intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Dạy học tích hợp Tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh trong thời đại mới

Chia sẻ: Trần Thị Ta | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:23

82
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dạy học tích hợp Tư tưởng Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử là biện pháp tốt nhất để bồi dưỡng lòng yêu nước, nâng cao chuẩn mực đạo đức, tinh thần cảnh giác, góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách đúng đắn cho học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Dạy học tích hợp Tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh trong thời đại mới

  1. 1. Lời giới thiệu Bộ  GD&ĐT đã ra chỉ  thị  về  việc tiếp tục dạy học tích hợp tư  tưởng Hồ  Chí  Minh trong chiến lược giáo dục toàn diện. Bên cạnh việc cung cấp kiến thức môn  học cho học sinh thì giáo viên cần tích hợp tư  tưởng Hồ  Chí Minh trong dạy học,  giúp các em có thái độ, hành vi đúng mực. Từ năm 2006, Bộ Chính trị đã triển khai thực hiện cuộc vận động " Học tập và   làm theo tấm gương đạo đức Hồ  Chí Minh". Đến năm 2011, Bộ  Chính trị  ra chỉ  thị  03­CT/TW Về  tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ   Chí Minh.  Trên thế giới đã nhiều nước áp dụng dạy tích hợp. Riêng đối với nước ta, việc   dạy tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh trong dạy học, nhất là trong dạy học môn Lịch  sử  là một nội dung quan trọng. Đặc biệt, đây cũng là nội dung giáo dục được quan   tâm trong Dự thảo Chương trình giáo dục tổng thể của Bộ GD&ĐT vừa công bố. Trong bối cảnh Toàn cầu hóa cùng với những tác động của nó thì dạy học tích  hợp, nhất là dạy tích hợp tư  tưởng Hồ  Chí Minh là việc làm thiết thực nhất. Bên   cạnh việc giáo dục các em hòa nhập với văn hóa thế  giới thì cần phải có tinh thần   cảnh giác, lòng yêu nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng theo lí tưởng mà Bác  Hồ đã chọn. Hiện nay, một bộ  phận không nhỏ  thanh thiếu niên, học sinh phổ  thông rất   thiếu ý thức tu dưỡng đạo đức. Các em sống ích kỉ, thiếu trách nhiệm đối với bản   thân, gia đình và xã hội; sống buông thả, xa ngã, không có lí tưởng đúng đắn. Việc   các em biết về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là rất mơ hồ. Trong thời đại ngày nay, đạo đức xã hội đang ngày càng xuống cấp. Vì vậy sự  cần thiết phải "Dạy học tích hợp Tư  tưởng Hồ  Chí Minh nhằm nâng cao hiệu quả   giáo dục học sinh trong thời đại mới". Trước hết là giáo dục lòng yêu nước, ý chí và  nghị  lực to lớn, giàu lòng nhân ái, giản dị, sống có trách nhiệm, tinh thần đoàn kết,  yêu thuơng giúp đỡ nhau...Tât cả đều có trong tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí   Minh. Đối với thanh niên, học sinh, sinh viên, Bác yêu cầu " Trước hết phải yêu Tổ   quốc, yêu nhân dân, phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế  đúng   1
  2. đắn". Tinh thần yêu nước như Bác đã khẳng định là vốn quý, là sức mạnh tuyệt vời   đã bao lần giúp dân tộc ta đứng vững trước những thử thách nghiệt ngã của lịch sử.   "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ   xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành   một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm khó khăn, nó nhấn   chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước". Con người Việt Nam vĩ đại nhất, tiêu biểu  nhất cho tinh thần đó, cho ý chí đó chính là Chủ  tịch Hồ  Chí Minh. Trong thời đại   ngày nay hơn bao giờ hết, tinh thần yêu nước ấy cần được khơi dậy một cách mạnh  mẽ, cần được đề  cao và tiếp tục tỏa sáng để  đưa chúng ta bước qua đói nghèo, tụt  hậu.  Chính vì vậy, là một giáo viên giảng dạy Lịch sử  việc tìm hiểu những   Tư   tưởng Hồ  Chí Minh về  giáo dục tinh thần yêu nước cho thanh niên, học sinh và tìm   những phương pháp hiệu quả nhất để tích hợp những tư tưởng đó vào quá trình dạy  học và giáo dục học sinh là việc làm cần thiết, là nguồn sức mạnh cho các em sống  và cống hiến   cho sự  bền vững và phát triển của đất nước.  Dạy học tích hợp Tư   tưởng Hồ Chí Minh nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh trong thời đại mới  là  trách nhiệm cao cả của người giáo viên trong sự nghiệp trồng người. Do vậy, tôi xin được đưa ra một số  kinh nghiệm của bản thân trong đề  tài:   "Dạy học tích hợp Tư  tưởng Hồ  Chí Minh nhằm nâng cao hiệu quả  giáo dục học   sinh trong thời đại mới" 2. Tên sáng kiến: DẠY HỌC TÍCH HỢP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH NHẰM NÂNG CAO HIỆU  QUẢ GIÁO DỤC HỌC SINH TRONG THỜI ĐẠI MỚI 3. Tác giả sáng kiến ­ Họ và tên: Phạm Thị Phương ­ Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Nguyễn Viết Xuân ­ Điện thoại: 0973585377;  Email: Phamthiphuong.gvnguyenvietxuan@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư sáng tạo ra sáng kiến: Phạm Thị Phương 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục phổ thông 6. Ngày sáng kiến được áp dụng: 1/11/2018 7. Mô tả bản chất sáng kiến: 7.1. Nội dung sáng kiến 2
  3. 7.1.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn của đề tài 7.1.1.1. Cơ sở lý luận Xuất phát từ mục tiêu giáo dục.  Theo luật Giáo dục (qui định tại điều 2) đã nêu rõ: Mục tiêu giáo dục là đào tạo  con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thầm mĩ và   nghề  nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ  nghĩa xã hội; hình  thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu  xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để  làm được điều đó chúng ta cần nhận thức đầy đủ  nhiệm vụ của mình để góp phần giáo dục toàn diện học sinh.   Trong tư  tưởng Hồ  Chí Minh, một nội dung được đặc biệt quan tâm là tư  tưởng về đạo đức bởi vì đạo đức chính là nền tảng của cách mạng "Cũng như sông   thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có   gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi   đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân", trong đó lòng yêu nước chính là biểu  hiện cao nhất của đạo đức cách mạng.  Ngày nay, Đảng ta xác định bắt buộc cần đưa tư  tưởng đó vào thực tế  trong   cuộc sống để giáo dục thế hệ trẻ. Vì vậy nhiệm vụ này được đặt lên vai ngành giáo  dục, đặc biệt là  ở  một số  môn như  Ngữ  Văn, Lịch Sử, Giáo Dục Công Dân, Âm   nhạc....Hơn tất cả, bộ môn Lịch sử có vai trò vô cùng quan trọng trong giáo dục đạo   đức cho học sinh, giáo dục cho các em truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam  trong quá trình dựng nước và giữ nước. Quan trọng hơn để từ  đó hình thành cho các  em ý thức tình yêu với quê hương đất nước đế  ra sức học tập, xây dựng và bảo vệ  Tổ Quốc. Mục tiêu bộ môn: Cung cấp kiến thức cơ bản; hình thành kĩ năng hợp tác, biết   khai thác sách giáo khoa và kiến thức tích hợp, tổng hợp, so sánh, đánh giá; giáo dục   học sinh, giúp các em có thái độ và hành vi đúng mực.      Vì vậy, có thể khẳng định việc dạy học tích hợp Tư tưởng Hồ Chí Minh trong  dạy học Lịch sử là biện pháp tốt nhất để bồi dưỡng lòng yêu nước, nâng cao chuẩn  3
  4. mực đạo đức, tinh thần cảnh giác, góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân  cách đúng đắn cho học sinh.  7.1.1.2. Thực trạng của vấn đề tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy  Lịch sử ở trường THPT Nguyễn Viết Xuân * Thuận lợi Môn Lịch sử, xét về tính chất môn học, là một bộ  môn có nhiều thuận lợi để  tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh, nhất là trong chương trình Lịch sử  11, 12 có nhiều   nội dung kiến thức liên quan đến cuộc đời và hoạt động cách mạng của Người. Nội   dung đó thể hiện rõ tư tưởng, hành động đúng đắn, khoa học, sáng tạo của Bác, học   sinh dễ dàng vận dụng, liên hệ, rút ra bài học cho các em. Bộ Giáo dục đã biên soạn và triển khai hướng dẫn việc tích hợp tư tưởng Hồ  Chí Minh trong dạy học, yêu cầu các Sở triển khai thực hiện. Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc đã mở  lớp tập huấn để  tập huấn cho giáo  viên các trường tham gia và yêu cầu các trường triển khai tích hợp vào bài dạy  Ở  trường THPT Nguyễn Viết Xuân, đã cử  giáo viên đi tập huấn về  dạy tích hợp tư  tưởng Hồ Chí Minh theo đúng yêu cầu của Sở. Bản thân tôi cũng được tập huấn đầy  đủ  về  dạy tích hợp tư  tưởng Hồ  Chí Minh. Sau đó, chúng tôi đã thống nhất trong   nhóm để  thực hiện. Như  vậy, giáo viên đã nắm được kiến thức, nội dung cần tích   hợp tư tưởng Hồ Chí Minh qua từng bài, từng khối lớp.  Hiện nay trên thị  trường cũng có nhiều tài liệu, sách, báo về   tư  tưởng đạo   đức Hồ  Chí Minh để  tham khảo. Đầu năm học 2018­2019, trường THPT Nguyễn   Viết Xuân đã mua bộ sách "Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống" của Bộ  Giáo dục và Đào tạo, để triển khai đến từng học sinh.  Trên đây là những thuận lợi cho giáo viên đẩy mạnh việc tích hợp tư tưởng Hồ  Chí Minh trong dạy học. * Khó khăn      Hiện nay, việc Dạy học tích hợp Tư tưởng Hồ Chí Minh chưa nhận được hiệu  ứng tích cực từ  học sinh. Trong dạy học Lịch sử,  ở  một mức độ  nhất định các em  cũng đã hiểu được về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ, nhận thức được   4
  5. vai trò công lao to lớn của Bác đối với dân tộc và nhân loại. Tuy nhiên sự  hiểu biết  đó còn đơn giản, chưa sâu sắc, còn nặng về  kiến thức lịch sử  nên tác động về  tư  tưởng, tấm gương đạo đức Hồ  Chí Minh đến suy nghĩ, hành động của các em chưa  mạnh mẽ, chưa có hiệu quả cao.   Đặc biệt, tình trạng học sinh không thích học môn Lịch sử  là khá phổ  biến,  một bộ phận không nhỏ học sinh không nắm vững được hoặc còn mơ  hồ về những   kiến thức cơ bản của Lịch sử, bộ môn chưa được coi trọng đúng mức, kéo theo đó là  những chuẩn mực đạo đức của dân tộc đang dần bị  giảm sút  ở  cả  gia đình, nhà  trường và xã hội.  Có gia đình cha mẹ sống không gương mẫu, buông lỏng giáo dục con cái, phó  mặc cho nhà trường, xã hội. Có lúc, có nơi uy tín của người giáo viên bị  sa sút, các   giá trị truyền thống "tôn sư trọng đạo" bị méo mó, thực dụng. Do những hạn chế, tác  động xấu của thời kỳ mở cửa, hội nhập, mặt trái của cơ  chế  thị  trường các tệ  nạn   xã hội có nơi, có lúc đã xâm nhập vào trong trường học và đang có xu hướng gia tăng.  Thói quen đua đòi, hưởng lạc, chạy theo những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội  đang làm hư  hỏng không ít một bộ  phận thanh thiếu niên trong cuộc sống hôm nay   mà quên đi trách nhiệm, nghĩa vụ lớn lao của mình đối với Tổ quốc.   Mặt khác, khía cạnh thời gian cũng là một trở  ngại đối với giáo viên. Trong  một tiết học, nhiều khi không diến ra suôn sẻ  như  trong kế  hoạch, giáo viên đứng   lớp chịu áp lực nhiều yếu tố, mất thời gian ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ, học sinh  yếu kém phải giảng giải nhiều... Trên đây là một số  khó khăn trong việc thực hiện  tích hợp tư  tưởng Hồ  Chí  Minh mà giáo viên đứng lớp chúng tôi gặp phải. 7.1.2. Các biện pháp đã tiến hành để thực hiện đề tài 7.1.2.1. Điều tra cơ bản     Trong năm học 2018 ­ 2019 tôi được phân công giảng dạy Lịch sử ở 2 khối lớp 11,  12. Trường tôi không có học sinh theo khối C. 5
  6.     Sau khi nhận lớp, trong quá trình giảng dạy, tôi kết hợp các phương pháp dạy học.   Tuỳ  từng bài, từng nội dung cụ  thể, thấy phù hợp tôi tiến hành tích hợp Tư  tưởng   đạo đức Hồ Chí Minh.  7.1.2.2.  Lập kế  hoạch nâng cao chất lượng học Lịch sử  từ  công tác Dạy học  tích hợp Tư tưởng Hồ Chí Minh (Năm học 2018­2019)      ­ Thống kê các yêu cầu đã điều tra cơ bản.      ­ Lập kế hoạch giáo dục theo kế hoạch chung của Nhà trường .      ­ Soạn giáo án theo phương pháp đổi mới.       ­ Đề ra những biện pháp và chỉ tiêu phấn đấu. 7.1.2.3. Các biện pháp tiến hành 7.1.2.3.1. Tìm  nguyên nhân học sinh chưa hứng thú và không thích học Lịch sử       ­ Phía giáo viên:       + Còn tham kiến thức, nặng về cung cấp kiến thức.       + Chưa linh hoạt trong việc áp dụng các phương pháp dạy học mới.       + Có tích hợp Tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng chưa phân quĩ thời gian hợp lí.      ­ Phía học sinh:        + Chưa biết cách làm việc độc lập.        + Lười đọc sách, kiến thức về Tư tưởng Hồ Chí Minh hạn chế.        + Không theo khối C nên không chú ý tới môn học, ít đặt vấn đề  và giải quyết   vấn đề trong quá trình học tập.      7.1.2.3.2. Đề ra kế hoạch tích hợp       ­ Đối với giáo viên:         +Cung cấp kiến thức cơ bản nhất.         +Rèn cho học sinh kĩ năng tự học mà trước hết là việc tự đọc sách ở nhà.         +Tích cực nghiên cứu, tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học.         +Lựa chọn nội dung kiến thức phù hợp để tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh vào   bài dạy.       ­ Đối với học sinh:          +Tập làm việc độc lập. 6
  7.          +Tích cực đọc sách trước ở nhà, sưu tầm và sử  dụng các tư liệu lịch sử. Tìm   hiểu về các câu chuyện về cuộc đời và hoạt động cách mạng của Người.          +Tự đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong quá trình học tập. 7.1. 3. Áp dụng cụ thể vào sáng kiến kinh nghiệm 7.1.3.1. Phương pháp thực hiện         ­ Tiến hành linh hoạt các bước lên lớp.         ­ Dạy học theo phương pháp đổi mới.         ­ Lựa chọn nội dung sự kiện tiêu biểu để Tích hợp Tư tưởng Hồ Chí Minh một  cách hiệu quả nhất nhằm giáo dục học sinh một cách toàn diện.         ­ Học sinh biết lập bảng thống kê và biết so sánh.         ­ Giáo viên lựa chọn được học sinh khá, giỏi. 7.1.3.2. Vận dụng vào dạy một số bài trong chương trình Lịch sử THPT. Trong khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm nên tôi xin minh họa một số  bài dạy tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh trong chương trình Lịch sử 11 và 12.  BÀI  24    :    VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ  NHẤT 1914 ­1918 (SGK Lịch sử 11­ Cơ Bản) Địa chỉ  tích hợp:  Mục  III.2.  Buổi đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc   (1911­ 1918).                           Nội dung tích hợp: Học sinh hiểu được: Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường  cứu nước? Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành thể hiện điều gì? Hiệu quả của việc tích hợp qua bài dạy: Học sinh nhận thức được lòng yêu nước  chính là nhân tố quan trọng hàng đầu thôi thúc người thanh niên Nguyễn Tất Thành  thực hiện lý tưởng tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc. Từ đó, giúp học sinh có ý  thức một cách sâu sắc vai trò, ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ  của mình đối với Tổ  quốc trong giai đoạn hiện nay. Học sinh tự liên hệ đến bản thân, có ý chí và nghị lực   to lớn vượt qua khó khăn, thử thách để đạt mục đích đề ra. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cần đạt Hoạt động 1:  Làm việc cả  lớp/ cá  III.  Sự   xuất   hiện  khuynh   hướng   cứu  7
  8. nhân nước mới: Giáo viên: yêu cầu học sinh theo dõi  2.  Buổi đầu hoạt động cứu nước của  sách giáo khoa   kết hợp với  những  Nguyễn Ái Quốc (1911­ 1918)      hiểu biết xã hội của mình về Hồ Chí  a. Hoàn cảnh: Minh   để   giới   thiệu   về   tiểu   sử   và  ­ Nguyễn Ái Quốc tên thật là Nguyễn  hoàn cảnh ra đi tìm đường cứu nước  Sinh Cung, sinh ngày 19/5/ 1890 trong  của Người. một gia đình trí thức yêu nước. Học sinh: theo dõi sách giáo khoa và  ­ Quê: Kim Liên ­Nam Đàn ­Nghệ  An  dựa vào những hiểu biết xã hội của  có truyền thống đấu tranh quật khởi mình để trả lời. ­   Trong   cảnh   nước   mất   nhà   tan,   các  Giáo viên: bổ  sung, phân tích để  học  cuộc đấu tranh đều thất bại, bế tắc sinh   thấy   được   sự   bế   tắc   của   các  ­ > Người sớm có tinh thần yêu nước  phong trào yêu nước lúc bấy giờ   và ý chí cứu nước. Giáo viên:  Vì sao  Nguyễn  Ái  Quốc  ­> Người quyết  định  đi sang phương  quyết   định   sang   Phương   Tây   tìm  Tây tìm đường cứu nước. đường cứu nước? ­  Ngày 5/6/1911 Nguyễn Ái Quốc rời  Học sinh: Suy nghĩ, thảo luận trả lời cảng Nhà Rồng ra  đi tìm  đường cứu  Nội dung giáo dục tư  tưởng Hồ  Chí   nước. Minh   được tích hợp  ở  đây là:   tinh   thần yêu nước, ý chí quyết tâm ra đi   b. Buổi đầu hoạt động của Nguyễn Ái  tìm   đường   cứu   nước   cho   dân   Quốc (1911­ 1918) tộc( thông qua câu chuyện" Hai bàn   ­ Từ  năm 1911 ­ 1917:   Người bôn ba  tay")   của   Người   được   hình   thành   qua   nhiều   nước,   làm   nhiều   nghề   để  ngay   từ   khi   Người   còn   còn   là   học   sống, tiếp xúc với nhiều người. Người  sinh. hiểu rõ  ở  đâu chủ  nghĩa đế  quốc cũng  Hoạt động 2:  Làm việc cả  lớp/ cá  tàn bạo, độc ác. Ở đâu người lao động  nhân cũng bị áp bức, bóc lột dã man (Người  Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc sách  nhận rõ bạn – thù). giáo khoa kết hợp với sự  hiểu biết  ­ Năm 1917: Nguyễn Ái Quốc trở  lại  của   mình   trả   lời   câu   hỏi:   Từ   năm  Pháp và tích cực hoạt  động, sống  và  8
  9. 1911­   1918   em   biết   Nguyễn   Tất  làm   việc   trong   phong   trào   công   nhân  Thành   đã   đi   những   nước   nào,   làm  Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng cách mạng  những nghề gì? tháng Mười Nga, tư  tưởng của Người   Học sinh: Suy nghĩ và trả lời độc lập có những biến chuyển mạnh mẽ. Giáo   viên   kết   hợp   kiến   thức   liên  môn, vận dụng những câu thơ  trong  ­   Những   hoạt   động   yêu   nước   của  bài thơ "Người đi tìm hình của nước"  Người tuy chỉ  là bước đầu, nhưng là  của Chế  Lan Viên để  khắc sâu cho  cơ  sở  quan trọng  để  Người xác  định  học sinh thấy được những công việc  con đường cứu nước đúng đắn cho dân  gian   khổ   mà   Bác   Hồ   đã   làm   trong  tộc Việt Nam. hành   trình   đi   tìm   đường   cứu   nước  của mình Giáo viên: Bài học mà Người nhận  thấy trong những năm lao động gian  khổ đó là gì? Học sinh: Trả lời độc lập Giáo   viên:   Những   hoạt   động   của  Nguyễn   Ái   Quốc   trong   những   năm  1911­ 1918 nhằm mục đích gì? Học sinh: Suy nghĩ, thảo luận và trả  lời Giáo   viên   kết   luận:   Những   hoạt  động của Nguyễn Ái Quốc từ  1911­  1918   vừa   nhằm   tố   cáo   tội   ác   của  thực dân Pháp  ở  Việt Nam, vừa tìm  tòi để  xác định con đường cứu nước  đúng đắn cho dân tộc.  Nội dung giáo dục tư  tưởng Hồ  Chí   Minh     được   tích   hợp   ở   hoạt   động   học tập này   là: Thông qua bài học   9
  10. về  những năm tháng hoạt động của   Bác, bồi dưỡng cho học sinh ý chí và   nghị lực, tinh thần vượt qua khó khăn   và thử  thách để  đạt được khát vọng   của mình, các em càng biết  ơn công   lao   to   lớn   của   Bác   đã   tìm   ra   con   đường cứu nước đúng đắn cho dân   tộc   để   các   em   có   cuộc   sống   như   ngày nay.  BÀI  12    :  PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1919  ĐẾN NĂM 1925 (SGK LỊCH SỬ 12 ­ CƠ BẢN) Địa chỉ tích hợp:  Mục II.3. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc                           Nội dung tích hợp: Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919­  1925? Những hoạt động đó thể hiện điều gì? Hiệu quả của việc tích hợp qua bài dạy: Xuất phát từ lòng yêu nước sâu sắc, chân  chính Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác –Lê­nin, tìm ra con đường cứu nước   đúng đắn, đã giải phóng cho dân tộc ta khỏi ách áp bức, bóc lột của thực dân, phong  kiến. Từ  đó, liên hệ  để  học sinh thấy được nhiệm vụ  của các em không chỉ  là học  tập, mà còn phải biết cống hiến và hy sinh, nâng cao tinh thần cảnh giác trước mọi  âm mưu chia rẽ, xuyên tạc của kẻ thù. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học bài mới: Hoạt động của giáo viên và học  Kiến thức cần đạt sinh Hoạt động 1: Làm việc cả lớp/cá  3. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc: nhân ­  Cuối   năm   1917,   Nguyễn   Tất   Thành  Giáo viên: Trong thời gian  ở Pháp  trở  lại Pháp, năm 1919 gia nhập Đảng  Nguyễn Tất Thành có những hoạt  xã hội Pháp. động gì nổi bật? ­   18/6/1919:   tại   Pháp   Nguyễn   Tất  Học sinh: Trả lời độc lập Thành   với   tên   gọi   mới   là   Nguyễn   Ái  Giáo   viên:   Bản   yêu   sách   không  Quốc   đã   gửi  Bản   yêu   sách   của   nhân   10
  11. được   chấp   nhận,   Nguyễn   Ái  dân An Nam  đến Hội nghị  Vécxai, đòi  Quốc   đã   rút   ra   kết   luận   quan  các   quyền   tự   do,   dân   chủ,   bình   đẳng  trọng gì? cho dân tộc Việt Nam.  Học sinh: Trả lời độc lập  g bản yêu sách không được chấp nhận g  "muốn được giải phóng, các dân tộc  chỉ  có thể  trông cậy vào lực lượng của  Giáo   viên:   Sự   kiện   lịch   sử   nào  bản thân mình". giúp Nguyễn Ái Quốc tìm ra con  ­  7/1920: Người đọc bản  Sơ  thảo lần   đường   cứu   nước   đúng   đắn   cho  thứ  nhất những luận cương về  vấn đề   dân tộc Việt Nam? dân   tộc   và   thuộc   địa  của   Lênin   (báo  Học sinh: Trả lời độc lập  Nhân đạo của Đảng Xã hội Pháp) Giáo  viên   bổ   sung,   phân   tích  để  ­>   Người   đã   tìm   ra   con   đường   cứu  học sinh thấy được giây phút rất  nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. quan   trọng   trong   cuộc   đời   hoạt  " Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc  động của Bác Hồ, cũng chính là  không   có   con   đường   nào   khác   là   con  giây phút quan trọng nhất đối với  đường cách mạng vô sản" cách   mạng   Việt   Nam:   "Luận  cương của Lênin làm tôi rất cảm  động,   phấn   khởi,   sáng   tỏ,   tin  tưởng biết bao!" Ngồi một mình  trong   phòng   Người   sung   sướng  muốn   phát   khóc   lên   Người   nói  một mình như  đang nói với toàn  ­ 25/12/1920: Tham gia Đại hội lần thứ  thể dân tộc “Hỡi đồng bào bị  đọa  XIII   của   Đảng   Xã   hội   Pháp   (Tua)  g đày đau khổ  đây là cái cần thiết  Người   bỏ   phiếu   tán   thành   gia   nhập  cho   chúng   ta,   đây   là   con   đường  Quốc tế  cộng sản và thành lập Đảng  giải phóng cho chúng ta!"  cộng   sản   Pháp.   Nguyễn   Ái   Quốc   trở  Giáo   viên:   Cuối   năm   1920,   sự  thành Đảng viên cộng sản. kiện lịch sử  nào đã mở  ra bước  ­ Năm 1921, cùng một số  người khác  ngoặt quan trọng trong cuộc  đời  11
  12. hoạt động của Nguyễn Ái Quốc? sáng   lập  Hội   Liên   hiệp   các   dân   tộc   Học sinh: Suy nghĩ trả lời  thuộc địa   ở  Pari để tuyên truyền, tập  Nội dung giáo dục tư  tưởng Hồ   hợp lực lượng chống CNĐQ Chí Minh   được tích hợp  ở  hoạt   ­ Người tham gia sáng lập  Báo người   động học tập này là:  Thông qua   cùng khổ, viết bài cho báo  Nhân đạo,  bài học về những năm tháng hoạt   Đời sống công nhân, đặc biệt biên soạn  động của Bác, bồi dưỡng cho học   cuốn  Bản án chế độ thực dân Pháp. sinh ý chí và nghị  lực, tinh thần   ­ Tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc  vượt  qua khó  khăn  và  thử  thách   đi Liên Xô dự  Hội nghị  Quốc tế  Nông  để đạt được thành công, học sinh   dân (10­1923),  Đại hội Quốc  tế  cộng  càng biết  ơn công lao to lớn của   sản lần thứ V (1924). Bác , từ  đó liên hệ   giáo dục cho   ­   Ngày   11/11/1924,   Nguyễn   Ái   Quốc  các em tinh thần đấu tranh, ý thức   đến   Quảng   Châu   (Trung   Quốc)   trực  trách   nhiệm   đối   với   đất   nước   tiếp tuyên truyền giáo dục lý luận, xây  trong giai đoạn hiện nay dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân  tộc Việt Nam. BÀI 17: NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TỪ SAU NGÀY 2/9/1945  ĐẾN TRƯỚC NGÀY 19/12/1946 (SGK LỊCH SỬ 12 ­ CƠ BẢN) Địa chỉ tích hợp:  Mục II.2. Giải quyết nạn đói                               Mục III.2.  Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản  cách mạng ở miền Bắc                               M ục III.3. Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa Dân  Quốc ra khỏi nước ta                      Nội dung tích hợp: Dưới sự  lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng, Chủ  tịch Hồ  Chí Minh, nhân dân ta tiến hành đấu tranh chống giặc đói và giặc ngoại xâm. Hiệu quả của việc tích hợp qua bài dạy: Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cách  mạng, lòng tự  hào dân tộc, trung thành và tin tưởng vào sự  lãnh đạo tài tình của   Đảng, đứng đầu là Chủ  tịch Hồ  Chí Minh. Lên án những hành động phá hoại, xâm  lược của kẻ  thù, sự  phản bội Tổ  quốc của bọn phản cách mạng, nâng cao ý thức  12
  13. cảnh giác, sức mạnh đoàn kết trong lao động, xây dựng đất nước và trong đấu tranh  bảo vệ Tổ quốc. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cần đạt Hoạt động 1:   Làm việc cả  lớp/cá  II. Bước đầu xây dựng chính quyền  nhân cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn  dốt và khó khăn về tài chính. Giáo viên: Chính phủ  ta đứng đầu là  2. Giải quyết nạn đói Chủ  tịch Hồ  Chí Minh  đã có những  ­  Biện pháp biện   pháp   gì   trong   việc   giải   quyết  +   Phát   động   phong   trào   “nhường  nạn đói? cơm sẻ áo”, hũ gạo cứu đói... Học sinh: Trả lời độc lập + Tăng gia sản xuất. + Giảm tô 25%, tạm cấp ruộng đất. Giáo viên:  khai thác bức  ảnh hình 45  ­   Kết   quả:   sản   xuất   nông   nghiệp  sách   giáo   khoa:   Nhân   dân   Nam   Bộ  được phục hồi, nạn đói bị đẩy lùi cứu giúp đồng bào bị  đói  ở  Bắc Bộ  (10/1945) Giáo viên: Bức ảnh thể hiện điều gì?  Thể  hiện tinh thần tương thân tương  ái của người Việt, sẵn sàng nhường  cơm sẻ  áo, lá lành đùm lá rách, tinh  thần đoàn kết giúp đỡ  lẫn nhau. Thể  hiện   lòng   nhân   ái   của   con   người,  truyền thống tốt đẹp mà Đảng ta triệt  để phát huy. Nội dung giáo dục tư  tưởng Hồ  Chí   Minh  được tích hợp ở hoạt động học   tập này là: từ  hình  ảnh vị  Chủ  tịch   nước làm gương    một tuần nhịn ăn   13
  14. một   bữa   để   quyên   góp   gạo,   giải   quyết nạn đói, đã bồi dưỡng  cho học   sinh   niềm   tin   vào   sự   lãnh   đạo   của   Đảng,   giáo   dục   cho   các   em   về   sự   cần, kiệm, liêm, chính, nói đi đôi với   làm. Tư tưởng đạo đức của Người là   tấm gương của mọt con người giàu   lòng nhân ái, sống trong sạch, không   một chút riêng tư, hết mực vì nước,   III.  Đấu tranh chống ngoại xâm và  vì dân. nội phản, bảo vệ  chính quyền cách  Giáo   dục   học   sinh:   biết   trân   trọng   mạng  sức lao động và thành quả  lao động;   2.   Đấu   tranh   với   quân   Trung   Hoa  sử  dụng của công một cách hợp lí,   Dân quốc và bọn phản cách mạng ở  đúng đắn; chống lối sống thực dụng,   miền Bắc chỉ  biết lợi cho bản thân mình; biết   ­ Chủ trương của Đảng, Chính phủ,  hy sinh vì người khác, không tư thù cá   Hồ  Chí Minh là tạm thời hòa hoãn,  nhân;   kiên   trì,  bền   bỉ,   tích   cực   học   tránh   xung   đột   vũ   trang   với   quân  tập và lao động để  góp phần vào sự   Trung   Hoa   Dân   quốc,   tranh ́   1   luć   nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.   phai đôi pho v ̉ ́ ́ ơi nhiêu ke thu.   ́ ̀ ̉ ̀ Hoạt động 2:   Làm việc cả  lớp/cá  ­ Biện pháp đối phó nhân +   Nhân   nhượng   cho   chúng   một   số  Giáo   viên:   hướng   dẫn   học   sinh   tìm  yêu sach vê kinh t ́ ̀ ế, chính trị: nhận  hiều nội dung hai bản hoà ước trên. tiêu   tiền   “   Quan   kim”,   “Quôć   tê”, ̣   Giáo viên: Tại sao ta lại kí với Pháp  cung   câṕ   1   phân ̀   lương   thực   cho  Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước? ́   ,   nhương chung ̉   Việt  ̀   cho   cać   đang Học sinh: trả lời độc lập Quốc, Việt Cách 70 ghế  trong Quốc  Hoạt động 3: Cả lớp, cá nhân  hội   không   qua   bầu   cử,   4   ghế   bộ  ­ Giáo viên: Tại sao ta lại chủ trương  trưởng,   1   ghế   Phó   Chủ   tịch   nước  tạm thời hòa hoãn với quân Tưởng ? cho Nguyễn Hải Thần. + Lúc này, ta đang phải chống Pháp ở  + Kiên quyêt́  vach trân ̣ ̀   âm mưu và  14
  15. Nam   Bộ,   đất   nước   lại   đang   đứng  hanh đông chia re, pha hoai cua bon ̀ ̣ ̃ ́ ̣ ̉ ̣   trước  tình   thế   hiểm   nghèo.  Vì   vậy,  phan đông tay sai ̉ ̣ phải   tránh   xung   đột   vũ   trang   cùng  +   Những   kẻ   có   đủ   tội   chứng   thì  một lúc với nhiều kẻ thù. trừng trị theo pháp luật. Giáo   viên:   Em   có   nhận   xét   gì   về  ­ Ý nghĩa: những   biện   pháp   đối   phó   của   ta?  + Hạn chế  thấp nhất các hoạt động  Những biện pháp đó có ý nghĩa gì? chống phá của Tưởng. Nội dung tư  tưởng đạo đức Hồ  Chí   + Làm thất bại âm mưu lật đổ chính  Minh được giáo dục cho học sinh là:   quyền cách mạng của chúng. những   sách   lược   khôn   khéo,   mềm   3.  Hòa   hoãn   với   Pháp   nhằm   đẩy  dẻo   đúng   đắn,   phù   hợp   của   Đảng,   quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi  Chính phủ, Hồ Chủ tịch....Bài học rút   nước ta ra   cho   các   em   là:     trong   mọi   hoàn   ­ Ngày 6/3/1946, ta kí với Pháp Hiệp  cảnh, hãy bình tĩnh, sáng suốt để  tìm   định Sơ bộ. ra   cách   giải   quyết   khôn   khéo   nhất,   ­   Ngày   14/9/1946,   ta   kí   Tạm   ước,  hiệu quả  nhất, đảm bảo cho quyền   tiếp   tục   nhân   nhượng   thêm   cho  lợi của Đất nước, của dân tộc. Pháp một số quyền lợi. ­ Ý nghĩa: + Ta tránh được cuộc chiến đấu với  nhiều kẻ thù cùng một lúc +   Đẩy   được   quân   Trung   Hoa   Dân  Quốc về nước + Pháp phải thừa nhận Việt Nam là  Giáo   viên:   Việc   kí   với   Pháp   Hiệp  một quốc gia tự do định Sơ bộ và Tạm ước có ý nghĩa to  + Ta có thêm thời gian hoà bình để  lớn như thế nào? xây dựng. củng cố lực lượng Học sinh: Suy nghĩ trả lời Giáo viên phân tích để  học sinh thấy  được: Việc kí hai bản hoà ước trên là  một quyết định cực kì sáng suốt của  15
  16. Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí  Minh.  Nội dung tư  tưởng đạo đức Hồ  Chí   Minh được giáo dục cho học sinh là:   tinh thần yêu nước, những sách lược   khôn   khéo   mềm   dẻo   của   Hồ   Chí   Minh trong việc đối phó với thù trong   giặc ngoài, kí các hoà  ước với Pháp   nhưng   vẫn   giữ   vững   được   độc   lập   dân tộc, “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Từ đó liên hệ cho học sinh trong thời   đại ngày nay trong quan hệ    với các   nước lớn trên thế  giới cần phải luôn   có   tinh   thần   cảnh   giác,   dựa   trên   nguyên   tắc   độc   lập,   chủ   quyền   và   toàn vẹn lãnh thổ  của quốc gia, dân   tộc. Nhất thiết phải khôn khéo, mềm   dẻo   về   sách   lược,   cứng   rắn   về   nguyên tắc. 7.2. Kết quả đạt được 7.2.1. Về kiến thức               Trên đây là một số bài soạn mà tôi đã áp dụng có hiệu quả tư tưởng đạo đức  Hồ  Chí Minh nhằm giáo dục học sinh, bồi dưỡng lòng yêu nước và nâng cao ý thức   bảo vệ  chủ  quyền Tổ  quốc. Qua một năm học thực hiện chủ  đề  tích hợp này, tôi   nhận thấy có những kết quả  tích cực từ  phía học sinh, học sinh hứng thú học tập,   hứng thú tìm hiểu thêm về cuộc đời hoạt động gian khổ, những phẩm chất đạo đức  cao đẹp của Bác, trong đó nổi bật sáng ngời là tinh thần yêu nước nồng nàn, sâu sắc.   Cuối năm học tôi yêu cầu học sinh làm bài thu hoạch mẫu về những hiểu biết của  16
  17. em về cuộc đời hoạt động và những nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh ở khối   lớp 12, kết quả thu được khá tốt: Hiểu và vận dụng cơ  Hiểu và vận dụng tôt bản TT Lớp Sĩ số Tỉ lệ  Số lượng Số lượng Tỉ lệ (%) (%) 1 12A1 40 34 85 6 15 2 12A2 33 20 61 13 39 3 12A3 40 32 80 8 20 4 12A5 29 18 62 11 38 5 12A10 40 33 83 7 17 6 11A1 42 35 83 8 17 7 11A2 43 35 81 8 19 8 11A5 37 25 68 12 32 7.2.2. Về thực hành, làm theo tư tưởng của Bác Học sinh không những kính yêu Bác, ghi nhớ công ơn to lớn của Người mà còn   phải ra sức học tập, rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức làm theo lời Bác dạy.  Nhà trường được xây dựng  gần  trên quê hương Đất Tổ  Vua Hùng. Nơi đây  cũng có nhiều di tích lịch sử quan trọng, gắn với Người, như  Khu tưởng niệm Chủ  tịch Hồ  Chí Thị  trấn Lâm Thao, Khu tưởng niệm Chủ  tịch Hồ  Chí Minh  ở  xã Chu  Hóa (nay thuộc Việt trì, Phú Thọ). Và chắc rằng trong mỗi chúng ta còn nhớ: ngày  18/9/1954, trên đường về  tiếp quản Thủ  đô, tại Đền Giếng thuộc Đền Hùng, Phú  Thọ, Bác Hồ đã nói chuyện với các bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong. Bác căn  dặn: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữu lấy   nước!". Nhằm giáo dục tinh thần uống nước nhớ nguồn và cụ thể hoá việc giáo dục   tư  tưởng đạo đức Hồ  Chí Minh trong việc bồi dưỡng lòng yêu nước cho học sinh,   trường THPT Nguyễn Viết Xuân đã tổ  chức cho học sinh tham gia dâng hương Di   tích lịch sử Đền Hùng, quét dọn vệ sinh và thắp hương khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ  Chí Minh. Có thể  nói đây là một việc làm có ý nghĩa thiết thực và hiệu quả  nhất  không những giúp học sinh đoàn kết, khắc sâu hơn về kiến thức lịch sử mà còn giáo  17
  18. dục tinh thần yêu nước, lòng tự  hào dân tộc, biết ơn người có công,  ý thức giữ  gìn   và bảo vệ những di tích lịch sử, văn hoá dân tộc. Tôi vẫn luôn nhắn nhủ các em học sinh rằng: trong bất cứ hoàn cảnh nào các  em vẫn phải giữ cho mình tâm sáng, noi gương Bác Hồ vĩ đại. Như Bác đã từng nói:   "Người có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc   gì cũng khó". Nghệ  sĩ  ưu tú Đức Trung đã từng nói: "Mong sao trong thời đại mới   hôm nay, Tư tưởng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn là ngọn đèn soi sáng cho   thế hệ trẻ...". Thế nên chúng ta hãy sống theo lí tưởng của Người, " Yêu Bác lòng ta   trong sáng hơn" (Bài thơ "Bác ơi" ­ Tố Hữu). 8. Thông tin cần bảo mật: Không có 9. Điều kiện cần có để thực hiện sáng kiến Một là, trong giảng dạy, người giáo viên phải linh hoạt, chọn lọc cẩn thận  những nội dung có liên quan đến tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.  Hai là, tôi nhận thấy phương pháp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh có  hiệu quả  nhất chính là "học phải đi đôi với hành", tự  nguyện, tự  giác tránh việc áp  đặt, giáo điều cho học sinh.  Ba là, Tổ  chức có hiệu quả  các hoạt động ngoại khóa về  giáo dục tư  tưởng  đạo đức Hồ Chí Minh.  Bốn là, Nhà trường và các cơ  quan, tổ  chức hữu quan cần tạo điều kiện giúp  đỡ giáo viên và học sinh khai thác, tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh phục vụ công tác  giảng dạy và học tập. 10. Đánh giá lợi ích đạt được của sáng kiến            Việc tích hợp kiến thức về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh  trong dạy học Lịch sử có nội dung rất phong phú, trong sáng kiến kinh nghiệm của   mình tôi nhấn mạnh đến nội dung bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương đất  nước, từ  đó giúp các em nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ  Tổ quốc trong   giai đoạn hiện nay. Bởi vì trong suốt cả cuộc đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng   dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết, lúc nào  cũng vì mục tiêu cao cả nhất là độc lập thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc. Bác  18
  19. Hồ của chúng ta là như thế, Người luôn lấy dân làm gốc, sẵn sàng nhịn ăn, nhịn đói   vì dân, lo dân rét, lo dân đói, đồng cam cộng khổ cùng nhân dân. Bác Hồ của chúng ta   giản dị  vô cùng và cũng thật vĩ đại vô cùng. Trước khi từ  giã cõi đời, Người vẫn  giành tình yêu bao la cho dân, từ cụ già, đến các cháu thiếu niên nhi đồng... Người chỉ  có mong ước sông Việt Nam sẽ thu về một mối. Qua đề  tài sáng kiến kinh nghiệm của mình tôi đã thể hiện những gì mình đã   học tập và ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy. Sau một năm học tích cực lồng ghép,  liên hệ vừa bằng những kiến thức khoa học vừa bằng những hành động làm theo cụ  thể, bằng tình cảm kính yêu dành cho Người, tôi đã không những giúp cho học sinh  mà ngay cả bản thân mình cũng được bổ sung những kiến thức cuộc đời, sự  nghiệp  và những tư tưởng quý báu của Bác về tình yêu con người, tình yêu nước, ra sức học  tập, phấn đấu, rèn luyện để góp sức mình giúp đất nước "sánh ngang với các cường   quốc năm châu". 11. Danh sách các cá nhân, tập thể tham gia ứng dụng sáng kiến Hiểu và vận dụng cơ  Hiểu và vận dụng tôt bản TT Lớp Sĩ số Tỉ lệ  Số lượng Số lượng Tỉ lệ (%) (%) 1 12A1 40 34 85 6 15 2 12A2 33 20 61 13 39 3 12A3 40 32 80 8 20 4 12A5 29 18 62 11 38 5 12A10 40 33 83 7 17 6 11A1 42 35 83 8 17 7 11A2 43 35 81 8 19 8 11A5 37 25 68 12 32 19
  20. Vĩnh Tường, ngày 31 .tháng1  Vĩnh Tường ngày 31 tháng   Vĩnh Tường., ngày 22 tháng 1   năm 2019 1 năm 2019 năm 2019 Hiệu trưởng Chủ tịch Hội đồng sáng  Tác giả sáng kiến  (Ký tên, đóng dấu) kiến cấp cơ sở  (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký tên, đóng dấu) Phạm Thị Phương 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2