Người thực hiện: Phan Thị Hồng Luyến<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
Nội dung Trang<br />
I Phần mở đầu<br />
1. Lí do chọn đề tài 34<br />
2. Mục tiêu nhiệm vụ đề tài 45<br />
3. Đối tượng nghiên cứu 5<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 5<br />
5. Phương pháp nghiên cứu 56<br />
II Phần nội dung<br />
1. Cơ sở lý luận 6<br />
2. Thực trạng 7<br />
2.1/ Thuận lợi –khó khăn 78<br />
2.2/ Thành công – hạn chế 89<br />
3.3 / Mặt mạnh – mặt yếu 9<br />
3.4 / Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 9<br />
2.5 / Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra 910<br />
3. Biện pháp, giải pháp <br />
3.1 / mục tiêu của giải pháp ,biện pháp 1011<br />
3.2 /Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp ,biện pháp 1118<br />
3.3 / Điều kiện thực hiện giải pháp ,biện pháp 18<br />
3.4 /Mối quan hệ giữa các giải pháp ,biện pháp 1819<br />
3.5 /Kết quả khảo nghiệm ,giá trị khoa học của vấn đề nghiên 19<br />
cứu.<br />
4 / Kết quả thu được qua khảo nghiệm ,giá trị khoa học của vấn 20<br />
đề nghiên cứu <br />
III Kết luận và kiến nghị<br />
1. Kết luận 2021<br />
2. Kiến nghị 22<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 20152016<br />
Người thực hiện: Phan Thị Hồng Luyến<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG <br />
VÀO GIẢNG DẠY MÔN VẬT LÝ 7.<br />
I . PHẦN MỞ ĐẦU:<br />
1 / LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:<br />
<br />
Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, nơi chứa đựng <br />
các tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, nơi chứa đựng và phân huỷ các <br />
chất thải do con người tạo ra trong đời sống và sản xuất. Môi trường có vai trò <br />
cực kì quan trọng đối với đời sống con người. Môi trường đó không chỉ là nơi tồn <br />
tại, sinh trưởng và phát triển và còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và <br />
trau dồi những nét đẹp văn hoá, thẩm mĩ của con người. Việc bảo vệ môi trường <br />
hiện là một trong nhiều những mối quan tâm mang tính toàn cầu, ở nước ta bảo <br />
vệ môi trường là vấn đề được quan tâm sâu sắc.<br />
Môi trường ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đang bị ảnh hưởng<br />
nặng nề bởi nhiều nguyên nhân như: Khí hậu, nhiệt độ, khói bụi, rác thải công <br />
nghiệp,rác thải sinh hoạt, tiếng ồn vv.... Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của <br />
nền kinh tế nó kéo theo sự phát triển của nhiều loại máy móc, xe cộ khiến cho sự <br />
ô nhiễm tiếng ồn ngày càng gia tăng đến mức báo động. Không chỉ ở các thành <br />
phố lớn, các khu công nghiệp mà ngay cả những làng quê vốn yên lặng nay cũng <br />
trở nên quá ồn ào do sự phát triển của các phương tiện giao thông, các phương <br />
tiện thông tin truyền thông hoạt động một cách thiếu khoa học, các loại máy móc <br />
vv..<br />
Trong số các môn học ở trường THCS thì môn Vật lí là một trong những môn <br />
học thực nghiệm, nó cung cấp cho học sinh rất nhiều các kiến thức cơ bản về thế <br />
giới tự nhiên nói chung và về môi trường xung quanh. Vì thế qua môn học này, <br />
<br />
<br />
Trang 2 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 20152016<br />
Người thực hiện: Phan Thị Hồng Luyến<br />
mỗi khi cung cấp một đơn vị kiến thức cơ bản có liên quan đến môi trường thì <br />
giáo viên có thể tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào từng đơn vị kiến thức <br />
này hoặc từng bài giảng của mình. Để việc tính hợp giáo dục bảo vệ môi trường <br />
vào trong từng bài giảng có liên quan đến môi trường đạt được hiệu quả cao nhất <br />
thì theo tôi, chúng ta cần phải làm sao để không những gây được sự hứng thú học <br />
tập cho các em về môn học này, mà chúng ta còn có thể lồng ghép kiến thức về <br />
môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường để rồi từ đó xây dựng ý thức bảo vệ <br />
môi trường cho các em.<br />
Là một GV dạy bộ môn vật lí , tôi luôn trăn trở về vấn đề làm thế nào vừa <br />
dạy học sinh nắm bắt những kiến thức cơ bản của bộ môn, vừa lồng ghép những <br />
đơn vị kiến thức về bảo vệ môi trường cho học sinh.<br />
Trên cơ sở tìm tòi những tư liệu về bảo vệ môi trường, thu thập thông tin qua <br />
báo đài và internet, đặt biệt là nắm bắt về phương pháp dạy học có tích hợp môi <br />
trường bộ môn vật lí, bên cạnh đó dựa vào việc tìm ra những đơn vị kiến thức <br />
trong chương trình Vật lí 7 có liên quan đến việc giáo dục bảo vệ môi trường, <br />
cộng với quá trình dạy thử nghiệm đạt hiệu quả khá tốt.. Tôi quyết định viết hoàn <br />
chỉnh hơn sáng kiến về “Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy <br />
môn Vật lí 7” để chia sẽ với các đồng nghiệp cùng tham khảo và đóng góp thêm ý <br />
kiến để đề tài càng hoàn thiện hơn.<br />
Sáng kiến kinh nghiệm về “ Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào <br />
giảng dạy môn Vật lí 7” là một sáng kiến khá quan trọng nhằm giáo dục ý thức <br />
bảo vệ môi trường cho các em học sinh. Qua đây, chúng ta có thể nhờ các em <br />
mang các kiến thức về bảo vệ môi trường về tuyên truyền cho gia đình để mọi <br />
người chúng ta sẽ quan tâm nhiều hơn về môi trường họ đang sống và làm việc.<br />
2/ Mục tiêu nhiệm vụ đề tài:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 3 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 20152016<br />
Người thực hiện: Phan Thị Hồng Luyến<br />
Đề tài được xây dựng nhằm giúp học sinh nhận thức được những tác hại của<br />
việc ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm tiếng ồn nói riêng, từ đó yêu cầu <br />
học sinh phải có những hành động cụ thể để bảo vệ môi trường, góp phần cải <br />
tạo môi trường, tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham giao bảo vệ <br />
môi trường, khắc phục dần sự ô nhiễm môi trường .<br />
Hơn thế nữa đề tài được xây dựng nhằm trao đổi kinh nghiệm trong phương <br />
pháp giảng dạy tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đối với môn Vật <br />
lý trường THCS, đặc biệt là nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.<br />
Chính vì thế mà tôi đã đi sâu nghiên cứu tim hiểu về những nguyên nhân nào <br />
dẫn đến ô nhiễm môi trường, trên cơ sở đó tôi sẽ lồng ghép kiến thức đó vào <br />
trong tiết dạy và dùng phương pháp dạy học có tích hợp môi trường để làm thế <br />
nào vừa dạy cho học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản của bộ môn và vừa <br />
lồng ghép các đơn vị kiến thức về môi trường cho học sinh.<br />
3 /.Đối tượng nghiên cưú: <br />
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các bài học của chương trình vật lý 7 có <br />
liên quan đến giáo dục môi trường. Từ đó ta có thể giáo dục ý thức bảo vệ môi <br />
trường đến các em học sinh khối 7 Trường THCS Lê Đình Chinh, xã Quảng Điền, <br />
huyện Krông Ana, Tỉnh Đak Lak. <br />
4 / Giới hạn Phạm vi nghiên cứu : <br />
Thực hiện đề tài này thực hiện trong vòng 2 năm.từ năm 20142015 lúc đó Học <br />
sinh lớp 6 bắt đầu tiếp xúc với bộ môn vật lý và năm học 20152016 hiện nay là <br />
học sinh khối 7 của trường trung học cơ sở Lê Đình Chinh, xã Quảng Điền, huyện <br />
Krông Ana, Tỉnh Đak Lak.<br />
5/ Phương pháp nghiên cứu:<br />
Phương pháp trực quan: Sử dụng tranh, ảnh, sử dụng băng, đĩa hình.<br />
Phương pháp thảo luận: Thảo luận nhóm học sinh.<br />
<br />
Trang 4 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 20152016<br />
Người thực hiện: Phan Thị Hồng Luyến<br />
Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề: Giáo viên đưa ra vấn đề <br />
cần<br />
nghiên cứu học sinh nghiên cứu tài liệu và giải quyết vấn đề.<br />
Tuy nhiên phải căn cứ vào các nội dung cụ thể của từng bài, xác định nội dung<br />
đó thể hiện ở mức độ nào ? (Mức độ toàn phần, mức độ bộ phận hay mức độ liên <br />
hệ) và phụ thuộc vào đối tượng học sinh ở từng địa phương để vận dụng các <br />
phương pháp trên cho phù hợp và có hiệu quả. Ngoài các phương pháp trên còn <br />
phải lưu ý phiếu điều tra, đánh giá học sinh.<br />
Trong quá trình dạy học, vai trò của người thầy tổ chức hướng dẫn học <br />
sinh.<br />
Còn học sinh là người chủ động thao tác và tìm tòi các kiến thức trên các kênh <br />
chữ,<br />
kênh hình, tự rút ra nhận xét, kết luận dưới sự trợ giúp của giáo viên.<br />
<br />
II . PHẦN NỘI DUNG<br />
1 / CƠ SỞ LÍ LUẬN:<br />
Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động, ảnh <br />
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe, đời sống của con người. Môi <br />
trường cung cấp cho ta không gian để sống, cung cấp nguồn tài nguyên để sản <br />
xuất và là nơi chứa đựng chất thải.<br />
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Chính phủ đã ban <br />
hành hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm xử lý, răn đe <br />
những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường, rồi các công nghệ <br />
xử lý rác thải, phát minh khoa học ra đời nhằm giảm thiểu những tác động đến <br />
môi trường.<br />
Hiện nay, môi trường là vấn đề nóng của toàn nhân loại. Chúng ta thấy rằng, <br />
khí hậu ngày càng khắc nghiệt và khó dự báo hơn, mưa bão, lũ quét thất thường, <br />
<br />
Trang 5 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 20152016<br />
Người thực hiện: Phan Thị Hồng Luyến<br />
suy thoái đất, nước, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra <br />
trên diện rộng,… Đó là các vấn đề về môi trường mà toàn nhân loại đã và đang <br />
phải đối mặt. Con người đã tác động quá nhiều đến môi trường, khai thác đến <br />
mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm cho môi trường không <br />
còn khả năng tự phân hủy.<br />
Vấn đề về môi trường là vấn đề nóng bỏng ảnh hưởng đến sức khỏe ,đến sự <br />
sống còn của con người, thế mà trong thực tế như hiện nay thì việc tiếp cận với <br />
môi trường của học sinh lớp 7 ở trường THCS Lê Đình Chinh lại còn rất hạn <br />
chế, do các em chưa có ý thức cao về bảo vệ môi trường đang sống, học sinh lại <br />
ít được tiếp cận với thông tin mới để mở mang kiến thức về mọi lĩnh vực, nhất là <br />
về tình hình ô nhiễm môi trường đang diễn ra ngày càng trầm trọng như hiện nay.<br />
2 / Thực trạng : <br />
Trước sự ô nhiễm môi trường như hiện nay, để bảo vệ chính mình và người <br />
thân của mình, thì mỗi con người phải có ý thức bảo vệ môi trường. Thông qua <br />
những việc làm cụ thể là tất cả học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường đều phải <br />
có ý thức bảo vệ môi trường đang sống. Vì các em còn nhỏ nên việc nhận thức về <br />
môi trường cũng còn hạn chế, nhưng có nhiều việc làm để các em có thể góp một <br />
phần vào phong trào bảo vệ môi trường đang được thực hiện ở khắp mọi nơi trên <br />
đất nước và trên toàn thế giới. Để cùng với toàn thế giới trong vấn đề bảo vệ môi <br />
trường, Bộ Giáo Dục và đào tạo nước ta đã và đang phát động các phong trào <br />
“Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Môi trường xanh – sạch đẹp”. <br />
Ở trường THCS Lê Đình Chinh việc tích hợp kiến thức về bảo vệ môi trường <br />
trong môn học vật lí đã được các giáo viên thực hiện trong qua các tiết học song <br />
điều này chưa mang tính liên tục và chưa có hệ thống, do vậy học sinh còn nắm <br />
bắt vấn đề này một cách chung chung.<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 6 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 20152016<br />
Người thực hiện: Phan Thị Hồng Luyến<br />
Đối với học sinh, mặc dù các em đã được nghe, được biết là phải bảo vệ <br />
môi trường nhưng trên thực tế điều này chưa thực sự tác động đến hành động của <br />
các em. Mối quan hệ giữa việc học kiến thức với thực tiễn đời sống chưa chặt <br />
chẽ. Một ví dụ minh chứng đó là khi lao động các em còn đốt rác là bao bì ni lon, <br />
tạo nên những làn khói ô nhiễm gây ảnh hưởng đến nhiều người.<br />
2.1 / Thuận lợi –khó khăn :<br />
* Thuận lợi:<br />
Một là:Trường THCS Lê Đình Chinh luôn được sự quan tâm của ủy ban nhân <br />
dân xã Quảng Điền, sự quan tâm của lãnh đạo Phòng giáo dục. Gần đây các hoạt <br />
động dạy và học của nhà trường không ngừng đi lên và đã đạt được một số thành <br />
tích đáng kể. Cơ sở vật chất cơ bản đã được đầu tư đáp ứng cho nhu cầu dạy và <br />
học .<br />
Hai là: Đội ngũ giáo viên trong nhà trường đa số rất trẻ, khỏe ,tâm huyết và <br />
nhiệt tình.giáo viên đều đã đạt chuẩn và trên chuẩn. Nhiều giáo viên công tác lâu <br />
năm lại có nhiều kinh nghiệm .<br />
Ba là: Được sự quan tâm và tạo điều kiện của lãnh đạo phòng nên chúng tôi <br />
được tham gia các lớp tập huấn,được giao lưu học hỏi và có them nhiều kinh <br />
nghiệm.<br />
Bốn là:Học sinh của trường đều ngoan ngoãn ,chăm chỉ học tập, lễ phép thầy <br />
cô giáo ,có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.<br />
* Khó khăn :<br />
Một là: Đời sống kinh tế của của dân còn khó khăn ,trình độ dân trí còn <br />
thấp,sự quan tâm của gia đình đối với việc học của con em còn ít.Mặt khác người <br />
dân vẫn còn một số hủ tục lạc hậu.<br />
Hai là: Địa bàn của xã thì quá rộng nên cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự <br />
phản hồi thông tin của gia đình học sinh và nhà trường.<br />
<br />
Trang 7 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 20152016<br />
Người thực hiện: Phan Thị Hồng Luyến<br />
2.2. Thành công và hạn chế<br />
Vấn đề bảo vệ môi trường đã được tuyên truyền phổ biến trên các kênh thông tin <br />
đại chúng (ở trường có chương trình phát thanh măng non, ở xã có chương trình <br />
phát thanh Nông thôn mới, hoặc thông tin qua các trang mạng xã hội) qua đó ít <br />
nhiều học sinh đã nhận thức được vấn đề này.<br />
Việc học trong nhà trường cũng đã được gắn với thực tiễn. Đối với môn học Vật <br />
lí cũng đã có nhiều nội dung mà ở đó giáo viên có thể tạo điều kiện và cơ hội cho <br />
học sinh thực hành.<br />
Hạn chế: Đối với học sinh lớp 7, tuy các em đã có kiến thức cơ bản về môi <br />
trường nhưng vẫn còn hạn chế. Trong khi đó, thời gian của mỗi tiết học 45 phút <br />
và chỉ có một tiết trên tuần đối với môn Vật lý, còn đồ dùng thí nghiệm thì hư <br />
hỏng nhiều, chưa có máy quay dùng để thu thập tư liệu, tranh ảnh, các tư liệu về <br />
môi trường và bảo vệ môi trường còn hạn chế. Việc tiếp cận với internet của học <br />
sinh lớp 7 ở trường THCS Lê Đình Chinh còn rất ít do các em chưa có ý thức cao <br />
về bảo vệ môi trường đang sống, còn phòng máy của trường không đủ và hư <br />
hỏng nhiều không thể tạo điều kiện để học sinh tiếp cận với thông tin mới để <br />
mở mang kiến thức về mọi lĩnh vực, nhất là về tình hình ô nhiễm môi trường <br />
đang diễn ra ngày càng trầm trọng như hiện nay.<br />
2.3. Mặt mạnh, mặt yếu.<br />
Vấn đề bảo vệ môi trường đã được cộng động quan tâm. Trong nhà trường nội <br />
dung này cũng đã được lồng ghép trong nhiều môn học nhất là môn Giáo dục công <br />
dân, môn Sinh học. Điều này tạo thuận lợi hơn cho giáo viên khi tích hợp nội dung <br />
này trong môn học Vật lí.<br />
Học sinh rất hứng thú khi tìm hiểu vấn đề môi trường trong khi học tập môn Vật <br />
lí vì đây là môn học mà kiến thức gắn liền với thực tiễn đời sống.<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 8 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 20152016<br />
Người thực hiện: Phan Thị Hồng Luyến<br />
Tuy nhiên còn thể hiện mặt yếu đó là đồ dùng dạy học trực quan chưa đáp ứng <br />
tốt cho việc tích hợp bảo vệ môi trường, trong các tiết học giáo viên tích hợp <br />
thường thông qua lời giảng, còn mang nặng tính thuyết giáo do vậy học sinh chỉ <br />
biết nghe và làm thậm chí làm mà không hiểu vì sao lại như vậy.<br />
2.4/ Nguyên nhân các yếu tố khác<br />
Cơ sở vật chất chưa đáp ứng tốt cho việc đổi mới phương pháp dạy học.<br />
Thói quen xả rác của người nông dân vẫn còn tồn tại phần nào tác động đến ý <br />
thức của các em học sinh.<br />
Một số em học sinh chưa thực sự tích cực, chưa chủ động trong việc vận dụng <br />
kiến thức học ở trường với thực tiễn.<br />
2.5 / Phân tích đánh giá thực trạng mà đề tài đặt ra:<br />
Một là Đối với học sinh lớp 7 kiến thức cơ bản về môi trường vẫn còn hạn <br />
<br />
chế. <br />
Hai là Thời gian của mỗi tiết học 45 phút và chỉ có một tiết trên tuần đối với <br />
môn Vật lý.<br />
Ba là Đồ dùng thí nghiệm hư hỏng nhiều, chưa có máy quay dùng để thu thập <br />
tư liệu, tranh ảnh, các tư liệu về môi trường và bảo vệ môi trường còn hạn chế.<br />
Bốn là Việc tiếp cận với internet còn rất ít, phòng máy của trường không đủ và <br />
hư hỏng nhiều không thể tạo điều kiện để học sinh tiếp cận với thông tin mới để <br />
mở mang kiến thức về mọi lĩnh vực, nhất là về tình hình ô nhiễm môi trường <br />
đang diễn ra ngày càng trầm trọng như hiện nay. <br />
3 / GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP CỦA VẤN ĐỀ GIÁO DỤC TÍCH HỢP CHO HỌC SINH VỀ <br />
MÔI TRƯỜNG:<br />
<br />
3.1 / Mục tiêu của giải pháp biện pháp:<br />
Từ những nguyên nhân trên bản thân tôi cũng đã có nhiều năm trực tiếp giảng <br />
dạy tại trường nên tôi cũng xin được chia sẻ một số kinh nghiệm của mình về“ <br />
<br />
Trang 9 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 20152016<br />
Người thực hiện: Phan Thị Hồng Luyến<br />
Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Vật lí 7” là sáng <br />
kiến nhằm góp phần đưa việc giáo dục học sinh có ý thức tốt hơn đối với môi <br />
trường sống, bên cạnh đó làm tăng tính hứng thú và thực tế cho môn học.<br />
Để tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn vật lý nói chung, môn vật <br />
lí 7 nói riêng có hiệu quả là một việc không phải đơn giản. Giáo viên phải giảng <br />
dạy đảm bảo đủ chuẩn kiến thức, kỹ năng của bộ môn, còn phải đưa những kiến <br />
thức về giáo dục môi trường từ cuộc sống thực tế vào bài giảng nhằm giáo dục <br />
bảo vệ môi trường cho học sinh. Bên cạnh đó phải thường xuyên tìm tư tiệu về <br />
bảo vệ môi trường như tranh ảnh, số liệu, các thí nghiệm có liên quan để phục vụ <br />
cho tiết dạy có giáo dục bảo vệ môi trường. Nhưng thời gian của mỗi tiết học chỉ <br />
có 45 phút nên giáo viên không thể cung cấp nhiều kiến thức về môi trường cho <br />
các em.<br />
Để giảng dạy các tiết có tích hợp bảo vệ môi trường đạt hiệu quả, trước hết <br />
giáo viên phải nắm chắc chắn chuẩn kiến thức, kỹ năng của bài, kết hợp tìm tư <br />
liệu có liên quan như tranh ảnh, video,… đến kiến thức bảo vệ môi trường từng <br />
nội dung bài học qua báo đài, internet…, xác định được mục tiêu khi lồng ghép các <br />
kiến thức, những đơn vị kiến thức phải dễ hiểu, và sự vật, hiện tượng mà giáo <br />
viên giới thiệu phải nằm trong tầm hiểu biết của học sinh lớp 7. Tránh trường <br />
hợp, nội dung tích hợp trở thành kiến thức trừu tượng, khó hình dung, rất dễ gây <br />
ra sự nhàm chán cho học sinh. <br />
Bằng phương pháp giảng dạy đưa những kiến thức bảo vệ môi trường đơn <br />
giản, cụ thể gắn liền với cuộc sống và địa phương của các em, kết hợp nhắc nhở <br />
của giáo viên sẽ là một trong những yếu tố góp phần cho sự thành công cho tiết <br />
dạy có tích hợp bảo vệ môi trường. <br />
Cần tổ chức những buổi ngoại khóa để học sinh có điều kiện tìm hiểu về vấn <br />
đề môi trường ở địa phương, để từ đó các em có biện pháp và hành động cụ thể <br />
<br />
<br />
Trang 10 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 20152016<br />
Người thực hiện: Phan Thị Hồng Luyến<br />
bảo vệ môi trường. Thường xuyên liên hệ với môi trường ở trường học, ở gia <br />
đình, ở địa phương. Và bản thân người giáo viên phải là một tấm guơng trong vấn <br />
đề bảo vệ môi trường.<br />
3.2 / Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp, giải pháp: <br />
<br />
Để cụ thể vấn đề nghiên cứu ở trên, qua tìm hiểu tài liệu và một số đề tài có <br />
liên quan, tôi có xây dựng hệ thống câu hỏi, câu trả lời và phương pháp giảng dạy <br />
các kiến thức cho một số bài có tích hợp bảo vệ môi trường môn Vật lí 7.<br />
1. Bài 1 : NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG<br />
a. Địa chỉ tích hợp: Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào <br />
mắt ta.<br />
b. Phương pháp tích hợp : sử dụng thí nghiệm để hình thành kiến thức làm thế <br />
nào để nhìn thấy một vật(hình 1.2 a), gv kết hợp đặt ra các câu hỏi.<br />
GV hỏi : Các em có biết vì sao các bạn học sinh ở thành phố bị cận nhiều hơn các <br />
bạn học sinh ở nông thôn không ?<br />
HS nhận thức : ở thành phố, do nhà cao tầng che chắn nên các học sinh thường <br />
phải học tập, làm việc và vui chơi dưới ánh đèn điện (ánh sáng nhân tạo) hoặc <br />
ánh sáng khuếch tán nên mắt thường dể bị cận. Chúng ta ở nông thôn học tập, làm <br />
việc và vui chơi dưới ánh sáng chủ yếu là ánh sáng tự nhiên vì thế mà ít bị cận <br />
hơn.<br />
GV: Để khắc phục hiện tượng trên thì các học sinh thành phố cần phải làm gì ?<br />
HS trả lời : Các học sinh thành phố cần có kế hoạch học tập hợp lí, tổ chức vui <br />
chơi, dã ngoại ở những nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên.<br />
GV nhấn mạnh : Các học sinh khi học tập phải đảm bảo ánh sáng, hạn chế học <br />
tập dưới ánh sáng nhân tạo.<br />
2. Bài 3 : ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 11 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 20152016<br />
Người thực hiện: Phan Thị Hồng Luyến<br />
a. Địa chỉ tích hợp: Bóng tối nằm phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng <br />
từ nguồn sáng truyền tới.<br />
b. Phương pháp tích hợp: làm thí nghiệm H3.1, H 3.2 để hình thành kiến thức <br />
bống tối, sau đó kết hợp giáo dục BVMT cho học sinh(có sử dụng hình ảnh minh <br />
họa).<br />
GV: Trong sinh hoạt và học tập ta cần làm như thế nào để không có bóng tối?<br />
HS trả lời : Trong sinh hoạt và học tập ta cần đảm bảo đủ ánh sáng, không có <br />
bóng tối. Vì vậy, cần lắp đặt nhiều bóng đèn nhỏ thay vì lắp đặt một bóng đèn <br />
lớn.<br />
GV: Vì sao người ta nói ở các thành phố thường bị ô nhiễm ánh sáng? (sử dụng <br />
hình ảnh để học sinh quan sát)<br />
Hs trả lời : ở các thành phố thường bị ô <br />
nhiễm ánh sáng là do quá nhiều loại <br />
nguồn sáng có cường độ chiếu sáng <br />
khác nhau.<br />
GV: Sự ô nhiễm ánh sáng này có gây <br />
tác hại gì cho con người ?<br />
Hs nhận thức : Sự ô nhiễm ánh sáng <br />
gây ra các tác hại cho con người như: <br />
Làm cho con người luôn bị mệt mỏi, <br />
ảnh hưởng đến tâm lí, lãng phí năng <br />
lượng, mất an toàn giao thông và sinh họat.<br />
Hình ảnh ô nhiềm ánh sáng ở các đô thị<br />
GV: Sự ô nhiễm ánh sáng này có gây tác hại gì cho con người ?<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 12 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 20152016<br />
Người thực hiện: Phan Thị Hồng Luyến<br />
Hs nhận thức : Sự ô nhiễm ánh sáng gây ra các tác hại cho con người như: Làm <br />
cho con người luôn bị mệt mỏi, ảnh hưởng đến tâm lí, lãng phí năng lượng, mất <br />
an toàn giao thông và sinh họat.<br />
GV : Làm thế nào để giảm thiểu ánh sang đô thị ?<br />
HS nhận thức: Để giảm thiểu ánh sáng đô thị cần phải:<br />
+ Sử dụng nguồn sáng vừa đủ với yêu cầu.<br />
+ Tắt đèn khi không cần thiết hoặc sử dụng chế độ hẹn giờ.<br />
+ Cải tiến dụng cụ chiếu sáng phù hợp, có thể tập trung ánh sáng vào nơi cần <br />
thiết.<br />
+ Lắp đặt các loại đèn phát ra ánh sáng phù hợp với sự cảm nhận của mắt.<br />
3. Bài 5 : ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG<br />
a. Địa chỉ tích hợp:<br />
Gương phẳng là một phần của mặt phẳng phản xạ được ánh sáng.<br />
b. Phương pháp tích hợp: hình thành kiến thức tính chất ảnh tạo bởi gương <br />
phẳng( có sử dụng thí nghiệm H5.2 SGKVL7), cho học sinh nêu ví dụ thực tế, kết <br />
hợp sử dụng hình ảnh vể sự ô nhiễm của nguồn nước,các hành động để bảo vệ <br />
môi trường nước.<br />
GV : Các mặt nước trong xanh của các dòng sông, ao, hồ có vai trò gì ?<br />
Hs trả lời : Các mặt nước trong xanh của các dòng sông, ao, hồ nó không những là <br />
những chiếc gương phẳng tự nhiên để tôn lên <br />
vẽ đẹp cho quê hương mà nó còn góp phần <br />
quan trọng vào việc điều hòa khí hậu tạo ra <br />
môi trường trong lành.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 13 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 20152016<br />
Người thực hiện: Phan Thị Hồng Luyến<br />
GV giới thiệu hình ảnh về môi trường nước chúng ta đang ở tình trạng ô nhiễm <br />
rất nghiêm trọng<br />
GV: Vậy chúng ta cần phải làm gì để có được những mặt nước trong xanh này?<br />
HS nhận thức: dòng sông ở địa phương chúng ta đang ở tình trạng ô nhiễm nghiêm <br />
trọng, vì vậy chúng ta không được vứt rác thải xuống sông, nhắc nhở cha mẹ <br />
không được bơm các chất đọc hại từ vuông xuống sông, tuyên truyền cho mọi <br />
người xung quanh ý thức giữ gìn môi trường.<br />
4. Bài 12 : GƯƠNG CẦU LÕM<br />
a. Địa chỉ tích hợp: Gương cầu lõm có tác dụng biến một chùm tia sáng song song <br />
thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại, biến đổi một <br />
chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.<br />
b. Phương pháp tích hợp: làm thí nghiệm( H 8.2 – sgk vl7), kết hợp sử dụnh hình <br />
ảnh về lợi ích của việc dùng gương cầu lõm trong đời sống hằng ngày, đặt các <br />
câu hỏi có liên quan, giáo viên nhấn mạnh kiến thức BVMT.<br />
GV : Các em hãy cho biết chùm sáng của Mặt Trời là chùm sáng hội tụ, song song <br />
hay phân kì?<br />
Hs : Chùm sáng Mặt Trời là chùm sáng song song.<br />
GV: Chùm sáng của Mặt Trời có vai trò gì?<br />
Hs : Chùm sáng của Mặt Trời có một vai trò rất quan trọng cho sự sống trên Trái <br />
Đất, nó là một nguồn năng lượng vô tận.<br />
GV: Vậy chúng ta có thể sử dụng được nguồn năng lượng này không?<br />
HD: Chúng ta vẫn có thể sử dụng được nguồn năng lượng này.<br />
Gv : Việc sử dụng nguồn năng lượng này có mang lại lợi ích gì không?<br />
Hs nhận thức: Việc sử dụng nguồn năng lượng này là một yêu cầu cấp thiết <br />
nhằm giảm thiểu việc sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch, do đó sẽ tiết kiệm <br />
được tài nguyên đồng thời bảo vệ được môi trường.<br />
<br />
<br />
Trang 14 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 20152016<br />
Người thực hiện: Phan Thị Hồng Luyến<br />
Ngoài ra guơng cầu lõm còn <br />
nhiều ứng dụng vào trong <br />
cuộc sống( như nấu nướng, <br />
nấu chảy kim loại…)<br />
<br />
<br />
Gv giới thiệu hình ảnh ( sử <br />
dụng gương cầu lõm để nấu <br />
nướng)<br />
5. Bài 15 : CHỐNG Ô NHIỄM <br />
TIẾNG ỒN<br />
<br />
a. Địa chỉ tích hợp: <br />
Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài, không những gây ảnh hưởng <br />
xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người mà nó còn ảnh hưởng <br />
đến tập tính cũng như môi trường sống của một số loài động vật trên thế giới.<br />
b. Phương pháp tích hợp: sử dụng hình ảnh về ô nhiễm tiếng ồn, nêu các ví dụ <br />
thực tế ở địa phương, giáo viên nêu các biện pháp để học sinh hiểu rỏ việc chống <br />
ô nhiễm tiếng ồn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 15 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 20152016<br />
Người thực hiện: Phan Thị Hồng Luyến<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV : Em hãy nêu các tác <br />
hại của tiếng ồn? <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
+ Về sinh lý, nó gây mệt mỏi toàn thân, nhức đầu, choáng váng, ăn không ngon, <br />
gầy yếu. Ngoài ra người ta còn thấy tiếng ồn quá lớn làm suy giảm thị lực.<br />
<br />
<br />
+ Về tâm lý, nó gây khó chịu, lo lắng, bực bội, dễ cáu gắt, sợ hãi, ám ảnh, mất tập <br />
trung, dễ nhầm lẫn, thiếu chính xác.<br />
+ Làm ảnh hưởng đến môi trường sống của một số loài động vật<br />
GV: Chúng ta cần phải làm gì để chống ô nhiễm tiếng ồn ?<br />
<br />
Trang 16 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 20152016<br />
Người thực hiện: Phan Thị Hồng Luyến<br />
? Em hãy nêu các tác hại của tiếng ồn? <br />
à HS trả lời: Các tác hại của tiếng ồn như<br />
+ Về sinh lý, nó gây mệt mỏi toàn thân, nhức đầu, choáng váng, ăn không ngon, <br />
gầy yếu. Ngoài ra người ta còn thấy tiếng ồn quá lớn làm suy giảm thị lực.<br />
+ Về tâm lý, nó gây khó chịu, lo lắng, bực bội, dễ cáu gắt, sợ hãi, ám ảnh, mất <br />
tập trung, dễ nhầm lẫn, thiếu chính xác.<br />
? Mỗi người cần phải làm gì để phòng chống ô nhiễm tiếng ồn?<br />
à HS trả lời: Phòng chống ô nhiễm tiếng ồn bằng một số phương pháp cơ bản <br />
như sau.<br />
+ Hạn chế tiếp xúc với các nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn: Không đứng gần các <br />
máy móc, thiết bị gây ồn lớn như máy bay phản lực, máy khoan cắt, máy hàn,… <br />
Còn khi cần tiếp xúc với các thiết bị, máy móc đó thì phải sử dụng các thiết bị <br />
bảo vệ (mũ chống ồn) và tuân thủ các quy tắc an toàn. <br />
+ Trồng cây: Xung quanh trường học, bệnh viện, nơi làm việc, trên đường phố <br />
và đường cao tốc nên trồng cây xanh là cách hiệu quả để giảm thiểu ô nhiễn tiếng <br />
ồn. Xây dựng các trường học, trạm xá, bệnh viện, khu dân cư xa nguồn âm gây ra <br />
ô nhiễm tiếng ồn.<br />
+ Lắp đặt thiết bị giảm âm: Lắp đặt một số thiết bị giảm âm trong phòng làm <br />
việc như rèm nhung, tường phủ dạ, hay thiết bị cách âm để giảm thiểu tiếng ồn <br />
từ bên ngoài truyền vào.<br />
+ Đề ra nguyên tắc: Lập bảng thông báo quy định về việc không gây ồn và cùng <br />
nhau xây dựng ý thức giữ trật tự, văn hóa cho mọi người.<br />
+ Các phương tiện giao thông cũ, lạc hậu gây ra tiếng ồn to, cần lắp đặt ống xả <br />
và các thiết bị chống ồn trên xe hoặc hạn chế sử dụng.<br />
? Đối với mỗi học sinh, em cần làm gì để chống ô nhiễm tiếng ồn nơi trường, <br />
lớp học? à HS trả lời: Cần thực hiện các nếp sống văn minh tại trường, lớp học <br />
<br />
Trang 17 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 20152016<br />
Người thực hiện: Phan Thị Hồng Luyến<br />
như: Bước nhẹ nhàng khi lên cầu thang, không nói chuyện to trong giờ học, không <br />
nô đùa, mất trật tự trong trường học,… <br />
GV cần nhấn mạnh: Phòng chống ô nhiễm tiếng ồn bằng một số phương pháp <br />
cơ bản như hạn chế tiếp xúc với các nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn, trồng cây, lắp <br />
đặt thiết bị giảm âm.<br />
Đối với mỗi học sinh, em cần thực hiện các nếp sống văn minh tại trường, lớp <br />
học như bước nhẹ nhàng khi lên cầu thang, không nói chuyện to trong giờ học, <br />
không nô đùa, mất trật tự trong trường học,… <br />
3.3 / Điều kiện thực hiện giải pháp :<br />
Tôi thiết nghĩ là một giáo viên giảng dạy ta cần phải thể hiện tinh thần, trách <br />
nhiệm của mình qua từng kiến thức, việc sử dụng phương pháp tích hợp bảo vệ <br />
môi trường trong dạy môn vật lý 7 là rất quan trọng.Vả lại tầm quan trọng của <br />
môi trường với sự tồn tại của chúng ta còn quan trọng hơn nữa. Đây là cơ hội <br />
cho tôi khẳng định bản lĩnh kiến thức trước học sinh, bước đầu tạo sự tin tưởng <br />
trong các em và cũng khơi dậy tình cảm của các em đối với môn học, hình thành <br />
quan niệm, thái độ tích cực đối với môn học đó.<br />
<br />
Bên cạnh đó, giáo viên cần quan tâm hướng dẫn những học sinh yếu, khích <br />
lệ, động viên các em thường xuyên. Đồng thời, khen ngợi kịp thời những học sinh, <br />
có thái độ tích cực trong học tập, những em có những ý tưởng sáng tạo, ý kiến hay <br />
đóng góp cho từng bài học. <br />
<br />
Hiện nay, việc đổi mới phương pháp giảng dạy đã được phổ biến và đưa <br />
vào thực hiện các trường học nhằm phát huy tối đa vai trò của người học, lấy <br />
người học làm trung tâm trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Điều đó cũng thể hiện <br />
vai trò quan trọng của giáo viên bộ môn người trực tiếp hướng dẫn, tổ chức các <br />
hoạt động trên lớp<br />
<br />
<br />
Trang 18 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 20152016<br />
Người thực hiện: Phan Thị Hồng Luyến<br />
3.4 /Mối quan hệ giữa các giải pháp :<br />
Để có phương pháp giảng dạy tích hợp về bảo vệ môi trường trong vật lý 7 có <br />
hiêu quả thì mỗi giáo viên bộ môn không những chỉ là giỏi kiến thức về môn học <br />
của mình mà ta cần phải hiểu biết nhiều về lĩnh vực đời sống xã hội,và cần quan <br />
tâm đến quá trình phát triển của học sinh về các giá trị đạo đức ,thẩm mỹ và thể <br />
chất ,về quá trình nhận thức của học sinh để từ đó sẽ áp dụng vào việc giảng dạy <br />
thành công nhằm nâng cao sự hiểu biết của các em về môi trường và tầm quan <br />
trọng của nó trong đời sống và xã hội .<br />
3.5 / Kết quả khảo nghiệm ,giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:<br />
Qua thời gian áp dụng phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường trong giảng <br />
dạy môn vật lý 7 tôi đã chứng minh cho tính hiệu quả đề tài bằng các câu hỏi đánh <br />
giá khả năng nhận thức của các em như sau:<br />
Trước khi tích hợp bảo vệ môi trường trong giảng dạy thì kết quả thu được <br />
khi phát phiếu điều tra của lớp 7A1, 7A2, 7A3, 7A4 năm học 2014 2015<br />
Lớp Số lượng (hs) Phần trăm (%) Ghi chú<br />
7A1 8/26 30,7<br />
7A2 12/30 40<br />
7A3 10/26 38,4<br />
7A4 10/26 38,4<br />
Thông qua kết quả giảng dạy khi tích hợp bảo vệ môi trường trong giảng dạy, <br />
phát phiếu điều tra cũng hai lớp trên, kết quả thu được như sau: <br />
<br />
<br />
Lớp Số lượng (hs) Phần trăm(%) Ghi chú<br />
7A1 20/26 76,9<br />
7A2 24/30 80<br />
7A3 20/26 76,9<br />
7A4 22/26 84,6<br />
Đây mới chỉ là qua 2 lần điều tra thế nên kết quả chưa được như ý thế nhưng đó <br />
cũng là bước tiến rất tốt cho việc nhận thức của các em về môi trường. <br />
<br />
<br />
Trang 19 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 20152016<br />
Người thực hiện: Phan Thị Hồng Luyến<br />
4/ KẾT QUẢ THU ĐƯỢC QUA KHẢO NGHIỆM, GIÁ TRỊ KHOA HỌC CỦA VẤN <br />
ĐỀ NGHIÊN CỨU : <br />
<br />
Qua kết quả thu được từ thực nghiệm tôi nhận thấy rằng nhận thức của học <br />
sinh về môi trường ngày càng được cải thiện, từ việc tổ chức các phong trào bảo <br />
vệ môi trường như: phong trào giữ vệ sinh phòng học, phong trào xanh sạch <br />
đẹp ở trường học, thường xuyên dọn dẹp vệ sinh xung quanh trường học, không <br />
xã rác nơi công cộng,…….. Ngoài ra các em còn tổ chức các buổi tọa đàm, thảo <br />
luận về vấn đề bảo vệ môi trường , các em còn là các tuyên truyền viên tích cực <br />
cho gia đình và mọi người xung quanh biết cần phải làm gì để bảo vệ môi trường <br />
sống, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của bản thân và gia đình.<br />
Nhận thức của các em về môn Vật lí không còn đơn giản là môn thực nghiệm <br />
nữa, mà còn là môn học giúp các em gần gủi hơn với môi trường sống, biết làm gì <br />
để bảo vệ môi trường, bảo vệ trường học, bảo vệ gia đình…, song song đó các <br />
em còn hăng hái xây dựng bài, nhất là những bài có tích hợp BVMT các em rất <br />
hăng hái thảo luận, đưa ra ý kiến, các nhóm tích cực đưa ra ý kiến về việc BVMT, <br />
khiến cho các buổi học thường đạt hiệu quả cao.<br />
<br />
<br />
III/ PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:<br />
1/ Kết luận <br />
Thông qua tình hình thực tế, khi tôi tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào <br />
trong từng bài học này tôi thấy rằng, tuy thời gian để tôi tích hợp giáo dục bảo vệ <br />
môi trường trong mỗi đơn vị kiến thức có liên quan đến môi trường là rất ít nhưng <br />
học sinh có chú ý đến kiến thức về môi trường, và các em cũng có vận dụng <br />
những kiến thức đó vào trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi các em còn đưa ra <br />
nhiều ý kiến rất hay trong vấn đề bảo vệ môi trường . Ngoài ra, tôi còn nhờ các <br />
<br />
<br />
<br />
Trang 20 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 20152016<br />
Người thực hiện: Phan Thị Hồng Luyến<br />
em còn là những tuyên truyền viên rất tích cực về bảo vệ môi trường tại gia đình <br />
và địa phương.<br />
Nhưng do thời gian ngắn nên tôi chưa nghiên cứu sâu mà chỉ có một số bài học <br />
có nội dung tích hợp môi trường, và do kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế cũng <br />
như các thiết bị dạy học còn thiếu và hư hỏng rất nhiều. Trong khi làm đề tài sẽ <br />
không tránh khỏi sự thiếu sót rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp <br />
và các bạn đọc để sáng kiến kinh nghiệm về “Phương pháp tích hợp bảo vệ môi <br />
trường vào giảng dạy môn Vật lí 7” của tôi đạt kết quả cao hơn trong việc dạy <br />
học và cả ý thức về bảo vệ môi trường của học sinh.<br />
2/ Kiến nghị : <br />
* Đối với cấp phòng giáo dục :<br />
Một là : Tổ chức cho giáo viên được tập huấn để có cơ hội trao đổi,chia sẻ, <br />
học hỏi kinh nghiệm ,tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy. <br />
Hai là: Cho tất cả các sáng kiến kinh nghiệm đã đạt giải trong các cuộc thi viết <br />
sáng kiến kinh nghiệm gửi về các trường để chúng tôi có cơ hội nghiên cứu học <br />
hỏi và vận dụng vào chương trình giảng dạy của mình.<br />
* Đối với cấp trường: tổ chức thường xuyên báo cáo các chuyên đề về <br />
phương pháp giảng dạy để tôi có cơ hội học hỏi và vận dụng vào chương trình <br />
giảng dạy của mình.<br />
Ngoài ra với chuyên đề về giáo dục môi trường muốn sâu sắc và thành công <br />
hơn nữa thì: <br />
Nhà trường cần phải tạo điều kiện để giáo viên bộ môn tổ chức những buổi <br />
ngoại khóa về giáo dục bảo vệ môi trường cho các em, thông qua những buổi <br />
ngoại khóa này giáo viên sẽ chỉ ra cho các em những việc làm cụ thể nhằm bảo <br />
vệ môi trường.<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 21 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 20152016<br />
Người thực hiện: Phan Thị Hồng Luyến<br />
Nhà trường cần phải có camera hoặc máy ảnh kĩ thuật số để giáo viên có công <br />
cụ để đi thu thập những hình ảnh cụ thể về ô nhiễm môi trường đang diễn ra ở <br />
địa phương hoặc ở một khu vực nào đó.<br />
Cần phải tổ chức những cuộc thi cho học sinh về đề tài bảo vệ môi trường nhân <br />
kĩ niệm các ngày lễ lớn trong năm.<br />
Cần khuyến khích các giáo viên bộ môn sưu tầm cũng như tự làm các đồ dùng <br />
dạy học có liên quan đến vấn đề tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.<br />
Khuyến khích giáo viên nghiên cúu tài liệu trên internet, đăng kí làm thành viên <br />
của các trang giáo dục : violet, tài nguyên vật lí,…để phục vụ tốt hơn cho việc <br />
dạy học nói riêng và tìm phương pháp giảng dạy BVMT cho học sinh đạt hiệu <br />
quả cao.<br />
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi về “Phương pháp tích hợp bảo vệ <br />
môi trường vào giảng dạy môn Vật lí 7” Trong khi làm đề tài sẽ không tránh khỏi <br />
sự thiếu sót rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để sáng kiến <br />
kinh nghiệm của tôi đạt kết quả cao hơn trong việc dạy học và cả ý thức về bảo <br />
vệ môi trường của học sinh.<br />
Quảng Điền ,ngày 20 tháng 2 năm 2016<br />
<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
Phan Thị Hồng Luyến<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 22 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 20152016<br />
Người thực hiện: Phan Thị Hồng Luyến<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giới thiệu tài liệu tham khảo.<br />
Tài liệu Giáo dục môi trường vật lý THCS.<br />
Sách giáo khoa vật lý 7.<br />
Sách giáo viên vật lý 7.<br />
Luật bảo vệ môi trường.<br />
Internet.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 23 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 20152016<br />