SKKN: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 - Lớp 12 (Ban cơ bản)
lượt xem 2
download
Mục tiêu của đề tài là Tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng các phương pháp tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam phần từ năm 1954 đến năm 1975 (ban cơ bản), góp phần nâng cao hứng thú và năng lực tư duy sáng tạo của học sinh trong học tập bộ môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 - Lớp 12 (Ban cơ bản)
- 1. Lời giới thiệu Tích hợp trong dạy học nói chung, trong dạy học lịch sử có ý nghĩa quan trọng trong giáo dưỡng, giáo dục, rèn luyện và phát triển kĩ năng tư duy, phân tích tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa. Các chủ đề tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, nhờ đó năng lực và phẩm chất của học sinh được phát triển. Tài liệu Văn học, Địa lí là một nguồn tài liệu phong phú, còn ẩn chứa nhiều tiềm năng có thể khai thác để sử dụng trong dạy học Lịch sử, góp phần nâng cao hứng thú, tính tích cực và khả năng sáng tạo của học sinh. Việc thực hiện vận dụng kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học lịch sử nói chung đã được nhiều giáo viên môn Lịch sử thực hiện trong những năm qua. Tuy nhiên, việc thực hiện tích hợp kiến thức như thế nào trong dạy học lịch sử đảm bảo tính vừa sức và nâng cao hứng thú, tính tích cực và khả năng tư duy sáng tạo của học sinh trong học tập còn nhiều hạn chế, nhất là việc đưa ra các phương pháp, cách thức tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học môn Lịch sử. Trong những năm học trước, bản thân tôi cũng đã nghiên cứu, áp dụng việc thực hiện tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong giảng dạy phần Lịch sử Việt Nam các giai đoạn: 1919 – 1930; 1930 – 1945 và đều được hội đồng sáng kiến cấp cơ sở đánh giá sáng kiến đạt loại khá, tốt. Trong năm học 2018 – 2019 và năm học 2019 – 2020, với mong muốn nâng cao hứng thú của học sinh trong học tập bộ môn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục bộ môn, nhất là chất lượng ôn thi THPT Quốc gia môn Lịch sử, tôi lựa chọn nội dung “Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 Lớp 12 (Ban cơ bản)” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. 2. Tên sáng kiến: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 Lớp 12 (Ban cơ bản). 3. Tác giả sáng kiến: Họ và tên: Phạm Thị Thanh Hảo Địa chỉ: Trường THPT Trần Hưng Đạo – Tam Dương – Vĩnh Phúc. Số điện thoại: 0978.599.120 Email:Phamthanhhao.gvtranhungdao@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Phạm Thị Thanh Hảo 1
- 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng trong việc giảng dạy môn Lịch sử, chương IV phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975, lớp 12 ban cơ bản. Trong phạm vi đề tài này, tôi thực hiện nghiên cứu đưa ra các nội dung, phương pháp tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong giai đoạn Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 thuộc chương trình Lịch sử lớp 12 – Ban cơ bản. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng lần đầu ngày 09 tháng 01 năm 2019 (trong năm học 2018 – 2019) 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Tích hợp trong dạy học nói chung, Lịch sử có ý nghĩa quan trọng trong giáo dưỡng, giáo dục, rèn luyện và phát triển kĩ năng tư duy, phân tích tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật trong giai đoạn hiện nay đang đòi hỏi sự thay đổi căn bản và toàn diện về nội dung và phương pháp giáo dục. Từ cách tiếp cận nội dung, giáo dục chuyển sang tiếp cận năng lực. Điều đó đặt ra những yêu cầu về nguyên tắc và phương pháp giáo dục theo hướng tích hợp để giải quyết vấn đề đặt ra trên đây. Tài liệu Văn học, Địa lí là một nguồn tài liệu phong phú, còn ẩn chứa nhiều tiềm năng có thể khai thác để sử dụng trong dạy học lịch sử, góp phần nâng cao hứng thú, tính tích cực và khả năng sáng tạo của học sinh. Việc thực hiện vận dụng kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học lịch sử nói chung đã được nhiều giáo viên môn Lịch sử thực hiện trong những năm qua. Tuy nhiên, việc thực hiện tích hợp kiến thức như thế nào trong dạy học lịch sử đảm bảo tính vừa sức và nâng cao hứng thú, tính tích cực và khả năng tư duy sáng tạo của học sinh trong học tập còn nhiều hạn chế, nhất là việc đưa ra các phương pháp, cách thức tích hợp kiến thức văn học, địa lí trong dạy học lịch sử. Xuất phát từ vị trí, ý nghĩa của tài liệu Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử cùng những hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiện vận dụng kiến thức Văn học, Địa lí trong giảng dạy Lịch sử; với mong muốn nâng cao hứng thú của học sinh trong học tập bộ môn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, tôi lựa chọn nội dung “Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 Lớp 12 (Ban 2
- cơ bản)” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. Qua đề tài này, tôi muốn giúp học thấy được mối liên hệ giữa kiến thức môn Lịch sử với kiến thức Văn học, Địa lí, vai trò của tài liệu Văn học, Địa lí với việc giảng dạy môn Lịch sử ở trường THPT nói chung và phần Lịch sử Việt Nam 1954 1975 nói riêng. Từ đó giúp cho việc tiếp thu kiến thức của học sinh mang tính hệ thống, khoa học và sâu sắc hơn. Tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng các phương pháp tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam phần từ năm 1954 đến năm 1975 (ban cơ bản), góp phần nâng cao hứng thú và năng lực tư duy sáng tạo của học sinh trong học tập bộ môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu việc vận dụng tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975. Khách thể nghiên cứu: học sinh lớp 12A5 trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo tỉnh Vĩnh Phúc. 4. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic cùng những phương pháp dạy học gắn liền với đặc trưng bộ môn nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập như: Phương pháp thông tin, tái hiện lịch sử; phương pháp nhận thức lịch sử. Phương pháp phỏng vấn: Trong quá trình thực hiện đề tài sẽ phỏng vấn trực tiếp một số học sinh về giờ học vận dụng phương pháp tích hợp và trao đổi với một số giáo viên có kinh nghiệm trong việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn. Phương pháp thực nghiệm Thực nghiệm sư phạm là khâu quan trọng nhằm kiểm nghiệm, chứng minh và đánh giá hiệu quả của việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn trong giờ học lịch sử. Thực nghiệm tiến hành tại trường THPT Trần Hưng Đạo, Giáo viên chọn 1 lớp học – lớp 12A5 để tiến hành thực nghiệm. Thời gian thực nghiệm: + Ở giáo án thực nghiệm số 1 (tiết 38), tôi tiến hành dạy thực nghiệm vào tiết 2, thứ sáu, ngày 09 tháng 01 năm 2019 ở lớp 12A5. + Ở giáo án thực nghiệm số 2 (tiết 42), tôi tiến hành dạy thực nghiệm vào tiết 3 thứ tư, ngày 27 tháng 2 năm 2019 ở lớp 12A5. Phương pháp thống kê toán học: Dùng để xử lý số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu. 3
- 5. Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: nghiên cứu phương pháp thực hiện tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 (Lớp 12 Ban cơ bản). Về khách thể nghiên cứu: + Năm học 2018 – 2019, tác giả nghiên cứu thực nghiệm trên 36 học sinh ở 1 lớp: 12A5 của trường THPT Trần Hưng Đạo. + Năm học 2019 – 2020, tác giả dự kiến nghiên cứu trên 78 học sinh ở lớp 12A1 và 12A3 của trường THPT Trần Hưng Đạo.khi dạy chương trình môn Lịch sử lớp 12 ở học kì II. Về thời gian nghiên cứu: năm học 2018 – 2019 và năm học 2019 – 2020. 6. Điểm mới của đề tài Tìm hiểu, nghiên cứu, đưa ra các nội dung kiến thức Văn học, Địa lí có thể thực hiện tích hợp trong quá trình dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975. Tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng các phương pháp thực hiện tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam phần Nam từ năm 1954 đến năm 1975 (ban cơ bản), góp phần nâng cao hứng thú và năng lực tư duy sáng tạo của học sinh trong học tập bộ môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài ph ần M ở đầ u, phần K ết lu ận; Ph ần n ội dung c ủa sáng kiế n đượ c cấu t ạo thành 3 chươ ng : Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử. Chương 2. Tích hợp kiến thức Văn học trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975. Chương 3. Tích hợp tài liệu Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975. 4
- NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÍCH HỢP KIẾN THỨC VĂN HỌC, ĐỊA LÍ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 1.1 Tổng quan về tích hợp trong dạy học Lịch sử Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Thực hiện môn học tích hợp, các quá trình học tập không bị cô lập với cuộc sống hàng ngày, các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh và được liên hệ với các tình huống cụ thể, có ý nghĩa với học sinh. Khi đó, học sinh được dạy sử dụng kiến thức trong những tình huống cụ thể và việc giảng dạy kiến thức không chỉ là lí thuyết mà còn phục vụ thiết yếu trong cuộc sống con người, để làm người lao động, công dân tốt. Mặt khác, các kiến thức sẽ không lạc hậu do thường xuyên cập nhật với cuộc sống. Theo đó khi đánh giá học sinh, thì ngoài kiến thức cần đánh giá học sinh về khả năng sử dụng kiến thức ở các tình huống khác nhau trong cuộc sống. Dạy học tích hợp giúp thiết lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học trong cùng một môn học và giữa các môn học khác nhau. Đồng thời, dạy học tích hợp giúp tránh những kiến thức, kĩ năng, nội dung trùng lặp khi nghiên cứu riêng rẽ từng môn học nhưng lại có những nội dung kiến thức, kĩ năng mà nếu theo một môn học riêng rẽ sẽ không có được. Như vậy, dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Dạy học theo hướng tích hợp phát huy được tính tích cực của học sinh, góp phần đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. 1.2 Vị trí, vai trò của môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông Môn Lịch sử là một môn học bắt buộc trong trường phổ thông. Đây là một trong những con đường giáo dục nhân cách cho học sinh thông qua hoạt động dạy và học. Theo chương trình đổi mới, bộ môn Lịch sử ở các cấp học nói chung và ở trường THPT nói riêng sẽ cung cấp, củng cố và nâng cao kiến thức cho học sinh một cách tương đối có hệ thống về Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam, kể từ khi loài người xuất hiện cho đến nay. Mục tiêu của môn Lịch sử ở trường THPT ngoài việc cung cấp kiến thức, còn hướng tư tưởng tình cảm, rèn luyện các kỹ năng cho học sinh. 1.2.1 Về kiến thức 5
- Môn Lịch sử sẽ giúp cho học sinh có hiểu biết tương đối chắc chắn và có hệ thống về lịch sử loài người. Qua mỗi bài học, mỗi lớp học, học sinh sẽ hiểu biết sâu hơn và có hệ thống về quá trình phát triển của lịch sử loài người, lịch sử dân tộc từ khởi thủy đến nay. Từ khi xuất hiện trên trái đất cho đến ngày nay, con người đã trải qua biết bao thăng trầm, bao giai đoạn phát triển. Học sinh sẽ nắm được những giai đoạn phát triển chủ yếu của lịch sử dân tộc, những sự kiện có ý nghĩa về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội. Học sinh sẽ hiểu biết được phần nào quá trình sáng tạo, văn minh, những nét lớn của văn hóa các dân tộc trên thế giới, của văn hóa Việt Nam. Nắm được những thành tựu chính về các mặt trong Lịch sử dân tộc, Lịch sử thế giới đồng thời cũng sẽ nhận thức được một số hạn chế của Lịch sử mà chúng ta cần khắc phục. 1.2.2 Về tư tưởng, tình cảm + Lịch sử sẽ giúp học sinh nhận thức được quá trình phấn đấu gian khổ và sáng tạo, xuất phát từ những điều kiện tự nhiên, xã hội cụ thể để vươn lên những đỉnh cao mới của văn minh. Nhờ đó đời sống vật chất và tinh thần của con người, của các dân tộc không ngừng được cải thiện và nâng cao. + Đời sống của các dân tộc luôn có mối quan hệ khăng khít, ảnh hưởng lẫn nhau, dù có khi hòa thuận êm đẹp hay có khi trái ngược hoặc xung đột nhau. + Càng ngày càng thấy rõ trái đất và quê hương là ngôi nhà chung mà mọi người, mọi dân tộc phải phấn đấu xây dựng, bảo vệ. + Nhận thức được những truyền thống cơ bản, tốt đẹp của dân tộc. + Bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu quê hương và niềm tự hào chân chính. + Trân trọng và có ý thức giữ gìn nên văn hóa dân tộc được xây dựng và phát triển qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Biết ơn tổ tiên, những anh hùng dân tộc đã lao động, chiến đấu, hi sinh vì sự nghiệp dựng nước và giữ nước; đồng thời có quyết tâm vươn lên trong học tập, lao động xây dựng và bảo vệ đất nước ngày nay. 1.2.3 Về kĩ năng. Môn Lịch sử góp phần rèn các kĩ năng tư duy phân tích, khái quát, so sánh, nhận xét, đánh giá...về một sự kiện, hiện tượng vấn đề lịch sử. 1.2.4 Định hướng năng lực hình thành Các năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực sáng tạo; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng công nghệ thông tin. * Năng lực chuyên biệt: Thực hành bộ môn Lịch sử: khai thác kênh hình có liên quan đến bài học; Phân tích mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động của các sự kiện lịch sử. 6
- Năng lực phát hiện, giải quyết các vấn đề trong học tập lịch sử (Điều tra, thu thập, xử lí thông tin, nêu dự kiến giải quyết các vấn đề, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống). 1.3 Thực trạng việc dạy và học Lịch sử hiện nay Thực tiễn dạy học lịch sử cho thấy, hiệu quả giờ dạy lịch sử còn nhiều hạn chế, học sinh chưa yêu thích và ham học môn lịch sử. Căn cứ vào phổ điểm các môn thi kì thi THPT Quốc gia trong năm học 2018 2019 thì kết quả của môn Lịch sử so với các môn học khác chưa cao. Điểm trung bình môn Lịch sử trên cả nước: 4.3 Tỉnh Vĩnh Phúc: 4.76 Trường THPT Trần Hưng Đạo là: 4.6 Ở lớp 12A5 Tôi đã dạy ôn thi THPT quốc gia năm học 2018 2019 có điểm trung bình là 5.2. Có thể thấy chất lượng môn Lịch sử trong kì thi THPT quốc gia của cả nước nói chung nhìn chung còn thấp. Nguyên nhân của thực trạng này xuất phát từ nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau. Một trong những nguyên nhân không thể không kể đến đó là đa số học sinh không thích học sử vì khó nhớ, khó thuộc. Kết quả khảo sát về thái độ yêu thích môn Lịch sử của 36 học sinh lớp 12A5 tôi giảng dạy trong năm học 2018 – 2019 tại trường THPT Trần Hưng Đạo như sau: Thái độ Thích Bình thường Không thích Tổng số Số HS Tỉ lệ (%) Số HS Tỉ lệ (%) Số HS Tỉ lệ (%) HS 36 8 22.2 12 33.3 16 44.5 Môn Lịch sử có vai trò quan trọng trong công tác giáo dục học sinh nhưng chỉ có 22,2 % số học sinh hứng thú với lịch sử, còn 44,5 số học sinh được khảo sát lại không hề thích lịch sử, đó là một nỗi băn khoăn, trăn trở không chỉ của riêng bản thân tôi là giáo viên giảng dạy môn Lịch sử mà còn là vấn đề mà giáo dục và cả xã hội rất quan tâm. Hơn nữa, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, trường THPT Trần Hưng Đạo là trường có phần lớn học sinh có học lực yếu, trung bình với điểm đầu vào thấp (Năm 2018: 3 điểm/1 môn; Năm 2019: 4 điểm). Vì vậy, việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục bộ môn Lịch sử nói riêng còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi giáo viên giảng dạy cần nỗ lực học hỏi, tìm kiếm các phương pháp dạy học phù hợp với trình độ, khả năng tiếp thu của học sinh, từng bước nâng cao hứng thú và kết quả học tập của học sinh. 7
- Nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc dạy và học môn Lịch sử nói chung và Lịch sử lớp 12 nói riêng, tôi thiết nghĩ cần phải phát huy hơn nữa hiệu quả của việc dạy và học để nâng cao tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh theo tinh thần đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá cũng như phương pháp dạy học. Dạy học tích hợp là một xu thế đang được nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam rất quan tâm, đề cao và đang triển khai thực hiện. Trong những năm đất nước và ngành giáo dục đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt, sau đợt tập huấn về dạy học tích hợp do Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc tổ chức, tôi đã luôn cố gắng, nỗ lực tạo hứng thú cho học sinh bằng việc đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng việc tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí, trong dạy học lịch sử và đã thu được kết quả tốt. Với mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục môn Lịch sử nói chung và chất lượng môn Lịch sử ở trường THPT Trần Hưng Đạo nói riêng, nhất là chất lượng thi THPT quốc gia, tôi muốn được chia sẻ kinh nghiệm của mình cùng các đồng nghiệp về phương pháp dạy học này. 1.4. Vị trí, ý nghĩa tài liệu văn học, địa lí trong dạy học Lịch sử Để tạo ra những biểu tượng lịch sử sinh động, chân xác, trong dạy học lịch sử cần sử dụng nhiều loại tài liệu khác nhau trong đó tài liệu Văn học, Địa lí là một trong những nguồn tài liệu phong phú, có nhiều lợi thế. Với chức năng phản ánh cuộc sống, tài liệu văn học đã góp phần dựng lại bức tranh quá khứ lịch sử, trình bày các đặc trưng của các hiện tượng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, những quy luật của đời sống ở từng thời đại một cách sinh động, hấp dẫn bằng ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật. Giữa Văn học và Sử học có mối quan hệ khăng khít. Khoa học Lịch sử dựa vào những nhân vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử có thật trong một giai đoạn nhất định để khôi phục lại bức tranh quá khứ một cách chân xác, khách quan, còn Văn học dựa trên chất liệu cuộc sống để xây dựng hình tượng, cốt truyện, mỗi tác phẩm văn học đều mang trong mình dấu ấn của thời đại. Việc sử dụng tài liệu Văn học trong dạy học Lịch sử sẽ giúp học sinh tránh được tình trạng “hiện đại hóa” lịch sử , giúp học sinh củng cố và phát triển kiến thức lịch sử, phát huy tính tích cực, năng động của học sinh và gây hứng thú học tập. Do đó, chất lượng dạy học lịch sử được nâng lên. Sự kiện lịch sử gắn liền với vị trí không gian nhất định. Nhiều sự kiện lịch sử xảy ra bắt nguồn từ đặc điểm địa lí hoặc do điều kiện địa lí tác động, chi phối. Do vậy kiến thức địa lí có ý nghĩa đặc biệt quan trong trong dạy học lịch sử. Bài học lịch sử gắn với bản đồ và kiến thức địa lí luôn tạo ra sự hấp 8
- dẫn, giúp học sinh nắm chắc sự kiện, biết lí giải bản chất sự kiện qua sự chi phối của yếu tố địa lí. Việc tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử làm cho học sinh nhận thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục thống nhất, khắc phục tình trạng nắm kiến thức lịch sử một cách rời rạc, phát huy tính chủ động, sáng tạo, năng lực tư duy, phân tích và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn hoạt động học tập của học sinh. Xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên, tôi lựa chọn nội dung: “Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 Lớp 12 (Ban cơ bản)” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. 9
- CHƯƠNG 2 TÍCH HỢP KIẾN THỨC VĂN HỌC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975 2.1 Vị trí, ý nghĩa của tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử Trong các nguồn tài liệu tham khảo, tài liệu Văn học có khả năng to lớn trong việc tạo biểu tượng cho học sinh bởi lẽ bản thân các tác phẩm văn học đã chứa đựng những sự kiện lịch sử, cung cấp những tri thức có giá trị về mọi mặt của đời sống xã hội. Đối tượng của Văn học cũng như Sử học là toàn bộ thế giới nhưng Văn học không miêu tả, tái hiện những con người cụ thể, cá biệt có thật trong đời sống như lịch sử mà xuất phát từ những mẫu hình có thật để dựng nên những hình tượng văn học giàu tính nghệ thuật khiến học sinh dễ hình dung kiến thức và nhớ lâu. Tài liệu văn học được sử dụng sẽ làm cho sự kiện trở nên cụ thể, sinh động. Những hình ảnh văn học sinh động đó chính là cơ sở để tạo biểu tượng lịch sử. Hiệu quả của việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó sử dụng tài liệu văn học có lợi thế đặc biệt. Trong dạy học lịch sử, việc miêu tả, tường thuật, giải thích, so sánh, nêu đặc điểm nhân vật lịch sử v.v…rất được coi trọng. T ài liệu văn học có cơ sở để giúp giáo viên lịch sử thực hiện điều đó. Tài liệu văn học với sự phản ánh thực qua cách nhìn, thái độ quan điểm của tác giả đối với hiện tượng được miêu tả nên có tác động mạnh mẽ vào tâm hồn người đọc. Người đọc sẽ hình thành tình cảm tích cực hay tiêu cực qua tác động của các tác phẩm văn học. Học sinh không chỉ được giáo dục về tư tưởng, đạo đức khi tiếp xúc với văn học mà những hình tượng văn học điển hình còn tạo hứng thú học tập lịch sử cho các em. Việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử cũng là nhằm làm cho các kiến thức lịch sử dễ tiếp nhận đối với học sinh, các em dường như được tham dự, chứng kiến lịch sử quá khứ. Đây là việc phát huy trí tưởng tượng tái tạo cho học sinh, rất cần cho việc học tập lịch sử bởi nếu không hình dung quá khứ khách quan thì không thể hiểu bản chất lịch sử, dễ rơi vào tình trạng “hiện đại hóa” lịch sử. Do đó việc sử dụng tài liệu văn học trong bài giảng của giáo viên là một việc làm thiết thực, một yêu cầu bức thiết nhằm nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay. 2.2. Một số yêu cầu khi sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử Việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử giúp học sinh nắm kiến thức lịch sử sâu sắc, toàn diện hơn, đặc biệt các em có sự liên hệ, tích 10
- hợp kiến thức giữa các môn học, tránh được tình trạng rời rạc, tản mạn trong kiến thức của học sinh, tính hệ thống của các tri thức đó sẽ giúp học sinh hiểu sự kiện, có khả năng phân tích sự kiện, tìm ra bản chất, qui luật phát triển của lịch sử. Tuy nhiên không phải cứ đưa tài liệu văn học, địa lí vào bài giảng lịch sử là giáo viên đã đạt hiệu quả dạy học như trên mà việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử phải tuân thủ theo những nguyên tắc dạy học nói chung và yêu cầu cụ thể sau đây. Tài liệu văn học phải phù hợp với nội dung bài giảng và trình độ nhận thức của học sinh. Tài liệu văn học phải đảm bảo tính tiêu biểu, điển hình. Lựa chọn các biện pháp thích hợp để sử dụng tài liệu văn học. Tài liệu văn học, sử dụng trong sự kết hợp giữa các phương pháp, các loại tài liệu khác nhau. Tài liệu văn học đảm bảo tính khoa học và tính tư tưởng. 2.3. Phương pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử 2.3.1 Vận dụng kiến thức văn học trong kể chuyện lịch sử Trong dạy học lịch sử, giáo viên có thể sử dụng những câu chuyện trong văn học để xây dựng những mẩu chuyện về sự kiện lịch sử. N hững mẩu chuyện lịch sử luôn cuốn hút học sinh, với ngữ điệu và các thao tác sư phạm phù hợp, giáo viên khi kể một câu chuyện lịch sử không những khiến học sinh dễ nhớ và nhớ lâu sự kiện mà tâm hồn, trái tim các em cũng sẽ thực sự rung cảm. Chẳng hạn khi dạy bài 21: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965)”, mục I. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, giáo viên có thể xây dựng đoạn kể chuyện về Ngô Đình Diệm để giúp học sinh thấy được nguồn gốc tội ác mà Diệm đã gây ra cho nhân dân miền Nam, hiểu được bản chất của chế độ thực dân mới, căm thù chế độ Mĩ Diệm và có thái độ bất bình với những hành động phi nhân tính của chúng. “Ngô Đình Diệm quê ở làng Đại Phong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Thuở nhỏ học tại Huế. Năm 1918 học trường Hậu Bổ. Tốt nghiệp và bắt đầu làm quan từ năm 1920 tại Thừa Thiên Huế, Quảng Trị. Năm 1945, bị Nhật loại không cho làm thủ tướng chính phủ thân Nhật. Sau cách mạng tháng Tám, Diệm bị lực lượng cách mạng tạm giữ một thời gian rồi được phóng thích về sống ẩn ở Đà Lạt với em là Ngô Đình Nhu. Năm 1950, Diệm sang Mĩ sống tại các chủng viện lớn ở Mĩ và học đại học Michêgan Hoa Kì. Năm 1954, được Bảo Đại mời làm thủ tướng – do Mĩ chỉ đạo thay Bửu Lộc. Sau khi cầm quyền 11
- năm 1955 đã lật đổ Bảo Đại. Từ đó Ngô Đình Diệm trực tiếp đối đầu với cách mạng Việt Nam, ra sức phá hoại hiệp định Giơnevơ và ý đồ chia cắt đất nước. Được nuôi dưỡng từ thế lực ngoại bang, qua bàn tay trùm gián điệp hồng y Spellman, y và gia đình là tiêu biểu cho tầng lớp tư sản, đại địa chủ đội lốt thiên chúa giáo, có nhiều nợ máu với nhân dân và mang ý thức phục thù. Do đó để duy trì chính quyền, Ngô Đình Diệm đã thi hành nhiều chính sách và biện pháp đi ngược lại truyền thống dân tộc. Ngay khi được Mĩ đưa về làm thủ tướng rồi làm tổng thống bù nhìn, Ngô Đình Diệm thực hiện chính sách “gia đình trị” gồm 4 anh em ruột: Ngô Đình Thục (giám mục), Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Luyện và Trần Lệ Xuân (vợ Nhu) với các nhân vật trong gia đình thông gia (Trần Văn Trương) cùng các thế lực đàn áp nhân dân và các lực lượng đối kháng, coi “sự nghiệp truyền đạo là thành lũy chống cộng sản”. Trong thời gian cầm quyền, Diệm thực hi ện nhi ều chính sách chống Phật giáo, âm mưu đưa Thiên chúa giáo lên vị trí Quốc đạo và sử dụng tôn giáo này là công cụ đắc lực để phá hoại phong trào cách mạng miền Nam. Thi hành chính sách “tố cộng, diệt cộng”, luật 10/59 lê máy chém khắp miền Nam, đàn áp lực lượng cách mạng. Ngày 2/11/1963, anh em Ngô Đình Diệm bị các thế lực khác do Mĩ dàn dựng và tổ chức giết chết trong cuộc đảo chính”. Hay khi dạy mục III – Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới Đồng Khởi (1954 – 1960), khi nói về chính sách tố cộng, diệt cộng của chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam, giáo viên có thể sử dụng mẩu chuyện trong tác phẩm: “Chân dung Anh hùng thời đại Hồ Chí Minh”, tập 2. Nxb Lao Động; để kể chuyện về tấm gương anh hùng Trần Thị Lý: “Chị Trần Thị Lý tức là Trần Thị Nhậm, bí danh Bích Ngọc quê ở tỉnh Quảng Nam – mảnh đất mang truyền thống “Trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mĩ”. Tháng 1 năm 1955, chị Lý nhận nhiệm vụ mới, phụ trách đường dây hoạt động bí mật của tỉnh tại Đà Nẵng. Thời gian này địch kiểm soát gắt gao. Chính quyền Diệm lê máy chém đi khắp nơi với chính sách “tố cộng, diệt cộng”, dùng mọi thủ đoạn đánh phá tràn lan, đánh vào các vùng trọng điểm, chà xát nhiều lần trên khu vực...Mặc dù bị địch kiểm soát gắt gao nhưng Lý vẫn kiên trì bền bỉ, ban ngày nằm hầm hoặc rút ra ngoài đồng, ngoài khu vực lùng sục của địch, đêm đêm trở về bám dân, gây cơ sở cách mạng. Bước vào năm 1957, chính quyền Diệm ban hành đạo luật “đặt Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật”. Không khí khủng bố, giết chóc bao trùm khắp nông thôn, thành thị. Bọn phản động hoành hành khắp nơi, dồn dân đến nghẹt thở. 12
- Chị Lý trong lúc đang làm nhiệm vụ đã bị giặc bắt. Chúng tra tấn chị dã man, chúng dùng dao sắc rạch người chị theo đường ô quả trám, toàn thân thể chị nhuộm một màu máu đỏ. Đâu chỉ có vậy, chúng còn dùng mọi phương tiện, kỹ thuật của chiến tranh tàn ác: “điệt giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung” hòng làm nhụt ý chí của chị. Hai vai chị tím bầm, dập nát, đôi chân bị thương nặng, những vết dao cắt, lửa nung dâm vào vùng bùng thành những hố sâu hoắm. Trên cơ thể mảnh dẻ của người con gái xứ Quảng ấy đầm đìa máu với hơn 50 vết thương trên người. Nhưng ở chị dường như có một nghị lực phi thường, chị chịu đựng bao nhiêu cực hình đó không một tiếng thở than rên xiết. Chị quên đi cái đau đớn để giữ vững bảo toàn bí mật cho cách mạng. Tháng 10 năm 1958, Trần Thị Lý bị tra tấn tới kiệt sức, địch cho rằng chị không thể sống được nữa nên đem vứt chị ngoài nhà lao. Trần Thị Lý được cơ sở đưa về nhà chăm sóc, sau đó được đưa ra khỏi Gò Nổi và được tổ chức đưa ra miền Bắc chữa trị các vết thương. Trong những năm tháng chị điều trị tại Bệnh viện Việt Xô, nhà thơ Tố Hữu đã viết tặng chị bài thơ “Người con gái Việt Nam” để tôn vinh sự kiên trinh, bất khuất của chị: “Em là ai? Cô gái hay nàng tiên Em có tuổi hay không có tuổi Mái tóc em đây, là mây hay là suối Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông Thịt da em hay là sắt là đồng ?” ... “Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Em đã sống lại rồi em đã sống ! Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Không giết được em, người con gái anh hùng !” ... “ Từ cõi chết, em trở về, chói lọi Như buổi em đi, ngọn cờ đỏ gọi Em trở về, người con gái quang vinh Cả nước ôm em, khúc ruột của mình.” (Trích “Người con gái Việt Nam – Tố Hữu”). Hoặc giáo viên có thể sử dụng Báo cáo của ông Tôn Quang Phiệt về vụ thảm sát ở nhà giam Phú Lợi (01121958) để kể chuyện cho học sinh, giúp học sinh hiểu rõ hơn về chính sách khủng bố của Mĩ – Diệm ở miền Nam trong những năm 1957 – 1959: “Trại tập trung Phú Lợi thuộc tỉnh Thủ Dầu Một, cách Sài Gòn 33 cây số ở một vùng rừng hẻo lánh. Trại rộng 120 mẫu tây, xung quanh có tường cao 3 thước. Có một hệ thống đồn bốt gồm 12 tháp canh với một tiểu đoàn bảo an vũ trang đầy đủ và mật thám, cảnh sát bao vây xung quanh. Hôm đó như thường lệ, đến bữa ăn anh chị em cùng nhau ra ăn cơm. 13
- Nhưng vừa ăn xong thì ai nấy đều ôm bụng kêu la, nằm xuống dẫy dụa, có người thể chất yếu hoặc trúng độc mạnh thì chết lịm ngay. Cảm biết là nhà cầm quyền miền Nam bỏ thuốc độc, cả trại náo động kêu la ầm ỹ đòi bọn chúng mở cửa nhà giam cứu chữa. Nhưng bọn cai ngục đã được chỉ thị ra lệnh cho lính khóa chặt các cửa nhà giam, đồng thời bủa lính bao vây trại, canh giữ nghiêm ngặt các ngả đường ra vào. Một số ít anh chị em đã cố đu người lên xà nhà dỡ nóc nhà trèo lên kêu cứu, đòi chính quyền miền Nam phải đem thuốc men cứu chữa. Nhưng bọn Mỹ Diệm đã cho lính bắn xả vào giết chết một số. Tính ra chỉ trong ngày 112, hơn 1.000 anh chị em đã bị chết rất thê thảm. Số còn lại thì nằm mê man bất tỉnh. Trong lúc anh chị em trong các trại giam kêu la ầm ĩ thì đồng bào xung quanh dò hỏi biết tin rất kinh hoàng và căm phẫn, nhiều người kéo nhau tản cư về phía Sài Gòn, Chợ Lớn. Đến ngày 212 thêm một số anh chị em nữa bị chết. Hơn 4.000 anh chị em còn lại đã nhất tề tuyệt thực đấu tranh đòi Mỹ Diệm phải cứu chữa những người còn lại. Nhiều anh em cố gượng leo lên dỡ nóc nhà kêu cứu. Tiếng la thét vang dậy cả khu trại. Bọn Mỹ Diệm lập tức điều động thêm về Phú Lợi một trung đoàn bộ binh bao vây chặt chẽ trại tập trung, lùng khắp các xóm làng lân cận, hạ lệnh giới nghiêm, cấm nhân dân tụ họp bàn tán. Chúng lại cho xe vòi rồng đến phun nước đàn áp cuộc đấu tranh. Từ sân tập bắn, hàng loạt súng liên thanh nổ dồn vào phía các nhà giam. Anh chị em đã yếu sức bị chết thêm một số, có anh chị em bị nước phun ngã từ trên xà nhà xuống gẫy tay chân hay vỡ sọ mà chết lập tức. Bọn Mỹ Diệm muốn làm cho phi tang đã đưa dầu xăng phun vào trại và ném bùi nhùi đốt. Có một nhà giam bốc cháy, một số anh chị em còn sống bị chết thiêu. Nhiều xác chết từ hôm 112 đã bị cháy tiêu. Đồng bào xung quanh châu thành rất căm phẫn Mỹ Diệm và thương xót cho các nạn nhân, đã mua thuốc men kéo đến đòi được giúp đỡ những người bị nạn. Các gia đình có thân nhân bị giam giữ rất là xao xuyến đã đòi các báo chí Sài Gòn cho biết tin tức. Nhưng bọn Mỹ Diệm cố tình bưng bít không cho các báo đả động đến việc này. Muốn đánh lừa dư luận bọn Mỹ Diệm cho tung tin là ở Bình Dương có bệnh ôn dịch, tù nhân bị bệnh mà chết. Nhưng ai cũng biết là nói láo, vì sau khi vụ này xảy ra, người ta đã đem cơm cho chó ăn thì chó chết, bỏ cho cá ăn thì cá chết. Cuối cùng chính quyền miền Nam lại tung tin là các tù nhân uống thuốc độc tự tử để đánh lừa dư luận. Nói láo nữa! đồng bào chúng ta ở miền Nam là những người yêu nước đã có 14
- một truyền thống anh dũng bất khuất, dẫu bị khổ sở dưới sự khủng bố của Mỹ Diệm vẫn đấu tranh để sống, để đuổi Mỹ Diệm ra khỏi miền Nam, để thống nhất nước nhà, không khi nào có cái tư tưởng tự sát. Luận điệu Mỹ Diệm nhất định không lừa dối được ai, không lừa dối được nhân dân ta, không lừa dối được dư luận thế giới”. Dạy về diễn biến phong trào Đồng Khởi (19591960), giáo viên có thể sử dụng truyện ngắn Rừng xà nu của tác giả Nguyễn Trung Thành để kể chuyện về cuộc đấu tranh của nhân dân ngôi làng của người Giẻ Triêng có tên là làng Xốp Nghét của xã Xốp, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum để giúp cho học sinh về cuộc sống, chiến đấu của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược: “Hồi ấy, bị bọn Mỹ – ngụy tàn ác tấn công, nhưng làng vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ cách mạng. Tnú và Mai được giao làm liên lạc cho Quyết, rồi được Quyết dạy chữ. Một lần, trong chuyến đưa thư của anh Quyết lên huyện, Tnú bị phục bắt, bị tra tấn nhưng anh không khai. Ở tù 3 năm, Tnú vượt ngục, trở về làng thay anh Quyết chỉ huy buôn làng chuẩn bị vũ khí chiến đấu và cưới Mai. Tin làng Xô Man chuẩn bị vũ khí chờ thời cơ nổi dậy đến tai lũ chó săn nguỵ quân Cộng hoà. Dục đưa lính đến lùng sục vây ráp. Cụ Mết, Tnú cùng thanh niên lánh vào rừng. Không bắt được Tnú, địch bắt Mai cùng với đứa con nhỏ chưa đầy tháng. Từ vị trí ẩn nấp, Tnú chứng kiến cảnh vợ con bị nguỵ quân đánh đập. Sôi sục căm thù, Tnú nhảy xổ vào cứu vợ nhưng rồi Mai cũng chết, đứa con cũng chết anh cũng bị bắt... Địch tẩm nhựa xà nu đốt mười đầu ngón tay Tnú trước mặt dân làng. Tnú chịu đựng không kêu la. Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay, Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu lên. Tnú không thèm kêu van, người cộng sản không thèm kêu van. Tnú thét lên một tiếng. Tiếng thét của anh bỗng vang dội thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn. Dân làng đồng thanh “giết”, nhất tề nổi dậy. Dục và quân địch đã bị cụ Mết và thanh niên tiêu diệt sạch. Làng Xô Man giành phần thắng. Tnú gia nhập bộ đội giải phóng miền Nam…” Khi dạy bài 21, mục V.1 Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”” của Mĩ, giáo viên có thể sử dụng đoạn trích trong tác phẩm “Những mẩu chuyện lịch sử” Nxb Giáo dục để kể câu chuyện về “Con quái vật M.113” giúp học sinh hiểu sâu sắc về các chiến thuật mới: “trực thăng vận”, “thiết xa vận” mà Mĩ sử 15
- dụng trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam: “Đã từ lâu, vùng Đồng Tháp Mười như một mũi đinh nhọn chĩa vào mắt bọn xâm lược. Chúng rất cay vì bình định vùng này mà không làm nổi. Kể cả khá nhiều trận, Mĩ – Diệm tấn công bào khu vực sình lầy song lần nào cũng hậm hực thua đau. Chúng bàn nhau: “chiến thuật trực thăng vận” không thể áp dụng ở vùng đầm lầy rậm rạp mênh mông này được vì không có chỗ cho máy bay hạ cánh đổ quân mà dùng chiến thuật nhảy dù càng nguy hiểm. Phải tìm ra một thứ vũ khí gì mới có thể vùng vẫy trên bùn nước. Cho đến ngày 4/6/1962, theo hãng A.P, đế quốc Mĩ đã sáng chế ra một thứ vũ kí mới toanh rất lợi hại đưa sang Việt Nam để tấn công vùng Đồng Tháp Mười. Đó là loại xe bọc thép lội nước mà bọn Hakin đặt cho một cái tên khá hấp dẫn “Thiết vận xa M.113”. Theo miêu tả thì loại xe này vừa chạy rất nhanh ở trên ruộng khô, lại có thể lặn ngụp trong bùn nước, ao đầm. Mỗi xe, trang bị đầy đủ có thể trở nặng hàng mấy tấn, trên nóc đặt một khẩu trọng liên 50 ly, đằng trước có một tấm khiên bằng kim loại rất dày có thể chịu được sức công phá của đạn súng cỡ 50 và 75 ly. Đặc biệt loại xe M.113 còn được trang bị tia hồng ngoại có thể chiếu sáng ban đêm với tầm phóng khá xa, phát hiện được mọi chướng ngại vật ngang đường. Tên đại úy Mĩ W. Bơrickơ, cố vấn của đại đội thiết xa vận M.113 đã phỉnh phờ bọn lính: “binh sĩ hành quân được ngồi trong thiết xa vận M.113 thì sẽ được bảo đảm yên trí như ngồi trong hầm phòng ngự boong ke rất vững chãi. Có thể nói chắc chắn rằng, loại xe này có thể giúp cho binh sĩ hoạt động với một niềm tin mới và một tính chiến đấu mới. Ngoài tác dụng xung kích, loại M.113 này còn có một giá trị tâm lí đặc biệt vì nó sẽ làm cho du kích việt cộng khiếp hãi khi nhìn thấy “con quái vật bằng thép” này bất ngờ xuất hiện và gầm rú trên đồng ruộng, kênh rạch”. Khi dạy bài 21, mục V.2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ, sau khi giáo viên tường thuật xong các thắng lợi của ta, để nhấn mạnh hơn sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ cách mạng miền Nam, giáo viên có thể sử dụng đoạn trích về anh hùng Nguyễn Văn Trỗi trong sách “Những mẩu chuyện lịch sử” của Nxb Giáo dục để xây dựng bài kể chuyện cho học sinh về tấm gương hy sinh của anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi: “Nguyễn Văn Trỗi quê ở xã Thanh Quýt, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Gia đình nghèo, mẹ mất sớm, bố đi làm xa, anh sớm có ý thức tự lập, năm 15 tuổi đã ra Đà Nẵng, rồi vào Sài Gòn tìm việc, lúc đầu làm nghề đạp xe xích lô, sau xin vào học nghề thợ điện. Anh sớm giác ngộ cách mạng. Trong những năm 1963 – 1964, phong trào đấu tranh của nhân dân ta chống đế quốc Mĩ và bọn bù nhìn tay sau phát triển 16
