Một số biện pháp tổ chức Hoạt động GDNGLL nhằm tăng cường kĩ năng sống cho học <br />
sinh trong trường Tiểu học<br />
<br />
<br />
<br />
Mục lục<br />
<br />
Trang<br />
<br />
I. Phần mở đầu. ……………...………………………………………2<br />
1. Lý do chọn đề tài. …………….…………………………………….2<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. ……………………………………3<br />
3. Đối tượng nghiên cứu .………………..……………………………4<br />
4. Giới hạn của đề tài..........................……………………………………4<br />
5. Phương pháp nghiên cứu. ………………………………………….4<br />
II. Phần nội dung. ………..…………………………………………4<br />
1. Cơ sở lý luận. ………………………..…………………………….. 4<br />
2. Thực trạng. ………...……..……………………………………….5,6<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp…………………………………..7<br />
a. Mục tiêu của giải pháp................. ……………………………………...7<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp............. ………………7 14<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp ………………………..... 15<br />
d.Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu……….. <br />
15,16<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị …………………………………………17<br />
1. Kết luận …………………………………………………………17<br />
2. Kiến nghị ………………………………………………………...18<br />
3. Tài liệu tham khảo………………………………………………….......20<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguuyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Thụ 1<br />
Một số biện pháp tổ chức Hoạt động GDNGLL nhằm tăng cường kĩ năng sống cho học <br />
sinh trong trường Tiểu học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. Phần mở đầu:<br />
1. Lý do chọn đề tài.<br />
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục phổ thông và giúp học sinh phát triển <br />
toàn diện về đức, trí, thể, mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân <br />
cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa… Trong sự nghiệp trồng người <br />
nội dung chủ yếu của việc vun đắp cho cái gốc nhân cách là vấn đề đạo đức <br />
“Học ăn học nói” nếu chúng ta chủ trương gắn giáo dục đạo đức phải tiến <br />
hành trong suốt cuộc đời. Đạo đức tồn tại trong một dạng ý thức hoạt động <br />
và giao lưu trong toàn bộ hoạt động, đời sống của con người, chúng ta khẳng <br />
định rằng đạo đức nảy sinh từ cuộc sống hiện thực, cái thiện cái ác nảy sinh <br />
từ quan hệ kinh tế, xã hội và liên quan đến việc phát triển văn hoá giáo dục <br />
thông qua các hoạt động mà đạo đức con người luôn luôn phát triển và hoàn <br />
thiện.<br />
Bác Hồ đã từng nói: “Khi ngủ ai cũng như lương, thiện<br />
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền<br />
Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn<br />
Phần nhiều do giáo dục mà nên”<br />
Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước theo hướng “Công <br />
nghiệp hóa – hiện đại hóa” nhân tố con người là quan trọng nhất. Chính vì lẽ <br />
đó mà giáo dục luôn được coi là quốc sách hàng đầu. Mục tiêu giáo dục là đào <br />
tạo các em học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện; có đạo <br />
đức, tri thức, sức khỏe và thẩm mỹ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất <br />
nước.<br />
<br />
<br />
<br />
Nguuyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Thụ 2<br />
Một số biện pháp tổ chức Hoạt động GDNGLL nhằm tăng cường kĩ năng sống cho học <br />
sinh trong trường Tiểu học<br />
<br />
<br />
Để thực hiện được mục tiêu giáo dục thì trách nhiệm của người giáo <br />
viên phải nâng cao và được đặt lên hàng đầu trong việc “trồng người”. Đặc <br />
biệt năm học 2017 – 2018 là năm học tiếp tục thực hiện thông tư 22/2016/TT <br />
– BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo <br />
bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm <br />
theo Thông tư 30/2014/TTBGD. <br />
Như chúng ta đã biết “Nề nếp là mẹ đẻ của chất lượng”. Người thầy <br />
trong giai đoạn giáo dục hiện nay không còn giữ vai trò trang bị kiến thức cho <br />
học sinh mà phải biết định hướng đúng đắn, giúp học sinh phát triển toàn <br />
diện về năng lực và phẩm chất đạo đức. Đánh giá được sự tiến bộ của học <br />
sinh theo giai đoạn về các mặt cụ thể: kiến thức, kĩ năng; năng lực; phẩm <br />
chất của từng em. Cho nên trong quá trình dạy học, giáo viên có vai trò vô <br />
cùng quan trọng trong việc quản lí và giáo dục học sinh phát triển một cách <br />
toàn diện. Để góp một phần công sức nhỏ bé của bản thân vào công việc giáo <br />
dục học sinh trở thành con ngoan, trò giỏi. Qua nhiều năm được lãnh đạo nhà <br />
trường phân công phụ trách công tác Giáo dục Hoạt động Ngoài giờ Lên lớp. <br />
Trong quá trình tham mưu và chỉ đạo Liên đội tổ chức các hoạt động giáo dục <br />
ngoài giờ lên lớp ở Tiểu học, tôi mạnh dạn xin trao đổi cùng các anh, chị em <br />
đồng nghiệp “Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ <br />
lên lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường Tiểu học Hoàng Văn <br />
Thụ”.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
a. Mục tiêu: Đề tài chỉ rõ vai trò của các hoạt động giáo dục ngoài giờ <br />
lên lớp để giáo dục học sinh trở thành con người không những có kiến thức <br />
tốt mà các em còn có phẩm chất đạo đức tốt, có được kĩ năng sống tốt để làm <br />
vốn sống.<br />
<br />
<br />
Nguuyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Thụ 3<br />
Một số biện pháp tổ chức Hoạt động GDNGLL nhằm tăng cường kĩ năng sống cho học <br />
sinh trong trường Tiểu học<br />
<br />
<br />
b. Nhiệm vụ của đề tài: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua <br />
việc tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường tiểu <br />
học.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu.<br />
Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục kĩ <br />
năng sống cho học sinh tiểu học.<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.<br />
Học sinh trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ năm học: 2017 – 2018.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
a. Phương pháp tích hợp<br />
b. Phương pháp quan sát<br />
c. Phương pháp đàm thoại<br />
d. Phương pháp phỏng vấn<br />
e. Phương pháp kiểm tra, đánh giá.<br />
II. Phần nội dung.<br />
1.Cơ sở lí luận.<br />
<br />
Mục tiêu giáo dục là nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban <br />
đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm <br />
mỹ và các kỹ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt <br />
Nam xã hội chủ nghĩa. Yêu cầu về nội dung giáo dục tiểu học phải đảm bảo <br />
cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con <br />
người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn <br />
luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về nghệ thuật. Tuy <br />
nhiên, nội dung giáo dục trong các nhà trường tiểu học hiện nay còn xem <br />
trọng việc dạy chữ, chưa chú trọng đúng mức dạy làm người, nhất là việc <br />
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Bô Giao duc Đao tao đa phat đông<br />
̣ ́ ̣ ̀ ̣ ̃ ́ ̣ <br />
phong trao“ Xây d<br />
̀ ựng trương hoc thân thiên hoc sinh tich c<br />
̀ ̣ ̣ ̣ ́ ực” vơi nh<br />
́ ưng kê<br />
̃ ́ <br />
<br />
Nguuyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Thụ 4<br />
Một số biện pháp tổ chức Hoạt động GDNGLL nhằm tăng cường kĩ năng sống cho học <br />
sinh trong trường Tiểu học<br />
<br />
<br />
̣ ́ ừ trung ương đên đia ph<br />
hoach nhât quan t<br />
́ ́ ̣ ương, Phong giao duc Đao tao cung<br />
̀ ́ ̣ ̀ ̣ ̃ <br />
̃ ́ ́ ̣ ưng năm h<br />
đa co kê hoach t ̀ ọc vơi nh<br />
́ ưng biên phap cu thê đ<br />
̃ ̣ ́ ̣ ̉ ể rèn kỹ năng sống <br />
cho học sinh môt cach chung nhât cho cac bâc hoc, đây chinh la nh<br />
̣ ́ ́ ́ ̣ ̣ ́ ̀ ưng đinh<br />
̃ ̣ <br />
hương giup giao viên th<br />
́ ́ ́ ực hiên.<br />
̣<br />
<br />
Để góp một phần nhỏ của bản thân vào việc xây dựng nền giáo dục <br />
hướng tới hiện đại, đào tạo ra con người lao động có đủ năng lực cả về kiến <br />
thức lẫn kỹ năng sống. Để làm tốt nhiệm vụ cao cả đó trước hết người giáo <br />
viên phải luôn luôn rèn luyện mình mới có được phẩm chất đạo đức tốt, thật <br />
sự xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Là điểm sáng, là thần <br />
tượng, là người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học. Đặc <br />
biệt, ở cấp Tiểu học tâm sinh lí lứa tuổi của các em còn non nớt nên cần sự <br />
định hướng của thầy nhiều hơn. Cách hướng dẫn của thầy cũng phải cụ thể <br />
hơn. Làm thì dễ nhưng để làm đúng, làm tốt thì không phải chỉ bằng suy nghĩ <br />
mà làm được. Người thầy phải có được thái độ, trách nhiệm, hành động thiết <br />
thực mới làm cho các em dễ tin, dễ nghe lời dạy của thầy cô góp phần hình <br />
thành và phát triển nhân cách của các em một cách có hiệu quả.<br />
Giáo dục được học sinh có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức là đã đào <br />
tạo cho xã hội những chủ nhân tương lai. Đối với gia đình có được con ngoan. <br />
Đối với nhà trường có được trò giỏi, đây là một niềm vui đối với người làm <br />
công tác giáo dục.<br />
2. Thực trạng.<br />
Trong cuộc sống hiện nay việc phát triển của công nghệ đã mang lại <br />
cho chúng ta những hiệu quả mà công nghệ đã tạo ra. Bên cạnh những thành <br />
công của công nghệ đối với cuộc sống thì nó cũng có những mặt trái mà <br />
chúng ta cần phải khắc phục. Hiện nay, chúng ta đang sống trong môi trường <br />
công nghệ nên kĩ năng sống của học sinh phổ thông nói chung và học sinh <br />
tiểu học nói riêng còn rất nhiều hạn chế. Trong quá trình giáo dục chúng ta <br />
<br />
Nguuyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Thụ 5<br />
Một số biện pháp tổ chức Hoạt động GDNGLL nhằm tăng cường kĩ năng sống cho học <br />
sinh trong trường Tiểu học<br />
<br />
<br />
thường mới chỉ quan tâm tới việc dạy chữ và chưa quan tâm nhiều tới việc <br />
dạy làm người cho học sinh. Vì vậy việc thích ứng với xã hội, với cuộc sống <br />
xung quanh là một vấn đề khó với các em. Qua điều tra cho thấy tình trạng <br />
học sinh nói tục, chửi bậy, đánh nhau vẫn xảy ra. Trong đó các kĩ năng như <br />
tương trợ nhau, giao tiếp, diễn đạt trước đám đông được các thầy cô giáo tích <br />
cực hình thành và củng cố nhưng chưa thể hiện được nhiều. Học sinh ngày <br />
càng thực dụng, ích kỉ, lười hoạt động và không thích tham gia các hoạt động <br />
ngoài giờ lên lớp ở nhà trường hơn.<br />
Hiện nay việc tổ chức và tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên <br />
lớp trong các nhà trường vẫn chưa được quan tâm nhiều. Một số giáo viên <br />
vẫn còn xem nhẹ các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhiều gia đình <br />
học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc tham gia các phong trào của con em <br />
mình, từ đó cũng coi nhẹ việc rèn các kĩ năng sống cho học sinh và con em <br />
mình.<br />
Trường nằm trong địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó <br />
khăn, hầu hết gia đình các em đều làm nông nên điều kiện kinh tế còn nhiều <br />
khó khăn. Nhiều học sinh phải ở nhà với ông bà vì bố mẹ đi làm ăn xa nên <br />
thiếu sự quan tâm dạy dỗ của bố mẹ. Đây chính là điều kiện tốt để các tệ <br />
nạn xã hội xâm nhập vào các em nếu các em không được trang bị tốt nhất các <br />
kĩ năng sống cho mình.<br />
Nhân cách học sinh được hình thành và phát triển thông qua hai con <br />
đường cơ bản là con đường học trên lớp và con đường tham gia các hoạt <br />
động giáo dục ngoài giờ lên lớp.<br />
<br />
Việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường <br />
tiểu học là điều kiện tốt nhất giúp học sinh tích lũy và rèn kĩ năng sống có <br />
hiệu quả. Thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp các em được <br />
hợp tác, trải nghiệm các kĩ năng sống. Vì vậy giáo viên cần thiết kế và tổ <br />
Nguuyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Thụ 6<br />
Một số biện pháp tổ chức Hoạt động GDNGLL nhằm tăng cường kĩ năng sống cho học <br />
sinh trong trường Tiểu học<br />
<br />
<br />
chức thực hiện các hoạt động ngoài giờ lên lớp sao cho học sinh có cơ hội thể <br />
hiện ý tưởng cá nhân, tự trải nghiệm và biết phân tích kinh nghiệm sống của <br />
chính mình và của người khác. Khi bước vào năm học 2017 2018 tôi đã tiến <br />
hành khảo sát với chủ đề “ Kĩ năng của em”, kết quả thu được như sau:<br />
<br />
Tổng số học Kĩ năng khi tham gia giao thông<br />
sinh Kĩ năng tốt Có hình thành kĩ năng Kĩ năng chưa tốt<br />
SL % SL % SL %<br />
372 215 57,8% 103 27,7% 54 14,5%<br />
<br />
<br />
Kĩ năng phòng tránh đuối nước, tai nạn thương tích <br />
Tổng số Kĩ năng tốt Có hình thành kĩ năng Kĩ năng chưa tốt<br />
học sinh<br />
SL % SL % SL %<br />
372 198 53,2% 112 30,1% 62 16,7%<br />
<br />
<br />
Kĩ năng phòng tránh bị xâm hại<br />
Tổng số Kĩ năng tốt Chưa có kĩ năng<br />
học sinh<br />
SL % SL %<br />
372 176 47,3% 196 52,7%<br />
<br />
<br />
Kĩ năng tham gia và tổ chức các hoạt động<br />
Tổng số Kĩ năng tốt Chưa có kĩ năng<br />
học sinh<br />
SL % SL %<br />
372 245 65,8% 127 34,2%<br />
*Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.<br />
Qua bảng tổng hợp trên kết quả cho thấy, học sinh có kĩ năng tham gia <br />
giao thông chưa tốt là 14,5%. Học sinh chưa có kĩ năng phòng tránh đưới <br />
nước, tai nạn thương tích chiếm 16,7%. Học sinh chưa có kĩ năng phòng tránh <br />
bị xâm hại là 52,7% và học sinh chưa có các kĩ năng tổ chức các hoạt động <br />
tập thể là34,2%. Như vậy chúng ta có thể thấy được một số kĩ năng cần thiết <br />
Nguuyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Thụ 7<br />
Một số biện pháp tổ chức Hoạt động GDNGLL nhằm tăng cường kĩ năng sống cho học <br />
sinh trong trường Tiểu học<br />
<br />
<br />
hiện nay như phòng tránh bị xâm hại, tai nạn thương tích, đuối nước vẫn <br />
chiếm tỉ lệ khá cao. Điều đó yêu cầu chúng ta cần phải có các biện pháp để <br />
giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng một cách tốt nhất để vận dụng vào thực <br />
tiễn cuộc sống.<br />
<br />
Việc học sinh còn thiếu những kĩ năng đó xuất phát từ một số nguyên <br />
nhân như:<br />
Một số gia đình các em có điều kiện kinh tế khó khăn, cha mẹ thường <br />
xuyên mâu thuẫn với nhau, nột số em cha mẹ đi làm ăn xa nên việc quan tâm <br />
giáo dục các em gần như khoán trắng cho nhà trường. Bên cạnh đó một số em <br />
được gia đình chiều chuộng nên sớm được tiếp xúc với công nghệ nên thiếu <br />
đi các kĩ năng cần thiết.<br />
<br />
Bên cạnh đó thì việc giáo dục các em ở trong các nhà trường vẫn còn <br />
chú trọng chủ yếu vào dạy kiến thức cho các em mà thiếu sự giáo dục và rèn <br />
luyện kĩ năng sống cho các em nên các em thiếu đi các kĩ năng sống cần thiết.<br />
<br />
Mặt khác là sự tác độ của cơ chế thị trường, sự phát triển của khoa học <br />
công nghệ đã tác động mạnh vào lối sống của các em, xem nhẹ lời khuyên <br />
của cha mẹ, thầy cô dẫn đến những biểu hiện lệch lạc về chuẩn mực đạo <br />
đức.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
<br />
Khi vận dụng các giải pháp này vào thực tiễn tại đơn vị thông qua việc <br />
tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm hình thành và rèn <br />
luyện cho học sinh một số kĩ năng sống cơ bản để từ đó các em có thể vận <br />
dụng vào thực tiễn cuộc sống. <br />
Rèn luyện cho học sinh phát huy được tiềm năng vốn có đồng thời khắc <br />
phục yếu điểm còn mắc phải.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp. <br />
* Nội dung<br />
Nguuyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Thụ 8<br />
Một số biện pháp tổ chức Hoạt động GDNGLL nhằm tăng cường kĩ năng sống cho học <br />
sinh trong trường Tiểu học<br />
<br />
<br />
Kĩ năng sống là những trải nghiệm có hiệu quả nhất, giúp giải quyết <br />
hoặc đáp ứng các nhu cầu cụ thể, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển <br />
của con người. Kĩ năng sống bao gồm cả hành vi vận động của cơ thể và tư <br />
duy trong não bộ của con người. Kĩ năng sống có thể hình thành một cách tự <br />
nhiên, thông qua giáo dục hoặc rèn luyện của con người. <br />
<br />
Hay nói cách khác kĩ năng sống là những ki năng tâm lý – xã hội cơ bản <br />
giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững <br />
vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong <br />
thực tại… Kĩ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết chúng ta phải biết <br />
để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong <br />
cuộc sống.<br />
<br />
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cũng như các quá trình hoạt động <br />
giáo dục khác trong nhà trường đều có cấu trúc xác định. Nội dung giáo dục kĩ <br />
năng sống cho học sinh tập trung vào các kĩ năng tâm lý xã hội là những kĩ <br />
năng được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tác với <br />
người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của <br />
cuộc sống. Những nội dung này hết sức đơn giản, gần gũi với trẻ em, là <br />
những kiến thức tối thiểu để các em có thể tự lập... Và mục đích quan trọng <br />
nhất là giúp các em tự tin hơn, tự lập hơn trong cuộc sống”. Vì vậy khi tổ <br />
chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tăng cường giáo dục kĩ năng <br />
sống cho học sinh cần:<br />
Bám sát vào nội dung của giáo dục kĩ năng sống và vận dụng linh <br />
hoạt các nội dung của giáo dục kĩ năng sống tuỳ theo từng hoạt động giáo <br />
dục ngoài giờ lên lớp và điều kiện cụ thể.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguuyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Thụ 9<br />
Một số biện pháp tổ chức Hoạt động GDNGLL nhằm tăng cường kĩ năng sống cho học <br />
sinh trong trường Tiểu học<br />
<br />
<br />
Xác định rõ các nội dung giáo dục kĩ năng sống (xác định rõ các kĩ <br />
năng sống cần hình thành và phát triển cho học sinh) để tích hợp vào nội dung <br />
của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.<br />
Tạo ra động lực cho học sinh, làm cho học sinh tham gia một cách tích <br />
cực vào quá trình hình thành kĩ năng sống nói chung và kĩ năng giải quyết vấn <br />
đề, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng tự nhận thức về bản thân, kĩ năng ứng phó <br />
với cảm xúc...<br />
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động được tổ chức theo <br />
mục tiêu, nội dung, chương trình dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Bản chất <br />
của hoạt động này là thông qua các loại hình hoạt động, các mối quan hệ <br />
nhiều mặt, nhằm giúp người học chuyển hoá một cách tự giác, tích cực tri <br />
thức thành niềm tin, kiến thức thành hành động, biến yêu cầu của nhà trường <br />
thành chương trình hành động của tập thể lớp học sinh và của cá nhân học <br />
sinh,tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm tri thức, thái độ , quan điểm và hành <br />
vi ứng xử của mình trong môi trường an toàn, thân thiện có định hướng giáo <br />
dục. Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp có thể giúp học sinh sống một <br />
cách an toàn , khoẻ mạnh có khả năng thích ứng với biến đổi của cuộc sống <br />
hàng ngày.Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi <br />
như : kĩ năng giao tiếp ứng xử có văn hoá; kĩ năng tổ chức quản lý và tham gia <br />
các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể của hoạt động; kĩ năng tự kiểm <br />
tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện; củng cố, phát triển các hành vi, thói <br />
quen tốt trong học tập, lao động và công tác xã hội. Bồi dưỡng thái độ tự giác <br />
tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội; hình thành tình <br />
cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đất nước; <br />
có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Như vậy, hoạt <br />
động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực sự cần thiết và có nhiều khả năng giáo <br />
dục kĩ năng sống cho học sinh. Do đó cần phát huy tối đa vai trò, tác dụng và <br />
<br />
Nguuyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Thụ 10<br />
Một số biện pháp tổ chức Hoạt động GDNGLL nhằm tăng cường kĩ năng sống cho học <br />
sinh trong trường Tiểu học<br />
<br />
<br />
hiệu quả của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để tăng cường giáo dục <br />
kỹ năng sống cho học sinh.<br />
*Cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp <br />
với việc giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh.<br />
Căn cứ vào nhiệm vụ của năm học, kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài <br />
giờ lên lớp của năm học chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động <br />
giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế đơn vị. <br />
Mặt khác xác định rõ những kĩ năng sống cần đạt của học sinh theo từng giai <br />
đoạn cụ thể để xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. <br />
Chủ động xây dựng kế hoạch phù hợp, tham mưu với lãnh đạo nhà trường để <br />
tổ chức các hoạt động, triển khai kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục <br />
ngoài giờ lên lớp đến giáo viên Tổng phụ trách đội và toàn thể giáo viên trong <br />
nhà trường. Xác định rõ các kĩ năng sống phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh <br />
để từ đó hình thành và rèn luyện kĩ năng sống cho các em.<br />
<br />
Biện pháp 2: Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải gắn <br />
liền với chủ điểm của hoạt động Đội.<br />
Việc xác định tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải gắn <br />
liền với chủ điểm sinh hoạt của tổ chức Đội, để lập được kế hoạch giáo dục <br />
kĩ năng sống phù hợp với các chủ điểm giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ <br />
chương trình năm học của Đội. Mặt khác cần phải nắm vững từng chủ điểm <br />
sinh hoạt của tổ chức Đội trong nhà trường. Chẳng hạn: Chủ điểm của tháng <br />
9 là “Truyền thống nhà trưởng” thì chúng ta cần thiết kế hoạt động ở đây là <br />
tổ chức thi tìm hiểu về truyền thống nhà trường, thi tìm hiểu luật An toàn <br />
giao thông và kĩ năng cần giáo dục cho học sinh là các kĩ năng như: Kĩ năng <br />
hợp tác; Kĩ năng an toàn khi tham gia giao thông; Kĩ năng lắng nghe tích cực…<br />
Chủ điểm của tháng 11 là “Tôn sư trọng đạo” thì các hoạt động ngoài giờ lên <br />
<br />
Nguuyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Thụ 11<br />
Một số biện pháp tổ chức Hoạt động GDNGLL nhằm tăng cường kĩ năng sống cho học <br />
sinh trong trường Tiểu học<br />
<br />
<br />
lớp trong chủ điểm này phải gắn liền với các hoạt động chào mừng ngày <br />
20/11 từ đó có thể thiết kế tổ chức các hoạt động như:Thi văn nghệ chào <br />
mừng 20/11, thi làm báo ảnh, thi “Tuần học tốt, giờ học tốt”… và kĩ năng <br />
sống cần đạt được ở đây là các kĩ năng như: Kĩ năng hợp tác; Kĩ năng hoạt <br />
động đội, nhóm;Kĩ năng văn nghệ…<br />
<br />
Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải xác <br />
định các kĩ năng sống phù hợp với tâm lí lứa tuổi của học sinh.<br />
Để xác định được kĩ năng sống cần đạt được theo từng độ tuổi của học <br />
sinh thì người giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ hướng dẫn giáo dục kĩ năng <br />
sống cho từng khối lớp từ đó có kế hoạch cụ thể để tổ chức các hoạt động <br />
phù hợp với lứa tuổi của các em. Chẳng hạn đối với các em học sinh khối <br />
12 các em còn bé thì kĩ năng cần đạt được là kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng <br />
giao tiếp…vì vậy phải tổ chức các hoạt động phù hợp với lứa tuổi của các <br />
em . Ví dụ khi tổ chức cho các em sinh hoạt sao thì chỉ yêu cầu các em có <br />
thể tự giới thiệu về bản thân, sở thích…còn đối với các em học sinh các khối <br />
còn lại khả năng nhận thức của các em tốt hơn, khả năng tiếp thu của <br />
các em tốt hơn nên chúng ta có thể thiết kế các hoạt động như: Tổ chức tuyên <br />
truyền về phòng chống đuối nước, phòng tránh bị xâm hại và kĩ năng các em <br />
đạt được trong các hoạt động này là các kĩ năng như: Kĩ năng tự bảo vệ; Kĩ <br />
năng phòng và tránh bị xâm hại tình dục; Kĩ năng nói trước đám đông; Kĩ năng <br />
lắng nghe; Kĩ năng hợp tác …<br />
<br />
Biện pháp 4: Vận dụng linh hoạt các loại hình hoạt động, các hình thức <br />
tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để thực hiện mục tiêu giáo <br />
dục kĩ năng sống cho học sinh.<br />
Luôn "làm mới" các hình thức thực hiện từng chủ đề của hoạt động giáo <br />
dục ngoài giờ lên lớp <br />
Đa dạng hoá các loại hình hoạt động của hoạt động GD ngoài giờ lên lớp.<br />
<br />
Nguuyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Thụ 12<br />
Một số biện pháp tổ chức Hoạt động GDNGLL nhằm tăng cường kĩ năng sống cho học <br />
sinh trong trường Tiểu học<br />
<br />
<br />
Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để thu hút học sinh tích <br />
cực tham gia. <br />
Sự mới lạ bao giờ cũng có sức hấp dẫn đối với học sinh khiến các em say <br />
mê khám phá. Các hoạt động mà nội dung đơn điệu, hình thức không phong <br />
phú học sinh dễ chán nản hoặc thờ ơ. Vì vậy cần s ử dụng linh hoạt các loại <br />
hình hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp <br />
để thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.<br />
<br />
* Một số hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Hoàng <br />
Văn Thụ nhằm thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.<br />
Xuất phát từ nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp và nội dung, nguyên tắc <br />
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học chúng tôi đã tiến hành các hoạt <br />
động cụ thể như sau:<br />
- Hoạt động văn hóa nghệ thuật:<br />
Đây là một loại hình hoạt động quan trọng, không thể thiếu được trong <br />
sinh hoạt tập thể của trẻ em, nhất là học sinh tiểu học. Hoạt động này bao <br />
gồm nhiều thể loại khác nhau: Hát, múa, thơ ca, kịch ngắn, kịch câm, tấu vui, <br />
độc tấu, nhạc cụ, thi kể chuyện… Các hoạt động này góp phần hình thành <br />
cho các em kỹ năng mạnh dạn, tự tin trước đám đông. Đây là một trong những <br />
kỹ năng rất quan trọng trong xu thế toàn cầu hóa. Xác định được tầm quan <br />
trọng của hoạt động này nhà trường đẫ thường xuyên tổ chức các hoạt đông <br />
phù hợp với chủ điểm từng tháng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguuyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Thụ 13<br />
Một số biện pháp tổ chức Hoạt động GDNGLL nhằm tăng cường kĩ năng sống cho học <br />
sinh trong trường Tiểu học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tổ chức Hội diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11<br />
<br />
- Hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao: <br />
Hiện nay với xu thế phát triển mới của thời đại việc các em tiếp xúc <br />
với công nghệ là điều không thể tránh khỏi, bên cạnh những mặt tích cực thì <br />
việc các em tiếp xúc với công nghệ cũng mang lại rất nhiều hệ lụy từ đó làm <br />
cho các em thiếu đi những kĩ năng cần thiết để thích nghi với cuộc sống hiện <br />
tại. Vì vậy, việc tổ chức cho các em tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí <br />
là nhu cầu thiết yếu của trẻ, đồng thời là quyền lợi của các em. Nó là một <br />
loại hoạt động có ý nghĩa giáo dục to lớn đối với học sinh ở trường tiểu học. <br />
Hoạt động này làm thỏa mãn về tinh thần cho trẻ em sau những giờ học căng <br />
thẳng, góp phần rèn luyện một số phẩm chất: tính tổ chức, kỉ luật, nâng cao <br />
tinh thần trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái…. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguuyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Thụ 14<br />
Một số biện pháp tổ chức Hoạt động GDNGLL nhằm tăng cường kĩ năng sống cho học <br />
sinh trong trường Tiểu học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tổ chức các trò chơi dân gian và kĩ năng vào 26/3<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hoạt động xã hội: <br />
Hoạt động này thường được tổ chức nhằm giáo dục các em các kĩ năng <br />
chia sẻ, hợp tác. Thông qua hoạt động này, giáo dục cho các em tình yêu quê <br />
hương đất nước, niềm tự hào dân tộc và giáo dục các em có tinh thần trách <br />
nhiệm, có nghĩa vụ đối với cộng đồng; các em sẽ được bồi dưỡng thêm về <br />
nhân cách, đặc biệt là tình người. Trong thực tế, hoạt động này đã được nhà <br />
trường tiến hành tương đối tốt. Hoạt động này phải được khai thác một cách <br />
triệt để nhằm phát triển tối đa nhân cách ở các em.<br />
<br />
<br />
<br />
Nguuyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Thụ 15<br />
Một số biện pháp tổ chức Hoạt động GDNGLL nhằm tăng cường kĩ năng sống cho học <br />
sinh trong trường Tiểu học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giao lưu văn nghệ, quyên góp ủng hộ người khuyết tật<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tổ chức cho học sinh viếng Tượng đài Liệt sĩ xã Dur Kmăl<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
Thông qua đề tài này bản thân tôi đã đưa ra một sô biện pháp tổ chức <br />
hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, các <br />
biện pháp này tác động qua lại và hỗ trợ cho nhau để việc rèn luyện kĩ năng <br />
sống cho học sinh đạt được kết quả cao nhất.<br />
Tuy mỗi biện pháp có những đặc điểm về tính chất, nội dung cụ thể <br />
khác nhau, nhưng luôn có sự liên kết chặt chẽ với nhau, là một quá trình <br />
thống nhất không thể tách rời, có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau và nội dung cùng <br />
hướng tới việc thực hiện mục tiêu giáo dục trong nhà trường . <br />
<br />
<br />
<br />
Nguuyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Thụ 16<br />
Một số biện pháp tổ chức Hoạt động GDNGLL nhằm tăng cường kĩ năng sống cho học <br />
sinh trong trường Tiểu học<br />
<br />
<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và <br />
hiệu quả ứng dụng<br />
Sau khi vận dụng đề tài này vào thực tế tại đơn vị tôi đã tiến hành khảo <br />
sát và thu được kết quả rất khả quan:<br />
Tổng số học Kĩ năng khi tham gia giao thông<br />
sinh Kĩ năng tốt Có hình thành kĩ năng Kĩ năng chưa tốt<br />
SL % SL % SL %<br />
372 350 94,08% 22 5,92% 0 0%<br />
<br />
<br />
Kĩ năng phòng tránh đuối nước, tai nạn thương tích <br />
Tổng số Kĩ năng tốt Có hình thành kĩ năng Kĩ năng chưa tốt<br />
học sinh<br />
SL % SL % SL %<br />
372 365 98,1% 7 1,9% 0 0%<br />
<br />
<br />
Kĩ năng phòng tránh bị xâm hại<br />
Tổng số Kĩ năng tốt Có hình thành kĩ năng<br />
học sinh<br />
SL % SL %<br />
372 365 98.1% 7 1,9%<br />
<br />
<br />
Kĩ năng tham gia và tổ chức các hoạt động<br />
Tổng số Kĩ năng tốt Có hình thành kĩ năng<br />
học sinh<br />
SL % SL %<br />
372 345 92,7% 27 7,3%<br />
<br />
100% học sinh của trường rất hào hứng và thích thú với các hoạt <br />
động giáo dục ngoài giờ lên lớp được tổ chức tại trường. Bên cạnh đó các <br />
hoạt động này đã cuốn hút các em, khuyến khích các em tích cực tham gia, <br />
mặt khác đã tạo điều kiện cho tất cả học sinh cùng tham gia và có cơ hội <br />
trình bày, trao đổi và nhận xét lẫn nhau. Từ đó giúp cho các em nắm những kĩ <br />
<br />
<br />
<br />
Nguuyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Thụ 17<br />
Một số biện pháp tổ chức Hoạt động GDNGLL nhằm tăng cường kĩ năng sống cho học <br />
sinh trong trường Tiểu học<br />
<br />
<br />
năng sống cơ bản như khả năng nhanh nhẹn, khéo léo, mạnh dạn, tự tin và <br />
tạo không khí thi đua lành mạnh.<br />
Thông qua hoạt động này, đã giúp các em tự điều chỉnh, bổ sung trao <br />
đổi, hợp tác tốt hơn để góp phần giáo dục cho các em những kĩ năng thực <br />
hiện các công việc lao động đơn giản, các kĩ năng sáng tạo nghệ thuật, thực <br />
hiện các bài thể dục, các trò chơi, các hành vi ứng xử đối với mọi người trong <br />
gia đình, trong nhà trường và trong xã hội. Những kĩ năng tham gia hoạt động <br />
tập thể, kĩ năng tổ chức những hoạt động chung cùng nhau, biết phối hợp với <br />
mọi người cùng thực hiện hoạt động chung, nâng cao ý thức tự chủ, tự tin, <br />
chủ động và giao tiếp với mọi người. Dựa vào những kĩ năng, hành vi này để <br />
rèn luyện những kĩ xảo, thói quen đạo đức bền vững và tự quản trong sinh <br />
hoạt tập thể. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay các em cũng đã biết được <br />
những kĩ năng cơ bản để phòng và tránh bị xâm hại, phòng tránh tai nạn đuối <br />
nước, tai nạn thương tích. Bên cạnh đó các em cũng đã biết chia sẻ, hợp tác <br />
với nhau trong hoạt động cũng như học tập.<br />
Mặt khác, khi vận dụng đề tài này vào thực tế đơn vị cũng đã thu hút <br />
được sự quan tâm của các bậc cha mẹ học sinh cũng như của các đoàn thể xã <br />
hội khác như đoàn thanh niên, hội phụ nữ…các hoạt động của nhà trường <br />
cũng đã thu hút được các bậc cha mẹ học sinh cùng tham gia.<br />
Qua thực tế việc áp dụng đề tài này vào đơn vị bản thân tôi nhận thấy <br />
đề tài đã đem lại được những hiệu quả rất thiết thực, các biện pháp này có <br />
thể được vận dụng một cách linh hoạt và đạt hiệu quả cao tại các trường <br />
tiểu học vùng thuận lợi hơn.<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị<br />
1. Kết luận:<br />
Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh trong giai đoạn hiện nay là vấn đề <br />
rất cấp bách và cần thiết, việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh cần phải <br />
<br />
Nguuyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Thụ 18<br />
Một số biện pháp tổ chức Hoạt động GDNGLL nhằm tăng cường kĩ năng sống cho học <br />
sinh trong trường Tiểu học<br />
<br />
<br />
được chú trọng trong các nhà trường. Nhà trường không chỉ là nơi giúp các em <br />
lĩnh hội tri thức mà còn là nơi bồi dưỡng, rèn luyện các em giúp các em có <br />
đầy đủ cả kiến thức lẫn kĩ năng cần thiết để trang bị cho các em trong cuộc <br />
sống. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động, để học <br />
sinh tự cảm nhận, đánh giá, nhận xét qua các hành vi và từ đó hình thành các <br />
kĩ năng; thực hiện sự phối hợp trong và ngoài nhà trường làm tốt công tác xã <br />
hội hoá trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Giáo dục kĩ năng sống <br />
trong trường học góp phần rèn luyện, hình thành cho học sinh sống có trách <br />
nhiệm hơn và biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp, ứng phó các sức ép, thách <br />
thức trong cuộc sống; thúc đẩy hành vi mang tính xã hội, giảm bớt tỷ lệ phạm <br />
pháp. <br />
Giáo dục kĩ năng sống còn tạo mối quan hệ thân thiện, cởi mở giữa <br />
thầy, trò, sự hứng thú tự tin, chủ động sáng tạo trong học tập, nâng cao chất <br />
lượng, hiệu quả giáo dục. Học sinh được giáo dục kĩ năng sống xác định <br />
được bổn phận và nghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội. <br />
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh không phải là công việc “một sớm, <br />
một chiều” mà đòi hỏi phải có quá trình, kiên nhẫn và bằng cả tâm huyết và <br />
ở mọi lúc, mọi nơi, thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em. Kĩ năng sống <br />
rất đa dạng và mang đặc trưng vùng, miền đòi hỏi người giáo viên phải vận <br />
dụng một cách linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với nhu cầu, trình độ của học <br />
sinh và đặc điểm, hoàn cảnh của nhà trường, địa phương. <br />
Giáo dục kĩ năng sống không phải chỉ là công việc của giáo viên, nhà <br />
trường mà của cả xã hội, cộng đồng, có như vậy mới mong đào tạo ra được <br />
những thế hệ trẻ phát triển toàn diện, chuẩn bị tốt cho việc thực hiện công <br />
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.<br />
2. Kiến nghị<br />
* Đối với các cấp lãnh đạo:<br />
<br />
Nguuyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Thụ 19<br />
Một số biện pháp tổ chức Hoạt động GDNGLL nhằm tăng cường kĩ năng sống cho học <br />
sinh trong trường Tiểu học<br />
<br />
<br />
Hằng năm các cấp lãnh đạo cần tổ chức các chuyên đề, các lớp tập <br />
huấn về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. <br />
* Đối với nhà trường:<br />
Tạo mọi điều kiện tốt nhất để tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài <br />
giờ lên lớp một cách hiệu quả nhất.<br />
* Đối với giáo viên:<br />
Không ngừng học tập, nghiên cứu, tìm hiểu về giáo dục kĩ năng sống <br />
cho học sinh, quan tâm tới việc tổ chức và tham gia các hoạt động giáo dục <br />
ngoài giờ lên lớp.<br />
* Đối với các bậc cha mẹ học sinh:<br />
Quan tâm hơn nữa tới việc học tập của con em mình nói chung và việc <br />
tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp của các em, tạo mọi điều kiện thuận <br />
lợi nhất để các em tham gia các phong trào. Cùng con em mình tham gia các <br />
phong trào do nhà trường tổ chức.<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn quá trình tổ <br />
chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống <br />
cho học sinh ở trường chúng tôi. Tuy nhiên do năng lực bản thân nên chắc <br />
chắn rằng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự <br />
đóng góp ý kiến và bổ sung thêm của các đồng nghiệp.<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn!<br />
<br />
<br />
<br />
Dur Kmăl, ngày 06 tháng 2 năm 2018<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Văn Vinh<br />
<br />
Nguuyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Thụ 20<br />
Một số biện pháp tổ chức Hoạt động GDNGLL nhằm tăng cường kĩ năng sống cho học <br />
sinh trong trường Tiểu học<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG<br />
………………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………………<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đinh Văn Cường<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN<br />
………………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………….………………………………………………….<br />
………………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………….. <br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguuyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Thụ 21<br />
Một số biện pháp tổ chức Hoạt động GDNGLL nhằm tăng cường kĩ năng sống cho học <br />
sinh trong trường Tiểu học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
STT TÊN TÀI LIỆU TÁC GIẢ<br />
<br />
1 Sổ tay phụ trách Đội NXB Kim Đồng<br />
<br />
2 Người phụ trách thiếu nhi cần biết NXB Thanh niên<br />
<br />
3 Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở NXB Giáo dục Việt <br />
Tiểu học Nam<br />
<br />
4 Chuẩn Kiến thức Kĩ năng NXB Giáo dục Việt <br />
Nam<br />
<br />
5 Sách báo; Internet; Các kênh truyền hình,…<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguuyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Thụ 22<br />