CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
<br />
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
<br />
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 5 THÔNG <br />
QUA DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lệ Thuỷ, tháng 2 năm 2017<br />
1<br />
2<br />
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
<br />
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
<br />
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 5 THÔNG <br />
QUA DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Họ và tên: Dương Thị Thảo Nguyên<br />
<br />
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phú Thuỷ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
Lệ Thuỷ, tháng 2 năm 2017<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
A. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
4<br />
I. Phần mở đầu<br />
1. Lý do chọn sáng kiến:<br />
Nhiệm vụ của một người thầy không phải chỉ mang đến kiến thức cho <br />
học sinh mà nhiệm vụ cao cả hơn chính là giáo dục. Trong đó có giáo dục về kĩ <br />
năng sống giáo dục cho các em các kĩ năng cơ bản nhất để có thể đối đầu với <br />
cuộc sống. Nhất là học sinh lớp 5 lứa tuổi mà các em không phải còn quá nhỏ <br />
để được sự bao bọc từng bước của gia đình, lứa tuổi sắp bước sang một môi <br />
trường giáo dục không thể chỉ cần nghe nói đọc viết.<br />
Trong những năm trở lại đây, khi Phong trào “Xây dựng trường học thân <br />
thiện, học sinh tích cực” được triển khai và hưởng ứng mạnh mẽ trong các cấp <br />
học, ngoài việc nâng cao chất lượng giáo dục, các đơn vị trường học ngày càng <br />
chú trọng tới công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh, đặc biệt là <br />
học sinh phổ thông.<br />
Khi tham gia vào bất kỳ hoạt động nghề nghiệp nào phục vụ cho cuộc <br />
sống đều đòi hỏi chúng ta phải thỏa mãn những kỹ năng tương ứng. Rèn luyện <br />
kỹ năng sống cho học sinh là nhằm giúp các em rèn luyện kỹ năng ứng xử thân <br />
thiện trong mọi tình huống; thói quen và kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng <br />
hoạt động xã hội; Giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự <br />
bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã <br />
hội. Đối với học sinh tiểu học việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập <br />
và sinh hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát <br />
triển nhân cách sau này.<br />
Hiện nay, nhờ có tiếp xúc nhiều với các nền giáo dục khác, giáo dục của <br />
ta đã có nhiều kế hoạch để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, sinh viên nói <br />
chung và học sinh Tiểu học nói riêng. Vì vậy, có nhiều đề tài cũng đã nghiên <br />
cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, hầu như các tài liệu đó đều nói về giáo dục kĩ <br />
năng sống cho học sinh Tiểu học nói chung và ở nhiều môn học. Nhưng giáo <br />
dục kĩ năng sống qua môn Tiếng Việt có nhiều thuận lợi vì bản thân nội dung <br />
bài học đã buộc học sinh phải vận dụng rất nhiều kĩ năng( Tư duy sáng tạo, xúc <br />
cảm, trình bày suy nghĩ, vấn đáp, giải quyết vấn đề,...). <br />
Thêm vào đó kĩ năng sống thì phụ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh sống. <br />
Có những phương pháp thì phù hợp với học sinh ở vùng miền này, nhưng cũng <br />
có những phương pháp không áp dụng được cho vùng miền khác. Và hơn hết, <br />
sự thay đổi đến chóng mặt của xã hội khi cánh cửa hội nhập mở ra khiến chúng <br />
ta không thể ngưng lại việc giáo dục để thích ứng kịp thời. Chính vì vậy, tôi <br />
<br />
<br />
5<br />
mạnh dạn đưa ra sáng kiến: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 thông <br />
qua dạy học môn Tiếng Việt.<br />
Điểm mới của đề tài chính là sáng kiến này áp dụng cho chương trình <br />
giảng dạy theo mô hình VNEN. Bởi vậy mà tuy thời gian triển khai đề tài chưa <br />
nhiều nhưng cũng đã đem lại một số kết quả đáng kể: <br />
Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói <br />
quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm ; nâng cao tính tự lực tự quản <br />
của các em.<br />
Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai <br />
nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác. Chấm dứt việc nô <br />
đùa nguy hiểm.<br />
Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo <br />
lực và các tệ nạn xã hội. Chấm dứt các vi phạm tụ tập đánh nhau .<br />
2. Phạm vi áp dụng sáng kiến:<br />
Sáng kiến “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 thông qua dạy <br />
học môn Tiếng Việt.” được áp dụng đối với học sinh lớp 5 theo chương trình <br />
VNEN.<br />
B. PHẦN NỘI DUNG<br />
I. Thực trạng của vấn đề mà sáng kiến cần giải quyết:<br />
1. Thực trạng<br />
Hiện nay, kỹ năng sống đang được quan tâm và đã có giáo trình riêng, <br />
nhưng không phải cứ dạy ở trong giáo trình với số tiết ít ỏi là có thể giáo dục <br />
được kĩ năng sống cho học sinh. Mà hơn thế nữa, giáo dục kĩ năng sống phải <br />
được tích hợp trong tất cả các môn học. Một thức trạng hiện nay cho thấy <br />
nhiều người nhầm kĩ năng sống là dũng cảm, kiên trì,... Đây chỉ là các phẩm <br />
chất đạo đức, nó góp phần cho việc thực hiện các kĩ năng sống chứ không phải <br />
chúng là các kĩ năng sống. Chính vì thế các em học sinh đều chưa tích luỹ được <br />
cho mình các kĩ năng sống cần thiết. Chúng mới chỉ có các kĩ năng sống theo <br />
bản năng mà thôi.<br />
Mặc dù, ở một số môn học, các hoạt động ngoại khoá, giáo dục kĩ năng <br />
sống đã được đề cập đến, tuy nhiên, do nội dung, phương pháp, cách thức <br />
truyền tải chưa phù hợp với tâm sinh lí của đối tượng nên hiệu quả lồng ghép <br />
còn chưa cao, hơn nữa, ngành giáo dục vẫn chưa có một chương trình, quy định <br />
cụ thể về đưa giáo dục kĩ năng sống vào nhà trường. <br />
<br />
6<br />
Qua thực tế giảng dạy ở lớp 5, tôi thấy kĩ năng sống của học sinh chưa <br />
cao. Chỉ một số học sinh có hành vi, thói quen, kĩ năng tốt. Còn phần lớn các em <br />
có nhận xét đánh giá về sự việc nhưng chưa có thái độ và cách ứng xử, cách <br />
xưng hô chuẩn mực. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Kết quả năng lực, phẩm chất và kiến thức đầu năm lớp 5A như sau: <br />
Tổng Năng lực Phẩm chất Kiến thức<br />
số <br />
Đạt Chưa hoàn <br />
học Chưa đạt Đạt Chưa đạt Hoàn thành<br />
thành<br />
sinh<br />
29 25 4 25 4 24 5<br />
<br />
<br />
Đa số học sinh học theo chương trình VNEN thì có lợi thế hơn về kĩ <br />
năng giao tiếp, hợp tác. Tuy nhiên học sinh thể hiện kĩ năng còn đại khái, chưa <br />
mạnh dạn thể hiện kĩ năng bản thân. Học sinh ngại nói, ngại viết, khả năng tự <br />
