intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Viêm đài bể thận cấp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu cung cấp những kiến thức giúp bạn hiểu rõ về viêm đài bể thận cấp, một nhiễm trùng đường tiết niệu nghiêm trọng. Chúng ta sẽ khám phá các nguyên nhân gây bệnh, các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh, cũng như các triệu chứng, biến chứng có thể xảy ra. Bài học cũng sẽ trình bày cách xử trí hiệu quả và các biện pháp phòng ngừa quan trọng để bảo vệ sức khỏe hệ tiết niệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Viêm đài bể thận cấp

  1. Bài 16 VIÊM ĐÀI BỂ THẬN CẤP MỤC TIÊU 1. Trình bày được nguyên nhân, yếu tố nguy cơ, triệu chứng, biến chứng viêm đài bể thận cấp 2. Trình bày được hướng xử trí và phòng viêm đài bể thận cấp. NỘI DUNG 1. Đại cương: 1.1. Định nghĩa: Viêm đài bể thận là nhiễm khuẩn ở tổ chức kẽ của thận nguyên nhân do vi khuẩn. ở giai đoạn cấp của bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được loại bỏ nguy cơ và nguyên nhân gây bệnh. Nếu bị tái phát nhiều lần sẽ bị chuyển thành mạn, và hậu quả cuối cùng sẽ dẫn đến suy thận mạn. Bệnh nhân có thể tử vong do biến chứng suy thận mạn, do đó nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng và triệt để bệnh nhân phục hồi hoàn toàn. 1.2. Đặc điểm dịch tễ: Viêm đài bể thận cấp và mạn là một bệnh gặp nhiều ở nữ, gặp ở mọi lứa tuổi nhất là lứa tuổi lao động và hoạt động sinh dục nhiều. Nữ giới có sự liên quan với tình trạng có thai. Viêm đài bể thận mạn là nguyên nhân đứng hàng thứ hai dẫn đến suy thận . 2. Nguyên nhân gây bệnh 2.1. Nguyên nhân: 2.1.1. Nguyên nhân vi khuẩn - Vi khuẩn Gram (-) chiếm khoảng 90% các trường hợp: + E. Coli: 60-70% + Klebsiella: 20% (15-20%) + Proteus mirabilis: 15% (10-15%) + Enterobacter: 5-10% + Và một số vi khuẩn Gram (-) khác. - Vi khuẩn Gram (+) chiếm < 10% + Enterocoque: 2% + Staphylocoque: 1% + Các vi khuẩn khác: 3-4%. 2.1.2. Nguyên nhân thuận lợi : Là nguyên nhângây tắc nghẽn đường bài xuất nước tiểu, gây ứ trệ dòng nước tiểu, tạo điều kiện cho nhiễm trùng và khi đã có nhiễm trùng thì duy trì nhiễm trùng. Vì vậy viêm đài bể thận xẩy ra trên một bệnh nhân có tắc nghẽn dòng nước tiểu thường rất dai dẳng và nặng. - Các nguyên nhân thường gặp là: + Sỏi thận tiết niệu + U thận tiết niệu + U bên ngoài đè ép vào niệu quản + U tuyến tiền liệt 63
  2. + Dị dạng thận, niệu quản - Các nguyên nhân khác: + Thận đa nang + Thai ngén + Đái tháo đường 3. Triệu chứng lâm sàng - Hội chứng bàng quang: Đái buốt, đái dắt, đái máu, đái mủ cuối bãi. Tuy nhiên hội chứng bàng quang có thể xuất hiện trước khi có viêm đài bể thận cấp. Khi có triệu chứng viêm đài bể thận cấp thì triệu chứng viêm bàng quang đã đỡ nên dễ bỏ qua chẩn đoán. - Đau vùng thắt lưng + Thường đau một bên, nhưng cũng có khi đau cả 2 bên + Đau âm ỉ thỉnh thoảng trội thành từng