intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường THPT. Ứng dụng vào thực tiễn dạy học tác phẩm “Tây Tiến” (Quang Dũng)

Chia sẻ: Trần Thị Ta | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:32

169
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài: Là một giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn, tôi hiểu rõ vai trò to lớn của văn học. Với khả năng giúp con người có thể sống chan hoà, chiếm lĩnh được thiên nhiên và nhận thức sâu sắc hơn về xã hội. Văn học giúp chúng ta hiểu biết, khám phá và sáng tạo chủ thể xã hội, từ đó xây dựng tư tưởng, tình cảm, bồi đắp tâm hồn con người. Nhờ có văn học mà chúng ta vươn tới cái Chân – Thiện – Mỹ trong cuộc đời. Vì vậy để học sinh tiếp nhận kiến thức một cách hiệu quả thì dạy học theo hướng tích hợp là cách thức tối ưu. Qua đề tài này, tôi muốn giúp học thấy được mối liên hệ giữa kiến thức môn Ngữ văn với các nội dung cũng như những môn học khác. Từ đó việc tiếp thu kiến thức của học sinh cũng trở nên hệ thống, khoa học và sâu sắc hơn. Hơn nữa qua việc tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng dạy học theo hướng tích hợp, chúng tôi có thời gian tiếp cận cách thức, phương pháp dạy học mới nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của nước ta trong bối cảnh hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường THPT. Ứng dụng vào thực tiễn dạy học tác phẩm “Tây Tiến” (Quang Dũng)

  1. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu:  1.1. Lí do chọn đề tài. Như chúng ta đã biết mục tiêu giáo dục trung học của nước ta hiện nay là giúp   học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ  bản nhằm phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân  cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân,  tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Và để thực hiện được mục tiêu đó, chương trình   giáo dục Việt Nam nói chung và chương trình cấp THPT nói riêng đang không ngừng   cải tiến và đổi mới cả  về  nội dung và phương pháp giảng dạy. Một trong những thay   đổi của việc dạy học trong nhà trường là dạy học theo hướng tích hợp, liên môn. Đây  chính là một hình thức dạy học mới nhằm định hướng, hình thành một số năng lực cho  người học, thực hiện yêu cầu giảm tải và tránh trùng lặp về  kiến thức giữa các môn   học. Có thể nói dạy học theo hướng tích hợp là một xu hướng đang được nhiều nước   trên thế giới chú trọng. Còn ở Việt Nam, nhất là trong bối cảnh đang đổi mới căn bản,  toàn diện về giáo dục và đào tạo như hiện nay thì dạy học theo hướng tích hợp là một  hướng đi đúng đắn và tất yếu. Chương trình THPT môn Ngữ  văn do Bộ  Giáo dục và   Đào tạo dự thảo đã chỉ rõ: “Lấy qua điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức   chương trình, biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn phương pháp dạy học”. Như vậy ở  nước ta hiện nay vấn đề đặt ra trong lí luận và phương pháp dạy học bộ môn là phải   tiếp cận, nguyên cứu và vận dụng dạy học tích hợp trong dạy học Ngữ  văn ở  THPT   nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và đào tạo của bộ môn. Ngoài việc dạy học tích hợp những nội dung trong các phân môn của môn Ngữ  văn thì trong hoạt động dạy học hiện nay, chúng ta còn tích hợp với một số  nội dung   khác như: môi trường, kĩ năng sống, tư  tưởng đạo đức Hồ  Chí Minh cũng như  kiến  thức của một số môn học như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân…. Trong thực tế dạy   học những nội dung này đều là những kiến thức quan trọng cần thiết trong việc giáo   dục, bồi dưỡng, hoàn thiện nhân cách cho người học. Do đó dạy học tích hợp là một  tất yếu trong nhà trường THPT hiện nay. Bên cạnh những lí do trên trong thực tế  giảng  ở trường phổ thông những năm   qua, tôi nhận thấy dạy học tích hợp là cách thức dạy học có nhiều ý nghĩa tích cực cho  cả người dạy và người học. Nó giúp học sinh tiết kiệm thời gian học tập mà vẫn mang   lại hiệu quả nhận thức, có thể  tránh được biểu hiện cô lập, tách rời từng phương tiện  kiến thức đồng thời phát huy tư duy biện chứng, khả năng thông hiểu và vận dụng kiến   thức linh hoạt vào các yêu cầu môn học, phân môn cụ  thể  trong chương trình theo  nhiều cách khác nhau. Từ  đó học sinh nắm vững kiến thức sẽ sâu sắc, hệ  thống và  bền vũng hơn. Hơn nữa Ngữ văn lại là môn học có liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều  môn học khác. Vì thế trong dạy học môn học này có thể tích hợp được nhiều nội dung.   Và cũng nhờ vào những nội dung tích hợp ấy bài học Ngữ văn sẽ thêm phần hấp dẫn,  thuyết phục. 1
  2. Tuy nhiên, trong quá trình dạy học không phải giáo viên nào cũng hiểu hết được  ý nghĩa của việc dạy học tích hợp. Vì thế dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn  mặc dù   đã được thực hiện nhưng chưa đạt được hiệu quả tối  ưu. Bởi kiến thức cần cung cấp   trong môn Ngữ văn là không nhỏ  trong khi thời gian để  thực hiện khi có nội dung tích  hợp lại không thay đổi. Ngoài ra với đối tượng học sinh của Trường THPT Trần Hưng   Đạo khả năng tiếp thu chậm nên nhiều khi giáo viên mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp   những kiến thức văn học, ít chú ý đến việc tích hợp những nội dung khác. Từ  thực tế  trên kết hợp với những điều đã đúc kết được trong quá trình giảng   dạy, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong môn Ngữ  văn ở  trường   THPT,  ứng dụng vào giảng dạy tác phẩm “Tây Tiến” (Quang Dũng) nhằm góp phần   thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và đào tạo của bộ môn. 1.2. Mục đích của đề tài. Là một giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn, tôi hiểu rõ vai trò to lớn của văn học. Với  khả  năng giúp con người có thể  sống chan hoà, chiếm lĩnh được thiên nhiên và nhận   thức sâu sắc hơn về  xã hội. Văn học giúp chúng ta hiểu biết, khám phá và sáng tạo   chủ thể xã hội, từ đó xây dựng tư tưởng, tình cảm, bồi đắp tâm hồn con người. Nhờ có   văn học mà chúng ta vươn tới cái Chân – Thiện – Mỹ  trong cuộc đời. Vì vậy để  học   sinh tiếp nhận kiến thức một cách hiệu quả  thì dạy học theo hướng tích hợp là cách  thức tối  ưu. Qua đề  tài này, tôi muốn giúp học thấy được mối liên hệ  giữa kiến thức   môn Ngữ văn với các nội dung cũng như những môn học khác. Từ đó việc tiếp thu kiến  thức của học sinh cũng trở nên hệ thống, khoa học và sâu sắc hơn. Hơn nữa qua việc   tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng dạy học theo hướng tích hợp, chúng tôi có thời gian   tiếp cận cách thức, phương pháp dạy học mới nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của   đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của nước ta trong bối cảnh hiện nay. 2. Tên sáng kiến:  Dạy học tích hợp trong môn Ngữ  văn  ở  trường THPT.  Ứng dụng   vào thực tiễn dạy học tác phẩm “Tây Tiến” (Quang Dũng) 3. Tác giả sáng kiến: ­ Họ và tên: Nguyễn Thị Thuý. ­ Địa chỉ: Trường THPT Trần Hưng Đạo – Tam Dương – Vĩnh Phúc. ­ Số điện thoại: 0989 879 061  ­ Email: nguyenthithuy.gvtranhungdao@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Thuý. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:  ­ Trong chương trình Ngữ văn ở bậc THPT có rất nhiều bài học, tiết học có thể  tích hợp. Tuy nhiên trong phạm vi đề  tài này, tôi chỉ  nghiên cứu, tích hợp  ở  tác phẩm  Tây Tiến (Quang Dũng) trong chương trình Ngữ văn 12 THPT, Ban cơ bản.  ­ Về phía học sinh, tôi lựa chọn học sinh các lớp 12A1, 12A5 trường THPT Trần   Hưng Đạo – Tam Dương – Vĩnh Phúc, do tôi trực tiếp giảng dạy năm học 2018 ­ 2019. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Năm học 2018 ­ 2019. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: CHƯƠNG I:  2
  3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG  TRƯỜNG THPT  I. Cơ sở lí luận. I.1. Khái niệm tích hợp. Tích hợp là một khái niệm rộng, không chỉ dùng trong lí luận dạy học. Tích hợp  trong Tiếng Anh Integration có nguồn gốc từ tiếng Latin Integration có nghĩa là xác lập  cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sơ những bộ phận riêng lẻ. Theo từ  điển  Tiếng Việt: Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc những thành   phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự  thống nhất, sự   hoà hợp, sự kết hợp. Theo từ điển Giáo dục học: Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên   cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng   một kế hoạch dạy học. I.2. Quan điểm tích hợp trong dạy học nói chung. Như  chúng ta đã biết, tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở  thành xu thế để xác định nội dung và chương trình dạy học ở nhiều nước trên thế giới.  Thực tiễn đã cho thấy việc thực hiện quan điểm tích hợp trong dạy học đã giúp phát  triển năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý   nghĩa hơn đối với học sinh so với việc học những môn học được thực hiện riêng rẽ. Như vậy tích hợp chính là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao   năng lực người học, giúp đào tạo những người có đủ  phẩm chất và năng lực để  giải   quyết vấn đề của cuộc sống hiện đại. Ở Việt Nam quan điểm dạy học tích hợp cũng đã xuất hiện từ  những năm đầu   thế kỉ XXI. Và đến hiện nay quan điểm dạy học này đã được áp dụng trong tất cả các  cấp học và bước đầu đã cho thấy hiệu quả  tích cực. Đã có nhiều nội dung được Bộ  Giáo dục và đào tạo chỉ đạo đưa vào quá trình giảng dạy các môn học như: Giáo dục   đạo đức, pháp luật, giáo dục chủ  quyền quốc gia, tài nguyên, môi trường, biên giới,   biển, đảo, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh… Trong giai đoạn hiện nay, dạy học tích hợp còn là sự lồng ghép những môn học  khác có nội dung liên quan vào môn học nào đó, giúp học sinh thấy được mối liên hệ  giữa các môn học, từ đó có thể hiểu một cách sâu sắc nội dung bài học. Ví dụ như khi   dạy môn Ngữ văn, giáo viên có thể tích với kiến thức của các môn: Lịch sử, Địa lí, Giáo  dục công dân,… Như  vậy trong dạy học bộ  môn, tích hợp được hiểu là sự  kết hợp, tổ  hợp các  nội dung từ  các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau thành một môn học mới hoặc  lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học.  I.3. Quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn. Như  chúng ta đã biết ngày nay lí thuyết hiện đại về  quá trình học tập đã nhấn  mạnh rằng hoạt động của học sinh trước hết là học cách học. Theo ý nghĩa đó, quan   điểm dạy học tích hợp đòi hỏi giáo viên phải có cách dạy chú trọng phát triển  ở  học  sinh cách thức lĩnh hội kiến thức và năng lực, phải dạy cho học sinh cách thức hành   động để  hình thành kiến thức và kĩ năng cho chính mình, phải có cách dạy học buộc   học sinh phải tự đọc, tự học để hình thành thói quen tự đọc, tự  học để  hình thành thói   3
  4. quen tự đọc, tự học suốt đời coi đó là một hoạt động đọc hiểu trong suốt quá trình học  tập ở nhà trường. Dạy học tích hợp trong môn Ngữ  văn là một tất yếu trong dạy học hiện đại.   Chính vì thế để thiết kế bài học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp không chỉ chú trọng   đến nội dung kiến thức tích hợp mà cần thiết phải xây dựng một hệ  thống việc làm,  thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt học sinh từng bước thực hiện để chiếm lĩnh  đối tượng học tập, nội dung học tập, đồng thời hình thành và phát triển năng lực, kĩ  năng tích hợp, tránh áp đặt một cách làm duy nhất. Giờ học Ngữ văn theo quan điểm   tích hợp phải là một giờ học hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng  lực liên môn để  giải quyết nội dung bài học, chứ  không phải sự  tác động các hoạt   động, kĩ năng riêng rẽ lên một nội dung riêng rẽ thuộc nội bộ phân môn. Tóm lại, quan điểm tích hợp cần được hiểu toàn diện và phải được quán triệt   trong toàn bộ môn học từ Đọc văn, Tiếng Việt đến Làm văn, quán triệt trong mọi khâu  của quá trình dạy học, quán triệt trong mọi yếu tố  của hoạt học tập, tích hợp trong   chương trình, tích hợp trong sách giáo khoa, tích hợp trong phương pháp dạy học của   giáo viên và tích hợp trong hoạt động học tập của học sinh. Quan điểm lấy học sinh   làm trung tâm đòi hỏi thực hiện việc tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong  mọi mặt, trên lớp và ngoài giờ, đồng thời cần phải bồi dưỡng lòng tin để  các em tự  tin   và tự học, khi đó hoạt động dạy học mới thật sự có ý nghĩa. II. Cơ sở thực tiễn. II.1. Nhận thức về dạy học tích hợp. Có thể  khẳng định rằng dạy học tích hợp là một xu thế  dạy học hiện đại. Bởi   vậy hầu hết giáo viên đang làm công tác giảng dạy ở nhà trường phổ thông đều nhận   thức được đây là một phương pháp, cách thức dạy học mang lại hiệu quả  tích cực.  Hơn nữa Ngữ văn lại là môn học có khả năng tích hợp được với nhiều nội, nhiều môn   học khác nhau. Vì vậy trong quá trình giảng dạy, giáo viên đã có ý thức tìm hiểu và áp   dụng. Trong những năm gần đây, Sở Giáo dục và Đào tạo rất chú trọng đến dạy học   tích hợp. Vì vậy, dưới sự quán triệt, chỉ đạo của Sở giáo viên ở các trường phổ  thông   cũng đã được bồi dưỡng, tập huấn dạy học tích hợp với nhiều nội dung như  tích hợp  tư tưởng Hồ Chí Minh, Dân số, Môi trường, Kỹ năng sống, Pháp luật cũng như tích hợp   các kiến thức liên môn trong một số môn học trong đó có môn Ngữ văn. II.2. Thực trạng dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường THPT Trần Hưng   Đạo. Giáo viên trường THPT Trần Hưng Đạo nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa  của dạy học tích hợp. Tuy nhiên trong thực tế  giảng dạy hiện nay, vẫn còn giáo viên   chưa thực sự  hiểu rõ về  tích hợp. Chính vì chưa hiểu kĩ về  khái niệm này nên trong   quá trình giảng dạy giáo viên mới chỉ  dừng lại  ở  việc lồng ghép hoặc đưa ra một vài   chỗ liên hệ trong bài học dẫn đến việc tích hợp trở nên khiên cưỡng. Cũng có khi trong  quá trình dạy học giáo viên lại quá lạm dụng tích hợp dẫn đến một giờ  học Ngữ  văn  nhưng lại ôm đồm quá nhiều nội dung hoặc kiến thức của những môn học khác làm   cho bài học trở nên cồng kềnh dẫn đến phá vỡ thời lượng của bài học. Từ đó còn làm   4
  5. cho bài học không có trọng tâm, thiếu chiều sâu, thiếu tính hệ thống hoặc biến giờ học  văn thành giờ học của các môn khác.  Từ  thực trạng trên cho thấy việc áp dụng không đúng cách thức dạy học tích  hợp thì sẽ dẫn đến những hậu quả tất yếu. Cụ thể là: ­ Học sinh sẽ không nhận ra được mối liên quan, sự tác động giữa những kiến   thức của các môn học. ­ Học sinh không cảm nhận được chiều sâu, tính hệ  thống và cái hay, cái đẹp   riêng của tác phẩm văn chương. ­ Ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bài viết của học sinh như viết lan man,   lạc đề không trọng tâm. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập. ­ Ngoài ra còn  ảnh hưởng đến phương pháp và năng lực cảm thụ văn học của  học sinh.  …… CHƯƠNG II: MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG MÔN NGỮ VĂN I.1. Trước hết phải hiểu thế nào là dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn. Tích hợp trong quá trình dạy học là sự phối kết hợp các tri thức của một số môn   học có những nét chính, tương đồng xoay quanh một chủ  đề  nào đó. Nói cách khác,   tích hợp là phương pháp phối hợp một cách riêng lẻ  các môn học khác nhau, các nội  dung khác nhau theo những hình thức, cấp độ  khác nhau nhằm đáp  ứng mục tiêu,   mục đích yêu cầu cụ thể nào đó của tiết học. Tích hợp trong môn Ngữ văn không chỉ là sự  kết nối tri thức của ba phân môn:   Tiếng Việt, Đọc hiểu, Làm văn mà đó còn là sự tích hợp những kiến thức liên môn như  Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân hay những nội dung riêng lẻ khác như tư tưởng Hồ  Chí Minh, môi trường, ….vào từng bài học, từng vấn đề  cụ  thể. Đây chính là phương  pháp dạy học tiếp cận từ việc khái thác những tri thức của nhiều nội dung, nhiều môn   học khác có liên qua đến môn Ngữ  văn. Từ  đó để  tăng thêm tính thuyết phục, tính   phong phú, hấp dẫn và mối liên hệ, liên quan lẫn nhau của những môn học. I. 2. Xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học tích hợp. Để  vận dụng phương pháp dạy học tích hợp có hiệu quả, người dạy cần phải  xác định chính xác, đúng đắn mục tiêu, nguyên tắc, phương pháp, nội dung dạy tích  hợp trong bài dạy. Theo kinh nghiệm của tôi, cụ thể như sau: * Mục tiêu: (Trả lời câu hỏi: Sử dụng dạy học tích hợp trong bài dạy để làm gì?) Để khắc sâu kiến thức thức bài học. Để  thấy được mối liên quan, liên hệ  giữa kiến thức của môn Ngữ  văn với các  nội dung và các môn học khác. Rèn kỹ năng tiếp nhận văn học cho học sinh. 5
  6. * Nội dung: (Trong bài dạy, nội dung nào cần phải dạy theo hướng tích hợp?) Các nội dung kiến thức có những điểm liên quan với các nội dung, những môn   học khác. Các nội dung kiến thức cần đến những kiến thức liên môn của các môn học  khác để làm phương tiện, công cụ khai thác. * Nguyên tắc:  (sử  dụng phương pháp dạy học tích hợp xuất phát từ  những cơ  sở  nào?) Căn cứ vào mục tiêu cần đạt của bài học Căn cứ  vào những nội dung cần kiến thức của các môn học khác để  làm sáng  tỏ. * Phương pháp: (Cách thức sử dụng phương pháp dạy học tích hợp như thế nào?) Có nhiều cách thức để  áp dụng phương pháp dạy học tích hợp trong quá trình   dạy học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng. Tuỳ vào từng nội dung kiến thức của bài  học mà người dạy sử dụng những cách thức tích hợp khác nhau. Tuy nhiên trong quá   trình giảng dạy, tôi thường sử dụng hai cách thức tích hợp sau: Tích hợp ngang: Là hình thức tích hợp liên môn, phân môn của môn Ngữ  văn  như Tiếng Việt, Làm văn, Lí luận văn học để giải mã, làm rõ những kiến thức của văn   bản văn học và ngược lại. Ví dụ: Khi dạy bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, tôi đã sử dụng kiến thức của Tiếng   Việt như  luật thơ, thể  thơ  lục bát, kiến thức của văn học dân gian mà đặc biệt là ca  dao để  lí giải nhịp điệu, giọng điệu ngọt ngào tâm tình tha thiết, cách đối đáp giữa  mình – ta. Từ  đó giúp học sinh hiểu được tình cảm sâu nặng giữ  người đi là những   chiến sĩ cách mạng với người  ở  lại là nhân dân Việt Bắc, đồng thời giúp người đọc   hiểu được tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc nói riêng và trong thơ Tố Hữu nói chung. Tích hợp dọc:  Là kiểu tích hợp trên cơ  sở  liên kết hai hoặc nhiều môn học   thuộc cùng một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực gần nhau. Ví dụ: Khi dạy tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng, để giúp học sinh hiểu cuộc  sống vất vả  những anh dũng, kiên cường của người lính Tây Tiến, tôi lồng ghép tích  hợp kiến thức Lịch sử về cuộc kháng chiến chống Pháp, tích hợp với kiến thức Địa lí  về khí hậu của miền núi phía Bắc. Ngoài ra tôi còn cung cấp cho học sinh những kiến   thức về  binh đoàn Tây Tiến, một đơn vị  quân đội Việt Nam trong kháng chiến chống  Pháp…. 6
  7. CHƯƠNG III ỨNG DỤNG DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG TÁC PHẨM “TẤY TIẾN” (QUANG  DŨNG)  I. Nội dung tích hợp Như trên đã trình bày, trong môn Ngữ văn có nhiều bài học có nội dung cần phải  dạy theo hướng tích hợp. Tuy nhiên không phải kiến thức nào trong bài học có nội  dung tích hợp. Điều cốt lõi của tích hợp là phải chỉ  ra được   địa chỉ  tích hợp. Vì thế  trong khi chờ  đợi chương trình mới, sách giáo khoa mới, giáo viên cần phải biết chọn  lựa những kiến thức tích hợp như thế nào đó để bài học không trở nên cồng kềnh, mất   thời lượng tiết học. Đồng thời những kiến thức tích hợp đó phải góp phần giúp bài học  trở nên hấp dẫn, sâu sắc hơn. Trong chương trình ngữ văn 12, có rất nhiều bài học có thể dạy theo hướng tích   hợp nhưng trong khuân khổ  đề  tài này, tôi chỉ  chọn nghiên cứu tích hợp  ở  tác phẩm  “Tây Tiến” (Quang Dũng) Đây là bài học cung cấp kiến thức cơ  bản về  tác giả  Quang Dũng, cũng như  giúp học sinh thấy được đây là tác phẩm tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Pháp.  Từ  tác phẩm người đọc cảm nhận được vẻ  đẹp hùng vĩ, mĩ lệ  của thiên nhiên miền   Tây và nét hào hoa, dũng cảm, vẻ  đẹp bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến.   Nắm được mhững đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: bút pháp lãng mạn, những sáng tạo  về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu. Để học sinh khắc sâu được những kiến thức của  tác phẩm, giáo viên cần tích hợp với những môn học sau: Môn Lịch sử: Học sinh hiểu được những kiến thức về binh đoàn Tây Tiến Môn GDCD:  Học sinh hiểu được thế  nào là trách nhiệm của bản  thân trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Lớp 10, Bai 14 Công dân v ̀ ới   sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc)  Môn Địa lí: Học sinh hiểu được khí hậu ở vùng núi Tây Bắc (Địa lí lớp 12­ Bài 9:   Thiên nhiên nhiệt đới  ẩm gió mùa). Học sinh hiểu được vị  trí địa lí, địa hình của vùng   núi Tây Bắc nước ta (Địa lí lớp 12­ Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du miền   núi Bắc bộ)  Tích hợp kĩ năng sống, giá trị  sống:  Giúp học sinh hình thành kỹ  năng làm  việc theo nhóm, kỹ  năng giải quyết tình huống, kỹ  năng tư  duy, ra quyết định. Hiểu   được các giá trị sống: Hoà bình, đoàn kết... Tích hợp với tư  tưởng Hồ Chí Minh: Tư  tưởng quyết tâm bảo vệ  vững chắc  nền độc lập dân tộc. 7
  8. II. Giáo án thực nghiệm: Tiết 19­20 Đọc văn TÂY TIẾN (Quang Dũng) A. Mục tiêu bài học:  1. Kiến thức: ­ Cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ, mĩ lệ của thiên nhiên miền Tây và nét hào hoa, dũng   cảm, vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ. ­ Nắm được mhững đặc sắc nghệ  thuật của bài thơ: bút pháp lãng mạn, những sáng   tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu. ­  Làm sáng tỏ  kiến thức bài học qua việc tích hợp kiến thức môn học   như  các tác  phẩm thơ  viết về  hình tượng người lính trong thời kỳ  kháng chiến chống Pháp trong  chương trình THCS hoặc những tác phẩm ngoài chương trình: Đồng chí(Chính Hữu)…  2. Nội dung tích hợp: a. Môn Lịch sử: Tích hợp kiến thức lịch sử về binh đoàn Tây Tiến b. Môn GDCD: Lớp 10, Bai 14 Công dân v ̀ ới sự  nghiệp xây dựng và bảo   vệ Tổ quốc:  ­ Học sinh hiểu được thế  nào là truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam, biểu  hiện của lòng yêu nước. Tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc. ­ Hiểu được trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng và bảo vệ  Tổ  quốc; có ý   thức học tập rèn luyện để  góp phần vào sự  nghiệp xây dựng bảo vệ  quê hương, đất   nước. c. Môn Địa lí: ­ Địa lí lớp 12­ Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa: Học sinh hiểu được khí hậu ở  vùng núi Tây Bắc. ­ Địa lí lớp 12­ Bài 32: Vấn đề  khai thác thế  mạnh  ở  trung du miền núi Bắc bộ: Học   sinh hiểu được vị trí địa lí, diện tích, địa hình của vùng núi Tây Bắc nước ta.  d. Tích hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư  tưởng quyết tâm bảo vệ  vững chắc nền  độc lập dân tộc. e. Tích hợp kĩ năng sống, giá trị sống: ­ Tích hợp kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giải quyết tình hướng, kỹ năng tư duy,   ra quyết định. ­ Tích hợp các giá trị sống: Hoà bình, đoàn kết, ... 3. Kỹ năng: a. Môn Ngữ  văn: Rèn luyện kỹ  năng đọc ­ hiểu một tác phẩm thơ  trữ  tình. Kỹ  năng  cảm thụ và phân tích tác phẩm theo thể loại. b. Môn Lịch sử: Kỹ năng phân tích, đánh giá được những sự kiện lịch sử. c. Môn Địa lí: Rèn kỹ khai thác, sử dụng bản đồ, đọc hiểu bản đồ. d. Môn GDCD: Rèn kỹ hợp tác, kiên định, đọc hiểu văn bản. 8
  9. 4. Thái độ: a. Môn Ngữ  văn: Giáo dục học sinh lòng yêu nước, có trách nhiệm với đất nước, tự  hào về truyền thống đấu tranh dụng nước và giữ nước của ông cha ta. b. Môn Lịch sử: Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự  hào dân tộc, ý thức trách nhiệm   của bản thân đối với đất nước. c. Môn Địa lí: Ý thức về chủ quyền lãnh thổ quốc gia Việt Nam. d. Môn GDCD:  Ý thức được vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ  của bản thân đối với đất   nước.Hình thành ý thức bảo vệ, giữ gìn độc lập, chủ quyền đất nước. 5. Định hướng năng lực hình thành. a. Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự học, năng lực sáng tạo,   năng lực sử dụng công nghệ thông tin. b. Năng lực chuyên biệt:  Năng lực đọc ­   hiểu, cảm thụ  và phân tích tác phẩm  trữ  tình. c. Năng lực vận dụng kiến thức liên môn: Để nắm vững kiến thức về tác phẩm Tây  Tiến, học sinh biết liên hệ và vận dụng kiến thức liên môn. B. Phương tiện thực hiện ­ Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo ­ Máy tính, máy chiếu ­ Một số  tranh  ảnh về  minh hoạ  về  hình  ảnh người lính Tây Tiến và thiên nhiên Tây  Bắc ­ Một số video liên quan đến tác phẩm bài thơ Tây Tiến C. Cách thức tiến hành GV tổ  chức giờ  dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo,   gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp.  2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới TIẾT 19 & 1. KHỞI ĐỘNG (5 phút) Chuẩn kiến thức kĩ năng  Hoạt động của Thầy và trò cần đạt, năng lực cần phát  triển ­   GV giao nhiệm vụ:  GV hướng dẫn học sinh tìm  ­   Nhận   thức  được  nhiệm  vụ  hiểu về tác phẩm Tây Tiến bằng cách cho HS: cần giải quyết của bài học. 1. Xem hình  ảnh về núi rừng Tây Bắc và hình ảnh   người lính. ­ Tập trung cao và hợp tác tốt  để giải quyết  nhiệm vụ. ­ Có thái độ tích cực, hứng thú.  9
  10. 2. Em hãy cho biết những hình  ảnh này gợi nhắc  cho   chúng   ta   về   thời   điểm   lịch   sử   nào?   Có   tác  phẩm văn học nào đã viết về sự kiện lích sử đó? ­ HS thực hiện nhiệm vụ, báo cáo kết quả  ­ Gv dẫn vào bài mới               & 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI  Hoạt động của GV ­ HS Kiến thức cần đạt Năng lực cần  hình thành Hoạt động 1: I. TÌM HIỂU CHUNG (10 phút).  * Hoạt động 1:Tìm hiểu chung  I. Tim hiêu chung ̀ ̉ :  ­   Năng   lực  ­   Giới   thiệu   những   nét   chính   về  1. Tác giả:  làm   chủ  nhà thơ Quang Dũng ? ­ Tên khai sinh : Bùi Đình Diệm  và   phát  ­ GV: Khắc sâu một vài điểm cơ  (1921 – 1988). bản:  Nhắc đến Quang Dũng, độc  ­  Quê quán: Phượng Trì ­ Đan  triển  giả   không   chỉ   nhớ   đến   bài   thơ  Phượng   –   Hà   Tây   (nay   thuộc   b ản   Tây   Tiến   mà   còn   gợi   nhớ   đến  Hà Nội). thân:  hình  ảnh xứ  Đoài mây trắng:  Tôi   ­ Nghệ  sĩ đa tài: Làm thơ, viết  Năng  nhớ  xứ  Đoài mây trắng lăm  (Đôi   văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Được  lực   tư  mắt người Sơn Tây) ­  quê hương  biết   nhiều   với   tư   cách   là   nhà  duy nhà   thơ   ­   Phượng   Trì   ­   Đan  thơ  Phượng – Hà Tây (nay thuộc Hà  ­   Phong   cách   thơ:   phóng  ­  Năng   lực  Nội). khoáng, hồn hậu, lãng mạn và  hợp tác, trao  tài hoa  hào hoa  đổi,   thảo   ­ 2001, được tặng Giải thưởng  luận,   làm  Nhà   nước   về   văn   học   nghệ  việc nhóm. thuật. 10
  11. ­ Sáng tác chính: (sgk) ­   Năng   lực  sử  dụng  ngôn  ngữ GV:  Căn cứ  vào phần Tiểu dẫn  2. Văn bản: ­   Năng   lực  hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác  a.     Hoàn   cảnh   ra   đời   :  Viết  làm   chủ  bài thơ Tây Tiến? cuối   năm   1948,   ở   Phù   Lưu  và   phát  HS: Trao đổi, thảo luận và trả  lời  Chanh   (Hà   Tây),   khi   ông   đã  câu hỏi. chuyển   sang   đơn   vị   khác   và  triển  GV: Chốt kiến thức. nhớ  về  đơn vị  cũ. Lúc đầu bài  b ản   ­   Tích   hợp   kiến   thức   lịch  thơ có tên là Nhớ Tây Tiến. thân:  b. Đoàn binh Tây Tiến :  Năng  sử  về  binh đoàn Tây Tiến:  ­ Thời gian thành lập: đầu năm  lực   tư  Trong   cuộc   Kháng   chiến   1947,   Quang   Dũng   là   đại   đội  Chống Thực Dân Pháp (1945 –   duy trưởng. 1954) Trung đoàn đã loại khỏi   ­  Nhiệm vụ  : Phối  hợp  với  bộ  ­  Năng   lực  vòng chiến đấu 11.439 tên địch   đội Lào, bảo vệ biên giới Việt –  hợp tác, trao  trong đó có 3.049 lính Âu Phi:   Lào  và  miền   Tây  Bắc  Bộ   của  đổi,   thảo  Thu và phá hủy 6.158 súng các   Việt Nam. luận,   làm  loại, 76 xe cơ giới, 8 ca nô tàu   ­  Địa   bàn   hoạt   động:   Sơn   La,  việc nhóm. chiến, 3 máy bay và hang tram   Lai Châu, Hoà Bình, miền Tây  Thanh   Hoá   (Việt   Nam),   Sầm  tấn đạn dược, quân dụng. Nưa (Lào)  địa bàn rộng lớn,  Trung   đoàn   đã   vinh   dự   được   hoang vu, hiểm trở, rừng thiêng  tặng   cờ   “Quyết   chiến,   chiến   nước độc thắng”   của   Chủ   tịch   Hồ   Chí   ­   Thành   phần   :   Phần   đông   là  Minh và được mang tên truyền   thanh niên Hà Nội, trong đó có  ­   Năng   lực  thống   đoàn   Đông   Biên;   trung   nhiều học sinh, sinh viên. sử  dụng  đoàn   được   8   huân   chương   ­ Sau một thời gian hoạt động ở  ngôn  quân   công   và   218   huân   Lào, trở  về  Hoà Bình thành lập  ngữ. chương các hạng. Trung đoàn 52. ­ GV: Cung cấp thêm: Địa bàn  hoạt động: hiện lên chân thực  trong bài thơ với vô vàn các địa  danh của Miền Tây Bắc Bộ  và  đất   bạn   Lào:   sông   Mã,   Sài  Khao, Mường Lát, Pha Luông,  Mướng Hịch, Viên Chăn, Châu  11
  12. Mộc, Sầm Nưa… ­ Tích hợp kiến thức môn Địa lí  12­ bài 32: Vấn đề khai thác thế  mạnh ở vùng núi phía Bắc +  Vùng Tây Bắc là vùng miền  núi phía tây của miền Bắc Việt  Nam, có chung đường biên giới  với Lào và Trung Quốc. Vùng   này   có   khi   được   gọi  là Tây   Bắc   Bắc   Bộ và   là   một  trong   3   tiểu   vùng   địa   lý   tự  nhiên của Bắc Bộ Việt Nam +   Về   mặt   hành   chính,   vùng  Tây Bắc gồm các tỉnh: Sơn La,  Lai Châu, Hoà Bình, Điện Biên  với diện tích trên 5,64 triệu ha  với 3,5 triệu dân. Về  địa hình  đây là vùng rừng núi hiểm trở  có   dãy   núi   Hoàng   Liên   Sơn  hùng vĩ… ­ Thành phần: Trong đội quân  ấy   có   Quang   Dũng   làm   thơ,  Văn Đa, Quang Thọ  là hoạ  sĩ,  Doãn   Quang   Khải   là   nhạc   sĩ,  tác   giả   bài   hát   Vì   nhân   dân  quên   mình,   Như   Trang   –   tác  giả của bài Tiếng cồng quân y. ­  GV:  yêu cầu HS đọc diễn cảm  c. Bố cục:  ­   Năng   lực  bài thơ Tây Tiến ­   Phần   1:   “Sông   Mã   ...   thơm  làm   chủ  Bài   thơ   gồm   mấy   đoạn?   Xác  nếp xôi”:  và   phát  định ý chính mỗi đoạn? Những   cuộc   hành   quân   gian  ­  HS:  Đọc bài thơ  và trả  lời câu  khổ  và khung cảnh thiên nhiên  triển  hỏi miền Tây hùng vĩ, hoang sơ, dữ  b ản   ­ GV: Tổng hợp, bổ sung chốt lại  dội. thân:  kiến thức ­   Phần   2:   “Doanh   trại   ...   hoa   Năng  đong đưa”:  lực   tư  Những   kỉ   niệm   đẹp   về   tình  duy quân  dân   trong   đêm liên   hoan  và   cảnh   sông   nước   miền   Tây  ­  Năng   lực  thơ mộng. hợp tác, trao  ­   Phần   3:   “Tây   Tiến   đoàn   ...  đổi,   thảo  12
  13. khúc   độc   hành”:   Chân   dung  luận,   làm  người lính Tây Tiến việc nhóm. ­ Phần 4: “Tây Tiến ... chẳng về  xuôi”: Lời thề  gắn bó với đoàn  quân Tây Tiến  ­   Năng   lực  sử  dụng  ngôn  ngữ. Hoạt động 2: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: *   Hoạt   động   2:    Tìm   hiểu   văn  II. Đoc – hiêu văn ban:  ̣ ̉ ̉ ­   Năng   lực  bản. 1. Đoạn 1: Những cuộc hành  làm   chủ  ­ GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn  quân gian khổ và khung cảnh  và   phát  bản   bằng   phư   pháp   hoạt   động  thiên nhiên miền Tây hùng vĩ,  nhóm và sử  dụng kỹ  thuật khăn  hoang sơ, dữ dội. triển  phủ bàn:  * Bốn câu đầu: b ản     Nhóm 1: Tìm hiểu  đoạn  1  của             Sông Mã xa rồi Tây Tiến   thân:  bài thơ: ơi.  Năng  +   Đoạn   1   bài   thơ   thể   hiện   nội             Nhớ về rừng núi nhớ  lực   tư  dung gì? chơi vơi duy + Bức tranh thiện nhiên miền Tây             Sài Khao sương lấp  được   tác   giả   thể   hiện   như   thế  đoàn quân mỏi ­  Năng   lực  nào?           Mường Lát hoa về trong  hợp tác, trao  +  Hình   ảnh  người  lính   Tây Tiến  đêm hơi  đổi,   thảo  được   khắc   hoạ   qua   những   hình  ­ Nỗi nhớ  đơn vị  cũ trào dâng,  luận,   làm  ảnh nào? không kìm nén nổi, nhà thơ  đã  việc nhóm. ­ HS đọc văn bản và thảo luận và  thốt lên thành tiếng gọi.  trả  lời trên giấy A0. Cử  đại diện  ­ Hai chữ  “chơi vơi” là nỗi nhớ  trình bày trước lớp không có hình, không có lượng,  ­ GV nhận xét, chốt kiến thức hình như  nhẹ  tênh mà nặng vô  ­ Tích hợp kiến thức môn Địa lí  hình, bởi không đo, không cân  lớp   12­   Bài   32:   Vấn   đề   khai  được, nó ám  ảnh tâm trí và da  thác thế mạnh ở trung du miền   diết thương nhớ vô cùng. ­   Năng   lực  núi  phía   Bắc:  Trình chiếu cho  ­   Sông   Mã,   núi   rừng:   chỉ   địa  sử  dụng  HS   xem   lược   đồ   về   vùng   núi  bàn   hoạt   động   của   người   lính  ngôn  Tây Bắc   Tây   tiến.   đó   là   nơi   núi   rừng  ngữ. hiểm trở, gian nan. ­ Tây Tiến: chỉ  người lính Tây  Tiến, đơn vị  Tây Tiến – nơi QD  đã từng gắn bó. ­   Điệp   từ   nhớ:   Khắc   sâu   nỗi  13
  14. nhớ, da  diết  của  tác  giả  dành  cho đơn vị và người lính TT ­   Sài   Khao,   Mường   Lát:   địa  danh hiểm trở mà người lính đã  phải đi qua. ­ Sương lấp đoàn quân mỏi: chỉ  những   người   lính   TT   phải   đối  mặt với gian khổ, khó khăn. ­   Hoa   về   trong   đêm   hơi:   cách  và giới thiệu: Địa hình Tây Bắc  nói chỉ  tâm hồn người lính bay  hiểm trở, có nhiều khối núi và  bổng lãng mạn.  dãy  núi  cao   chạy theo  hướng  Tây   Bắc­Đông   Nam.   Dãy  Hoàng Liên Sơn dài tới 180 km,  rộng   30 km,   với   một   số   đỉnh  núi   cao   trên   từ   2800   đến  3000 m. Dãy núi Sông Mã dài  500 km,   có   những   đỉnh   cao  trên 1800 m. Giữa hai dãy núi  này   là   vùng   đồi   núi   thấp   lưu  vực sông   Đà (còn   gọi   là địa  máng sông Đà). Ngoài sông Đà  là sông lớn, vùng Tây Bắc chỉ  có   sông   nhỏ   và   suối   gồm   cả  thượng lưu sông Mã. Trong địa  máng   sông   Đà   còn   có   một  dãy cao   nguyên đá   vôi   chạy  suốt   từ Phong   Thổ đến Thanh  Hóa, và có thể  chia nhỏ  thành  các cao nguyên Tà Phình, Mộc  Châu, Nà   Sản.   Cũng   có  các lòng   chảo như Điện  Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh ­ Tích hợp kiến thức môn Địa lí  * Bốn câu tiếp:  ­   Năng   lực  lớp 12­ Bài 9: Thiên nhiên nhiệt           Dốc lên khúc khuỷu dốc   làm   chủ  đới   ẩm   gió   mùa:  Dãy  núi  cao  thăm thẳm và   phát  Hoàng Liên Sơn chạy dài liền                                    ……. triển  một khối theo hướng Tây Bắc ­          Nhà ai Pha Luông mưa xa   b ản   Đông   Nam   đóng   vai   trò   của  khơi thân:  một   bức   trường   thành   ngăn  ­   Từ   láy   đầy   giá   trị   tạo   hình:  không   cho   gió   mùa   đông  khúc   khuỷu,   thăm   thẳm,   cồn   Năng  mây, súng ngửi trời kết hợp với  lực   tư  14
  15. (hướng   đông   bắc   ­   tây   nam)  những thanh trắc đã diễn tả  sự  duy vượt qua để  vào lãnh thổ  Tây  hiểm trở, trùng điệp và độ  cao  ­  Năng   lực  Bắc   mà   không   bị   suy   yếu  ngất trời của núi đèo Tây Bắc. ­ Hình ảnh nhân hoá “súng ngửi  hợp tác, trao  nhiều, trái với vùng Đông bắc  trời” được dùng rất hồn nhiên,  đổi,   thảo  có hệ thống các vòng cung mở  rất táo bạo.  luận,   làm  rộng   theo   hình   quạt   làm   cho  +   Núi   cao   tưởng   chừng   chạm   việc nhóm. các đợt sóng lạnh có thể  theo  mây,   mây   nổi   thành   cồn   heo  đó   mà   xuống   đến   tận   đồng  hút.  bằng   sông   Hồng   và   xa   hơn  +   Những   người   lính   trèo   lên  nữa   về   phía   nam. Vì   vậy,   trừ  những ngọn núi cao dường như  khi do  ảnh hưởng của độ  cao,  đang   đi   trên   mây,   mũi   súng  nền   khí   hậụ   Tây   Bắc   nói  chạm   đến   đỉnh   trời.   =>   Tâm  ­   Năng   lực  chung   ấm   hơn   Đông   Bắc,  hồn lãng mạn, chất tinh nghịch  của người lính sử  dụng  chênh lệch có thể  đến 2­3 OC.  ­ Câu 3 nghệ thuật đối lập như  ngôn  Ở   miền   núi,   hướng   phơi   của  sườn   đóng   một   vai   trò   quan  bẻ  đôi câu thơ, diễn tả  dốc núi  ngữ. vút   lên,   đổ   xuống   gần   như  trọng trong chế độ  nhiệt –  ẩm,  thẳng  đứng, nhìn  lên  cao  chót  sườn đón gió (sườn đông) tiếp  vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm. nhận   những   lượng   mưa   lớn  ­ Câu 4: Nhà ai Pha Luông mưa   trong   khi   sườn   tây   tạo   điều  xa khơi: toàn thanh bằng gợi ra  kiện cho gió "phơn" (hay quen  sự nhẹ nhàng cho câu thơ.  được   gọi   là   "gió   lào")   được  + Có thể hình dung cảnh những  hình thành khi thổi xuống các  người lính tạm dừng chân bên  thung   lũng,   rõ   nhất   là   ở   Tây  một   dốc   núi,   phóng   tầm   mắt  Bắc. Những biến cố  khí hậu  ở  xuống   thung   lũng   thấy   thấp  miền   núi   ang   tính   chất   cực  thoáng   những   ngôi   nhà   như  đoan,   nhất   là   trong   điều   kiện  đang bồng bềnh trôi giữa mưa  lớp  phủ  rừng bị  suy giảm, và  rừng, sương núi. =>   Cảnh   núi   rừng   thơ   mộng,  lớp   phủ   thổ   nhưỡng   bị   thoái  tâm hồn ngời lính lãng mạn. hoá. Mưa lớn và tập trung gây  ra lũ nhưng kết hợp với một số  điều kiện thì xuất hiện lũ quét;  hạn vào mùa khô thường xảy  ra   nhưng   có  khi  hạn   hán  kéo  dài   ngoài   sức   chịu   đựng   của  cây cối. * Sáu câu tiếp: ­   Năng   lực    ­    Nghệ   thuật   nói   giảm   nói  làm   chủ  tránh:  không   bước   nữa,   bỏ   và   phát  quên   đời:  Gợi   lên   hình   ảnh  người lính dãi dầu, gian khổ, hy  triển  15
  16. sinh   nhưng     rất   bình   thản,  b ản   thảnh thơi. thân:  ­ Nhân hoá: thác gầm thét, cọp   Năng  trêu   người   kết  hợp   với   từ   láy:   đêm   đêm,   chiều   chiều:  Cảnh  lực   tư  núi rừng Tây Bắc hoang sơ  và  duy đầy nguy hiểm luôn là mối de  ­  Năng   lực  doạ đối với người lính. hợp tác, trao  ­   Hai   câu   kết:  Nhớ   ôi   Tây   đổi,   thảo  ­ Tích hợp kiến thức môn học: …….thơm nếp xôi: Cảnh tượng  luận,   làm  “Nhà lá đơn sơ  nhưng tấm lòng   thật   đầm   ấm   bởi   sự   xum   họp   đầy tình nghĩa giữa ngời lính TT  việc nhóm. rộng mở. với đồng bào dân tộc. Đây cũng  Nồi   cơm   nấu   dở   bát   nước   chè   chính   là   nguồn   động   viên   đối  xanh. với người lính trên đường hành  Ngồi vui kể  chuyện tâm tình bên   quân gian khổ.  nhau”. *Tiểu kết: Bằng ngôn ngữ  tạo  (Bao   giờ   trở   lại  –   Hoàng   Trung  hình,   sự   phối   hợp   thanh   điệu,  ­   Năng   lực  Thông) đoạn thơ  mêu tả  nổi bật   hình  sử  dụng  ảnh   thiên   nhiên   Tây   Bắc   vừa  ngôn  hùng vĩ vừa dữ dội nhưng cũng  ngữ. rất   thơ   mộng   trữ   tình   và  cuộc  hành quân đầy gian khổ nhưng  không kém phần thơ mộng của  người. Tác giả  đã làm nổi bật  vẻ  đẹp  vừa  hào  hoa vừa lãng  mạn của người lính TT. & 3.LUYỆN TẬP  Hoạt động của GV ­ HS Kiến thức cần đạt Năng lực cần  hình thành ­ GV giao nhiệm vụ:  Năng lực giải  ­ HS thực hiện nhiệm vụ: quyết vấn đề ̉  Câu thơ : “Dốc lên   b. Nhịp 2/2/1/2 Câu hoi 1: khúc khuỷu dốc thăm thẳm”  ngắt nhịp thế nào là phù hợp  nhất với ý thơ? a. Nhịp 4/1/2 b. Nhịp 2/2/1/2 c. Nhịp 2/2/3 d. Nhịp 4/3 & 4.VẬN DỤNG  16
  17. Hoạt động của GV ­ HS Kiến thức cần đạt Năng lực  cần hình  thành ­ GV giao nhiệm vụ:  Năng   lực  Đọc đoạn thơ và trả  lời các câu  Câu  1.  Đoạn   thơ   khắc  hoạ   bức  giải   quyết  hỏi. tranh   thiên   nhiên   miền   tây  hùng  vấn đề Dốc   lên   khúc   khuỷu   dốc   thăm   vĩ dữ  dội và hình  ảnh người lính  thẳm Tây Tiến . Heo hút cồn mây súng ngửi trời Câu 2. Đoạn thơ  sử  dụng những  Ngàn thước lên cao ngàn thước   biện pháp nghệ thuật: xuống. + Nhân hoá Súng ngửi trời Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi    + Điệp từ dốc       + Đối lập: Ngàn thước …xuống Câu  1.  Xác  định nội  dung của  +   Từ   láy: khúc   khuỷu, dốc   đoạn thơ? thăm thẳm, heo hút  Câu 2. Đoạn thơ  đã sử  dụng biện   + Thanh trắc …. pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của  ­ Tác dụng: khắc hoạ  bức tranh   biện pháp nghệ thuật đó? thiên nhiên miền tây hùng vĩ dữ  ­ HS thực hiện nhiệm vụ: dội   và   hình   ảnh   người   lính   Tây  ­ HS báo   cáo kết quả  thực hiện  Tiến . nhiệm vụ:   & MỞ RỘNG. Hoạt động của GV ­ HS Kiến thức cần  Năng lực cần hình  đạt thành ­ GV giao nhiệm vụ:  Vẽ   chính   xác   bản  Năng lực tự học, sáng tạo. Vẽ   sơ   đồ   tư   duy  tác   giả   Quang  đồ tư duy về: Dũng ­   Tác   giả   Quang  ­ HS thực hiện nhiệm vụ: Dũng ­ HS báo cáo kết quả  thực hiện  nhiệm vụ:  4. Củng cố:  ­ Giáo viên củng cố những kiến thức cơ bản của tác phẩm. 5. Hướng dẫn về nhà: ­ Học thuộc bài thơ ­ Ôn lại kiến thức  ­ Soạn tiếp phần 2,3,4 của bài thơ TIẾT 20 & 1. KHỞI ĐỘNG (5 phút) Hoạt động của Thầy và trò Chuẩn kiến thức kĩ năng   17
  18. cần đạt, năng lực cần phát   triển ­   GV giao nhiệm vụ:  GV hướng dẫn học sinh tìm  ­   Nhận thức được nhiệm vụ  hiểu về tác phẩm Việt bắc bằng cách cho HS: cần giải quyết của bài học. 1. Xem video bài hát Qua miền Tây Bắc của nhạc sĩ  Nguyễn Thành ­ Tập trung cao và hợp tác tốt  2.   Em   hãy   nêu   cảm   nhận   của   mình   sau   khi   xem  để giải quyết  nhiệm vụ. video trên? ­ HS thực hiện nhiệm vụ, báo cáo kết quả  ­ Gv dẫn vào bài mới               ­   Có   thái   độ   tích   cực,   hứng  thú.  & 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động của GV ­ HS Kiến thức cần đạt Năng lực cần  hình thành Hoạt động 1: I. TÌM HIỂU CHUNG (10 phút).  ­   GV   hướng   dẫn   HS   tìm  2.   Đoạn   2:   Những   kỉ   niệm   về  ­ Năng lực làm  hiểu   văn   bản   bằng   phư  tình   quân   dân   trong   đêm   liên  chủ   và  pháp hoạt động nhóm và sử  hoan   văn   nghệ   và   cảnh   sông  phát   triển  dụng   kỹ   thuật   khăn   phủ  nước miền Tây thơ mộng. bàn: bản   thân:  a. Ki niêm tinh quân dân:  ̉ ̣ ̀   Nhóm 2: Tìm hiểu đoạn 2  “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Năng   lực  của bài thơ: Kìa em xiêm áo tự bao giờ tư duy + Đêm liên hoan văn nghệ  Khèn lên man điệu nàng e ấp ­ Năng lực hợp  của   người   lính   Tây   Tiến  Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ” tác,   trao   đổi,  được miêu tả như thế nào? ­   Không   gian:   ánh   sáng   lung   linh  +   Bức   tranh   thiện   nhiên  của   lửa   đuốc,   âm   thanh   réo   rắt  thảo luận, làm  miền Tây được tác giả  thể  của   tiếng   đàn,   cảnh   vật   và   con  việc nhóm. hiện như thế nào? người như  ngả  nghiêng, bốc men  ­ HS  đọc  văn  bản  và thảo  say, ngất ngây, rạo rực.  luận và trả  lời trên giấy A0.   huyền ảo, rực rở, tưng bừng, sôi  Cử  đại diện trình bày trước  nổi lớp ­   Nhân   vật   trung   tâm:   em   với   áo  ­   GV   nhận   xét,   chốt   kiến  xiêm lộng lẫy (xiêm áo tự bao giờ),   ­   Năng   lực   sử  thức vừa e thẹn vừa tính tứ  (e  ấp), vừa   dụng  ­   GV   trình   chiếu   cho   HS   duyên   dáng   trong   điệu   vũ   xứ   lạ  ngôn ngữ. xem một số  hình  ảnh về   (man điệu)  những   đêm   liên   hoa   lửa     làm say đắm lòng người chiến  trại   của   đồng   bào   miền   sĩ Tây Tiến núi ­   Hai   chữ   kìa   em:   cái   nhìn   vừa  ­   Tích   hợp   kiến   thức   về   ngạc nhiên vừa mê say, ngây ngất  văn hóa: của các chàng trai Tây Tiến Về cơ bản, vùng Tây Bắc    Đêm liên hoan thắm tình quân  là   không   gian   văn   hóa  dân.   Qua   đó   người   lính   Tây   Tiến  18
  19. của dân   tộc   Thái,   nổi  hiện lên với tâm hồn hào hoa lãng  tiếng   với   điệu múa  mạn. xòe tiêu biểu là điệu múa    Bốn   câu   thơ   gợi   ra   đêm   liên  xòe   hoa rất   nổi   tiếng  hoan   nhộn   nhịp,   tưng   bừng   kiến  được   nhiều   người   biết  tâm hồn người lính mê say, ngây  ngất như được xây bằng thơ, bằng  đến. Mường là dân tộc có  nhạc. dân   số   lớn   nhất   vùng.  Ngoài ra, còn khoảng 20  dân   tộc   khác   như  H'Mông,   Dao,   Tày,   Kinh,  Nùng,...   Ai   đã   từng   qua  Tây Bắc không thể  quên  được hình  ảnh những cô  gái Thái với những bộ váy  áo  thật rực rỡ   đặc trưng  cho   Tây   Bắc.   tây   bắc   là  vùng có sự  phân bố  dân  cư  theo độ  cao rất rõ rệt:  vùng rẻo cao(đỉnh núi) là  nơi cư trú của các dân tộc  thuộc   nhóm   ngôn   ngữ  Mông   ­   Dao,   Tạng  Miến,với phương thức lao  động sản xuất chủ yếu là  phát nương làm rẫy, phụ  thuộc rất nhiều vào thiên  nhiên;   vùng   rẻo  giữa(sườn   núi)   là   nơi   cư  trú của các dân tộc thuộc  nhóm   ngôn   ngữ   Môn   ­  Khmer,   phương   thức   lao  động   sản   xuất   chính   là  trồng   lúa   cạn,   chăn   nuôi  gia   súc   và   một   số   nghề  thủ   công;   còn   ở   vùng  thung   lũng,   chân   núi   là  nơi   sinh   sống   của   các  dân tộc thuộc nhóm ngôn  ngữ  Việt ­ Mường, Thái ­  Kadai,điều   kiện   tự   nhiên  19
  20. thuận   lợi   hơn   để   phát  triển nông nghiệp và các  ngành   nghề   khác.   sự  khác   biệt   về   điều   kiện  sinh sống và phương thức  lao   động   sản   xuất   cũng  gây   ra   sự   khác   biệt   văn  hóa   rất  lớn!   mặc  dù   văn  hóa chủ  thể  và đặc trưng  là   văn   hóa   dân   tộc  Mường. ­   GV   trình   chiếu   một   số  b. Bốn câu tiếp: Cảnh núi rừng Tây  ­ Năng lực làm  hình   ảnh   về   vùng   đất   Băc thơ mộng, trữ tình: chủ   và  Châu Mộc và con thuyền   “Người đi Châu Mộc chiều sương   phát   triển  độc mộc – một nét phong   ấy, tục   đạc   trưng   của   con   Có thấy hồn lau nẻo bến bờ. bản   thân:  người vùng Tây Bắc Có nhớ dáng người trên độc mộc Năng   lực  Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” tư duy ­   Hình   ảnh:   Châu   Mộc   chiều  ­ Năng lực hợp  sương,   hồn   lau,   dòng   sông,   hoa  tác,   trao   đổi,  đong đưa: Không gian núi rừng yên  thảo luận, làm  tĩnh,   hoang   sơ   nhưng   thơ   mộng,  mỹ  lệ. => Bức tranh núi rừng màu  việc nhóm. sắc cổ tích, huyền thoại  ­  dáng người trên độc mộc: dáng  đứng đẹp, hiên ngang, hùng dũng  của chàng trai, cô gái hoặc người  chiến sĩ Tây Tiến trên con thuyền  độc mộc, lao trên sông nước. Con  ­   Năng   lực   sử  người và thiên nhiên hoà hợp, gắn  dụng  bó đã tạo một vẻ  đẹp nên thơ, cổ  ngôn ngữ. tích. =>   Ngôn   ngữ   tạo   hình,   giàu   tính  nhạc,   chất   thơ   và   chất   nhạc   hoà  quyện: thể hiện vẻ đẹp  thơ mộng,  trữ   tình   của   thiên   nhiên   và   con  người. ­   GV   hướng   dẫn   HS   tìm  3. Đoạn 3. Bức chân dung người  ­ Năng lực làm  hiểu   văn   bản   bằng   phư  lính Tây Tiến: chủ   và  pháp hoạt động nhóm và sử  ­ Ngoại hình:  đầu không mọc tóc,   phát   triển  dụng   kỹ   thuật   khăn   phủ  quân xanh màu lá:  Khắc hoạ  hình  bàn: bản   thân:  ảnh   người   lính   TT   tiều   tuỵ   bởi     Nhóm 3: Tìm hiểu đoạn 3  những   cơn   sốt   rét   rừng,   bởi   sự  Năng   lực  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2