học, tự tìm tòi của học sinh còn hạn chế. Chính vì thế khả năng tiếp thu và lĩnh <br />
hội kiến thức còn chậm.<br />
2. Nguyên nhân:<br />
Những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế xã hội đã và đang tác động mạnh <br />
mẽ đến đời sống của con người. Nếu như trong xã hội truyền thống, các giá trị <br />
xã hội được coi trọng và được các cá nhân tuân thủ một cách nghiêm túc thì nay <br />
đang dần bị mờ nhạt và thay vào đó là những giá trị mới được hình thành trên cơ <br />
sở giao thoa giữa các nền văn hoá, văn minh khác nhau. Việt Nam không nằm <br />
ngoài quy luật đó, đặc biệt là các địa phương có tốc độ công nghiệp hoá, đô thị <br />
hoá nhanh chóng.<br />
Hoạt động giáo dục con cái của gia đình cũng có những biến đổi nhất <br />
định. Cha mẹ ít có thời gian quan tâm đến con cái hơn là một thực tế không thể <br />
phủ nhận, thay vào đó là các hoạt động kinh tế, tìm kiếm thu nhập. Trong nhà <br />
trường, hiện tượng quá tải với các môn học cũng đang gây nhiều áp lực đối với <br />
người học. Cùng với đó là những tác động nhiều chiều của các nguồn thông tin <br />
khác nhau từ xã hội khiến cho giới trẻ đặc biệt là học sinh và sinh viên đang <br />
đứng trước nhiều thách thức khi hoà nhập xã hội. Các kĩ năng sống đã xem nhẹ <br />
trong một thời gian dài.<br />
<br />
<br />
7<br />
Sự hướng dẫn của thầy cô giáo, nhà trường về kĩ năng sống cho học <br />
sinh chưa thật cụ thể, chưa dễ hiểu.<br />
Giáo viên chưa chuẩn bị chu đáo, hướng dẫn học sinh thực hành rèn kĩ <br />
năng sống chưa kĩ.<br />
Học sinh thiếu sự quan tâm, ít trau dồi về kĩ năng sống.<br />
Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng không ít đến quá trình hình thành <br />
kĩ năng sống cho học sinh. <br />
<br />
<br />
II. Các giải pháp:<br />
1. Giải pháp:<br />
<br />
Để đạt được hiệu quả tối đa các nội dung giáo dục về kĩ năng sống thì <br />
bản thân mỗi một người làm nhiệm vụ giáo dục cần nắm vững khái niệm về kĩ <br />
năng sống.<br />
<br />
Tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa kỹ năng sống là "khả năng thích <br />
nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu <br />
cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày". Trong giáo dục tiểu học và giáo <br />
dục trung học, kỹ năng sống có thể là một tập hợp những khả năng được rèn <br />
luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hóa; ví dụ cuộc <br />
sống bao gồm quản lý tài chính (cá nhân), chuẩn bị thức ăn, vệ sinh, cách diễn <br />
đạt, và kỹ năng tổ chức. Đôi khi kỹ năng sống, nhưng không phải luôn luôn, <br />
khác biệt với các kỹ năng nghiệp vụ (trong nghề nghiệp)<br />
<br />
Kỹ năng sống được chia thành 2 loại: Kỹ năng cơ bản và kỹ năng nâng <br />
cao.<br />
<br />
+ Kỹ năng cơ bản gồm: Kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, múa, hát, đi, đứng, <br />
chạy, nhảy v.v…<br />
<br />
+ Kỹ năng nâng cao là sự kế thừa và phát triển các kỹ năng cơ bản dưới <br />
một dạng thức mới hơn. Nó bao gồm: Các kỹ năng tư duy logic, sáng tạo, suy <br />
nghĩ nhiều chiều, phân tích, tổng hợp, so sánh, nêu khái niệm, đặt câu hỏi v.v… <br />
Ở tiểu học, đối với các lớp đầu cấp, kỹ năng cơ bản được xem trọng, còn các <br />
lớp cuối cấp nâng dần cho các em về kỹ năng nâng cao. Theo đó, chúng ta cần <br />
tập trung rèn luyện cho các em 2 nhóm kỹ năng sống sau đây:<br />
<br />
* Nhóm kỹ năng giao tiếp – hòa nhập cuộc sống:<br />
<br />
<br />
8<br />
Các em biết giới thiệu về bản thân, về gia đình, về trường lớp học và <br />
bạn bè thầy cô giáo.<br />
<br />
Biết chào hỏi lễ phép trong nhà trường, ở nhà và ở nơi công cộng.<br />
<br />
Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi. Thực tế trong nhà trường, thông qua môn <br />
Đạo đức, các hoạt động tập thể học sinh được dạy cách lễ phép nhưng khi đi <br />
vào thực tế, nhiều em thiếu kỹ năng giao tiếp, không có thói quen chào hỏi, tự <br />
giới thiệu mình với người khác, thậm chí có nhiều em còn không dám nói hoặc <br />
không biết nói lời xin lỗi khi các em làm sai.<br />
<br />
Biết phân biệt hành vi đúng sai, phòng tránh tai nạn. Đây là kỹ năng quan <br />
trọng mà không phải em nào cũng xử lý được nếu chúng ta không rèn luyện <br />
thường ngày.<br />
<br />
* Nhóm kỹ năng trong học tập, lao động – vui chơi giải trí:<br />
<br />
Các kỹ năng nghe, đọc, nói, viết, kỹ năng quan sát, kỹ năng đưa ra ý kiến <br />
chia sẻ trong nhóm.<br />
<br />
Kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung.<br />
<br />
Kỹ năng kiểm soát tình cảm – kỹ năng kìm chế thói hư tật xấu sở thích <br />
cá nhân có hại cho bản thân và người khác.<br />
<br />
Kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập vui chơi và lao động.<br />
<br />
* Nhóm kĩ năng khác:<br />
Kỹ năng thoát hiểm: Những kỹ năng này bao gồm: thoát khỏi hỏa hoạn, <br />
ngập lụt, động đất, tai nạn thương tích, xâm hại hay bắt cóc. <br />
Kỹ năng ứng phó, ứng biến<br />
Kỹ năng sử dụng các vật dụng (mọi vật dụng và đặc biệt là vật dụng <br />
nguy hiểm): Sử dụng những vật dụng như: Dao, kéo, kim, búa, đinh, điện... <br />
một cách an toàn là đích mà ai cũng muốn học. <br />
Kỹ năng khám phá cuộc sống một cách an toàn và hiệu quả.<br />
Kỹ năng quản lý thời gian, tiền bạc.<br />
Kỹ năng xác định phương hướng, đường đi.<br />
Kỹ năng thể hiện và thuyết phục người khác.<br />
Hy sinh bản thân vì tập thể.<br />
ĐỊA CHỈ TÍCH HỢP GDKNS TRONG MÔN TIẾNG VIỆT 5 <br />
9<br />
Bài Tên bài học Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục<br />
<br />
2B Những con số Thu thập, xử lí thông tin<br />
nói gì ? <br />
Hợp tác (cùng tìm kiếm số lượng thông tin).<br />
(Tiết 1) Thuyết trình kết quả tự tin.<br />
Xác định giá trị.<br />
4A Hoà bình cho Xác định giá trị.<br />
thế giới<br />
Thể hiện sự cảm thông: Bày tỏ sự chia sẻ, cảm thông <br />
với những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại.<br />
4B Trái đất là của Thể hiện sự cảm thông: cảm thông với những nạn <br />
chúng mình nhân của vụ thảm sát ở Mĩ Lai, đồng cảm với hành <br />
động dũng cảm của những người Mĩ có lương tri.<br />
Phản hồi/ lắng nghe tích cực.<br />
5B Đấu tranh vì Tìm kiếm và xử lí thông tin.<br />
hoà bình <br />
Hợp tác (cùng tìm kiếm số liệu thông tin).<br />
(Tiết 2) Thuyết trình kết quả tự tin.<br />
6B Đoàn kết đấu Ra quyết định (làm đơn trình bày nguyện vọng)<br />
tranh vì hoà <br />
Thể hiện sự cảm thông: chia sẻ, cảm thông với nỗi <br />
bình bất hạnh của những nạn nhân chất độc màu da cam.<br />
(Tiết 2)<br />
9B Tình người với Thể hiện sự tự tin: nêu được những lí lẻ, dẫn chứng <br />
đất cụ thể, thuyết phục; diễn đạt gãy gọn, thái độ bình tĩnh, <br />
tự tin.<br />
(Tiết 2)<br />
Lắng nghe tích cực: lắng nghe, tôn trọng người cùng <br />
tranh luận.<br />
Hợp tác: hợp tác luyện tập thuyết trình, tranh luận.<br />
9C Bức tranh mùa Thể hiện sự tự tin: nêu được những lí lẻ, dẫn chứng <br />
thu cụ thể, thuyết phục; diễn đạt gãy gọn, thái độ bình tĩnh, <br />
tự tin.<br />
(Tiết 2)<br />
Lắng nghe tích cực: lắng nghe, tôn trọng người cùng <br />
tranh luận.<br />
Hợp tác: hợp tác luyện tập thuyết trình, tranh luận.<br />
<br />
10<br />
10A Ôn tập Tìm kiếm và xử lí thông tin: KN lập bảng thống kê.<br />
<br />
(tiết 1) KN hợp tác tìm kiếm thông tin để hoàn thành bảng <br />
thống kê.<br />
KN thuyết trình kết quả tự tin.<br />
11C Môi trường Ra quyết định: làm đơn kiến nghị ngăn chặn hành vi <br />
quanh ta phá hoại môi trường.<br />
<br />
(Tiết 2) Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng.<br />
<br />
<br />
<br />
13A Chàng gác rừng Ứng phó với căng thẳng: linh hoạt , thông minh trong <br />
dũng cảm tình huống bất ngờ.<br />
Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng.<br />
13A Làm biên bản Ra quyết định/ giải quyết vấn đề: hiểu trường hợp <br />
cuộc họp nào cần lập biên bản, trường hợp nào không cần lập <br />
biên bản.<br />
Tư duy phê phán.<br />
14B Hạt vàng làng Ra quyết định/ giải quyết vấn đề.<br />
ta<br />
Hợp tác để hoàn thành biên bản cuộc họp.<br />
(Tiết 2) Tư duy phê phán.<br />
<br />
14C Làm biên bản Ra quyết định/ giải quyết vấn đề.<br />
cuộc họp<br />
Hợp tác làm việc nhóm, hoàn thành biên bản vụ việc.<br />
18A Ôn tập (tiết 1) Thu thập, xử lí thông tin: Lập bảng thống kê theo yêu <br />
cầu cụ thể.<br />
KN hợp tác làm việc nhóm hoàn thành bảng thống kê<br />
18A Ôn tập Thu thập, xử lí thông tin: Lập bảng thống kê theo yêu <br />
cầu cụ thể.<br />
(tiết 2)<br />
KN hợp tác làm việc nhóm hoàn thành bảng thống kê<br />
<br />
<br />
20C Hoạt động tập Hợp tác: ý thức tập thể, làm việc nhóm, hoàn thành <br />
thể chương trình hoạt động.<br />
<br />
<br />
11<br />
Tiết 2 Thể hiện sự tự tin.<br />
Đảm nhận trách nhiệm.<br />
21A Trí dũng song Tự nhận thức: Nhận thức được trách nhiệm công dân <br />
toàn của mình, tăng thêm ý thức tự hào, tự trọng, tự tôn dân <br />
tộc.<br />
Tư duy sáng tạo<br />
23B Giữ cho giấc Hợp tác: ý thức tập thể, làm việc nhóm, hoàn thành <br />
ngủ bình yên chương trình hoạt động.<br />
<br />
Tiết 2 Thể hiện sự tự tin.<br />
Đảm nhận trách nhiệm.<br />
<br />
25C Chúng mình Thể hiện sự tự tin: Đối thoại tự nhiên, hoạt bát, đúng <br />
cùng sáng tạo mục đích, đúng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.<br />
<br />
Tiết 2 KN hợp tác: hợp tác để hoàn chỉnh màn kịch.<br />
<br />
29A Nam và nữ Tự nhận thức: Nhận thức về mình, về phẩm chất cao <br />
thượng.<br />
Tiết 1<br />
Giao tiếp, ứng xử phù hợp.<br />
Kiểm soát cảm xúc.<br />
Ra quyết định.<br />
29B Con gái kém gì KN tự nhận thức: nhận thức về sự bình đẳng nam nữ.<br />
con trai?<br />
Giao tiếp, ứng xử phù hợp giới tính.<br />
Tiết 1 Ra quyết định<br />
29B Con gái kém gì Thể hiện sự tự tin: Đối thoại tự nhiên, hoạt bát, đúng <br />
con trai? mục đích, đúng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.<br />
<br />
Tiết 2 KN hợp tác: hợp tác để hoàn chỉnh màn kịch.<br />
Tư duy sáng tạo.<br />
29B Con gái kém gì . Tự nhận thức.<br />
con trai?<br />
Giao tiếp, ứng xử phù hợp.<br />
Tiết 3 Tư duy sáng tạo.<br />
Lắng nghe, phản hồi tích cực.<br />
<br />
12<br />
35A Ôn tập Thu thập, xử lí thông tin: lập bảng thống kê.<br />
<br />
(tiết 1) Ra quyết định (lựa chọn phương án)<br />
<br />
<br />
<br />
35B Ôn tập Ra quyết định / giải quyết vấn đề.<br />
<br />
(tiết 2) Xử lí thông tin.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Từ chỗ nắm chắc các nội dung tích hợp trong chương trình, giáo viên linh <br />
hoạt trong sử dung các phương pháp dạy học và tổ chức. Có thể điều chỉnh nội <br />
dung cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Bản thân tôi qua một thời <br />
gian thực hiện, xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau để việc tích hợp giáo <br />
dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 được đạt kết quả cao như sau:<br />
<br />
1.1.Giải pháp 1: Tạo điều kiện thoải mái cho học sinh thể hiện kĩ năng <br />
của mình<br />
Để tạo sự gần gũi và gắn kết giữa học sinh và giáo viên chủ nhiệm, bản <br />
thân sắp xếp nhiều thời gian cho học sinh được giới thiệu về mình, động viên <br />
khuyến khích các em chia sẻ với nhau về những sở thích, ước mơ tương lai <br />
cũng như mong muốn của mình với các em. Đây là hoạt động giúp cô trò hiểu <br />
nhau, đồng thời tạo một môi trường học tập thân thiện “Trường học thật sự trở <br />
thành ngôi nhà thứ hai của các em, các thầy cô giáo là những người thân trong <br />
gia đình". Đây cũng là một điều kiện rất quan trọng để phát triển khả năng giao <br />
tiếp của học sinh. Bởi học sinh không thể mạnh dạn, tự tin trong một môi <br />
trường mà giáo viên luôn gò bó và áp đặt.<br />
Tiếp theo trong tuần đầu, bản thân cho học sinh tự do lựa chọn vị trí ngồi <br />
của mình để qua đó phần nào nắm được đặc điểm tính cách của các em: mạnh <br />
dạn hay nhút nhát, thụ động hay tích cực, thích thể hiện hay không thích...Và <br />
tiếp tục qua những tuần học sau, bản thân chú ý quan sát những biểu hiện về <br />
thái độ học tập, những cử chỉ, hành vi tại vị trí ngồi mà các em chọn để bắt đầu <br />
có điều chỉnh phù hợp.<br />
Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có thể thực hiện trong bất cứ lúc <br />
nào, giờ học nào. Để việc rèn luyện diễn ra một cách thường xuyên và đạt hiệu <br />
quả cao tiếp tục qua biện pháp tiếp theo.<br />
<br />
<br />
13<br />
1.2.Giải pháp 2: Chọn những kĩ năng cần thiết phù hợp với thực tế <br />
học sinh<br />
* Chọn những kĩ năng phù hợp, gần gũi với học sinh. Các em có khả năng <br />
trực tiếp thực hành kĩ năng sau khi tiếp cận.<br />
Ví dụ: Thực hành kĩ năng: Giao tiếp, ứng xử lịch sự, xưng hô đúng mực <br />
trong giao tiếp với bạn.<br />
* Học sinh dự đoán các kĩ năng, yêu cầu của các kĩ năng cần đạt được sau khi <br />
học xong tiết học này:<br />
Đây là khâu chuẩn bị rất quan trọng đối với giáo viên và học sinh.<br />
Học sinh đọc nội dung bài học, yêu cầu bài.<br />
* Gọi những học sinh nêu các kĩ năng thông qua bài học:<br />
Giáo viên cho học sinh nêu các yêu cầu, kĩ năng sau khi đọc trước bài <br />
học<br />
* Hướng dẫn học sinh nắm được mục tiêu cần đạt sau khi học. Từ đó xác <br />
định các kĩ năng cần đạt:<br />
Tạo ra hứng thú, cảm xúc, lưu ý đó phải là cảm xúc riêng, thật, phải có sự <br />
liên tưởng từ đó xác định những yêu cầu của kĩ năng cần đạt.<br />
* Giáo viên chuẩn bị các câu hỏi gợị ý hướng dẫn học sinh tự xác định các kĩ <br />
năng sống cần đạt<br />
VD: Nêu mục tiêu cần đạt của bài?<br />
Theo em cần làm gì để đạt được điều đó?<br />
Sau khi học xong bài này em rút ra điều gì?<br />
Em sẽ ứng dụng như thế nào, làm gì trong cuộc sống hàng ngày khi gặp <br />
trường hợp như trong bài?<br />
* Giáo viên cần chuẩn bị một giáo án lồng ghép các kỹ năng cần thiết ( có <br />
nêu ra cụ thể các kĩ năng học sinhcần đạt sau khi học bài này; các kĩ thuật dạy <br />
học sử dụng trong bài dạy; các phương tiện cần thiết phục vụ cho tiết dạy…)<br />
<br />
1.3.Giải pháp 3: Tổ chức hoạt động với nhiều phương pháp tạo sự <br />
hứng thú cho học sinh như: đóng vai, trò chơi,…<br />
<br />
Một khi nội dung học được kết hợp vào trò chơi, đóng vai thường gây <br />
được sự thích thú với học sinh. Các em được thể hiện bản thân mình một cách <br />
rõ rệt. Từ đó, sử dụng nhiều biện pháp hỗ trợ kịp thời giúp học sinh phát huy tối <br />
đa các kĩ năng mình có.<br />
Ví dụ: Khi dạy Bài 25C: Chúng mình cùng sáng tạo Tiết 2, … Giáo viên <br />
tổ chức cho các em thảo luận, phân vai sau đó diễn kịch trước lớp. Lúc đầu các <br />
em rất ái ngại không tự tin khi đóng vai, nhưng giáo viên động viên, khuyến <br />
khích các em, cộng thêm một môi trường hòa đồng thân thiện các em thực hiện <br />
14<br />
rất tốt, không còn những cái nhìn ái ngại. Thay vào đó là những cánh tay tự tin <br />
cùng những câu nói rõ ràng, chắc gọn, mạnh dạn hơn.<br />
Trong bài 29B: Con gái kém gì con trai – Tiết 2. Học sinh được giáo viên <br />
tổ chức cho đọc thử đoạn đối thoại của mình. Chỉ gọi nhóm đọc thì bài học sẽ <br />
rất nhàm chán. Nhưng nếu thay bằng cách tổ chức thi đua xem nhóm nào có <br />
đoạn đối thoại hay thì sẽ tạo được hứng thú cho các em.<br />
1.4.Giải pháp 4: “ Học đi đôi với hành”.<br />
<br />
Tuỳ theo bài, giáo viên tổ chức cho các em hoạt động nay tại lớp <br />
với tình huống tương tự bài học để học sinh tự tìm ra hướng giải quyết vấn đề, <br />
sau đó học sinh tự nêu các kĩ năng mà em đã ứng dụng để giải quyết vấn đề đó.<br />
<br />
Ví dụ: Ở bài 2C: Tiết 1: Những con số nói gì? Sau khi học sinh nhận xét <br />
về báo cáo thống kê, tìm hiểu cách thống kê. Giáo viên tổ chức cho các em thực <br />
hành ngay thống kê số học sinh của lớp mình. <br />
<br />
1.5.Giải pháp 5: Động viên khen thưởng.<br />
<br />
Để động viên, khuyến khích học sinh thực hiện tốt việc rèn luyện các kĩ <br />
năng sông. Tôi theo dõi h<br />
́ ằng ngày các em có biểu hiện tốt ghi vào sổ, trong tiết <br />
sinh hoạt cuối tuần cho các em bình chọn những bạn thực hiện tốt sẽ được một <br />
̣ ́ ̃ ̉ ̀ ̣ ̣ ̀ ́ ̉<br />
bông hoa thât y nghia đê danh tăng me va cô giao cua minh. Vì th<br />
̀ ế các em không <br />
ngừng thi đua cố gắng thực hiện tốt để được nhận những bông hoa mà cô giáo <br />
thưởng. Đây là một hình thức động viên về tinh thần rất giá trị và hiệu quả. Các <br />
em sẽ nhanh nhẹn hơn, có đạo đức tốt hơn, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin <br />
hơn trong cuộc sống.<br />
<br />
2. Kết quả: <br />
<br />
Qua khảo sát lần 2 ở lớp 5A ( cuối năm) kết quả so với đầu năm thì các <br />
em tiến bộ rất nhiều:<br />
<br />
Tổng Năng lực Phẩm chất Kiến thức<br />
số <br />
Đạt Chưa hoàn <br />
học Chưa đạt Đạt Chưa đạt Hoàn thành<br />
thành<br />
sinh<br />
29 29 0 29 0 29 0<br />
<br />
<br />
Qua việc thực hiện các biện pháp trên, bản thân nhận thấy các em có tiến <br />
bộ rõ rệt. Đa số các em đều có ý thức tốt trong việc rèn luyện các kĩ năng, được <br />
thể hiện rõ qua: Việc sinh hoạt hằng ngày trên lớp, trong nhiều nghi thức lời <br />
15<br />
nói, các em biết vận dụng những lời nói thân thiện vào thực tế, những lời chào, <br />
cảm ơn hay xin lỗi, những yêu cầu, đề nghị lịch sự,... đã trở thành thói quen <br />
được các em vận dụng hằng ngày. Các em rất hăng hái phát biểu trong tiết học <br />
và luôn được nhận cờ luân lưu trong tuần. Phụ huynh học sinh rất vui mừng <br />
phấn khởi với kết quả này của lớp.<br />
<br />
C. PHẦN KẾT LUẬN<br />
I. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của sáng kiến:<br />
Qua một số giải pháp trên mong rằng với sự linh động sáng tạo của giáo <br />
viên, kĩ năng sống của các em sẽ được cải thiện rõ rệt. Thể hiện rõ nét ở sự <br />
tiến bộ của học sinh trong nhận thức, trong cư xử, đối xử tốt với bạn bè, người <br />
lớn và linh hoạt xử lí trong mọi trường hợp.<br />
Một trong những yêu cầu quan trọng để thực hiện việc lồng ghép giáo <br />
dục kĩ năng sống vào bài học trên lớp là giáo viên phải tìm ra được mối liên hệ <br />
giữa các kĩ thuật dạy học với nội dung rèn luyện kĩ năng sống. Chẳng hạn, với <br />
học sinh tiểu học, để hình thành nhóm kĩ năng nhận thức bao gồm: nhận thức <br />
bản thân, xây dựng kế hoạch, xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, <br />
khắc phục khó khăn để đạt mục tiêu, tư duy tích cực và tư duy sáng tạo ….Giáo <br />
viên cần sáng tạo rất nhiều tình huống trong bài học để học sinh qua đó tự hình <br />
thành các kĩ năng này.<br />
Để làm tốt nhiệm vụ này, đòi hỏi ở Giáo viên một tinh thần trách nhiệm <br />
và khả năng sáng tạo rất cao.<br />
Vì vậy, giáo dục kĩ năng sống chỉ thực sự có hiệu quả khi người thầy có <br />
tâm huyết, sự kiên nhẫn và nhất là phải có thời gian. Giáo dục kĩ năng sống <br />
không phải chỉ là công việc của giáo viên, nhà trường mà của cả xã hội , cộng <br />
đồng. Phải kết hợp cả gia đình, nhà trườngvà xã hội mới mong đào tạo được <br />
những học sinh phát triển toàn diện.<br />
<br />
<br />
<br />
II. Những kiến nghị, đề xuất.<br />
Về phía nhà trường: Triển khai tích hợp các nội dung giáo dục kĩ năng <br />
sống ở tất cả các môn. Hướng dẫn cụ thể về phương pháp và hình thức tổ chức <br />
về các nội dung này.<br />
Về phía phụ huynh: Cùng với Nhà trường và địa phương phối hợp và <br />
thống nhất giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.<br />
̉<br />
Ban thân đã cố gắng áp dụng những kinh nghiệm, sáng tạo thêm những <br />
phương pháp mới nhằm nâng cao nhiều kĩ năng sống tốt cho học sinh từ môi <br />
<br />
16<br />
trường giáo dục ở nhà trường, giáo dục và xây dựng cho các em có năng lực tốt, <br />
lối sống lành mạnh để các em có thể tự lập, tự tin hơn trong cuộc sống, đem lại <br />
niềm vui, hạnh phúc cho các em, gia đình và xã hội. Rât mong nhân đ<br />
́ ̣ ược sự giuṕ <br />
đỡ gop y bô sung cua đông nghiêp đê ban sang kiên cua b<br />
́ ́ ̉ ̉ ̀ ̣ ̉ ̉ ́ ́ ̉ ản thân co đ́ ược những <br />
̣ ̉ ́ ́ ̉ ́ ̣ ̣<br />
kinh nghiêm bô ich co thê ap dung cho cac năm hoc sau.<br />
́<br />
<br />
Xin chân thành cảm ơn !<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />