SKKN: Tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong dạy học môn Giáo dục Công dân ở trường THCS
lượt xem 161
download
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là việc làm hết sức cần thiết, thường xuyên và liên tục. Bởi giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sẽ hình thành và phát triển kĩ năng hành động trong môi trường của học sinh, từ đó tạo nên một lối sống có trách nhiệm và thân thiện với thiên nhiên. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong dạy học môn Giáo dục Công dân ở trường THCS”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong dạy học môn Giáo dục Công dân ở trường THCS
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI : TÍCH HỢP GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG THCS
- I. Căn cứ để xây dựng kế hoạch - Căn cứ Quyết định số 05/2009/QĐ- UBND ngày 23/7/2009 của uỷ ban nhân dân huyện Bắc Sơn về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Sơn; - Thực hiện văn bản số 1426/SGD&ĐT-TCCB ngày 30/9/2009 của Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn về việc hướng dẫn đổi mới quản lý giáo dục; - Căn cứ công văn số 397/CV- GD&ĐT của Phòng Giáo Dục và Đào tạo huyện Bắc Sơn về việc hướng dẫn thực hiện công tác đổi mới quản lý giáo dục trong nhà trường; II. Đặc điểm tình hình chung: 1. Thuận lợi - Được sự quan tâm của Ban lãnh đạo nhà trường, bản thân tôi đã được tham dự các lớp tập huấn chuyên môn, chuyên đề nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Tập thể giáo viên trong trường có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau lẫn nhau trong công tác chuyên môn. - Đa số học sinh đã quen và có hứng thú với phương pháp dạy học tích cực giúp các em chủ động lĩnh hội những kiến thức mới. - Cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học trong trường tưong đối đầy đủ, phù hợp với điều kiện dạy và học của giáo viên, học sinh. 2.Khó khăn - Bản thân tôi còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ vì là giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. - Học sinh là con em dân tộc, đa số là con em nhà nông, hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn nên thời gian dành cho học tập còn ít, tiếp thu bài còn chậm. Một số em còn rụt rè, chưa mạnh dạn, chưa ý thức được việc học tập của bản thân.
- - Đa số học sinh bị hổng, rỗng kiến thức từ lớp dưới nên gặp khó khăn trong việc tiếp thu những kiến thức mới. - Một số ít phụ huynh chưa quan tâm tới việc học tập của con em mình. III. Kết quả đã đạt được trong năm học 2008- 2009: Trong năm học 2008-2009, bản thân tôi tham gia giảng dạy : môn Ngữ văn lớp 7A, 8A; môn Giáo dục công dân khối 7, khối 8, khối 9, với kết quả đạt được cụ thể như sau: Môn Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu 7A ( 26 hs) không 26,9% 50% 23,1% Ngữ văn 8A ( 35 hs) không 20% 71,4% 8,6% Khối 7 20,4% 64,8% 14,8% không ( 54 hs) GD CD Khối 8 29,5% 67,6% 2,9% không ( 68 hs) Khối 9 26,2% 71,7% 2,1% không (46 hs) IV. Mục tiêu, yêu cầu kế hoạch : Hiện nay, bảo vệ môi trường là vấn đề cấp thiết đang được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, vì sự phát triển bền vững toàn cầu. Con người là một bộ phận của thiên nhiên, do đó con người phải có ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống của chính mình. Nói cách khác, bảo vệ thiên nhiên chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Trong những năm gần đây, nạn suy thoái môi trường đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người. Con người phải gánh chịu nhiều hậu quả do thiên tai gây ra. Chính vì thế, con người đã quan tâm hơn đối với công tác bảo vệ
- môi trường, đặc biệt là bảo vệ môi trường trong thời kì CNH- HĐH. Vì vậy, Bộ GD& ĐT đã đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục nhằm tác động đến thái độ, hành vi của học sinh bằng chương trình tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường (GDYTBVMT) trong các môn học ở cấp THCS cũng như các cấp học khác. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là việc làm hết sức cần thiết, thường xuyên và liên tục. Bởi giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sẽ hình thành và phát triển kĩ năng hành động trong môi trường của học sinh, từ đó tạo nên một lối sống có trách nhiệm và thân thiện với thiên nhiên. Để thực hiện nội dung tích hợp GDYTBVMT vào môn học, đặc biệt là môn GDCD ở THCS có hiệu quả, giáo viên phải có trách nhiệm xây dựng bài giảng có chất lượng giúp học sinh nhận thức tốt vấn đề đặt ra, bài học có tác dụng giáo dục sâu sắc và có sức lan toả. Bởi lẽ, đạo đức được hình thành theo những chuẩn mực sống, tuỳ theo lứa tuổi, văn hoá, gia đình, tôn giáo.... Qua những bài học có tích hợp nội dung GDYTBVMT, học sinh nhận thức được vai trò của môi trường cũng như sự tác động tiêu cực của con người tới môi trường chắc chắn các em sẽ quyết định được hành vi của mình đối với môi trường. Đó cũng chính là mục tiêu, yêu cầu để tôi thực hiện kế hoạch này. V.Nội dung kế hoạch: 1/ Khảo sát thực tế: Trong cuộc sống, cũng như khi dạy học môn GDCD , tôi nhận thấy các em học sinh chưa có ý thức bảo vệ môi trường và sự tác động của con người có ảnh hưởng như thế nào đối với môi trường. Qua khảo sát kết quả học tập của học sinh tôi thấy chỉ mới 65% các em học sinh hiểu chút ít về môi trường và cuộc sống của con người. 2/ Biện pháp: Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ đối với con người thì vấn đề nóng lên của khí hậu toàn cầu đã làm cho cuộc sống của con người đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến cho vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng trở nên
- cấp bách hơn. Để thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường thì giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ môi trường rất quan trọng đối với chúng ta,để có một cuộc sống bền vững thì con người cần bảo vệ môi trường.Vì vậy việc lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào các bài giảng môn GDCD ở trường THCS là rất quan trọng. 3/ Nội dung: Tích hợp GDYTBVMT trong dạy học tiết GDCD ở trường THCS Tích hợp GDYTBVMT vào bài dạy môn GDCD là quan trọng nhưng không phải bài nào cũng lồng ghép, tích hợp được. Với những bài cần thiết tích hợp thì giáo viên phải chọn những nội dung kiến thức phù hợp với nội dung bài dạy, không áp đặt, phải có tác dụng giáo dục cao, tránh sự nhàm chán, lặp đi lặp lại. Ví dụ: * Trong chương trình GD CD lớp 6 có bài cần tích hợp như: + Bài 7: Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên + Bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội… * Trong chương trình GDCD lớp 7 có nhiều bài cần tích hợp như ở các bài sau: + Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, + Bài 15: Bảo vệ di sản văn hoá... * Các bài trong chương trình lớp 8 như: + Bài 7: Tích cực tham gia các hoạt động chính trị- xã hội + Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư + Bài 15: Phòng ngùa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại… Trong điều kiện thời gian có hạn, tôi chỉ trao đổi được một vài kinh nghiệm khi thực hiện đưa nội dung tích hợp GDYTBVMT vào 1 tiết dạy, ví dụ: Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, cụ thể như sau: 1/Xác định nội dung kiến thức cần tích hợp: Bảo vệ môi trường chính là:
- - Các hoạt động giữ cho môi trường xanh, sạch, đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái - Không sử dụng các nguyên, nhiên, vật liệu là tác nhân gây ô nhiễm môi trường; không vứt rác bừa bãi. - Thường xuyên áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuấ tvà sinh hoạt; xử lí hiệu quả các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt để không làm ô nhiễm môi trường. - Khai thác và sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, chăm sóc, bảo vệ các loài động vật , thực vật quý hiếm cần bảo tồn. - Nghiên cứu các biện pháp ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra. 2/Chuẩn bị : Để thực hiện tốt, có hiệu quả giáo dục cao đối với nội dung tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường đối với học sinh trong trường khi học các tiết GD CD thì cả giáo viên và học sinh cần chuẩn bị tốt các nhiệm vụ sau: * Đối với học sinh: - Nghiên cứu kĩ các nội dung của bài: Bảo vệ môi trương và tài nguyên thiên nhiên trước khi đến lớp - Sưu tầm một số tranh ảnh về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Tìm hiểu trước các thông tin về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. * Đối với giáo viên: - Chuẩn bị kĩ giáo án bài giảng và các tài liệu liên quan đến nội dung bài giảng. - Giao nhiệm vụ cho từng nhóm tìm tư liệu để tư liệu phong phú và tránh trùng lặp cụ thể như sau: + Nhóm 1,2: Tìm những tranh ảnh về: rừng, núi, sông, hồ, động, thực vật… + Nhóm 3,4: Tìm một số tranh ảnh về môi trường bị ô nhiễm, chặt phá rừng, lũ lụt …
- + Nhóm 5,6: Sưu tầm những các số liệu thống kê về tình hình ô nhiễm môi trường, tình hình mưa lũ và hậu quả của nó…; sưu tầm cá mẩu chuyện về tấm gương bảo vệ môi trường + Nhóm 7,8: Tìm hiểu Hiến pháp 1992, Luật bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ tài nguyên nước…. 3/ Các bước tiến hành: - Giáo viên chọn lọc một số hình ảnh vừa đủ, phù hợp với nội dung bài dạy: chọn 4, 5 hình ảnh về môi trường bị ô nhiễm, rừng bị tàn phá, lũ lụt … cho học sinh tự suy ngẫm, trình bày trước lớp suỹ nghĩ, chính kiến của mình khi được xem những hình ảnh đó - Giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ bản thân đã làm được những việc gì để góp phần bảo vệ môi trường? Từ nhận thức, nêu lên một số hành động cụ thể trong việc bảo vệ môi trường. - Giáo viên hướng dẫn HS nghiên cứu bài học từ tư liệu, từ hệ thống câu hỏi nhằm giúp học sinh hiểu sâu sắc: Về vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống và sự phát triển của con người và xã hội: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, cụ thể: + Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hoá xã hội. + Tạo cho con người phương tiện sống, phát triển trí tuệ , đạo đức. + Tạo cuộc sống tinh thần: làm cho con người vui tươi, khoẻ mạnh, làm giàu đời sống tinh thần. - Đồng thời khơi gợi cho các em niềm tự hào về đất nước, về quê hương . Từ đó bồi dưỡng cho học sinh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, biết ngăn chặn những hành vi phá hoại, tạo một lối sống có trách nhiệm và thân thiện với thiên nhiên. - Từ việc nghiên cứu tìm hiểu vai trò của môi trường, GV khắc sâu cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường.
- - Sau đó, học sinh cần nhận thức sâu sắc về các biện pháp bảo vệ môi trường như: + Thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. + Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. + Biết tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên. + Nếu thấy các hiện tượng làm ô nhiễm môi trường phải nhắc nhở hoặc báo với cơ quan có thẩm quyền để xử lí. => Qua hướng dẫn tìm hiểu để khẳng định: bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. - Cuối cùng, giáo viên lựa chọn tình huống phù hợp với tình hình địa của trường như: học sinh thiếu ý thức còn vứt rác bừa bãi, bẻ cành cây trong sân trường .. để cho HS xử lí tình huống: khi chứng kiến cảnh đó em sẽ sử xự như thế nào? . Đó cũng chính là trách nhiệm của học sinh để góp phần thực hiện cuộc vận động: “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. VI. Kết luận Tích hợp GDMT vào môn giáo dục công dân là vấn đề quan trọng, cần thực hiện nghiêm túc, có chất lượng. Để có một giờ dạy tốt, GV và HS phải chuẩn bị chu đáo các khâu cần thiết, người giáo viên phải thực sự trăn trở, gắn trách nhiệm của mình trong mỗi việc làm. Bài dạy phải vừa khắc sâu kiến thức vừa có tác dụng giáo dục đạo đức cho học sinh. Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện, tôi nhận thấy việc tích hợp giáo dục môi trường là rất cần thiết và phù hợp, bởi vì thực trạng hiện nay, môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng nhưng vẫn còn nhiều người chưa thực sự quan tâm. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta phải trang bị cho các em học sinh những kiến thức về môi trường, phải có ý thức tốt trong việc bảo vệ môi trường từ những bài học trong chương trình môn giáo dục công dân, từ trong thực tế cuộc sống. Bảo vệ
- môi trường, bảo vệ thiên nhiên là trách nhiệm chung của chúng ta, của toàn xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ. Qua giảng dạy môn GDCD ở trường THCS bằng sự nỗ lực học hỏi, bằng nhận thức của bản thân, tiếp thu tinh thần đổi mới phương pháp dạy học kết hợp các giờ dạy của bạn bè đồng nghiệp đã giúp tôi thành công trong việc lồng nghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào bài dạy. Trên đây là một số suy nghĩ và việc làm của tôi trong quá trình thực hiện “ Tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong dạy học môn giáo dục công dân”. Hy vọng rằng tôi sẽ nhận được sự góp ý, trao đổi về cách làm, cách thực hiện tốt nhất từ phía đồng nghiệp để tìm được tiếng nói chung, đem lại hiệu quả tốt nhất trong dạy và học môn Giáo dục công dân. Xin trân trọng cảm ơn ! Tân Lập, ngày 11/11/2009 Hoàng Thị Nguyệt
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Kinh nghiệm tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong bài "Chống ô nhiễm tiếng ồn" Vật lý lớp 7 THCS
25 p | 905 | 250
-
SKKN: Một số giải pháp nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh thông qua dạy học môn Công nghệ
23 p | 1525 | 240
-
SKKN: Giáo dục môi trường qua môn Địa lí lớp 11
20 p | 678 | 136
-
SKKN: Phương pháp tích hợp giáo dục pháp luật trong giảng dạy môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh
20 p | 671 | 102
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn