Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2015 <br />
2016<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Trong các nhiệm vụ của giáo viên công tác chủ nhiệm được xem là nhiệm vụ <br />
nặng nề nhất. Giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi hoạt <br />
động liên quan đến lớp và các thành viên trong lớp. Là người xây dựng kế hoạch, tổ <br />
chức cho lớp mình thực hiện các kế hoạch, theo dõi đánh giá việc thực hiện kế <br />
hoạch của học sinh, theo dõi tình hình học tập và rèn luyện của các em, giải quyết <br />
các vụ việc xảy ra trong lớp...Một trong những nhiệm vụ mà các thầy cô bận tâm <br />
nhất đó là tiết sinh hoạt cuối tuần của lớp chủ nhiệm. Bởi lẽ trên thực tế, các tiết <br />
sinh hoạt chủ nhiệm còn gặp rất nhiều khó khăn, chưa thực sự đem lại hiệu quả <br />
như mong muốn. Để rõ hơn về thực trạng của tiết sinh hoạt cuối tuần tôi đã thăm <br />
dò ý kiến của học sinh lớp chủ nhiệm: <br />
Cảm nhận của em về tiết sinh hoạt lớp<br />
Tổng số Rất thích Thích Bình thường Không thích<br />
39 0 5 9 25<br />
Như vậy đa số học sinh không thích tiết sinh hoạt lớp. Hay nói một cách khác <br />
đi là các em rất "sợ" khi phải đến tiết sinh hoạt cuối tuần. Tôi luôn băn khoăn là tại <br />
sao tiết sinh hoạt lớp lại khiến các em nhàm chán? <br />
Hơn nữa, trong công tác chủ nhiệm, giờ sinh hoạt lớp đóng vai trò quan trọng. <br />
Đó là một trong những hoạt động giáo dục hữu ích, giúp giáo viên chủ nhiệm quản <br />
lí lớp học, xây dựng tập thể lớp đoàn kết và giúp các em phát triển những kĩ năng <br />
sống cơ bản. Chính thông qua các tiết sinh hoạt lớp giáo viên chủ nhiệm có điều <br />
kiện gắn bó với học sinh, biết được những tâm tư nguyện vọng của các em để cùng <br />
các em giải quyết những vấn đề khúc mắc trong cuộc sống và trong học tập. Để từ <br />
đó các em được trải nghiệm, được rèn luyện và phát triển theo chiều hướng tích <br />
cực. <br />
Thế nhưng, vẫn không ít những giờ sinh hoạt lớp diễn ra trong không khí <br />
nặng nề, căng thẳng hoặc qua loa đại khái, làm sai lệch mục tiêu và mất đi ý nghĩa <br />
của tiết học này. Bởi vì vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm, các em học sinh phải ngồi <br />
nghe những lời trách móc, mắng mỏ với nhiều “cung bậc trầm bổng” khác nhau của <br />
giáo viên chủ nhiệm về những “lỗi lầm” mà các em đã gây ra trong tuần. Nếu lớp bị <br />
xếp loại thi đua cuối bảng thì những em vi phạm sẽ phải chịu “hình phạt” như <br />
đứng trước lớp, úp mặt vào tường, lắng nghe bao lời "trách móc" của giáo viên chủ <br />
1<br />
Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2015 <br />
2016<br />
nhiệm, cuối cùng là nêu tên, khiển trách trước cờ...Và "bài ca muôn thuở" chỉ kết <br />
thúc khi giáo viên được “thỏa mãn” cơn tức. Còn học sinh thì chán nản, mong cho <br />
sớm kết thúc tiết học này. Đó cũng là điều dễ hiểu là tại sao tiết sinh hoạt lớp đã <br />
trở thành "gánh nặng" của cả giáo viên và học sinh.<br />
Vậy làm thế nào để tiết sinh hoạt lớp trở thành tiết học bổ ích? Làm thế nào <br />
để các em học sinh cảm thấy hứng thú và luôn mong chờ đến tiết sinh hoạt cuối <br />
tuần? Những câu hỏi đó luôn nung náu trong tôi và thôi thúc tôi thực hiện đề tài này.<br />
2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài<br />
Xây dựng một số nội dung, phương pháp tổ chức tiết sinh hoạt lớp nhằm tạo <br />
điều kiện cho ban cán sự phát huy năng lực của mình, rèn luyện tính chủ động sáng <br />
tạo, phát huy tinh thần tự quản. Chất lượng giáo dục học sinh cũng như hiệu quả <br />
tiết sinh hoạt được nâng cao. Tạo không khí nhẹ nhàng, vui tươi, thoải mái trong <br />
giờ sinh hoạt. Giúp tiết sinh hoạt lớp trở thành một tiết học bổ ích, góp phần rèn <br />
luyện kĩ năng sống cho học sinh.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Những phương pháp và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp thành tiết học <br />
bổ ích.<br />
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu<br />
Tiết sinh hoạt lớp của lớp 9A1 trường THCS Lương Thế Vinh – huy ện <br />
Krông Ana – Tỉnh Đăk Lăk.<br />
Thời gian: Bắt đầu thực hiện từ đầu năm học 2015 – 2016 <br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp điều tra thực tế <br />
Nghiên cứu tài liệu.<br />
Trải nghiệm cuộc sống công việc đã làm.<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
Để nói lên vai trò của giáo viên làm công tác chủ nhiệm, phó giáo sư tiến sĩ <br />
Đặng Quốc Bảo – Học viện quản lý Giáo dục đã khẳng định: "Giáo viên chủ nhiệm <br />
<br />
2<br />
Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2015 <br />
2016<br />
lớp ở trường phổ thông là nhà quản lý không có dấu đỏ. Theo đó, giáo viên chủ <br />
nhiệm trong trường phổ thông, là linh hồn của lớp học. Có thể coi giáo viên chủ <br />
nhiệm là người lĩnh xướng của dàn nhạc bao gồm: nhạc công (giáo viên) hoàn thành <br />
bản giao hưởng hình thành nhân cách toàn vẹn cho thế hệ trẻ. Và ngày nay, với sự <br />
nhận thức về quản lý giáo dục, có thể coi giáo viên chủ nhiệm như một nhà quản lý <br />
với các vai trò: người lãnh đạo lớp học, người điều khiển lớp học, người làm công <br />
tác phát triển lớp học, người làm công tác tổ chức lớp học, người giúp hiệu trưởng <br />
bao quát lớp học, người giúp hiệu trưởng thực hiện việc kiểm tra sự tu dưỡng và <br />
rèn luyện của học sinh, người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp"…<br />
Như vậy, ngoài tiết dạy trong chương trình đối với một giáo viên bộ môn thì <br />
tiết sinh hoạt lớp cũng là một tiết dạy không kém phần quan trọng đối với giáo viên <br />
chủ nhiệm lớp nên giáo viên cần có sự nhiệt tình, tận tụy, thường xuyên đổi mới <br />
hình thức, phương pháp để tiết sinh hoạt lớp trở thành tiết học bổ ích.<br />
Theo thông tư số 12/TT BGD&ĐT ngày 28 tháng 03 năm 2011của Bộ <br />
GD&ĐT ban hành điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có <br />
nhiều cấp học quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm. Theo <br />
đó, trong chương trình giáo dục phổ thông, tiết sinh hoạt lớp cũng được quy định <br />
như một tiết học bắt buộc, trong đó giáo viên chủ nhiệm cũng được hưởng số tiết <br />
kiêm nhiệm theo quy định (4 tiết/tuần), học sinh cũng thực hiện đủ thời lượng của <br />
một tiết học (45 phút/ tiết). Vì vậy giáo viên chủ nhiệm lớp cần xây dựng kế <br />
hoạch, thực hiện tiết sinh hoạt lớp như một tiết học, thỏa mãn được mục tiêu về <br />
kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành thái độ cho học sinh.<br />
2. Thực trạng<br />
a. Thuận lợi, khó khăn<br />
* Thuận lợi:<br />
Về phía giáo viên chủ nhiệm: Bản thân làm giáo viên chu nhiêm nhi<br />
̉ ̣ ều năm <br />
nên có kinh nghiệm trong việc quan li va điêu hanh l<br />
̉ ́ ̀ ̀ ̀ ơp. Có kinh nghi<br />
́ ệm giao duc<br />
́ ̣ <br />
̣<br />
hoc sinh, h ương dân hoc sinh t<br />
́ ̃ ̣ ự quan va tô ch<br />
̉ ̀ ̉ ức điêu khiên tiêt sinh hoat cuôi tuân,<br />
̀ ̉ ́ ̣ ́ ̀ <br />
cung nh<br />
̃ ư những buôi sinh hoat ngo<br />
̉ ̣ ại khóa khac cua l<br />
́ ̉ ớp. <br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2015 <br />
2016<br />
+ Bản thân đã đôi lần được cử đi tập huấn về giáo dục kĩ năng sống cho học <br />
sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp tại Sở GD&ĐT Đăk Lăk để giao lưu, trao đổi <br />
kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp.<br />
+ Đã tham gia hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện. Thông qua hội thi <br />
giáo viên đã có thêm nhiều kĩ năng trong giao tiếp với học sinh, xử lí các tình huống <br />
sư phạm thường gặp, có thêm kinh nghiệm trong giáo dục kĩ năng sống cho các em <br />
khi đang ngồi trên ghế nhà trường.<br />
Về phía học sinh: Phần lớn các em trong ban can s ́ ự rất h ào hứng với công <br />
việc được giao, nhiêt tinh va co h<br />
̣ ̀ ̀ ́ ương câu tiên. Đây l<br />
́ ̀ ́ à lớp đa số học sinh co nê nêp,<br />
́ ̀ ́ <br />
́ ức kha tôt, <br />
y th ́ ́ các em không quá vất vả trong công viêc điêu hanh, t<br />
̣ ̀ ̀ ự quan. Sô l<br />
̉ ́ ượng <br />
̣ ́ ̉<br />
hoc sinh kha gioi nhiêu, m<br />
̀ ột số em tỏ ra rất dạn dĩ trước tâp thê.<br />
̣ ̉ Thậm chí, có <br />
những học sinh vốn rất “sợ đám đông” nhưng dân dân manh dan h<br />
̀ ̀ ̣ ̣ ơn.<br />
Về phía nhà trường: Tạo mọi điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm hoàn thành <br />
tốt nhiệm vụ như: Giảm số tiết dạy theo qua định, phân công chuyên môn và thời <br />
khóa biểu hợp lý, tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất để giáo viên tổ chức tiết <br />
sinh hoạt theo hướng tích cực, bố trí giáo viên tham gia tập huấn giáo dục kĩ năng <br />
sống trong dịp hè tại Sở GD&ĐT để có thêm kinh nghiệm trong công tác tổ chức <br />
tiết sinh hoạt lớp.<br />
2. Khó khăn:<br />
Về phía giáo viên chủ nhiệm: Giáo viên còn hơi lúng túng trong việc triển <br />
khai những chủ đề cụ thể của từng tháng. Lựa chon đôi ngu ban can s<br />
̣ ̣ ̃ ́ ự va h<br />
̀ ươnǵ <br />
̃ ập huấn tô ch<br />
dân t ̉ ưc đê hoc sinh phu trach không d<br />
́ ̉ ̣ ̣ ́ ễ dàng; chuẩn bị và lông ghep<br />
̀ ́ <br />
̀ ̣ ̣ ̣<br />
nhiêu nôi dung trong môt tiêt sinh hoat đôi lúc còn b<br />
́ ị khống chế về mặt thời gian. <br />
Về phía học sinh: Vì phải tham gia nhiều cuộc thi học sinh giỏi các cấp, phải <br />
học nhiều môn và tham gia nhiều hoạt động phong trào khác nên thời gian các em <br />
chuẩn bị nội dung cho các tiết sinh hoạt lớp cuối tuần chưa nhiều, dẫn đến chất <br />
lượng chưa thật tốt.<br />
+ Vẫn còn nhiều học sinh chưa thực sự dạn dĩ, còn rụt rè, mất tự tin khi đứng <br />
trước tập thể.<br />
b. Thành công – hạn chế<br />
* Thành công<br />
Hình thành những kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tham gia các hoạt động tập thể, kĩ <br />
năng tổ chức các hoạt động của ca nhân và tập thể. Nâng cao ý thức tự chủ, tự tin, <br />
4<br />
Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2015 <br />
2016<br />
chủ động và mạnh dạn. Để từ đó các em tham gia vào các hoạt động học tập đạt <br />
hiệu quả hơn.<br />
Tạo môi trường học tập vui nhộn, tích cực, góp phần bồi dưỡng cho học sinh tình <br />
yêu quê hương, đất nước, người thân, bạn bè, kính trọng biết ơn thầy cô giáo, có ý thức <br />
tôn trọng và ứng xử tốt với mọi người xung quanh, có ý thức xây dựng môi trường sống <br />
thân thiện trong lớp học, trường học, ở gia đình và ngoài xã hội. Ý thức chấp hành tốt <br />
những nội quy, quy định của pháp luật, các chuẩn mực đạo đức khi tham gia vào các hoạt <br />
động như học tập, vui chơi, giải trí hoặc các hoạt động xã hội khác ở bất cứ nơi nào. Có <br />
ước mơ, hoài bão để từ đó định hướng nghề nghiệp cho bản thân trong tương lai.<br />
Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp là trong đó đã xây dựng được một lớp học có <br />
nề nếp, có thói quen học tập tốt, phát huy được tính chủ động, tích cực học tập của học <br />
sinh, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nhằm nâng cao chất <br />
lượng học tập của hoc sinh.<br />
̣<br />
Trên cơ sở đó giáo viên có cơ hội nắm bắt đặc điểm phát triển tâm sinh lý của từng <br />
em. Là điều kiện để giáo viên nhận xét đánh giá và xếp loại đạo đức học sinh cuối năm, <br />
tạo uy tín đối với phụ huynh và học sinh trong công tác chủ nhiệm.<br />
* Hạn chế<br />
Đa số các trường học rất coi trọng việc đổi mới phương pháp nhằm nâng cao <br />
chất lượng học tập nhưng chưa thật chú trọng đến việc giáo dục kĩ năng sống cho <br />
các em nên việc tổ chức tiết sinh hoạt lớp theo một tiết học chỉ là giải pháp chủ <br />
quan của giáo viên chủ nhiệm. <br />
Tiết sinh hoạt được thực hiện đều đặn vào cuối tuần nhưng nội dung và hình <br />
thức tổ chức chưa phù hợp, còn mang tính đối phó, qua loa. <br />
Đa số học sinh vẫn còn bị động, ỉ lại, nhàm chán, chưa có trách nhiệm với <br />
bản thân, chưa tích cực trong các hoạt động tập thể…<br />
c. Mặt mạnh, mặc yếu<br />
* Mặt mạnh<br />
Học sinh có kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xử lí tình huống, biết làm chủ bản thân, tự tin, <br />
quyết đoán ở mọi nơi mọi lúc.<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2015 <br />
2016<br />
Giáo viên có cơ hội gần gũi, chia sẻ những tâm tư nguyện vọng của các em. Từ đó <br />
điều chỉnh thái độ, hành vi của học sinh lớp chủ nhiệm, giúp các em phát triển theo chiều <br />
hướng tích cực.<br />
* Mặt yếu<br />
Một số tiết sinh hoạt lớp còn mang tính đối phó, qua loa, chưa đáp ứng yêu cầu. <br />
Còn mất khá nhiều thời gian chuẩn bị nội dung, các cơ sở vật chất, phương tiện <br />
phục vụ cho việc tổ chức tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề như phòng học, máy tính, máy <br />
chiếu và một số phương tiện khác...<br />
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động đến việc nghiên cứu đề tài<br />
Dựa trên thực trạng tổ chức tiết sinh hoạt lớp của giáo viên chủ nhiệm tại <br />
trường THCS Lương Thế Vinh và huyện Krông Ana hiện nay. <br />
Thái độ của học sinh khi tham gia các tiết sinh hoạt lớp. <br />
Yêu cầu đối với tiết sinh hoạt lớp hiện nay đòi hỏi phải có sự đổi mới để <br />
nâng cao chất lượng giáo dục.<br />
Vai trò và nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp trong trường THCS hiện <br />
nay.<br />
Các văn bản chỉ đạo của các cấp, kế hoạch của tổ chuyên môn, kế hoạch <br />
giáo dục thường xuyên của giáo viên yêu cầu phải đổi mới phương pháp để nâng <br />
cao hiệu quả giáo dục.<br />
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.<br />
Như chúng ta được biết, một tiết sinh hoạt chủ nhiệm đạt hiệu quả phải là <br />
tiết sinh hoạt với bầu không khí vui vẻ, thoải mái, khi mọi người cảm thấy mình là <br />
một phần của tiết sinh hoạt đó, không ai cảm thấy lạc lõng, bên ngoài cuộc. Là tiết <br />
sinh hoạt mà các em cảm nhận được giá trị hữu ích từ nội dung và phương pháp tổ <br />
chức. Để đáp ứng được yêu cầu đó, giáo viên phải mất khá nhiều thời gian đầu tư <br />
về nội dung và xây dựng phương pháp phù hợp nên đôi lúc còn chưa sẵn sàng đổi <br />
mới. <br />
Mặc khác, giáo viên chủ nhiệm cùng lúc còn phải chịu trách nhiệm nhiều <br />
công việc khác nhau như giảng dạy, tham gia phong trào, tham gia các hoạt động <br />
của chuyên môn, đoàn thể nên không còn nhiều thời gian đầu tư thật kĩ cho các tiết <br />
6<br />
Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2015 <br />
2016<br />
sinh hoạt chủ nhiệm. Xác định được điều đó nên giáo viên chủ nhiệm cần linh hoạt <br />
trong việc xây dựng và đổi mới nội dung và phương pháp tổ chức để tiết sinh hoạt <br />
trở thành một tiết học thực sự bổ ích.<br />
3. Giải pháp, biện pháp<br />
a. Mục tiêu của những giải pháp biện pháp<br />
Xây dựng nội dung và phương pháp tổ chức tiết sinh hoạt cuối tuần để khắc <br />
phục những tồn tại và tạo bầu không khí vui nhộn, sinh động, hiệu quả. Đồng thời <br />
góp phần giáo dục học sinh kĩ năng sống tích cực.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp<br />
Để phát huy hiệu quả của tiết sinh hoạt lớp giáo viên cần xây dựng kế hoạch <br />
cụ thể theo hàng tuần, hàng tháng: <br />
+ Tuần 1: Triển khai kế hoạch tuần, tháng. Phân công nhiệm vụ cho từng tổ, <br />
cá nhân thực hiện.<br />
+ Tuần 2: Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm với kĩ năng sống (theo chủ đề)<br />
+ Tuần 3: Tổ chức các cuộc thi: rung chuông vàng, đố vui để học, giải đáp <br />
thắc mắc...<br />
+ Tuần 4: Đánh giá các hoạt động của lớp, xếp thi đua của tổ, cá nhân theo <br />
tháng.<br />
Với những tiết sinh hoạt lớp theo lối truyền thống: tổng kết đánh giá tuần <br />
học, triển khai kế hoạch tuần tới...là những công việc thường làm mà bất cứ giáo <br />
viên chủ nhiệm nào cũng đã biết. Nhưng để tổ chức tiết sinh hoạt theo một tiết <br />
học, gắn liền với việc giáo dục kĩ năng sống và giáo dục đạo đức học sinh thì có lẽ <br />
nhiều giáo viên còn bỡ ngỡ. Tôi xin đưa ra một số ví dụ cụ thể như sau:<br />
1. Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm với kĩ năng sống<br />
Trước tiên, để tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm với kĩ năng sống giáo viên <br />
cần xây dựng và lựa chọn chủ đề phù hợp theo từng tháng. Một tháng chỉ nên tổ <br />
chức một chủ đề để tránh sự nhàm chán và không mất quá nhiều thời gian chuẩn <br />
bị. Sau đây tôi xây dựng một số chủ đề chúng ta có thể thực hiện trong tiết sinh <br />
hoạt lớp:<br />
<br />
TT Chủ đề Thời gian Ghi chú<br />
7<br />
Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2015 <br />
2016<br />
thực hiện<br />
1 Ngôi trường dấu yêu Tháng 8<br />
2 Văn hóa giao tiếp: Lịch thiệp trong lời ăn tiếng Tháng 9<br />
nói<br />
3 Em yêu quê hương Việt Nam Tháng 10<br />
4 Tri ân Thầy cô Tháng 11<br />
5 Rèn luyện thói quen làm việc có mục đích Tháng 12<br />
6 Văn hóa trong giao thông Tháng 1<br />
7 Nhận ra dấu hiệu yêu thương và hành động Tháng 2<br />
trong yêu thương<br />
8 Games online và hậu quả của games online Tháng 3<br />
9 Ước mơ của em Tháng 4<br />
10 Rèn luyện kĩ năng định hướng nghề nghiệp Tháng 5<br />
<br />
Giáo viên có thể linh hoạt thay đổi chủ đề, thay đổi thời gian thực hiện sao <br />
cho phù hợp với đặc điểm của trường, học sinh lớp chủ nhiệm.<br />
Sau khi lựa chọn được chủ đề giáo viên cần thông báo cho học sinh chủ đề <br />
sẽ được thực hiện để các em cần chuẩn bị. <br />
Tiếp theo giáo viên cần chuẩn bị bài giảng, nội dung bám sát chủ đề đã <br />
chọn để thực hiện. Sau đó lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung, chủ đề <br />
cũng như điều kiện của lớp chủ nhiệm. Cùng với học sinh xây dựng kịch bản phù <br />
hợp với nội dung theo chủ đề đã chọn. Hướng dẫn học sinh thực hiện chủ đề theo <br />
kịch bản.<br />
Đối với học sinh:<br />
+ Chuẩn bị các vật dụng theo yêu cầu của giáo viên chủ nhiệm.<br />
+ Chia nhóm và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.<br />
+ Tham gia sinh hoạt một cách nghiêm túc, tích cực.<br />
* Một số ví dụ tổ chức tiết sinh hoạt cuối tuần theo chủ đề<br />
Ví dụ 1: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2015 <br />
2016<br />
Chủ đề: TRI ÂN THẦY CÔ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tiết sinh hoạt cuối tuần Lớp 9A1 Trường THCS Lương Thế Vinh<br />
<br />
Thời gian thực hiện: Tổ chức vào tiết sinh hoạt tuần thứ 2 của tháng 11<br />
Phương pháp áp dụng: Thi âm nhạc, tìm hiểu ca dao tục ngữ, hoạt động <br />
sáng tạo.<br />
Giám khảo: Giáo viên chủ nhiệm và lớp phó văn thể mĩ.<br />
Kịch bản chương trình: <br />
+ Giới thiệu (bạn dẫn chương trình thực hiện): <br />
Các bạn thân mến, mỗi học sinh chúng ta muốn trưởng thành và thành công <br />
trong xã hội đều phải nhờ đến công lao của các thầy cô giáo. Tri ân thầy cô là việc <br />
làm rất có ý nghĩa. Hôm nay lớp ta dành thời gian tiết sinh hoạt lớp để tỏ lòng biết <br />
ơn đến các thầy cô đã dìu dắt ta nên người.<br />
Hoạt động hôm nay chúng ta sẽ thực hiện gồm 3 phần:<br />
+ Phần 1: Thi đố vui về âm nhạc<br />
+ Phần 2: Tìm hiểu về ca dao, tục ngữ<br />
+ Phần 3: Thi sáng tạo<br />
* Phần 1: Thi đố vui về âm nhạc<br />
9<br />
Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2015 <br />
2016<br />
Phần thi này gồm hai lượt: <br />
Lượt thứ nhất: Cả lớp nghe một đoạn nhạc và đoán tên bài hát (điểm tối <br />
đa: 5 điểm/ bài).<br />
Bài 1: Khi thầy viết bảng bụi phấn bay bay…<br />
Đáp án: bài hát: Bụi phấn<br />
Bài 2: Người thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa…<br />
Đáp án: bài hát: Người thầy<br />
Bài 3: Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo…<br />
Đáp án: Bài hát: Cô và mẹ<br />
Bài 4: Cô ơi nhớ không cô, bao năm rồi cô nhỉ…<br />
Đáp án: Bài hát: Cô ơi<br />
Bài 5: Thưa thầy em đã thuộc…<br />
Đáp án: Bài hát: Bài học đầu tiên<br />
Lượt thứ hai: Mỗi nhóm sẽ được quyền bốc thăm và lựa chọn bài hát yêu <br />
thích về thầy cô ở trên để trình diễn, có thể đơn ca, tam ca hay tốp ca. (điểm tối da <br />
cho phần này là 10 điểm). <br />
* Phần 2: Thi đố vui về ca dao tục ngữ, tìm hiểu về ngày Nhà giáo Việt <br />
Nam<br />
Lượt thứ nhất: Giám khảo cung cấp những câu ca dao tục ngữ nói về thầy <br />
cô còn khuyết vài chỗ, các nhóm tìm từ thích hợp để hoàn thiện cho câu ca dao tục <br />
ngữ này (điểm tối đa cho phần này là 5 điểm/câu)<br />
Câu 1: Mười năm rèn luyện….đèn. Công danh gặp bước chớ quên…thầy.<br />
Đáp án: sách – ơn<br />
Câu 2: Mẹ cha…đức sinh thành. Ra trường thầy…học hành cho hay.<br />
Đáp án: công – dạy.<br />
Câu 3: Ơn…không bằng gốc bễ. …thầy gánh vác cuộc đời học sinh.<br />
Đáp án: thầy – Nghĩa<br />
Câu 4: Ăn quả nhớ… trồng cây. Có danh có…nhớ thầy khi xưa.<br />
Đáp án: kẻ vọng<br />
Câu 5: Công cha, áo mẹ ….thầy. Gắng công mà…có ngày thành danh.<br />
Đáp án: chữ học.<br />
* Phần 3: Cuộc thi sáng tạo: Thiết kế tấm thiệp tri ân thầy cô<br />
<br />
10<br />
Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2015 <br />
2016<br />
Ở phần này mỗi nhóm đã được phân công chuẩn bị vật dụng như: bút màu, <br />
giấy màu, keo, kéo cắt. Trong thời gian 10 phút các nhóm thiết kế tấm thiệp với chủ <br />
đề Tri ân thầy cô. Sau đó trình bày kết quả và diễn giải ngắn gọn ý nghĩa tấm thiệp <br />
(điểm số tối đa cho phần thi này là 40 điểm).<br />
Sản phẩm thiệp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
* Kết thúc:<br />
Các bạn thân mến!<br />
Qua nội dung sinh hoạt hôm nay, mỗi học sinh chúng ta đã được nhìn lại và <br />
lắng nghe những tâm tình của học sinh đối với thầy cô thông qua những bài hát, <br />
những câu ca dao tục ngữ và những tấm thiệp xinh xắn, tâm tình đó sẽ càng có ý <br />
nghĩa hơn nếu các bạn nổ lực học tập, cùng nhau xây dựng tập thể lớp vững mạnh. <br />
Cảm ơn các bạn đã tham gia một cách tích cực. Rất mong các bạn sẽ luôn khắc ghi <br />
công ơn của Thầy cô giáo đã dạy dỗ chúng ta có được như ngày hôm nay!<br />
Ví dụ 2<br />
Chủ đề: VĂN HÓA GIAO THÔNG<br />
“An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”<br />
<br />
11<br />
Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2015 <br />
2016<br />
Thời gian thực hiện: Tổ chức vào tuần thứ 2 của tháng 9<br />
Phương pháp áp dụng: Gameshow, tình huống, thảo luận nhóm.<br />
Giám khảo: Các tổ trưởng, giáo viên chủ nhiệm<br />
Kịch bản chương trình: <br />
+ Khởi động: Để tạo bầu không khí vui nhộn giáo viên chủ nhiệm tổ chức <br />
một trò chơi băng reo: <br />
Người điều khiển hô: Ai vui tươi?<br />
Học sinh đáp: Tôi<br />
Người điều khiển hô: Ai lịch sự?<br />
Học sinh đáp: Tôi<br />
Người điều khiển hô: Ai hăng hái?<br />
Học sinh đáp: Tôi <br />
Người điều khiển hô: Ai kết đoàn?<br />
Học sinh đáp: Tôi <br />
Người điều khiển hô: Ai lịch sự, ai vui tươi, ai hăng hái, ai kết đoàn?<br />
Học sinh đáp: Tất cả chúng ta. AAA<br />
+ Giới thiệu (người dẫn chương trình): <br />
Các bạn thân mến! <br />
Giao thông ngày nay đang là vấn đề của toàn xã hội, nguyên nhân chủ yếu là <br />
do sự thiếu ý thức của người tham gia giao thông. Nhận thức của thế hệ trẻ hiện <br />
nay về giao thông chưa thật cao. Mỗi ngày ta vẫn bắt gặp đâu đó hình ảnh những <br />
cô cậu học trò chở năm chở ba, không đội mũ bảo hiểm lạng lách trên đường, rú ga <br />
nẹt pô “uy hiếp” tinh thần các em nhỏ, cụ già và những người đang đi trên đường. <br />
Hành động đó thật đáng trách đúng không các bạn?<br />
Hôm nay trong tiết sinh hoạt cuối tuần lớp 9A1 sẽ tổ ch ức cuộc thi "văn hóa <br />
giao thông". Thông qua cuộc thi ngày hôm nay mỗi chúng ta sẽ có ý thức hơn trong <br />
việc tham gia giao thông và góp phần xây dựng văn hóa trong giao thông, đem lại nụ <br />
cười cho người khi tham gia giao thông trên khắp mọi nẻo đường.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2015 <br />
2016<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh thi tìm hiểu văn hóa trong giao thông Lớp 9A1 THCS Lương Thế Vinh<br />
+ Phần 1: Chọn 4 học sinh đại diện cho 4 tổ tham gia trò chơi gamesow: <br />
Câu hỏi: Theo em, những hành vi nào được xem là “thiếu văn hóa” của <br />
người tham gia giao thông? Hành vi nào vi phạm luật giao thông và hành vi nào học <br />
sinh không được làm? Chọn 4 học sinh đại diện 4 nhóm tham gia phần thi, học sinh <br />
nào có đáp án được nhiều người đồng tình ủng hộ nhất sẽ đem lại 30 điểm cho <br />
nhóm mình.<br />
<br />
Vi <br />
Học <br />
Thiếu văn phạ<br />
sinh <br />
hóa khi tham m <br />
STT Nội dung không <br />
gia giao luật <br />
được <br />
thông giao <br />
làm<br />
thông<br />
1 Đậu xe không đúng nơi quy định gây cản <br />
trở giao thông<br />
2 Chạy xe lấn tuyến, ngược đường, dàn <br />
hàng ngang<br />
3 Cọ quẹt, gây tai nạn<br />
4 Nẹt pô, gây mất trật tự trên đường<br />
5 Cởi trần, ăn mặc hở hang khi đi xe ngoài <br />
đường<br />
6 Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao <br />
thông<br />
7 Đua xe trái phép, phóng nhanh, vượt ẩu, <br />
đánh võng lạng lách.<br />
13<br />
Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2015 <br />
2016<br />
8 Cười cợt, nói chuyện to tiếng khi đi trên <br />
đường<br />
9 Dừng xe không đúng vạch quy định<br />
10 Học sinh điều khiển xe mô tô phân khối <br />
lớn<br />
Đáp án.<br />
Vi <br />
Học <br />
Thiếu văn phạ<br />
sinh <br />
hóa khi tham m <br />
STT Nội dung không <br />
gia giao luật <br />
được <br />
thông giao <br />
làm<br />
thông<br />
1 Đậu xe không đúng nơi quy định gây cản x<br />
trở giao thông<br />
2 Chạy xe lấn tuyến, ngược đường, dàn x<br />
hàng ngang<br />
3 Cọ quẹt, gây tai nạn x<br />
4 Nẹt pô, gây mất trật tự trên đường x<br />
5 Cởi trần, ăn mặc hở hang khi đi xe ngoài x<br />
đường<br />
6 Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao x<br />
thông<br />
7 Đua xe trái phép, phóng nhanh, vượt ẩu, x<br />
đánh võng lạng lách.<br />
8 Cười cợt, nói chuyện to tiếng khi đi trên x<br />
đường<br />
9 Dừng xe không đúng vạch quy định x<br />
10 Học sinh điều khiển xe mô tô phân khối x x<br />
lớn<br />
<br />
+ Phần 2: Phần thi kiến thức: Học sinh hoàn thành bộ câu hỏi kiến thức an <br />
toàn giao thông (gồm 8 câu hỏi trắc nghiệm). Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 5 điểm.<br />
<br />
<br />
14<br />
Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2015 <br />
2016<br />
Câu 1: Chúng ta cần đảm bảo yếu tố nào sau đây để tham gia giao thông an <br />
toàn hơn? <br />
A. Ý thức tham gia giao thông tốt; kiến thức Luật giao thông tốt; kỹ năng lái <br />
xe tốt và tình trạng sức khỏe tốt khi tham gia giao thông.<br />
B. Tình trạng sức khỏe tốt khi tham gia giao thông.<br />
C. Ý thức tham gia giao thông tốt và tình trạng sức khỏe tốt khi tham gia giao <br />
thông.<br />
Câu 2. Các hành vi nào sau đây là hành vi không an toàn khi đi xe đạp?<br />
A. Đi xe đạp dàn hàng ngang.<br />
B. Đi xe đạp vào làn đường dành cho xe đạp và xe thô sơ.<br />
C. Cầm ô khi đi xe đạp.<br />
D. A và C.<br />
Câu 3: Để đi xe đạp an toàn chúng ta cần phải làm gì?<br />
A. Chuẩn bị và kiểm tra xe cẩn thận trước khi đi.<br />
B. Khi đi xe đạp tuân thủ nghiêm túc các quy tắc an toàn giao thông.<br />
C. Xe đạp là xe thô sơ nên chỉ cần lên xe là đi.<br />
D. A và B.<br />
Câu 4: Khi đã đủ 18 tuổi và có sức khỏe tốt, trước khi lái xe mô tô hai bánh, <br />
người điều khiển xe cần phải trang bị những gì?<br />
A. Học và thông hiểu Luật giao thông đường bộ.<br />
B. Tìm hiểu các tính năng an toàn cũng như đặc điểm của xe máy.<br />
C. Học và thi lấy giấy phép lái xe mô tô hạng A1.<br />
D. Cả 3 ý trên. <br />
Câu 5: Đội mũ bảo hiểm đúng tiêu chuẩn chất lượng khi đi xe đạp, xe đạp <br />
điện, hay xe máy có tác dụng như thế nào?<br />
A. Giúp bảo vệ đầu, tránh nguy cơ chấn thương sọ não khi không may xảy ra <br />
tai nạn.<br />
B. Chỉ có tác dụng làm đẹp.<br />
C. Chỉ có tác dụng tránh mưa, nắng.<br />
Câu 6. Những loại nguy hiểm tiềm ẩn nào mà người điều khiển phương tiện <br />
tham gia giao thông trên đường có thể hay gặp phải?<br />
A. Nguy hiểm do tầm nhìn bị che khuất.<br />
<br />
<br />
15<br />
Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2015 <br />
2016<br />
B. Nguy hiểm do hành động bất ngờ của người và phương tiện khác cùng <br />
tham gia giao thông tạo ra.<br />
C. Không có nguy hiểm gì.<br />
D. A và B.<br />
Câu 7. Những tình huống nào sau đây có thể gây nguy hiểm cho người tham <br />
gia giao thông do hành động bất ngờ của người và phương tiện khác?<br />
A. Khi đi qua các cây xăng, trường học, bệnh viện, trung tâm mua sắm đông <br />
đúc bên đường.<br />
B. Gặp hàng rào làm tầm nhìn bị che khuất hoặc khi đi đến khu vực ngã tư. <br />
C. Khi đi gần 1 ô tô đang dừng đỗ.<br />
D. A và C.<br />
Câu 8. Cách phòng tránh những nguy hiểm tiềm ẩn khi tham gia giao thông <br />
đường bộ là gì?<br />
A. Kiểm soát tốc độ để có thể dừng lại một cách an toàn và sẵn sàng phanh <br />
khi cần thiết.<br />
B. Luôn chú ý quan sát khi tham gia giao thông.<br />
C. Giữ khoảng cách an toàn với xe chạy phía trước.<br />
D. Chủ động nhường đường cho người đi bộ và phương tiện khác theo quy <br />
định.<br />
E. Luôn dự đoán các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trên đường. <br />
F. Tất cả các ý trên<br />
Đáp án<br />
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8<br />
Đáp án A D D D A D D F<br />
<br />
+ Phần 3: Xử lí tình huống về an toàn giao thông (4 nhóm thực hiện phần <br />
thi này). Điểm tối da cho phần thi xử lí tình huống là 30 điểm.<br />
Bạn A 16 tuổi đang trên đường đi học về thi xe bị thủng xăm do đâm phải <br />
đinh. Lúc đó B bạn cùng lớp với A (16 tuổi) đi xe mô tô đến và đề nghị giúp bạn A. <br />
Bạn B đã chở A ngồi sau xe của mình khi A không có mũ bảo hiểm, đồng thời để A <br />
kéo theo chiếc xe hỏng về nhà. Theo các bạn bạn A và B đã mắc những lỗi gi? Nếu <br />
gặp trường hợp tương tự em sẽ giải quyết thế nào?<br />
Đáp án: Hai bạn A và B đã mắc lỗi:<br />
<br />
16<br />
Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2015 <br />
2016<br />
+ Điều khiển xe chưa đủ tuổi<br />
+ Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.<br />
+ Bám kéo theo các phương tiện khác, gây cản trở giao thông.<br />
Nếu gặp trường hợp trên em sẽ:<br />
+ Giúp A đưa xe đến tiệm sửa xe gần nhất. Vì chắc chắn rằng em cũng đi xe <br />
đạp do chưa đủ tuổi tham gia giao thông.<br />
+ Nếu tiệm sửa xe quá xa thì sẽ giúp A gửi xe tại nhà gần đó và sẽ gọi người <br />
lớn đến giúp sau.<br />
<br />
Kết thúc: Người điều khiển:<br />
Các bạn thân mến! Ý thức vì sự an toàn của bản thân và của mọi người là <br />
nghĩa vụ, trách nhiệm của tất cả mọi người. Là học sinh chúng ta phải hưởng ứng <br />
và chấp hành nghiêm túc luật giao thông. Kêu gọi mọi người tôn trọng pháp luật khi <br />
tham gia giao thông để đem lại tiếng cười cho mọi người hôm nay và cả mai sau.<br />
Ví dụ 3:<br />
CHỦ ĐỀ 3: ƯỚC MƠ CỦA EM<br />
<br />
Thời gian thực hiện: Tổ chức vào tiết sinh hoạt tuần thứ 2 của tháng 04<br />
Phương pháp áp dụng: Kể chuyện, thảo luận nhóm<br />
Giám khảo: Giáo viên chủ nhiệm và ban cán sự lớp<br />
Kịch bản chương trình: <br />
Mỗi người đều có những ước mơ, mỗi ước mơ đều đáng quý, đáng trân <br />
trọng. Nó là động lực để ta phấn đấu, học tập và rèn luyện. Tuy nhiên, sẽ càng <br />
tuyệt vời hơn nếu những ước mơ đó được hành động để trở thành hiện thực trong <br />
cuộc sống. Thông qua tiết sinh hoạt hôm nay, chúng ta sẽ được bày tỏ về những <br />
ước mơ của mình.<br />
* Phần 1: Hãy nuôi dưỡng những ước mơ đẹp<br />
Phần 1: Ước mơ của em<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2015 <br />
2016<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh minh họa về ước mơ (nguồn Internet)<br />
Mỗi bạn học sinh sẽ được viết về những ước mơ. Thông qua bài viết của <br />
mình để các em thấy được cần phải có những ước mơ, vì ước mơ chính là động lực <br />
để phấn đấu.<br />
+ Ước mơ của bạn Nguyễn Thị Diệu Linh Lớp 9A1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
+<br />
Ư<br />
ớ c <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
mơ của bạn: Nguyễn Minh Ánh Chi đội trưởng lớp 9A1<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2015 <br />
2016<br />
"Tôi muốn làm một người nhỏ bé nhất trong nhân loại có ước mơ và có mong <br />
muốn hoàn thành ước mơ chứ không muốn làm một người vĩ đại không có ước mơ, <br />
không có mong muốn". <br />
+ Ước mơ của bạn: Lại Minh Châu Lớp 9A1<br />
"...Ước mơ của tôi hẵn đã được hình thành từ khi còn bé, khi phải chứng kiến <br />
cảnh người bà thân yêu hằng ngày chống chọi với căn bệnh ung thư đáng sợ...và tôi <br />
có ước mơ mình trở thành một bác sĩ để cứu giúp chữa trị cho những mảnh đời bất <br />
hạnh. Có lẽ, nếu tôi kiên trì, nhẫn nại và cố gắng nhiều hơn nữa, ước mơ sẽ trở <br />
thành hiện thực chăng? Tôi tin là thế!<br />
+ Ước mơ của bạn: Trần Thị Tuyết Lớp 9A1<br />
" ...Là cô bé 15 tuổi tôi ước mơ về một cuộc sống hòa thuận, hạnh phúc, sung <br />
túc và tràn đầy sức khỏe, luôn sống trong tình yêu thương...Tôi tin rằng bất kì ai <br />
khác cũng đều mơ ước những điều tốt đẹp nhất đến với mình..."<br />
<br />
<br />
Phần 2: Hành động cho những ước mơ đẹp: (Thông điệp)<br />
Trong cuộc đời mỗi người, luôn có những cơ hội, nếu chúng ta không biết tìm <br />
kiếm và nắm bắt, cơ hội sẽ biến mất, nếu chúng ta có lí tưởng và mơ ước nhưng <br />
không dám hành động, ước mơ sẽ mãi mãi chỉ là ước mơ. Ngược lại, hành động để <br />
thực hiện kế hoạch sẽ giúp chúng ta nâng cao năng lực của bản thân. Có rất nhiều <br />
người thành công chỉ vì họ dám nghĩ, dám làm. Ước mơ không hành động là ước mơ <br />
huyễn hoặc, ai cũng có quyền mơ ước, và ai cũng có quyền hành động cho mơ ước <br />
ấy, con người ta chỉ thất bại thực sự khi không tin tưởng rằng mình sẽ thành công.<br />
Thông qua tiết sinh hoạt ngày hôm nay hi vọng chúng ta nhận thức được <br />
rằng: Để biến ước mơ thành hiện thực, mỗi người cần có mục tiêu, kế hoạch thực <br />
hiện cho riêng mình, có những hành động thiết thực và cụ thể như: Trau dồi kiến <br />
thức, trang bị thêm những kĩ năng cần thiết. Quan trọng hơn cả là có khát vọng, đeo <br />
đuổi khát vọng để thực hiện ước mơ của riêng mình. Vì "Ước mơ không phải là cái <br />
gì sẵn có, cũng không phải là cái gì không thể có. Nó giống như một con đường <br />
chưa có, nhưng con người sẽ khai phá và vượt qua".<br />
Ví dụ 4: <br />
CHỦ ĐỀ: ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP TRONG TƯƠNG LAI<br />
19<br />
Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2015 <br />
2016<br />
Thời gian thực hiện: Tổ chức vào tiết sinh hoạt tuần thứ 2 của tháng 5<br />
Phương pháp áp dụng: Kể chuyện, thảo luận nhóm<br />
Giám khảo: Giáo viên chủ nhiệm và ban cán sự lớp<br />
Kịch bản chương trình: Dẫn chương trình giới đưa ra tình huống về vấn đề <br />
việc làm tại chính nơi em sinh sống:<br />
Trong một lần đi học về qua một phiên chợ nhỏ ở địa phương tôi bất chợt <br />
để ý đến một bé gái còm nhom, quần áo rách tươm, cáu bẩn như lâu rồi chưa tắm. <br />
Em đang nằm thiu đi trong một bên tay mẹ trạc khoảng 45 – 46 tuổi, đầu tóc bù xù <br />
ngồi bệt trên tấm vải với gương mặt nhợt nhạt. Tay kia mẹ bé đưa chiếc bát nứt <br />
hướng về phía dòng người xuôi ngược với mong mỏi một chút tiền của người qua <br />
đường. Lòng tôi nghẹn ngào không nói nên lời vì tôi không thể làm gì giúp cô. Tôi <br />
tự hỏi rằng tại sao cô ấy lại không kiếm được một công việc ổn định mà lo cho bé <br />
gái? Vì sao? Còn bao nhiêu mảnh đời bất hạnh cần lắm một việc làm lo cho bản <br />
thân, gia đình trong khi đất nước chúng ta còn chưa thực sự phát triển?Và tôi liên <br />
tưởng đến bản thân mình sau này sẽ ra sao, liệu tôi có kiếm được một công việc ổn <br />
định để lo cho mình và gia đình không? Tôi lo xa quá phải không các bạn? Nhưng <br />
không! ngay từ bây giờ khi đang là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, <br />
tôi và cũng như các bạn phải định hướng cho mình một nghề nghiệp trong tương <br />
lai. Đó sẽ là mục tiêu để chúng ta phấn đấu. Sau đây lớp chúng ta sẽ sinh hoạt với <br />
nội dung: Định hướng nghề nghiệp trong tương lai.<br />
+ Bước 1: Kể chuyện: Học sinh nghe câu chuyện "sự lựa chọn" <br />
Có hai thanh niên nọ rời xa quê hương với mong muốn họ sẽ có cuộc sống <br />
hạnh phúc hơn. Khi đến Hoa Kì, người thanh niên thứ nhất chọn một công việc <br />
giúp anh kiếm ra tiền ngay. Anh ta xin vào làm cho một công ty gà tây. Công việc <br />
đơn giản là đứng ở khâu sản xuất, khi con gà chạy ngang qua, anh thò tay móc ruột <br />
của con gà ra. Nhờ đó anh ta kiếm được kha khá tiền, có thể mua sắm căn hộ, xe <br />
hơi...<br />
Còn người thanh niên thứ hai, khi đến Hoa Kỳ, anh ta tiếp tục xin đi học. Để <br />
có thể đi học, anh xin làm phụ trong một phòng thí nghiệm. Học phí chủ yếu vay từ <br />
quỹ dành cho sinh viên. Số tiền kiếm được chỉ đủ trang trải cho nhu cầu khiêm tốn. <br />
Sau một thời gian dài phấn đấu, anh đã tốt nghiệp đại học và tiếp tục đi thẳng vào <br />
chương trình tiến sĩ. Thời gian sau, với nổ lực của bản thân anh được nhận học <br />
bổng của quỹ khoa học quốc gia dành cho tiến sĩ trẻ có tiềm năng, vì lúc ra trường <br />
<br />
20<br />
Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2015 <br />
2016<br />
anh có 16 bài nghiên cứu. Anh được mời làm giáo sư giảng dạy tại một trường