SKKN: Các nước tư bản chủ yếu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1919 - 1939)
lượt xem 1
download
Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu lí luận về xây dựng chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh nói riêng và các phương pháp dạy học tích cực trong nhà trường phổ thông nói chung, đề tài nhằm khẳng định ý nghĩa, vai trò của phương pháp xây dựng chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử. Đồng thời đề tài cũng đưa ra cách thiết kế một chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh một cách chi tiết, tích cực.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Các nước tư bản chủ yếu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1919 - 1939)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC ——&&—— BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến kinh nghiệm: “XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ YẾU GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1919 – 1939) ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ BÀI HỌC LỊCH SỬ” Người viết: Phùng Đình Hải Mã sáng kiến: 1
- Vĩnh Phúc, năm 2020 MỤC LỤC Nội dung Trang MỞ ĐẦU 2 1. Lí do chọn đề tài 2 2. Đối tượng, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3 2.1. Đối tượng nghiên cứu: 3 2.2. Mục đích nghiên cứu: 4 2.3. Nhiệm vụ đề tài 4 3. Phạm vi nghiên cứu: 4 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5 4.1. Cơ sở phương pháp luận 5 4.2. Phương pháp nghiên cứu 5 5. Giả thuyết khoa học 5 6. Đóng góp của đề tài 5 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6 8. Cấu trúc của đề tài 6 Phần I: Tóm tắt nội dung chuyên đề 7 Phần II: Tiến trình dạy học chuyên đề 14 KẾT LUẬN 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 44 2
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nhân loại đã bước sang thế kỷ XXI với một nền văn minh mới – “Văn minh trí tuệ” hay còn gọi là “Nền kinh tế tri thức”, tri thức đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ mới và sự quá độ sang nền kinh tế tri thức của nhân loại ngày nay đã và đang tạo ra thời cơ và thách thức đối với mỗi quốc gia dân tộc. Việt Nam đang ở trong bối cảnh lịch sử như vậy, việc chuyển từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế tri thức đã đặt cả nước ta trước nhiều thách thức gay gắt, đồng thời cũng tạo ra những vận hội chung để vươn lên mạnh mẽ. Để hòa nhập với nền kinh tế tri thức, vấn đề đào tạo nhân lực, vấn đề giáo dục phải là quốc sách hàng đầu. Đây là “con chủ bài” để nước ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó giáo dục phổ thông có tầm quan trọng đặc biệt để thực hiện sứ mệnh trên. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi tiến hành đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học ở phổ thông hiện nay. Để đổi mới phương pháp dạy học, Luật giáo dục đã nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh.. bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận động kiến thức vào thực tiễn…”. Do những thay đổi đó đã khiến chúng ta không thể đào tạo học sinh theo cách dạy truyền thống, làm cho học sinh tiếp thu một cách thụ 3
- động, mà cần phải thay đổi phương pháp dạy học, phải làm sao cho học sinh học tập một cách thông minh, hứng thú, tự nghiên cứu tìm tòi… mới đáp ứng được mục tiêu giáo dục, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu và yêu cầu như trên, môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông cũng phải đổi mới phương pháp dạy học lịch sử một yêu cầu cấp thiết đang đặt ra. Trong quá trình đổi mới toàn diện giáo dục cần đổi mới đồng bộ từ mục tiêu giáo dục, nội dung, phương pháp giáo dục, cách thức kiểm tra, đánh giá và công tác quản lí giáo dục. Trong những năm qua, phần lớn giáo viên đã tiếp cận với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Tuy nhiên việc nắm vững và vận dụng chúng còn hết sức hạn chế, có khi còn máy móc, lạm dụng. Đại đa số giáo viên chưa tìm được “chỗ đứng” của mỗi kĩ thuật dạy học trong cả tiến trình tổ chức hoạt động dạy học. Cũng chính vì thế giáo viên vẫn chủ yếu lệ thuộc vào