intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy “ Tiết 69 - Bài 45: Lưu huỳnh đioxit” môn Hóa học lớp 10 – Ban nâng cao

Chia sẻ: Trần Thị Ta | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:29

63
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến được sử dụng để dạy học tích hợp với các môn học văn học, sinh học, toán học, địa lí, vật lí, công nghệ, giáo dục công dân trên cơ sở quy trình xây dựng một chủ đề tích hợp liên môn, đồng thời áp dụng vào giảng dạy trong chương trình Hóa học lớp 10.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy “ Tiết 69 - Bài 45: Lưu huỳnh đioxit” môn Hóa học lớp 10 – Ban nâng cao

  1.   DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ viết tắt Ý nghĩa THPT Trung học phổ thông GV Giáo viên HS Học sinh SGK Sách giáo khoa CNTT Công nghệ thông tin PHT Phiếu học tập % Phần trăm ptpư Phương trình phản ứng 1
  2. BÁO CÁO KẾT QUẢ 2
  3. NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. LỜI GIỚI THIỆU Dạy học từng môn học riêng rẽ  như  hiện nay có tác dụng cung cấp kiến thức   khoa học logic, chặt chẽ, có hệ  thống của từng lĩnh vực và tạo điều kiện phân hóa   theo định hướng nghề nghiệp của học sinh. Tuy nhiên, điều này cũng nảy sinh những bất cập như khó phát triển năng lực  học sinh và dẫn đến tâm lý giáo viên nào cũng cho môn của mình là quan trọng, môn  nào cũng muốn đưa nhiều kiến thức vào sách giáo khoa dẫn đến quá tải đối với học   sinh. Tích hợp và dạy học tích hợp sẽ góp phần khắc phục những bất cập trên. Trước đây,  các môn  khoa học tự  nhiên nghiên cứu theo tư  duy phân tích, mỗi  khoa học nghiên cứu một dạng vật chất, một hình thức vận động của vật chất trong   tự nhiên. Nhưng bản thân giới tự nhiên là một thể thống nhất, m ọi sự vật, hiện tượng  trong tự  nhiên và xã hội đều ít nhiều có mối liên hệ  với nhau; nhiều sự  vật, hiện   tượng có những điểm tương đồng và cùng một nguồn cội…Để  nhận biết và giải  quyết các sự vật, hiện tượng  ấy, cần huy động tổng hợp các kiến thức và kĩ năng từ  nhiều lĩnh vực khác nhau.  Như vậy, dạy học tích hợp sẽ giúp người học tiếp cận tốt hơn với bản chất của   tự nhiên và xã hội. Ngoài  ra  trong  quá  trình  phát  triển  c ủa  khoa  h ọc  và  giáo  dục,  nhiều  kiến   thức, kĩ năng chưa hoặc ch ưa cần thi ết tr ở  thành mộ t môn họ c trong nhà trườ ng,   nhưng lại rất cần chu ẩn b ị  cho h ọc sinh  để  các em có thể  đố i mặ t vớ i những  thách thức c ủa cu ộc sống; do đó cần tích hợp giáo dục các kiến thức và kĩ năng đó  thông qua các môn học. Khi thực hiện dạy học tích hợp, các kiến thức gần nhau, liên quan với nhau sẽ  được nhập vào cùng một môn học nên số  đầu môn học sẽ  giảm bớt, tránh được sự  trùng lặp không cần thiết về nội dung giữa các môn học… Do vậy, có thể  khẳng định tích hợp là phương thức tốt nhất để  dạy học phát  triển năng lực. 2. TÊN SÁNG KIẾN Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy “ Tiết 69 ­ Bài 45: Lưu huỳnh đioxit”  môn Hóa học lớp 10 – Ban nâng cao. 3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ­ Họ và tên: Lê Thị Vân ­ Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Tam Đảo 2 ­ Số điện thoại: 0966148221. E_mail:lethivan.gvtamdao2@vinhphuc.edu.vn 3
  4. 4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN Tác giả  cùng với sự hỗ trợ của Trường THPT Tam Đảo 2 về  cơ sở vật chất ­   kỹ thuật trong quá trình viết sáng kiến và dạy thực nghiệm sáng kiến.  5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Phươ ng pháp dạy học: Sáng kiến đượ c sử dụng để  dạy học tích hợp với các   môn học văn học, sinh học, toán học, địa lí, vật lí, công nghệ, giáo dục công dân trên  cơ  sở  quy trình xây dựng một chủ  đề  tích hợp liên môn, đồng thời áp dụng vào  giảng dạy trong chương trình Hóa học lớp 10. 6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP DỤNG THỬ Ngày 02 tháng 03 năm 2017,  tiết học môn Hóa học tại lớp 10A1. 7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN 7.1. Về nội dung của sáng kiến 7.1.1. Những điều kiện cho việc nghiên cứu Tôi lựa chọn trường THPT Tam Đảo 2 vì trường có những điều kiện thuận lợi  cho việc nghiên cứu: + Lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm, sát sao chuyên môn, nỗ  lực trong bối   cảnh đổi mới căn bản toàn diện ngành giáo dục. + Nhà trường có khá đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cần thiết.  + Giáo viên: Hiện đang dạy lớp 10, là giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ  trong nhiều năm, có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo   dục học sinh. + Học sinh: Học sinh được chọn tham gia nghiên cứu đều tích cực chủ  động,   thành tích học tập của năm trước ở mức trung bình, khá trở lên. 7.1.2. Các bước thực hiện giải pháp Bước 1: Xác định mục tiêu bài học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ, định  hướng phát triển năng lực và các nội dung liên môn có liên quan đến bài học.    a. Kiến thức: * Môn Hóa học  ­  Hóa học lớp 10 + HS biết: CTCT, tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và điều chế của SO2  +HS hiểu:  Cấu tạo phân tử, tính chất hóa học của SO2: vừa có tính oxi hóa, vừa có tính  khử. Sự giống và khác nhau về tính chất vật lý, hóa học giữa H2S và SO2. 4
  5. ­ Hóa học lớp 8 (Bài 20 – Tỉ khối của chất khí) ­ Biết công thức tính tỉ khối của chất khí. ­ Hóa học lớp 9 (Bài 1 – Tính chất hóa học của oxit – phân loại oxit) ­ Biết tính chất hóa học của oxit axit. * Môn Vật Lí ­ Biết cách xác định trạng thái, nhiệt độ hóa lỏng, tỉ khối.... * Môn Sinh học ­ Biết cơ chế hiện tượng mưa axit * Môn Toán học ­ Biết giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình, phương trình, hoặc các công  thức biến đổi toán học..... * Môn Văn học ­ Các câu ca dao, tục ngữ giải thích tính chất hóa học cũng như tên gọi của lưu   huỳnh đioxit. * Môn GDCD ­ Biết được các nguồn gây ra ô nhiễm môi trường để có biện pháp bảo vệ.             ­ Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. * Môn Địa lý ­ HS biết một số mỏ quặng và khoáng vật của nước ta và trên thế giới. b. Kỹ năng * Môn Hóa học ­ Hóa học 10 +  HS viết được phương trình phản ứng minh họa cho tính chất hóa học, điều   chế của SO2. +  Phân biệt được  H2S, SO2 và các chất khí khác. + Rèn luyện tư duy linh hoạt, có hệ thống kiến thức. +  Vận dụng lý thuyết vào giải các bài toán cụ thể. ­ Hóa học 9 + HS viết được phương trình minh họa tính chất hóa học của oxit axit. ­ Hóa học 8 +Vận dụng công thức tính tỉ khối của chất khí để tính tỉ khối của lưu huỳnh đioxit  so với không khí. * Môn Vật Lí + Vận dụng công thức tính tỉ khối để làm các bài tập tính toán liên quan * Môn Sinh học + Vận dụng cơ chế hấp thụ các ion trong nước mưa để  giải thích hiện tượng  mưa axit * Môn Toán học + Vận dụng những kiến thức toán học để làm bài tập tính toán. * Môn GDCD 5
  6. + Giải thích vấn đề bảo vệ môi trường đặc biệt là môi trường không khí. * Môn Văn học + Vận dụng các câu ca dao, tục ngữ để giải thích các tính chất hóa học của lưu   huỳnh đioxit * Môn Địa lý + Sử dụng Atlat địa lý để tìm vị trí các mỏ quặng và cách khai thác chúng.  c. Thái độ:  ­ Rèn luyện cho HS tính cẩn thận, chính xác, tính nghiêm túc khoa học ­ HS biết được SO2 là chất khí độc, có những tác hại đối với môi trường và con   người từ đó có những biện pháp bảo vệ. ­ Yêu thích các môn học, thấy được sự liên hệ và bổ sung cho nhau của các môn   học.  d. Năng lực: ­ Năng lực chung: Sáng tạo, tư  duy, ngôn ngữ, tự  học, phát hiện và giải quyết  vấn đề, năng lực hợp tác. ­ Năng lực riêng: Các năng lực Hóa học, năng lực toán học, vật lý, sinh học, năng  lực nghiên cứu… Bước 2: Chuẩn bị học liệu, soạn giáo án, giao nhiệm vụ  cho học sinh và chuẩn   bị thiết bị dạy học. a. Học liệu  ­ SGK, SGV hóa học 10 nâng cao và cơ bản ­ Các tài liệu về môn Lí, Toán, Sinh, Văn, GDCD, Địa lí. ­ Dụng cụ thí nghiệm:  + Giá ống nghiệm, ống nghiệm, nút cao su, ống hút nhỏ giọt, kẹp gỗ.  + Hóa chất: Cu, H2SO4 đặc, dung dịch nước Br2, dung dịch KMnO4   ­  Ứng dụng CNTT: dùng powerpoint    để  trình chiếu các hình  ảnh, thí nghiệm minh  hoạ nội dung kiến thức từng phần cần truyền đạt cho học sinh. b. Giáo án (Phụ lục 1) c. Giao nhiệm vụ Nhóm 1:  ­ Mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử SO2? Xác định số oxi hóa của S trong  phân tử SO2? Nhóm 2:  6
  7. ­ Nêu và giải thích các tính chất vật lí của  lưu huỳnh đioxit? Nhóm 3:  ­ Dựa vào đặc điểm cấu tạo phân tử  và số  oxi hóa của S trong phân tử  SO2 em  hãy dự đoán tính chất hóa học của lưu huỳnh đioxit? ­  Dẫn 3,36 lít SO2(đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng hoàn toàn  thu được m gam muối. Tính giá trị của m? Nhóm 4:  ­ Bằng sự hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết khí lưu huỳnh đioxit gây ảnh   hưởng như thế nào với môi trường xung quanh. Từ đó nêu một số biện pháp làm giảm  sự ô nhiễm đó? d. Thiết bị dạy học ­ Thiết bị:  + Máy chiếu, máy vi tính.  + PHT (phụ lục 2). ­  Ứng dụng CNTT. + Tìm kiếm, khai thác các thông tin cần thiết trên internet. + Thiết kế bài giảng điện tử. + Sử dụng phần mềm Microsoft Office PowerPoint  + Sử dụng phần mềm violet.  ­  Chuẩn bị của học sinh  + Xem lại kiến thức về bài liên kết cộng hóa trị  (Hóa học lớp 10), TCHH của   oxit axit (Hóa học lớp 9), Tỉ khối (Hóa học lớp 8) + Chuẩn bị At – lát Địa lý. + Tìm hiều về hiện tượng ô nhiễm môi trường do khói bụi xe gây ra, ô nhiễm  thực phẩm và biện pháp làm giảm. Bước 3: Tổ chức dạy học tích hợp   a. Ổn định tổ chức Lớp: 10 A1 10A3 Sĩ số: 37/37             40/40 Ngày dạy: 2/03               3/03    b. Kiểm tra bài cũ  Trình bày phương pháp nhận biết các chất khí riêng biệt sau: O2, H2S,Cl2,N2. 7
  8.    c. Bài mới 8
  9. Hoạt động Học  Hoạt động Giáo viên Nội dung ghi bảng sinh ◊.Hoạt động 1 ­ GV chia lớp làm 4 nhóm, sau  I. LƯU HUỲNH ĐIOXIT. đó phát phiếu học tập cho từng  ­ HS suy nghĩ, trả  nhóm. lời Các tên gọi khác của SO2 ­ GV hỏi HS: các tên gọi khác  ­ Khí sunfurơ của SO2 mà em biết? ­ Lưu huỳnh(IV) oxit ­GV tích hợp môn Ngữ văn: ­ Anhiđrit sunfurơ        Anh muốn biết em là ai ­ HS thảo luận Thì   xin   anh   hãy   lắng   tai   nghe   này ­Nhóm   trưởng  1. Cấu tạo phân tử        Lưu huỳnh đioxit là đây nhóm   1   lên   trình  ­ CTPT: SO2 bày ­ CTCT: Khí sunfurơ tên gọi thường ngày   đó anh.        ­ GV yêu cầu HS: Theo dõi vào  phiếu  học   tập số   1,   sau  đó   suy    .   .                                   .   .  nghĩ   thảo   luận   trong   nhóm,   đại     S                    S                      diện nhóm lên trình bày? O          O       O         O ­ GV nhận xét, bổ  sung. Sau đó  chiếu nội dung cần ghi nhớ. ­   Liên  kết  S­O  trong   phân  tử  SO2 là liên kết cộng hóa  trị phân cực. ­ Trong phân tử SO2, số oxi  hóa của S là +4  2. Tính chất vật lí ◊.Hoạt động 2 ­HS thảo luận ­ GV yêu cầu HS: Theo dõi vào  ­ Nhóm trưởng lên  phiếu  học   tập số   2,   sau  đó   suy  trình   bày:   Khí  lưu  nghĩ   thảo   luận   trong   nhóm,   đại  huỳnh   đioxit   là  diện nhóm lên trình bày? chất   khí   không  ­ GV nhận xét, bổ  sung. Sau đó  màu,  mùi xốc,  rất  chiếu nội dung cần ghi nhớ. độc,   hít   thở   phải  không   khí   có   SO2  ­ SO2   là chất khí, không màu,  ­ GV   yêu   cầu   HS   vận   dụng   gây   viêm   đường  mùi xốc     kiên thức môn Vật lí, Toán   hô hấp cấp.  ­ Nặng hơn không khí (dSO2/kk  học để  tính tỉ khối của SO2  +   SO2  nặng   hơn  =64/29) so với không khí không   khí   (dSO2/kk  ­ Tan nhiều trong nước GV   bổ   sung:   SO2  hóa   lỏng   ở  =64/29   >1),   do   đó  ­ Rất độc. ­10oC,  ở  20oC 1 lit nước hòa tan  thu   khí   SO2  bằng  được 40 thể  tích khí SO2.Khí SO2  cách   đẩy   không  rất độc,hít phải không khí có khí  khí ngửa bình. này sẽ gây viêm dường hô hấp. +   SO2  tan   nhiều  trong   nước   (do  ­GV   chiếu   hình   ảnh   và   đặt   câu  phân   tử   SO2  là  hỏi: phân tử  phân cực,  ? Vì sao nên đeo khẩu trang y tế  H2O   cũng   là   dung  khi đi ngoài đường phố, nơi làm  môi phân cực) việc... (Tích hợp môn GDCD) 9 Nhà máy thải khí SO2 , CO2 vào khí 
  10. d. Củng cố: GV: Tìm hiểu một số cách xử lí khí SO2?  HS: Chuẩn bị sẵn ở nhà liên hệ kiến thức công nghệ trả lời. + Xử lí bằng nước là phương pháp đơn giản được áp dụng sớm nhất để  loại bỏ  SO 2  trong khí thải. SO2 + H2O  H2SO3 + Xử lí bằng vôi sữa là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong công nghiệp vì hiệu  quả xử lí cao, nguyên liệu rẻ tiền và có sẵn ở mọi nơi. SO2 + Ca(OH)2  CaSO3 + H2O + Xử lí bằng amoniac SO2 + 2NH3 + H2O (NH4)2SO3 (NH4)2SO3 + SO2 + H2O  NH4HSO3 + Xử lí bằng than hoạt tính: khói thải đi vào tháp hấp thụ, khí SO 2 được giữ lại trong  lớp than hoạt tính của các tầng hấp thụ. e. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà ­ Bài tập về nhà:  Bài 1,2,34,5 – SGK 10 NC/tr186 ­ Chuẩn bị trước phần tiếp theo: LƯU HUỲNH TRI OXIT Bước 4: Tiến hành kiểm tra đánh giá        Sử dụng phiếu trả lời trắc nghiệm khách quan (thời gian 10 phút, thang điểm 10) Câu 1. Cho phản ứng hóa học SO2 + Cl2 + 2H2O   H2SO4 + 2HCl Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất các chất phản ứng ?      A. SO2 là chất oxi hóa, Cl2 là chất khử.   B. SO2 là chất khử, H2O là chất oxi hóa.      C. Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử.   D. Cl2 là chất oxi hóa, SO2 là chất khử. Câu 2. Sục 1 lượng dư khí SO2 vào dung dịch H2S, sẽ có hiện tượng gì xảy ra      A. Không có hiện tượng gì.     C. Dung dịch bị vẩn đục màu vàng.     B. Dung dịch chuyển sang màu vàng.   D. Dung dịch mất màu. Câu 3. Trong công nghiệp, khí SO2 được điều chế bằng cách đốt các chất sau:     A. H2S và pirit sắt.    C. S và H2S.     B. S và pirit sắt.    D. FeSO4 và Na2SO4. Câu 4. Ghép cấu hình electron với nguyên tử thích hợp: Cấu   hình  Nguyên  electron tử 2 2 6 2 5 1. 1s 2s 2p 3s 3p a. F 2 2 4 2. 1s 2s 2p b. Cl 2 2 5 3. 1s 2s 2p c. O 10
  11. 4. 1s22s22p63s23p4 d. S      A. 1d, 2b, 3c, 4a.     C. 1b, 2c, 3a, 4d.      B. 1a, 2d, 3b, 4c.    D. 1c, 2a, 3d, 4b. Câu 5. Để phân biệt SO2 và CO2 người ta thường dùng thuốc thử nào? A.  Hồ tinh bột.    B.  Nước vôi trong.     C. Dung dịch brom.  D.  Nước clo. Câu 6. Cho V lít SO2 (dktc) tác dụng hết với dung dịch Brom dư. Thêm tiếp vào dung  dịch sau phản ứng BaCl2 dư thu dược 2,33g kết tủa thể tích là: A. 2,24 lít. B. 0,224 lít.                  C. 1,12 lít.                    D. 0,112 lít. Câu 7.  Dãy chất gồm những chất vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử là:     A. H2S, SO2                  B. SO2, H2SO4              C. F2, SO2                    D. S, SO2 Câu 8. Dẫn 1,12 lít khí SO2 vào 100 ml dung dịch NaOH 1M, dung dịch thu được có   chứa (Na = 23, S = 32, O = 16, H = 1)     A. NaHSO3.                  B. NaHSO3 và Na2SO3.C. Na2SO3 và NaOH.  D. Na2SO3. Câu 9. Cho sơ đồ sau: X  S  Y  H2SO4  X. X, Y lần lượt là     A. H2S; SO2.                 B. SO2; H2S.                 C.  FeS; SO3.               D. A và B. Câu 10:  Cho phương trình                               S + H2SO4 đ  X + H2O. Vậy X là:      A. SO2.                          B. H2S.                          C. H2SO3.                    D. SO3. 7.1.3. Sản phẩm dạy học * Tổ chức dạy học tích hợp tại trường THPT Tam Đảo 2 * Sản phẩm của học sinh 11
  12. Quặng pirit sắt FeS2 12
  13. 13
  14. Khi tiến hành dạy dự án tích hợp cho lớp thực nghiệm là 10A1 và dạy giáo án   bình thường ở lớp 10A3, tôi tiến hành bài kiểm tra đánh giá 15 phút thu được kết quả  như sau: Điể Điể STT 10A3 STT 10A1 m m 1  Lê Thị Lan Anh 8 1  Nguyễn Tuấn An 9 2  Nguyễn Ngọc Ánh 8 2  Đỗ Thị Hiền Anh 9 3  Nguyễn Thị Ánh 7 3  Nguyễn Tiến Anh 7 4  Nguyễn Thị Thu Chang 7 4  Nguyễn Gia Bình 7 5  Dương Thị Chinh 5 5  Đặng Tiến Dũng 7 6  Diệp Thị Dung 7 6  Trương Thị Hương Duyên 7 7  Ngô Thị Đào 8 7  Hoàng Thành Đạt 8 8  Đỗ Thị Hà 7 8  Trần Minh Đăng 8 9  Trần Thị Hà 5 9  Bạch Văn Đức 7 10  Trần Thị Mai Hạnh 7 10  Nguyễn Thúy Hằng 7 11  Chu Thị Hằng 7 11  Khổng Thị Hiền 9 12  Nguyễn Thị Hằng 5 12  Nguyễn Thị Hiền 9 13  Phạm Minh Hiếu 7 13  Nguyễn Minh Hiếu 7 14  Tô Văn Hoàng 7 14  Nguyễn Huy Hoàng 6 15  Nguyễn Hữu Khải 6 15  Hoàng Thị Thu Hường 7 16  Nguyễn Hữu Khang 7 16  Lương Văn Lợi 8 17  Nguyễn Thị Mỹ Linh 7 17  Bùi Thị Kim Ngân 9 18  Nguyễn Thị Thùy Linh 6 18  Lương Trọng Nghĩa 10 14
  15. 19  Nguyễn Trà My 7 19  Lăng Minh Phú 7 20  Viên Thị Ngọc 7 20  Hoàng Thị Phương 6 21  Nguyễn Thị Nhung 5 21  Lương Văn Quang 7 22  Phạm Thị Mỹ Ninh 7 22  Nguyễn Đình Quang 7 23  Đỗ Thị Kiều Oanh 7 23  Nguyễn Văn Quảng 7 24  Chu Văn Phú 8 24  Nguyễn Anh Quân 5 25  Lăng Thị Phương 6 25  Trần Phú Quân 9 26  Trần Thị PhươngA 7 26  Trần Anh QuânA 8 27  Trần Thị PhươngB 8 27  Trần Anh QuânB 7 28  Lý Thị Quỳnh 7 28  Nguyễn Thị Như Quỳnh 7 29  Hoàng Thị Sen 8 29  Lương Văn Thanh 6 30  Đỗ Ngọc Sơn 6 30  Bùi Thị Thủy 7 31  Trần Văn Sơn 7 31  Đường Thị Ngọc Thúy 7 32  Khổng Thị Tâm 7 32  Nguyễn Thị Trang 7 33  Vũ Phúc Thịnh 5 33  Hoàng Văn Trường 7 34  Phạm Minh Tiến 7 34  Nguyễn Ngọc Tùng 7 35  Lương Thị Thu Trang 6 35  Đặng Thị Tuyết 7 36  Ôn Thu Trang 7 36  Nguyễn Quốc Việt 7 37  Nguyễn Thị Trâm 7 37  Đào Quốc Vương 8 38  Đỗ Anh Tuấn 5 39  Trần Lê Văn 7 40  Đường Thị Vân 6 15
  16.  Thống kê chung như sau: Lớp 10A1 (TN) 10A3 (ĐC) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Giỏi 12 30% 6 15% Khá 21 60% 22 55% TB 4 10% 12 30% Yếu 0 0% 0 0% Như vậy tỉ lệ học sinh khá, giỏi ở lớp 10A1 là lớp dạy bằng giáo án tích hợp là 90%  và cao hơn hẳn lớp 10A3 dạy theo giáo án truyền thống. 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến Tổ  chức dạy học theo chủ  đề  tích hợp là một nội dung quan trọng trong đổi mới  căn bản, toàn diện ngành Giáo dục được Bộ  Giáo dục và Đào tạo tập huấn cho giáo   viên cốt cán của các Sở Giáo dục. Vì vậy theo ý kiến tác giả sáng kiến kinh nghiệm có  khả năng áp dụng cao, có giá trị thực tiễn. Qua sáng kiến “Tích hợp kiến thức liên môn   vào giảng dạy  Tiết 69 ­ Bài 45: Lưu huỳnh đi oxit” môn Hóa học lớp 10 – Ban nâng  cao’’ tác giả  mong muốn mọi giáo viên trung học phổ  thông biết được quy trình xây   dựng một chủ  đề  tích hợp liên môn trong một tiết dạy học, thiết kế  được các hoạt  động dạy học liên môn theo định hướng năng lực. Biết được cách thức tiến hành các   phương pháp dạy học tích cực và các kĩ thuật dạy học phù hợp. Từ  đó mỗi giáo viên  có thể  vận dụng vào môn học của mình để  xây dựng được các chuyên đề  cụ  thể  áp  dụng vào giảng dạy thực tế. 8. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT (nếu có)  9. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN ­ Đối với lãnh đạo cấp cơ sở: Cần quan tâm, sát sao trước những vấn đề đổi mới   của ngành giáo dục; trang bị đầy đủ  các phương tiện, thiết bị, đồ  dùng dạy học…để  giáo viên tích cực lĩnh hội và áp dụng những đổi mới cả về hình thức và nội dung dạy   học.  Nhà trường không đặt  ưu tiên truyền đạt kiến thức, thông tin đơn lẻ, mà phải   16
  17. hình thành  ở học sinh năng lực tìm kiếm, quản lí, tổ  chức sử dụng kiến thức để  giải  quyết vấn đề trong tình huống có ý nghĩa. ­ Đối với giáo viên: Trước hết giáo viên cần phải nắm vững nội dung chương  trình; các đơn vị  kiến thức Hóa học cơ  bản, nâng cao và  phần liên hệ  thực tế, liên  môn. Chủ động tìm hiểu và lĩnh hội những vấn đề mới nhằm đáp ứng yêu cầu về giáo  dục trong tình hình mới của đất nước. Đồng thời  để dạy học tích hợp kiến thức liên  môn thì giáo viên phải nỗ lực hơn rất nhiều so với dạy học theo đơn vị kiến thức của  một môn độc lập, giáo viên phải có trình độ tin học nhất định.  Giáo viên cần có thời gian để  tìm hiểu kiến thức liên môn từ đó xây dựng nội   dung, chủ đề tích hợp và định hướng các hoạt động. Khi thực hiện dạy học tích hợp liên môn, giáo viên cần phải xác định rõ mục   tiêu nào trong bài học là quan trọng, tránh tham lam kiến thức liên môn mà không làm  rõ được kiến thức trọng tâm của môn học chính. Giáo viên phải biết phân tích nội dung môn học để thiết kế các hoạt động, sao   cho khi thực hiện học sinh phải vận dụng kiến thức kỹ năng ở các phạm vi rộng khác  nhau, ứng với các mức độ tích hợp nêu trên, tương thích với các bối cảnh của quá trình   dạy học. Giáo viên phải có đầu óc cởi mở, hợp tác, sẵn sàng tiếp nhận thông tin, kiến  thức từ  các môn học khác hoặc kiến thức mới của xã hội và khoa học... Giáo viên  ở  trường phổ thông hiện nay chủ yếu đào tạo để giảng dạy các môn học riêng rẽ, việc   bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng chủ yếu liên quan đến môn   học mà họ  phụ  trách. Chính vì vậy, đa số  giáo viên có tâm lý coi trọng chuyên môn  mình, không cởi mở và ít hợp tác với giáo viên các môn khác. ­ Đối với học sinh: Trong quá trình học tập, học sinh phải tham gia vào các hoạt  động mà giáo viên tổ chức, đồng thời phải huy động và sử dụng kiến thức nhiều môn  học để thực hiện các nhiệm vụ mà giáo viên đưa ra thể hiện tính sáng tạo và năng lực   tư duy của bản thân. Ngoài ra học sinh cần có sự kết hợp giữa nắm vững kiến thức lí   thuyết với việc thực hành, liên hệ thực tế để có thể vận dụng kiến thức liên môn vào  thực tiễn. 10. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC HOẶC DỰ  KIẾN THU  ĐƯỢC DO ÁP  DỤNG SÁNG KIẾN 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự  kiến có thể  thu được do áp dụng sáng  kiến theo ý kiến của tác giả 17
  18. Dạy học tích hợp tập trung nhiều hơn đến việc hình thành những năng lực hoạt  động, tư  duy cho học sinh là cơ  sở  phát huy tính sáng tạo đưa những kiến thức liên   môn vào môn học góp phần tạo không khí học tập thoải mái. Đó cũng là cách kích   thích niềm đam mê học Hóa. ­ Sau khi dự án được thực hiện, tôi thấy các em học sinh hoàn toàn có khả năng  độc lập và sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau để  giải quyết một chủ đề nào đó. Một số em học sinh còn làm tôi phải ngỡ ngàng trước   khả năng liên kết kiến thức các môn một cách linh hoạt. ­ Các em có cơ hội để thể hiện hết năng lực của mình trong một giờ học. Chính   vì vậy mà giờ  học Hóa học trở  nên rất nhẹ  nhàng chứ  không còn là gánh nặng kiến   thức như trước. ­ Việc thiết lập các mối quan hệ  theo một logic nh ất định những kiến thức,   kĩ năng khác nhau để thực hiện một hoạt động phức hợp, do vậy giúp HS lựa chọn   thông tin, kiến th ức, kĩ năng cần thiết để  thực hiện đượ c các hoạt động thiết thực   trong các tình huống học tập, đời sống hàng ngày, làm cho học sinh hòa nhập vào   thế giới cuộc sống; làm cho quá trình học tập mang tính mục đích rõ rệt. ­ Giúp học sinh có khả  năng liên hệ, gắn kết kiến thức các môn học liên quan   (Văn học, Địa lí, Vật lí, Sinh học, Sinh học, GDCD, Toán học…) giải đáp các kiến  thức Hóa học liên quan đến tính chất của SO2 ­ Dự  án góp phần đổi mới hình thức tổ  chức dạy học, phương pháp dạy  học,  đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập và ứng dụng CNTT trong dạy học. ­ Góp phần nâng cao năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS, phát  triển năng lực sáng tạo phù hợp với định hướng đổi mới giáo dục theo hướng phát huy   năng lực học sinh. ­ Đòi hỏi giáo viên không những nắm chắc kiến thức chuyên môn mà còn phải   tích cực trao đổi, học hỏi đồng nghiệp những kiến thức liên quan.          ­ Đối với đời sống xã hội: Vận dụng kiến thức đã học trên lớp giải thích và vận   dụng có hiệu quả các vấn đề thực tiễn có liên quan đến bảo vệ môi trường. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự  kiến có thể  thu được do áp dụng sáng  kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân Việc dạy học xung quanh một chủ  đề  đòi hỏi huy động kiến thức, kỹ  năng,  phương pháp của nhiều môn học. Điều này tạo thuận lợi cho việc trao đổi và làm giao  18
  19. thoa các mục tiêu dạy học của các môn học khác nhau. Vì vậy, tích hợp sẽ  đáp  ứng   yêu cầu dạy học để phát triển năng lực HS. Dạy học tích hợp tạo mối liên hệ trong học tập bằng việc kết nối các môn học  khác nhau, nhấn mạnh đến sự phụ thuộc và mối liên hệ  giữa các kiến thức, kỹ  năng   và phương pháp của các môn học đó. Do đó, tích hợp là phương thức dạy học hiệu   quả vì kiến thức được cấu trúc có tổ chức và vững chắc. Thiết kế chủ đề  tích hợp ngoài việc tạo điều kiện tích hợp mục tiêu của 2 hay  nhiều môn học, nó còn cho phép tránh sự lặp lại nội dung các môn học nên tiết kiệm  thời gian tổ chức hoạt động học tập. Giá trị  thực tiễn của sáng kiến được Hội đồng chấm thi dạy học theo chủ  đề  tích hợp của Sở Giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc chứng nhận. (Phụ lục 3) 11.   DANH   SÁCH   NHỮNG   TỔ   CHỨC/CÁ   NHÂN   ĐÃ   THAM   GIA   ÁP   DỤNG  THỬ HOẶC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU Số  Tên tổ chức/cá  Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT nhân áp dụng sáng kiến 1 Lớp 10A1 THPT Tam Đảo 2 Môn Hóa học ............., ngày.....tháng......năm...... Tam Đảo, ngày 10 tháng 01 năm 2020 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến  (Ký tên, đóng dấu) Lê Thị Vân 19
  20. DANH MỤC SÁCH THAM KHẢO 1. Bộ sách giáo khoa hóa học 8­ 9­10 NXB Giáo dục. 2. Sách giáo viên 10 NXB Giáo dục. 3. Các tài liệu môn Toán – Lý ­ Sinh NXB Giáo dục. 4. Các tài liệu môn Toán ­ ĐỊa – GDCD ­ Văn NXB Giáo dục. 5. Hữu thú đích hóa học NXB Thiếu nhi 6. Du lịch trong thế giới hóa học NXB Văn hóa thông tin 7. Từ điển hóa học phổ thông NXB Giáo dục.       8. Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải – Tập 3        Trần Ngọc Trấn 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0