cơn. + Vỗ hông lưng (+) là triệu chứng rất có giá trị, nhất là trong trường hợp chỉ có đau một bên - Khám có thể thấy thận to và đau. - Triệu chứng toàn thân - Bệnh nhân có hội chứng nhiễm trùng: Sốt cao, rét run, môi khô, lưỡi bẩn, có thể thấy dấu hiệu mất nước do sốt. - Nước tiểu đục có thể có đái mủ đại thể, bạch cầu niệu dương tính, vi khuẩn niệu dương tính, Protein niệu có nhưng 3805C cố thể dương tính. - Siêu âm thận: + Thận hơi to hơn bình thường + Đài bể thận giãn + Có thể thấy nguyên nhân thuận lợi như sỏi, thận đa nang ... - X quang: + Chụp bụng không chuẩn bị nếu nghi ngờ có sỏi. + Có thể thấy nguyên nhân thuận lợi gây tắc nghẽn đường bài niệu. 4. Chẩn đoán: 4.1. Chẩn đoán xác định Dựa vào tam chứng cổ điển: + Bệnh nhân có hội chứng nhiễm trùng: Sốt cao, rét run. + Đau mỏi vùng thắt lưng + Đái buốt, đái dắt, đái máu, đái mủ, nước tiểu có bạch cầu, tế bào mủ và vi khuẩn. 4.2. Chẩn đoán phân biệt: - Viêm đài bể thận cấp phân biệt với đợt cấp của viên đài bể thận mạn: Viêm đài bể thận mạn đợt cấp có các triệu chứng của viêm đài bể thận cấp ngoài ra có thêm triệu chứng suy thận, siêu âm thận và x-quang thận thấy thận teo nhỏ không đều. 5. Điều trị Dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn : - Tốt nhất là cấy nước tiểu tìm vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ, dựa vào kết quả kháng sinh đồ để dùng kháng sinh cho thích hợp. 64
  3. - Các kháng sinh thường dụng hiện nay cho viêm đài bể thận cấp là: + Nhóm Quinolon: Peflacin, Nofloxacine … + Cephalosporine: Zinnat, Fortum … + Nhóm Aminoside: Amikacin, Gentamycin … + Nhóm (lactamin: Ampicilline, Unasyn … - Dùng liều cao và phối hợp kháng sinh, thời gian dùng kháng sinh ít nhất là 2 tuần lễ. 5.3. Điều trị chung cho viêm đài bể thận cấp và mạn: - Uống nhiều nước đảm bảo nước tiểu >1,5l/24h. - Loại bỏ được các nguyên nhân thuận lợi: Mổ lấy sỏi, điều trị u tuyến tiền liệt... 6. Phòng bệnh. - Đảm bảo vệ sinh tránh viêm thận ngược dòng - Tránh các thủ thuật không cần thiết: Thông đái ... - Loại bỏ các yếu tố nguy cơ . LƯỢNG GIÁ Khoanh tròn vào các ý đúng nhất trong các câu sau: Tình huống lâm sàng: Bệnh nhân T, có tiền sử khỏe mạnh, vào viện sốt, đái buốt, đái rắt. Khám thấy bệnh nhân có sưng, nóng đỏ vùng hố thắt lưng trái. Không phù. 1. Chẩn đoán nào sau đây là phù hợp ở bệnh nhân T A. Viêm cầu thận cấp B. Viêm cầu thận mạn C. Suy thận cấp D. Viêm đài bể thận cấp 2. Thuốc nào sau đây được lựa chọn, ngoại trừ A. Kháng sinh nhóm quinolon B. Kháng sinh nhóm Sulfamid C. Giảm đau: Nospa D. Trofurit 3. Chế độ ăn phù hợp cho bệnh nhân T là: A. Ăn nhạt, hạn chế đạm B. Ăn nhạt, nhiều trái cây C. Ăn nhạt, uống nhiều nước D. Ăn uống bình thường 4. Các nguyên nhân sau đây của viêm đài bể thận, ngoại trừ: A. E. Coli B. Klebsiella C. Proteus mirabilis D. Enterobacter 65
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2