tiến trình các bài học được trình bày trong sách giáo khoa, chưa dám chủ động trong việc thiết kế tiến trình xây dựng kiến thức phù hợp với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Khả năng khai thác sử dụng thiết bị dạy học và tài liệu bổ trợ trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy trên lớp và tự học ở nhà của học sinh còn hạn chế, kém hiệu quả. Nhiều giáo viên mong muốn sử dụng phương pháp dạy học mới đều lúng túng và sợ cháy giáo án, do học sinh không hoàn thành các hoạt động được giao trong giờ học. Chính vì vậy, dù có cố gắng nhưng việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực hiện nay chưa thực sự tổ chức được hoạt động nhận thức tích cực, sáng tạo và bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh, việc tăng cường hoạt động học tập cá thể và học tập hợp tác còn nhiều hạn chế, chưa kết hợp được sự đánh giá của giáo viên và sự đánh giá của học sinh trong quá trình dạy học. 4
- Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, cần chủ động, sáng tạo xây dựng nội dung dạy học phù hợp với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, tôi đã thiết kế chuyên đề dạy học “Các nước tư bản chủ yếu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1919 1939)”, nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở nhà trường phổ thông, đồng thời để bạn bè đồng nghiệp tham khảo, đóng góp chuyên môn giúp nâng cao chất lượng giảng dạy cho bộ môn ngày một tốt hơn. 2. Đối tượng, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Tình hình các nước tư bản chủ yếu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1919 – 1939), thông qua thiết kế chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Đối tượng áp dụng: học sinh lớp 11 ban cơ bản. Thời gian giảng dạy chuyên đề: 3 tiết. 2.2. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở tìm hiểu lí luận về xây dựng chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh nói riêng và các phương pháp dạy học tích cực trong nhà trường phổ thông nói chung, đề tài nhằm khẳng định ý nghĩa, vai trò của phương pháp xây dựng chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử. Đồng thời đề tài cũng đưa ra cách thiết kế một chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh một cách chi tiết, tích cực. 2.3. Nhiệm vụ đề tài: Để thực hiện mục đích trên, đề tài sẽ lần lượt giải quyết các nhiệm vụ sau: + Tìm hiểu về quan điểm đổi mới dạy học, lí luận phương pháp dạy học tích cực nói chung và phương pháp xây dựng chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh mói riêng. 5
- + Tìm hiểu nội dung chương trình sách giáo khoa lịch sử ở trường phổ thông để xây dựng, thiết kế các chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. + Điều tra thực tế: dự giờ, thăm dò ý kiến của giáo viên và học sinh, theo dõi tình hình dạy học lịch sử nói chung và việc dạy học các chuyên đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh nói riêng. 3. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài không đi sâu vào nghiên cứu nội dung lí luận về quan điểm đổi mới dạy học, lí luận phương pháp dạy học tích cực nói chung và phương pháp xây dựng chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh nói riêng, mà tập trung vào việc nâng cao hiệu quả giờ học lịch sử của học sinh, thông qua thiết kế một chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở phương pháp luận Dựa vào những quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về nhận thức và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục phổ thông, đặc biệt quan điểm giáo dục lịch sử cho học sinh phổ thông trong giai đoạn hiện nay. Dựa vào lý luận tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học lịch sử của các nhà khoa học giáo dục và giáo dục lịch sử. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu một số văn bản, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh bàn về giáo dục, bộ môn lịch sử...có liên quan đến đề tài. Khảo sát thực tế: Việc khảo sát thực tế phổ thông được thông qua nhiều cách khác nhau: dự giờ, quan sát, điều tra xã hội học, trao đổi thảo luận với giáo 6
- viên phổ thông để từ đó rút ra những kết luận về thực tế dạy học lịch sử ở trường phổ thông nói chung và dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực nói riêng. Đây là cơ sở để lựa chọn các biện pháp sư phạm phù hợp. Tiến hành thực nghiệm sư phạm thiết kế một chuyên đề để đánh giá tính khả thi của đề tài... 5. Giả thuyết khoa học Chất lượng học tập lịch sử ở các nhà trường phổ thông sẽ được nâng cao hơn, nếu chúng ta tiến hành, thiết kế các bài học lịch sử theo chuyên đề, chủ đề dạy học bằng các phương pháp dạy học tích cực, chủ động nhằm phát triển hết năng lực của học sinh. Từ đó làm cho học sinh hứng thú học tập lịch sử, không nhàm chán, sợ học lịch sử…từ đó nâng cao chất lượng học tập của bộ môn ở nhà trường phổ thông. 6. Đóng góp của đề tài Khẳng định vai trò và cần thiết phải xây dựng các chuyên đề, chủ đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong việc dạy học lịch sử ở nhà trường phổ thông. Đề xuất một số hình thức, cách thiết kế câu hỏi một chuyên đề, chủ đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần làm phong phú lý luận dạy học bộ môn về sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học lịch sử ở nhà trường phổ thông. Về thực tiễn: Đề tài giúp tác giả và các giáo viên dạy lịch sử ở nhà trường phổ thông biết vận dụng và sử dụng thành thạo, linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực nói chung và xây dựng một chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh nói riêng trong dạy học lịch sử. 7
- 8. Cấu trúc của đề tài Ngoài Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài gồm 2 phần: Phần I: Tóm tắt nội dung chuyên đề Phần II: Tiến trình dạy học chuyên đề PHẦN I: TÓM TẮT NỘI DUNG KIẾN THỨC CHUYÊN ĐỀ: I.1. Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vécxai (1919 – 1920) và Oasinhtơn (1921 – 1922) để kí kết hòa ước và phân chia quyền lợi sau chiến tranh. Một trật tự thế giới được thiết lập thông qua các văn kiện được kí kết tại Vécxai và Oasinhtơn, thường được gọi là hệ thống Vécxai – Oasinhtơn. 8
- Với hệ thống Vécxai và Oasinhtơn, một trật tự thế giới mới được thiết lập, phản ánh tương quan lực lượng mới giữa các nước tư bản. Các nước thắng trận, trước hết là Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản, giành được nhiều quyền lợi về kinh tế và xác lập sự áp đặt, nô dịch đối với các nước bại trận, đặc biệt là các dân tộc phụ thuộc. Đồng thời ngay cả các nước tư bản thắng trận cũng nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn về quyền lợi. Chính vì vậy, quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản trong thời gian này chỉ là tạm thời và mong manh. Nhằm duy trì hòa bình an ninh thế giới mới Hội Quốc liên – một tổ chức chính trị mang tính chất quốc tế đầu tiên được thành lập với sự tham gia của 44 nước. I.2. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 và hậu quả của nó Tháng 10 – 1929, cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ, sau đó lan ra toàn bộ thế giới tư bản, chấm dứt thời kì ổn định và tăng trưởng của chủ nghĩa tư bản. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, kéo dài gần 4 năm, trầm trọng nhất là năm 1932, tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội. Khủng hoảng kinh tế đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Để cứu vãn tình thế, các nước tư bản buộc phải xem xét lại con đường phát triển của mình. Các nước Anh, Pháp, Mĩ tiến hành những cải cách kinh tế xã hội, đổi mới quá trình quản lí, tổ chức sản xuất để thoát khỏi khủng hoảng. Trong khi các nước Đức, Italia, Nhật Bản lại tìm kiếm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới. Đó là việc thiết lập các chế độ độc tài phát xít – nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất. 9
- I.3. Sự lựa chọn con đường thoát khỏi khủng hoảng của các nước tư bản chủ yếu * Nước Mĩ: Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, Tổng thống Rudơven đã thực hiện một hệ thống chính sách, biện pháp của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế tài chính và chính trị xã hội được gọi chung là Chính sách mới (New Deal). Bằng sự can thiệp tích cực của Nhà nước vào đời sống kinh tế, Chính phủ Rudơven đã thực hiện các biện pháp để giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển kinh tế thông qua các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp. Trong đó Đạo luật Phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất. Chính sách mới đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản của nước Mĩ trong con khủng hoảng nguy kịch. Nhà nước tăng cường được vai trò của mình trong trợ cấp thất nghiệp, tào thêm được nhiều việc làm mới, khôi phục sản xuất, xoa dịu được mâu thuẫn xã hội… góp phần làm cho Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản. Về đối ngoại, chính phủ Rudơven đề ra chính sách láng giềng thân thiện nhằm cải thiện quan hệ với các nước Mĩ Latinh… mục đích nhằm xoa dịu các cuộc đấu tranh chống Mĩ và củng cố vị trí của Mĩ ở khu vực này. Năm 1933 thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô nhằm giảm căng thẳng, chạy đua vũ trang, nâng cao vị thế của Mĩ trên trường quốc tế. Đối với các vấn đề quốc tế, trước nguy cơ chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh, Mĩ thông qua nhiều đạo luật để giữ vai trò trung lập… tạo điều kiện cho chủ nghĩa phát xít gây chiến. 10
- * Nước Đức: Cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế Đức đang trong quá trình phục hồi. Trong bối cảnh ấy các thế lực phản động hiếu chiến, đặc biệt là Đảng Công nhân quốc gia xã hội (gọi tắt là Đảng Quốc xã), ngày càng mở rộng ảnh hưởng, ra sức tuyên truyền, kích động chủ nghĩa phục thù, chống cộng sản và phân biệt chủng tộc, chủ trương phát xít hóa bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai. Ngày 30/1/1933, Tổng thống Hinđenbua chỉ định Hítle làm Thủ tướng đánh dấu quá trình chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền. Về chính trị: Chính phủ Hítle ráo riết thiết lập nền chuyên chính độc tài, khủng bố công khai, xóa bỏ hiến pháp Vaima… Về kinh tế: tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự. Về đối ngoại: tăng cường các hoạt động chuẩn bị chiến tranh… đến năm 1938, nước Đức trở thành một trại lính khổng lồ, chuẩn bị tiến hành kế hoạch gây chiến tranh thế giới. * Nước Nhật: Năm 1929, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mĩ dẫn đến cuộc đại suy thoái của chủ nghĩa tư bản, làm cho nền kinh tế Nhật Bản giảm sút trầm trọng, sản xuất công nghiệp đình đốn. Khủng hoảng xảy ra nghiêm trọng nhất là nông nghiệp, do lệ thuộc vào thị trường bên ngoài. Khủng hoảng đạt tới đỉnh cao năm 1931, gây nên hậu quả xã hội nghiêm trọng, mâu thuẫn xã hội và cuộc đấu tranh của những người lao động diễn ra quyết liệt. 11
- Để khắc phục khủng hoảng, giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài. Khác với Đức, qúa trình phát xít hóa diến ra thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ độc tài phát xít, ở Nhật Bản, do có sẵn chế độ chuyên chế Thiên hoàng, quá trình này diễn ra thông qua việc quan phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa. Cùng với việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, tăng cường chạy đua vũ trang, giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh việc xâm lược Trung Quốc. Năm 1933, Nhật dựng lên chính phủ bù nhìn do Phổ Nghi – Hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc đứng đầu chính phủ “Mãn Châu quốc”. Miền Đông Bắc Trung Quốc trở thành bàn đạp cho những cuộc phưu lưu mới của quân đội Nhật Bản. Nước Nhật trở thành lò lửa chiến tranh ở Châu Á và trên thế giới. I.4. MỤC TIÊU I.4.1. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được một cách hệ thống những nét lớn về sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản trong khoảng 20 năm giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Cụ thể là: + Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, một trật tự thế giới được thiết lập theo hòa ước Vécxai – Oasinhtơn song chứa đựng đầy mâu thuẫn và không vững chắc. + Học sinh rút ra được nhận xét và tính chất của trật tự thế giới mới theo hòa ước Vécxai – Oasinhtơn. + Trình bày được thời gian, nguyên nhân, diễn biến, hậu quả về kinh tế, chính trị, xã hội của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933. 12
- + Lí giải được tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 lại dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới. + Trình bày được tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đến nước Đức và quá trình Đảng Quốc xã lên cầm quyền. + Giải thích được vì sao Chủ nghĩa phát xít lại thắng thế và lên cầm quyền ở Đức? + Nắm được những chính sách mà Chính phủ phát xít Hítle thực hiện trong những năm 1933 – 1939. + Trình bày được thời gian, nguyên nhân, diễn biến, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đối với nước Mĩ. + Lí giải được vì sao số người thất nghiệp ở Mĩ lên đến mức cao nhất vào những năm 1932 – 1933. + Trình bày được những nội dung cơ bản trong Chính sách mới của tổng thống Rudơven. + Trình bày được tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đối với nước Nhật. + Trình bày được quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản. + Giải thích được vì sao Nhật bản chiếm đóng Trung Quốc. + So sánh được quá trình phát xít hóa bộ máy nhà nước ở Đức với quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản như thế nào. I.4.2. Về tư tưởng, thái độ: 13
- + Giúp học sinh nhận thức được những mâu thuẫn trong lòng xã hội tư bản, sự phát triển không đồng đều và chứa đựng nhiều nghịch lí của CNTB, hiểu rõ được bản chất của CNTB. + Giáo dục tinh thần quốc tế chân chính, tin tưởng vào tinh thần đấu tranh của những người lao động, chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh đế quốc. + Ủng hộ cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ và giải phóng của nhân dân thế giới. I.4.3. Về Kĩ năng: + Rèn luyện khả năng tư duy lôgic, khả năng nhận thức và so sánh các sự kiện hiện tượng lịch sử để lí giải được sự khác biệt về hệ quả của các sự kiện đó. + Nâng cao khả năng khái quát hóa, hệ thống hóa các sự kiện để hiểu rõ bản chất của chúng, rút ra được các mối liên hệ của các sự kiện, hiện tượng lịch sử. + Biết khai thác bản đồ, tranh ảnh, tư liệu lịch sử đẻ phân tích và rút ra kết luận. I.4.4. Bảng mô tả các mức độ nhận thức Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng (Mô tả mức (Mô tả mức (Mô tả mức cao độ cần đạt) độ cần đạt) độ cần đạt) (Mô tả mức độ cần đạt) Tình hình các + Trình bày + Lí giải + Phân tích + Học sinh rút nước tư bản được sự hình được tại sao được hậu quả ra được nhận giữa hai thành trật tự cuộc khủng của khủng xét và tính 14
- cuộc Chiến thế giới mới hoảng kinh tế hoảng kinh tế chất của trật tranh thế sau chiến thế giới 1929 1929 – 1933 tự thế giới giới (1919 – tranh thế giới – 1933 lại đối với nước mới theo hòa 1939) thứ nhất theo dẫn tới nguy Mĩ và thế ước Vécxai – hệ thống hòa cơ một cuộc giới. Oasinhtơn. ước Vécxai – chiến tranh + So sánh + Đánh giá Oasinhtơn. thế giới mới. được quá được tác + Trình bày + Giải thích trình phát xít dụng của được nguyên được vì sao hóa bộ máy Tổng thống nhân, biểu số người thất nhà nước ở Mĩ Rudơven hiện, hậu quả nghiệp ở Mĩ Đức với quá đối vơi nước của cuộc lên đến mức trình quân Mĩ. khủng hoảng cao nhất vào phiệt hóa bộ + Liên hệ hội kinh tế thế những năm máy nhà nước nghị Vécxai – giới 1929 – 1932 – 1933. ở Nhật Bản Oasinhtơn 1933. + Giải thích như thế nào. đến hoạt + Trình bày được vì sao động của được tác Nhật bản Nguyễn Ái động của chiếm đóng Quốc. cuộc khủng Trung Quốc. + Liên hệ hoảng kinh tế cuộc khủng 1929 1933 hoảng kinh tế đối với nước thế giới 1929 Mĩ, Đức, – 1933 ở Việt Nhật Bản. Nam. + Trình bày 15
- được những nội dung cơ bản trong Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru dơven. I.4.5. Định hướng năng lực được hình thành: Năng lực chung: + Năng lực tự học. + Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. + Năng lực giao tiếp. + Năng lực hợp tác. + Năng lực sử dụng ngôn ngữ. Năng lực chuyên biệt: + Năng lực tái hiện. + Xác định và giải quyết mối liên hệ ảnh hưởng giữa các sự kiện hiện tượng lịch sử. + So sánh, phân tích. + Đánh giá, nhận xét. I.4.6. Thiết bị, tài liệu dạy học: 16
- Lược đồ thế giới hoặc châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Phim tư liệu về Hội nghị Vécxai, cuộc khủng hoảng ở Mĩ (1929 – 1933). Tranh ảnh liên quan. Tài liệu tham khảo liên quan đến bài học. PHẦN II: TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: A. Hoạt động tạo tình huống học tập (Tình huống xuất phát) 1. Mục tiêu: Cho học sinh quan sát các bức ảnh về các nước tư bản chủ yếu và các bức ảnh về cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những vấn đề chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới ẩn chứa đằng sau những tấm ảnh này. 2. Phương thức: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy quan sát các bức ảnh mà giáo viên đưa ra, sau đó thảo luận một số câu hỏi sau: + Những hình ảnh sau đây gợi ý cho các em liên tưởng tới các quốc gia nào? 17
- + Mục đích giáo viên đưa các tranh này nhằm làm gì? ( Hình ảnh về các nước tư bản chủ yếu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới) 18
- (Hình ảnh về sự tàn khốc trong chiến tranh thế giới thứ nhất) Những hình ảnh này gợi nhớ cho các em điều gì? 3. Gợi ý sản phẩm: Mỗi học sinh có thể trình bày câu hỏi ở mức độ khác nhau, giáo viên lựa chọn câu trả lời tốt nhất của học sinh để kết nối vào bài mới: + Đây là các bức tranh về hình ảnh nước Nhật (núi Phú Sĩ), hình ảnh nước Đức (Nhà Quốc hội), hình ảnh nước Mĩ (tượng Nữ thần Tự do), Hình ảnh nước Pháp (Tháp Eiffel), hình ảnh nước Anh (đồng hồ Big Ben). + Hai bức tranh bên dưới là hình ảnh về cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau khi gắn kết các sự kiện từ các câu trả lời của học sinh, giáo viên dẫn dắt vào bài mới: Chiến tranh thế gới thứ nhất kết thúc, các nước thắng trận tổ chức hội nghị để phân chia quền lợi sau chiến tranh, một trật tự thế giới mới được thiết lập: trật tự Vécxai – Oasinhtơn, nhưng mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa chưa được giải quyết, quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản trong giai đoạn này chỉ là tạm thời và mong manh. Từ 1919 đến 1939, các nước tư bản chủ yếu như Mĩ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản đã trải qua một qua trình phát triển với nhiều biến động to lớn, dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới. Vậy quá trình phát triển đó như thế nào? Con đường nào dẫn tới cuộc chiến tranh thế giới mới? Nội dung bài học hôm nay sẽ giải quyết vân đề này. B. Hoạt động hình thành kiến thức 19
- 1. Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn a, Mục tiêu: học sinh tìm hiểu sự hình thành trật tự thế giới mới theo hệ thống hòa ước Vécxai – Oasinhtơn về thời gian, nội dung và tính chất của hội nghị hòa ước này là gì? Thái độ của các nước tư bản chủ yếu như thế nào? b, Phương thức: Hoạt động nhóm – toàn lớp. Giáo viên cho học sinh xem đoạn video về Hội nghị Vécxai (dài hơn 1 phút) hoặc tranh ảnh liên quan đến hội nghị để học sinh biết đây là sự kiện gì? Bức tranh có những ai?.. nhằm dẫn dắt vào mục 1 của bài. (Đoạn video hoặc tranh ảnh về hội nghị Vécxai) + Hãy cho biết nội dung các bức tranh này muốn nói điều gì? + Sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc các nước thắng trận đã làm gì? Giáo viên chia học sinh cả lớp làm 2 nhóm (2 tổ một nhóm) đọc nội dung sách giáo khoa và tài liệu tìm hiểu về nội dung hòa ước Vécxai và Oasinhtơn, sau đó trả lời các câu hỏi sau: 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Nâng cao hiệu quả công tác lập hồ sơ hiện hành và quản lý hồ sơ lưu trữ tại cơ quan
25 p | 1576 | 203
-
SKKN: Một số biện pháp giúp HS lớp 1 học tốt giải Toán có lời văn
59 p | 1597 | 189
-
SKKN: Lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 8, 9
30 p | 1097 | 134
-
SKKN: Nội dung và phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 giải các bài toán về chuyển động đều
59 p | 199 | 41
-
SKKN: Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường THPT. Ứng dụng vào thực tiễn dạy học tác phẩm “Tây Tiến” (Quang Dũng)
32 p | 166 | 14
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn