6
-
Bài giảng Buồng trứng, noãn bào, phôi và thai: Sinh lý hiện tượng thụ tinh - Hợp tử trong giai đoạn từ sau thụ tinh đến trước khi làm tổ
4 p |
68 |
6
-
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG BỆNH LAO
10 p |
153 |
5
-
Bài giảng Quản lý các vấn đề thường gặp liên quan đến nửa đầu thai kỳ: Sự phát triển của phôi thai và thai nhi trong nửa đầu thai kỳ
3 p |
40 |
4
-
Bài trắc nghiệm Tính chất của thai nhi và phần phụ đủ tháng
0 p |
100 |
4
-
Nguyên nhân Ung thư gan
16 p |
77 |
4
-
Bài giảng Sản Phụ khoa - Học phần 17: Các phương pháp tránh thai
302 p |
1 |
0
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)