- rất mạnh, chính phủ Mĩ phải cử nhiều phái đoàn quân sự cao cấp sang miền Nam Việt Nam xem xét tình hình tìm cách đối phó. Các chiến sĩ biệt động nội thành khẩn trương triển khai các trận đánh địch. Anh Trỗi mới lập gia đình nên tổ chức muốn giành cho anh một thời gian nghỉ ngơi và thu xếp việc nhà nhưng anh đã xung phong nhận nhiệm vụ đặc biệt: đặt mìn tại cầu Công Lí để giết tên Mác Namara, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mĩ, khi xe của hắn đi qua, Anh đã bị kẻ thù bắt lúc đang thi hành nhiệm vụ (951964). Giặc Mĩ và tay sau dùng mọi thủ đoạn dã man, thâm độc, từ dụ dỗ, mua chuộc đến tra tấn, khủng bố đề hòng anh khai ra các cơ quan bí mất của ta trong nội thành. Nhưng trước sau anh chỉ nhận có một mình mưu giết Mác Na mara. Anh lớn tiếng khẳng định: “còn giặc Mĩ trên đất nước Việt Nam thì không ai có hạnh phúc nổi cả!”. Cuối cùng, chúng đưa anh ra pháp trường. Thái độ hiên ngang của anh trước mũi súng quân thù đã làm cho chính bọn chúng khiếp đảm, run sợ, còn nhân dân và nước và nhân dân tiến bộ thế giới đều kính phục, ngưỡng mộ. Những người du kích Vênêxuêla đã bắt cóc một tên Đại tá Mĩ để đổi mạng cho anh, nhưng bọn Mĩ lật lọng không giữ lời cam kết. Chúng xử bắn anh ngày 15101964 ở Sài Gòn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ghi trên tấm ảnh Nguyễn Văn Trỗi trên pháp trường như sau: Vì Tổ quốc, vì nhân dân, liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi đã anh dũng đấu tranh chống đế quốc Mĩ đến hơi thở cuối cùng. Chí khí lẫm liệt của anh hùng Trỗi là một tấm gương cách mạng sáng ngời cho mọi người yêu nước, nhất là cho các cháu thanh niên học tập”. Nhà thơ Tố Hữu đã có những vần thơ ca ngợi chiến công của người anh hùng yêu nước ấy trong bài thơ: “Hãy nhớ lấy lời tôi” Có những phút giây làm nên lịch sử Có cái chết hoá thành bất tử Có những lời hơn mọi bài ca Có những con người như chân lý sinh ra Nguyễn Văn Trỗi Anh đã chết rồi. Anh còn sống mãi .... Phút giây thiêng anh gọi bác ba lần Súng đã nổ, mười viên đạn Mĩ Anh gục xuống. Không! anh thẳng dậy Anh vẫn còn hô: Việt Nam muôn năm:! Máu tim anh nhuộm đỏ đất anh nằm”. 17
- Khi dạy về phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam trong đấu tranh chống “Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ, giáo viên có thể sử dụng tư liệu trong tác phẩm “Chuyện kể về các nữ anh hùng thời đại Hồ Chí Minh”, Báo Quân đội nhân dân (2004) kể chuyện về Nữ anh hùng Út Tịch – Người mẹ cầm súng để khắc sâu cho học sinh hình tượng và vai trò của người phụ nữ “đội quân tóc dài” trong đấu tranh chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ: “Chị Nguyễn Út Tịch sinh năm 1920, quê ở xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kẻ, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong một gia đình cố nông, ngay từ nhỏ chị đã đi ở đợ cho địa chủ, chịu biết bao cay đắng, áp bức của đế quốc, phong kiến. Khi lấy chồng, cả hai vợ chồng chị vẫn phải đi ở đợ cho đến ngày cách mạng tháng Tám thành công. Hai vợ chồng chị hăng hái tham gia cách mạng từ năm 1945. Vừa giỏi việc nước, vừa đảm việc nhà, tuy đã 6 con nhưng chị Út Tịch vẫn đánh giặc rất hăng hái, có nhiều mưu mẹo tài tình. Khi có thai 8 tháng vẫn chỉ huy du kích đánh hai đồn giặc. Trong một trận địch càn vào xã, lúc đó Út Tịch vừa sinh con được hai tháng nhưng khi nghe tiếng súng, chị vội ôm con giấu dưới hầm bí mật sau vườn, rồi tay cầm súng, vai vác xẻng, men theo chiến hào, chị chảy tất tưởi về phía có tiếng súng nổ. Chị bò đến một mô đất cao, đào ngay công sự rồi giương súng nhả đạn về phía địch. Khi giáp trận, chị nhanh như con sóc, chạy hết nơi này đến nơi khác, lợi dụng địa hình, nổ súng giết giặc. Vừa phát hiện một tên giặc đang trút đạn vào ấp, chị lặng lẽ luồn ra phía sau, nhằm đúng đầu nó bóp cò. Súng địch câm họng. Trong khi cố trườn lên bờ đê lấy súng địch, do sức yếu bị trượt chân ngã lăn xuống ruộng ngất xỉu, tỉnh dậy chị lại tiếp tục chiến đấu cho đến khi trận đánh kết thúc. Người con gái miền Nam anh hùng, Nguyễn Thị Út mưu tài dũng lược, đảm đang được nhà nước tặng thưởng huân chương Quân công giải phóng hạng Ba và danh hiệu cao quý, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (8/5/1965). Hay giáo viên có thể sử dụng đoạn trích trong tác phẩm “Vụ ám sát Ngô Đình Diệm và J.F. Kennedy”, Nxb Công an nhân dân, 2003 (tr.6163) để kể chuyện về vụ Dương Văn Minh đảo chính giết anh em Diệm – Nhu, mở đầu cho cuộc khủng hoảng triền miên của chính quyền Sài Gòn: “ Vào lúc 1 giờ chiều ngày 1111963, cuộc lật đổ bằng quân sự, cuộc đảo chính chống chính quyền Diệm do tướng Việt Nam Dương Văn Minh (biệt danh là Minh Lớn) cầm đầu. Để phòng ngừa, Minh Lớn ra lệnh giết một tướng chỉ huy hải quân thân Diệm rất có thế lực và nhiều chỉ huy đặc biệt Nam Việt Nam ngay trước khi cuộc đảo chính chính thức xảy ra, bóp chết mọi ý đồ tập hợp lại lực lượng và rồi giao tranh bắt đầu bằng cuộc tấn công chớp nhoáng vào các 18
- trung tâm truyền tin, các đài phát thanh, Sở cảnh sát và Dinh Tổng thống lộng lẫy của Diệm. Trong khi đó, các đơn vị quân đội chủ lực có thể được sử dụng để bảo vệ Diệm đã bị khôn khéo điều động ra khỏi vùng giao tranh. Khi cuộc nổi dậy bắt đầu, Lodge liền được tổ đặc trách CIA thông báo. Khi Diệm cho gọi đích thân bị đại sứ này và yêu cầu được biết thái độ của Mĩ, Lodge đáp: “ Tôi cảm thấy không đủ thông tin để có thể trả lời ngài”. Sao ông đại sứ lại có thể trả lời người đứng đầu một nước đồng minh như thế? Lodge cho rằng ông không biết gì về lập trường của chính phủ ông! Diệm gác điện thoại. Cuộc đảo chính diễn tiến như một bộ máy đồng hồ. Khi đụng độ dữ dội nổ ra tại Dinh Tổng thống, Diệm và Nhu tìm cách tẩu thoát qua một đường hầm ngầm, sau đó được một người bạn ở Chợ Lớn che dấu (Chợ Lớn là nơi Nhu có nhiều người quen thông qua một mạng lưới thuốc phiện). Thật thú vị để nói thêm ở đây, như một chi tiết bổ sung cho bản chất của Diệm, Nhu, rằng các lực lượng bảo vệ trung thành của Tổng thống trong dinh tiếp tục chiến đấu thêm nhiều tiếng đồng hồ nữa và hi sinh mà không hay biết rằng vị Tổng thống mà họ đang chiến đấu bảo vệ đã bỏ chạy từ lâu. Khi đã đến được chỗ an toàn cách xa dinh, lẽ ra Diệm có thể gọi một cú điện thoại theo cách không thể truy ra người gọi để khuyên các lực lượng bảo vệ của mình trong dinh đầu hàng phe đảo chính để giữ mạng sống. Nhưng Diệm không làm thế, ông ta quyết định để cho họ chết. Nhưng chính Diệm cuối cùng cũng phải đầu hàng – vì quá ít lựa chọn – và cuộc giao tranh chấm dứt. Sau một hồi mặc cả, Diệm đồng ý tiết lộ chỗ trốn của mình và công khai đầu hàng Minh Lớn và các tướng lĩnh của ông nếu như họ hứa để cho Diệm và Nhu an toàn chạy ra nước ngoài. Minh đồng ý. Lúc đó Diệm cho ông biết ông và Nhu đang lẩn trốn trong một nhà thờ công giáo ở Chợ Lớn, và ông đảm bảo rằng họ sẽ chờ quân của ông Minh tới bắt đưa về tổng hành dinh để ông chính thức thoái vị. Minh phái các vệ sĩ của ông và một trung đội quân ra đi thi hành lệnh bắt Diệm. Khi họ đến nhà thờ, Diệm và Nhu hòa dịu nộp mình. Sau đó hai ông được hộ tống ra khỏi nhà thờ và đưa vào trong một chiếc xe bọc thép. Ngay khi cánh cửa chiếc xe bọc thép vừa đóng lại, Diệm và Nhu liền bị đánh đập, trói gô bốn vó, rồi bị bắn cho tới chết”. Khi dạy về việc chi viện của hậu phương miền Bắc cho chiến trường miền Nam, giáo viên có thể kết hợp kể chuyện về 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc, dựa trên tác phẩm cùng tên của tác giả Nghiêm Văn Tân: 19
- “Tiểu đội 4 thuộc Đại đội 552, Tổng đội Thanh niên xung phong 55 Hà Tĩnh gồm 10 cô gái còn rất trẻ tuổi từ 17 đến 24 do chị Võ Thị Tần làm Tiểu đội trưởng là đơn vị làm việc thường trực tại Ngã ba Đồng Lộc, chịu trách nhiệm san lấp bom ở đoạn đường này để không đứt mạch giao thông nối hậu phương với tiền tuyến. Bình thường tiểu đội hoạt động về đêm để lấp hố bom mà máy bay đã bắn phá vào ban ngày. Sau cuộc tổng tấn công và nổi dậy tết mậu thân năm 1968, ngã ba Đồng Lộc đã trở thành mạch máu giao thông quan trọng, nối liền hậu phương lớn miền Bắc và tiền tuyến lớn Miền Nam. Đế quốc Mỹ biết được điều đó nên đã tìm mọi cách cắt đứt con đường này. Thế nhưng những cô gái thanh niên xung phong đã dũng cảm xả thân quên mình, quyết “sống bám cầu, bám đường”. Họ đã luôn chiến đấu với khẩu hiệu “máu có thể chảy, tim có thể ngừng nhưng mạch máu giao thông không bao giờ tắt”. Mưa bom bão đạn không thể làm khuất phục ý chí chiến đấu của họ. …Hôm đó, 10 cô gái ra đến hiện trường đã nhanh chóng triển khai công việc, người đào, người xúc, hồ hởi làm việc, vừa làm vừa chuyện trò trêu đùa nhau. Bỗng có một tốp máy bay vượt qua trọng điểm. Tất cả chị em nhanh chóng nép mình vào triền đồi, nơi thành hố bom cũ tạo nên một cái rãnh lớn. Tốp đi sau của tiểu đội 5 cũng dừng lại quan sát. Một lúc sau, hết tiếng máy bay cả tiểu đội tiếp tục đứng dậy làm việc. Bất ngờ, một trong tốp chiếc máy bay lúc nãy quay lại, thả một loạt bom. Một quả bom rơi trúng trước cửa hầm các chị đang còn trú ẩn. Tiếng nổ chát chúa, đất đá tung toé, khói bom mù mịt, đen ngòm trùm lên cả đội hình 10 cô. Tốp thanh niên xung phong tiểu đội 5 đi sau chạy ào đến gào thét, bộ đội, nhân dân ở gần đó cũng lao ra gọi tên từng người. Đến nơi, chỉ còn thấy hố bom sâu hoắm, một vài chiếc cuốc, xẻnh văng ra nhưng không còn thấy một ai, không nghe thấy một tiếng người. Cả 10 cô gái thanh niên xung phong đã anh dũng hy sinh. Suốt đêm hôm đó và cả ngày hôm sau, đồng đội đã đào bới, tìm kiếm thi thể các chị, đem về tắm rửa sạch sẽ. Tất cả đều như đang vừa đi vào giấc ngủ dài. Đồng đội đã đặt các chị vào khu đồi Bãi Dịa với lòng xót thương vô hạn. Riêng chị Hồ Thị Cúc, mãi sang ngày thứ 3 đồng đội mới tìm thấy chị cũng ở trong căn hầm đó, do đất đá vùi sâu quá nên đồng đội không tìm ra nổi. Lúc tìm thấy chị trong tư thế ngồi, đầu đội nón, bên cạnh là cái cuốc, 10 đầu ngón tay bị bầm tím vì đang bới đất để tìm đường ra….” Khi dạy cho học sinh thành tựu của nhân dân miền Bắc trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ (1964 – 1968), giáo viên có thể sử dụng tư liệu trong tác phẩm “Những mẩu chuyện lịch sử” của Nxb Giáo dục để kể chuyện về anh hùng Nguyễn Viết Xuân nhằm khắc họa 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy tích hợp đối với Ngữ Văn 9
11 p | 881 | 149
-
SKKN: Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Vật lí 7
23 p | 546 | 54
-
SKKN: Vận dụng quan điểm tích hợp vào bài học tác phẩm tự sự của Nam Cao ở nhà trường THPT
28 p | 237 | 29
-
SKKN: Tích hợp liên môn trong dạy học chủ đề Xác suất của biến cố’
26 p | 156 | 18
-
SKKN: Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường THPT. Ứng dụng vào thực tiễn dạy học tác phẩm “Tây Tiến” (Quang Dũng)
32 p | 163 | 13
-
SKKN: Vận dụng kiến thức tích hợp để dạy kỹ năng đọc hiểu - Unit 9 - Preserving the environment - Tiếng Anh 10 thí điểm
71 p | 58 | 11
-
SKKN: Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học bộ môn Lịch sử, lớp 12 - Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954
24 p | 200 | 11
-
SKKN: Dự án dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm phát triển năng lực học sinh - Tác phẩm Chí Phèo (Nam Cao)
82 p | 148 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng quan điểm tích hợp thông qua phương pháp dự án để dạy chủ đề Liên Bang Nga
77 p | 74 | 6
-
SKKN: Vận dụng phương pháp dạy Học vần lớp 1 theo quan điểm tích hợp
32 p | 81 | 6
-
SKKN: Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp qua bài “Phong cách Hồ Chí Minh"
23 p | 175 | 6
-
SKKN: Ứng dụng cấp số nhân để giải một số bài toán Vật lý, Sinh học, Địa lý và thực tiễn
20 p | 81 | 5
-
SKKN: Tiếp cận tác phẩm “Bài ca Ngất ngưởng” theo hướng tích hợp
32 p | 54 | 3
-
SKKN: Giải pháp tích hợp liên môn có hiệu quả bộ môn Vật lý đối với học sinh dân tộc
26 p | 43 | 3
-
SKKN: Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy “ Tiết 69 - Bài 45: Lưu huỳnh đioxit” môn Hóa học lớp 10 – Ban nâng cao
29 p | 62 | 3
-
SKKN: Tích hợp kiến thức liên môn nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở trường THPT
38 p | 42 | 2
-
SKKN: Vận dụng dạy học tích hợp trong chủ đề: “Hô hấp” nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Sinh học 8
26 p | 45 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn