I. Phần mở đầu:<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài.<br />
<br />
Đổi mới giáo dục đã được Đảng và nhà nước khẳng định là vai trò quan <br />
trọng cấp thiết trong hệ thống “Đổi mới sự nghiệp giáo dục”, là nền tảng, là <br />
động lực thúc đẩy công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước để Việt Nam <br />
từng bước vững vàng khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới.<br />
<br />
Như vậy, để thực hiện quá trình đổi mới giáo dục không chỉ đối mới <br />
về nội dung chương trình sách giáo khoa mà còn phải đối mới về cả phương <br />
pháp dạy học. Đây là hai vấn đề có mối liên quan chặt chẽ với nhau trong <br />
quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục trong giai đoạn mới. Qua phân môn Lịch <br />
sử các em được hiểu sâu hiểu kĩ về quá trình và từng thời kì xây dựng đấu <br />
tranh và gìn giữ đất nước. Có thể nói rằng học lịch sử có tác dụng rất lớn khi <br />
học các môn khác hay nói cách khác học lịch sử là điểm tựa, là nền tảng cho <br />
các môn học khác như Địa Lí, Tiếng Việt .... <br />
<br />
Như chúng ta đã biết kiến thức Lịch sử ở Tiểu học : Cung cấp cho HS <br />
một số kiến thức cơ bản, thiết thực về: Các sự kiện, hiện tượng, nhân vật <br />
lịch sử tiêu biểu ở các giai đoạn phát triển của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu <br />
dựng nước tới nay; hoc sinh biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực <br />
tiễn đời sống và góp phần bồi dưỡng và phát triển ở HS những thái độ và thói <br />
quen: Ham học hỏi, ham hiểu biết thế giới xung quanh; yêu thiên nhiên, con <br />
người, đất nước; Có ý thức bảo vệ thiên nhiên và các di sản văn hoá.<br />
<br />
Dạy Lịch sử là bước đầu hình thành cho học sinh các kĩ năng quan sát <br />
sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn thông tin <br />
khác nhau; phân tích, so sánh, đánh giá, hệ thống kiến thức về các sự kiện <br />
lịch sử, nhân vật lịch sử, mốc thời gian. Phân môn Lịch sử góp phần hình <br />
thành, bồi dưỡng ở học sinh thái độ và thói quen: ham học hỏi, thích tìm <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
hiểu về cội nguồn dân tộc, giao duc t<br />
́ ̣ ư tưởng, tinh cam, đao đ<br />
̀ ̉ ̣ ức cho người <br />
học.<br />
<br />
Học Lịch sử là để hiểu, để sống và để rung động với những sự kiện <br />
lịch sử. Để rút ra những bài học về lòng yêu nước, về nhân văn, để thực <br />
hành lời Bác đã dạy. Do vây viêc kh<br />
̣ ̣ ơi dây niêm say mê, h<br />
̣ ̀ ưng thu hoc lich s<br />
́ ́ ̣ ̣ ử <br />
̣ ̣ ̀ ̣ ̉<br />
la nhiêm vu va muc đich cua ng<br />
̀ ́ ươi giao viên trong s<br />
̀ ́ ự nghiêp đao tao thê hê<br />
̣ ̀ ̣ ́ ̣ <br />
trẻ, con ngươi m<br />
̀ ơi xa hôi chu nghia. <br />
́ ̃ ̣ ̉ ̃ Trong những năm trở lại đây học sinh <br />
có xu hướng thiên về các môn Toán và Tiếng Việt, Ngoại ngữ, không chú ý <br />
đến Lịch sử. Phải chăng vì Lịch sử khó học, khó nhớ hay vì một lý do nào <br />
khác ? Hơn nữa trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, các em ngại <br />
đọc những bài học nhiều kênh chữ mà thích xem những sách nhiều kênh hình <br />
và các bộ phim hoạt hình,... Vì vậy muốn các em học tốt môn học thì điều <br />
trước tiên phải tạo cho các em say mê và hứng thú với môn học . Nhưng hiện <br />
nay, một số giáo viên vẫn còn xem nhẹ môn Lịch sử mà chỉ tập trung thời <br />
gian, tâm sức vào hai môn Toán và Tiếng Việt dẫn đến việc dạy lịch sử đôi <br />
khi còn cắt xén thời gian cho môn học khác. Đa số học sinh còn thờ ơ, không <br />
hứng thú, ngại học Lịch sử. Các em không nhớ được các sự kiện, nhân vật, <br />
mốc thời gian lịch sử nên chất lượng dạy học môn này còn hạn chế so với <br />
các môn học khác. <br />
<br />
Với tinh thần " học mà chơi, chơi mà học", trò chơi thực sự là một <br />
phương tiện hữu hiệu để tạo ra sự hài hoà, thoải mái, không rập khuôn, khô <br />
cứng, đảm bảo tính tự nhiên cho cuộc sống cũng như trong học tập của học <br />
sinh tiểu học một cách hứng thú và bổ ích. Cùng với những kinh nghiệm chỉ <br />
đạo chuyên môn tôi thấy phân môn Lịch sử có nhiều kiến thức thực tế trong <br />
đời sống, mặt khác phân môn học này có sự gắn bó, liên hệ chặt chẽ, liên <br />
quan mật thiết với các môn học khác, hỗ trợ cho các em về mặt kiến thức và <br />
giúp các em mở rộng hiểu biết. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Từ trước đến nay đã có nhiều đồng nghiệp quan tâm và nghiên cứu về <br />
vấn đề dạy và học Lịch sử nhưng các đề tài đó chỉ đi sâu vào một khía cạnh <br />
nhất định như : giúp học sinh yêu thích phân môn Lịch sử; phát huy tính tích <br />
cực của học sinh khi học phân môn Lịch sử; ...Với mong muốn được góp <br />
phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng dạy học phân môn Lịch <br />
sử ở trường Tiểu học Lê Hồng Phong, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số <br />
biện pháp chỉ đạo việc thiết kế và tổ chức các trò chơi trong dạy học Lịch <br />
sử lớp 4 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh ".<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
<br />
a. Mục tiêu của đề tài <br />
<br />
Mục tiêu mà đề tài này hướng tới chính là tập trung đi sâu tìm hiểu, <br />
nghiên cứu đưa ra một số biện pháp để chỉ đạo việc thiết kế và tổ chức trò <br />
chơi khi dạy lịch sử ở Tiểu học theo hướng đổi mới phát huy tính tích cực <br />
chủ động của học sinh, vận dụng tính ưu việt của mô hình VNEN, giúp giáo <br />
viên có một số biện pháp để dạy tốt hơn phân môn Lịch sử. <br />
<br />
Khơi dậy khả năng tư duy sáng tạo, tích cực chủ động của học sinh. <br />
̣ ̣<br />
Trang bi, cung câp cho hoc sinh nh<br />
́ ưng bi<br />
̃ ện pháp, kĩ năng để học tốt phân <br />
môn Lịch sử, để các em hiêu va yêu thich phân môn này. <br />
̉ ̀ ́<br />
<br />
Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Lịch sử lớp 4.<br />
<br />
b. Nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
Tìm hiểu cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu (phương pháp trò chơi <br />
trong dạy học) của giáo viên ở trường tiểu học. <br />
<br />
Thiết kế các loại trò chơi trong dạy học phân môn Lịch sử và cách <br />
thức <br />
sử dụng chúng một cách có hiệu quả trong dạy học phân môn Lịch sử. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
Nghiên cứu những biện pháp giúp giáo viên có định hướng đúng đắn <br />
trong việc thiết kế, lựa chọn trò chơi học tập, tạo tiết học sinh động, nhẹ <br />
nhàng, đạt hiệu quả cao trong dạy học Lịch sử khi thực trạng ở trường tổ <br />
chức tiết học còn nặng nề, mang tính truyền thống.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu.<br />
<br />
Một số biện pháp chỉ đạo việc thiết kế và tổ chức các trò chơi khi dạy <br />
lịch sử lớp 4 ở trường Tiểu học Lê Hồng Phong,<br />
<br />
4. Giới hạn của đề tài.<br />
<br />
Giáo viên và học sinh lớp 4, trường Tiểu học Lê hồng Phong, huyện <br />
Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk, năm học 20162017 và học kì I năm học 2017 2018.<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
<br />
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:<br />
<br />
a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận<br />
<br />
Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu;<br />
<br />
Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.<br />
<br />
b. Nhom ph<br />
́ ương pháp nghiên cứu thực tiễn<br />
<br />
Phương pháp điều tra;<br />
<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục; <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;<br />
<br />
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.<br />
<br />
c. Phương pháp thống kê toán học<br />
<br />
II. Phần nội dung<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận <br />
<br />
Đai ri nhà giáo dục Liênxô cũ đã từng nói: “ Dạy Lịch sử cũng như <br />
<br />
<br />
4<br />
dạy bất cứ thứ gì đòi hỏi người thầy phải khêu gợi cái thông minh chứ không <br />
phải bắt buộc các trí nhớ làm việc, bắt nó ghi chép rồi trả lại”. Như vậy mục <br />
đích của dạy học lịch sử là người giáo viên không chỉ giúp học sinh hình dung, <br />
ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng lịch sử mà việc dạy học lịch sử là tái tạo lại <br />
“hiện thực quá khứ lịch sử “ đó cho người học thông qua những chứng cứ <br />
vật chất, dấu vết lịch sử để lại. <br />
<br />
Nghiên cứu và sử dụng trò chơi học tập vào mục đích giáo dục và phát <br />
triển một số năng lực, phẩm chất trí tuệ cho HS, mà tiêu biểu là các nhà sư <br />
phạm nổi tiếng như T.M. Babunova, A.K. Bodarenco, ….. Với khuynh hướng <br />
này, trò chơi học tập được xem như là một phương pháp dạy học hiệu quả, <br />
góp phần quan trọng vào việc nâng cao tính tích cực, độc lập trong quá trình <br />
nhận thức của HS. Mục đích cuối cùng là giúp người học có thể hình dung <br />
được về con người và hoạt động của con người trong bối cảnh thời gian, <br />
không gian lịch sử nhất định. Vậy để thực hiện mục đích đó, ngoài việc cung <br />
cấp kiến thức cho các em trên lớp, giáo viên nên hướng dẫn để các em tự tìm <br />
ra kiến thức, mở rộng hiểu biết của mình bằng nhiều cách khác nhau và tự <br />
các em chuyển tải những thông tin đó đến bạn bè. Khi đó, các em sẽ càng say <br />
mê tìm tòi, nghiên cứu, dần dần hình thành ở các em tình yêu môn học. <br />
<br />
Về mặt giáo dưỡng, lịch sử là một môn học mang tính giáo dục chính trị <br />
sâu sắc. Về giáo dục, cung cấp cho học sinh những hiểu biết về những thời <br />
kì lịch sử hào hùng của dân tộc và nhìn thấy được toàn cảnh lịch sử thế giới <br />
trong quá khứ. “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”, vì thế việc giảng dạy <br />
lịch sử như thế nào để cho học sinh chúng ta “…phải biết sử ta/ Cho tường <br />
gốc tích nước nhà Việt Nam” là nhiệm vụ rất to lớn nhưng đầy vẻ vang của <br />
người thầy giáo. Nhưng trong thực tế, một bộ phận giáo viên và cả học sinh <br />
vẫn còn những nhận thức chưa đúng về phân môn Lịch sử, không dành sự <br />
quan tâm đến môn học này dẫn đến chất lượng dạy và học chưa cao. Như <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
vậy muốn đào tạo con người phát triển toàn diện thì vấn đề cấp thiết là thay <br />
đổi cách dạy, cách học phân môn Lịch sử. <br />
<br />
2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu <br />
<br />
** Ưu điểm:<br />
<br />
Trước khi thực hiện đề tài này thì t rường tiểu học Lê Hồng Phong thực <br />
hiện chương trình VNEN đã được 4 năm. Với mô hình dạy học hợp tác này <br />
(học sinh chủ động học tập, tự khám phá chiếm lĩnh kiến thức, giáo viên là <br />
người định hướng, tổ chức, hướng dẫn, gợi mở để học sinh nắm được kiến <br />
thức). Vì vậy những học sinh chậm tiến được giáo viên hỗ trợ kịp thời.<br />
<br />
Chuyên môn đã tổ chức một số chuyên đề, hội giảng về các tiết dạy <br />
lịch sử với một số dạng bài lịch sử để giáo viên trao đổi học hỏi và rút kinh <br />
nghiệm. <br />
<br />
Trong giảng dạy giáo viên đã khai thác dụng đồ dùng dạy học và <br />
phương tiện dạy học và từng bước ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp <br />
trong dạy lịch sử. Một số tiết học giáo viên đã tổ chức các trò chơi học tập <br />
để củng cố kiến thức cũ hay ghi nhớ kiến thức mới,... xong các trò chơi chưa <br />
thu hút được sự tham gia nhiệt tình của các đối tượng học sinh.<br />
<br />
Về nội dung chương trình Lịch sử lớp 4 theo mô hình trường học mới <br />
VNEN cũng giống như chương trình trước đây nhưng cách chia nội dung bài <br />
trong tài liệu Hướng dẫn học thì mỗi bài được tích hợp nhiều nội dung, gồm <br />
một chuỗi sự kiện, hiện tượng hay nhân vật lịch sử tiêu biểu của một giai <br />
đoạn lịch sử nhất định. Thời lượng dành cho mỗi bài học thường là 2 đến 3 <br />
tiết. Nội dung bài khá dài và dàn trải. Như vậy việc chia nội dung bài học <br />
theo từng thời kì, từng giai đoạn lịch sử, nội dung từng phần không tách bạch <br />
rõ ràng, sắp xếp một số chỗ chưa lôgic gây khó hiểu cho học sinh trong việc <br />
tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức. Do đó giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung <br />
từng bài để thiết kế các tiết dạy hấp dẫn, gây hứng thú cho các học sinh <br />
<br />
<br />
6<br />
thông qua trò chơi học tập.<br />
<br />
Khi đề tài được áp dụng trong một học kì thì kết quả mang lại rõ rệt. <br />
Đa số học sinh có kĩ năng mạnh dạn, tự tin khi tham gia trò chơi, tích cực thảo <br />
luận nhóm và tự nghiên cứu sách giáo khoa. Ngoài ra các em còn tự tìm hiểu <br />
thông tin bài học trước qua nhiều kênh thông tin. Do đó các tiết học lịch sử trở <br />
thành những tiết học lý thú của cả cô và trò, các em nhớ các sự kiện lịch sử <br />
để tham gia tốt vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: “Rung chuông vàng”, <br />
chủ điểm “Uống nước nhớ nguồn”,… <br />
<br />
** Hạn chế <br />
<br />
Tuy nhiên do kiến thức của Lịch sử lớp 4 quá xa so với thời đại của <br />
các em hiện nay nên cả giáo viên và học sinh cảm thấy khó hiểu, đồ dùng <br />
dạy học ít, khó sưu tầm về tranh ảnh; giờ học trở nên khô khan, nhàm chán <br />
với những sự kiện tẻ nhạt, những con số vô hồn, ít đọng lại trong tâm trí <br />
non nớt của trẻ thơ.<br />
<br />
Thiết bị dạy học phục vụ cho phân môn Lịch sử đã được các cấp và <br />
nhà trường đầu tư, trang bị nhưng cũng không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu <br />
dạy học Lịch sử. Các tranh, ảnh, mô hình, sa bàn, tư liệu lịch sử … còn ít.<br />
<br />
Một vài giáo viên chưa đầu tư cho việc nghiên cứu, chuẩn bị bài trước <br />
khi lên lớp, chưa có phương pháp dạy hiệu quả để lôi cuốn người học; có <br />
đưa trò chơi vào dạy học các bài Lịch sử nhưng chưa nhiều, ít đầu tư suy <br />
nghĩ nên dẫn đến tiết học không có sự đổi mới, khởi sắc, đơn điệu trong <br />
hình thức tổ chức.<br />
<br />
Một số giáo viên chưa mạnh dạn trong việc đổi mới phương pháp dạy <br />
học. Khi tổ chức trò chơi giáo viên chưa hiểu hết mục đích của trò chơi <br />
ấy mang lại ý nghĩa gì? Vận dụng kiến thức gì cho môn học. Khi tổ chức các <br />
trò chơi thì giáo viên giao việc cho học sinh chưa rõ ràng, cụ thể. Thời gian <br />
quy định cho mỗi hoạt động chơi chưa rõ ràng.<br />
<br />
<br />
7<br />
Học sinh thiếu mạnh dạn, tự tin khi tham gia các trò chơi truyền thống <br />
khô khan, nhàn chán dẫn đến thái độ chán học Lịch sử.<br />
<br />
Chính vì những nguyên nhân đó bản thân tôi cần nhận thấy phải có <br />
những phương pháp dạy học phù hợp hơn trong quá trình giảng dạy phân <br />
môn Lịch sử 4 theo cách dạy học mà chơi, chơi mà học.<br />
<br />
** Nguyên nhân<br />
<br />
Lịch sử là những việc đã diễn ra và tồn tại trong quá khứ, một số từ <br />
ngữ “cổ, từ Hán Việt” không được chú thích nên gây khó hiểu cho học sinh. <br />
Mặc khác các em được sinh ra và lớn lên trong thời bình, nên các em chưa và <br />
không hiểu nhiều đến lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông. <br />
Đối với các em thì đó là những chuyện của ngày xưa ngày xửa, nó quá xa vời <br />
mà các em chỉ mới xem qua phim hoạt hình và đọc truyện lịch sử. Các em ít <br />
tìm tòi về lịch sử mà chỉ dành nhiều thời gian cho môn Tiếng Việt, Toán, <br />
Tiếng Anh. Nhiều em có tâm lí sợ học lịch sử vì cho rằng môn học này “khô, <br />
khổ, khó”. Khô vì giờ học tẻ nhạt, đơn điệu và nhàm chán. Khổ vì phải quan <br />
sát, phân tích, so sánh, đánh giá, khái quát, hệ thống hóa, kể chuyện, đóng <br />
vai. Khó vì phải ghi nhớ quá nhiều sự kiện, nhân vật, mốc thời gian mà điều <br />
này đối với người lớn cũng hết sức khó khăn huống chi là trẻ nhỏ. Từ đó <br />
học sinh không hứng thú, học vẹt, học chỉ để trả bài, để qua các lần kiểm <br />
tra chứ hiểu và yêu thích phân môn này thì rất ít. <br />
<br />
Ở lớp 4, Lịch sử là một phân môn hoàn toàn mới mẻ đối với các em, <br />
nhiều em còn bỡ ngỡ, chưa có cách học phù hợp để mang lại hiệu quả. <br />
<br />
Thời lượng của một tiết học phân môn Lịch sử không quá 40 phút nên <br />
rất gò bó, eo hẹp khó có thể tổ chức trò chơi một cách thoải mái để đạt được <br />
hiệu quả cao.<br />
<br />
Một số giáo viên còn ít có sự đầu tư, chưa mạnh dạn điều chỉnh nội <br />
dung và thay đổi hình thức dạy học, ngại tổ chức các trò chơi học tập trong <br />
<br />
<br />
8<br />
các tiết dạy lịch sử nếu có tổ chức chỉ mang tính hình thức vì để chuẩn bị cho <br />
một trò chơi trong tiết học người giáo viên phải chuẩn bị rất nhiều (đồ dùng <br />
học tập, các thiết bị dạy học, hình thức tổ chức, cách tổ chức….), nhất là <br />
ngại tổ chức các trò chơi khi soạn giáo án điện tử. Chính vì vậy mấy năm gần <br />
đây đa số học sinh không thích học và ít nhớ những kiến thức về lịch sử “cổ” <br />
do đó khi học lên các lớp trên các em không còn nhớ được nhiều kiến thức <br />
lịch sử này. <br />
<br />
Một số giáo viên còn ngại sưu tầm, thiết kế các trò chơi để phục vụ tiết <br />
dạy. Khi trong tiết dạy giáo viên như sợ học sinh không hiểu bài nên cố gắng <br />
nói nhiều và cho học sinh làm nhiều để nắm bài, không dành thời gian chơi <br />
trò chơi.<br />
Một số học sinh bị hổng kiến thức nên trong khi chơi không tự tin tham <br />
gia hết mình. Nhiều học sinh còn lơ đãng trong quá trình học làm hiệu quả trò <br />
chơi hoặc kết quả đạt được chưa cao.<br />
Qua điều tra khảo sát thực tế 5 lớp của khối Bốn trước khi thực hiện <br />
đề tài như sau: <br />
Sự yêu thích học phân môn Lịch sử của học sinh như sau<br />
Lớp 4A Lớp 4 B Lớp 4C Lớp 4 D Lớp 4 Tổng<br />
Mức độ yêu <br />
E<br />
thích<br />
26 25 18 18 23 110<br />
Say mê hứng thú 5 5 4 3 4 21<br />
Thích học 17 17 11 12 13 70<br />
Không hứng thú 4 3 3 3 6 19<br />
Kết quả cuối năm học 2015 2016 môn Lịch sử và Địa lí của toàn khối <br />
như sau:<br />
Lớp 4A Lớp 4 B Lớp 4C Lớp 4 D Lớp 4 Tổng<br />
E<br />
26 25 18 18 23 110<br />
Hoàn thành tốt 5 5 4 3 4 21<br />
Hoàn thành 19 19 14 15 18 85<br />
Chưa hoàn thành 2 1 0 0 1 4<br />
<br />
<br />
9<br />
Trăn trở trước những thực trạng nêu trên, tôi nhận thấy dạy học bằng <br />
trò chơi sẽ tạo nên hứng thú và rèn luyện được khả năng phát triển tư duy rất <br />
tốt cho học sinh, giúp các em đạt kết quả cao trong học tập. Để khắc phục <br />
thực trạng nên trên và nâng cao chất lượng dạy học, giáo viên cần sử dụng <br />
hợp lý các phương pháp dạy học khác nhau. Trong đó “ cần sử dụng linh <br />
hoạt và có hiệu quả các trò chơi” trong dạy học Lịch sử là cần thiết. Phương <br />
pháp này phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học, với định <br />
hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở bậc Tiểu học theo phương <br />
châm “Nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn và hiệu quả hơn”. Việc “sử dụng có <br />
hiệu quả các trò chơi” sẽ có tác dụng phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học <br />
tập, giáo dục kĩ năng giao tiếp, tự tin cho học sinh. Qua đó học sinh tiếp thu <br />
kiến thức bài học một cách nhẹ nhàng, tự nhiên làm cho giờ học sinh động <br />
hơn, tự nhiên hơn. Điều đó giúp các em biết và hiểu môn học sâu sắc hơn, <br />
tránh được sự gò bó, áp đặt trong lĩnh hội kiến thức. Từ đó các em sẽ biết yêu <br />
thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước; các em biết tôn trọng, bảo vệ <br />
cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử văn hóa; các em sẽ tự hào về đất <br />
nước, con người Việt Nam.<br />
<br />
2. Nội dung và hình thức của giải pháp:<br />
<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
<br />
Để nâng cao hiệu quả dạy và học phân môn Lịch sử lớp 4, tôi đã đưa <br />
ra những biện pháp giúp giáo viên có định hướng đúng đắn trong việc thiết <br />
kế, lựa chọn trò chơi học tập, tạo tiết học sinh động, nhẹ nhàng, đạt hiệu <br />
quả cao trong dạy học để giúp giáo viên và học sinh yêu thích Lịch sử.<br />
<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.<br />
<br />
Biện pháp 1: Chỉ đạo giáo viên xác định đúng vị trí, mục tiêu, nội dung, <br />
chuẩn kiến thức kĩ năng và đặc trưng bộ môn, nắm vững kiến thức Lịch một <br />
cách có hệ thống. <br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
Nói đến Lịch sử là nói đến từng giai đoạn lịch sử, mốc thời gian, các sự <br />
kiện lịch sử , các triều đại, các cuộc khởi nghĩa và những anh hùng dân tộc <br />
ứng với mỗi triều đại , mỗi cuộc khởi nghĩa đó. Việc nắm kiến thức Lịch sử <br />
logic chính xác, có hệ thống của giáo viên là rất cần thiết, giúp học sinh định <br />
hướng và hiểu đúng về một thời kì lịch sử, nhân vật lịch sử và những trận <br />
đấu tranh oanh liệt trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.<br />
<br />
Thực tế cho thấy một số ít giáo viên chưa xác định được đúng đặc <br />
trưng của môn Lịch sử, mỗi tiết lên lớp chỉ cung cấp cho học sinh đủ, đúng <br />
kiến thức trong sách giáo khoa, ít mở rộng, liên hệ những kiến thức về hiện <br />
tại, chưa thiết lập được cho học sinh mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử <br />
với nhau, hệ thống kiến thức không lôgic nên dẫn đến tình trạng giáo viên <br />
cung cấp đến đâu thì học sinh chỉ hiểu và biết đến đó, hết giờ học gấp sách <br />
lại là kiến thức cũng “gấp” lại luôn. Nên đối với giáo viên việc đọc nhiều <br />
sách báo, nghiên cứu tài liệu, lấy thông tin, sư tầm tư liệu có liên quan trong <br />
thời điểm hiện tại một cách cập nhật là điều hết sức cần thiết và quan trọng <br />
đối với phân môn Lịch sử. <br />
<br />
Phụ trách chuyên môn nhà trường tạo điều kiện để các tổ chuyên môn <br />
sinh hoạt, giáo viên hệ thống hóa kiến thức môn mình giảng dạy, tránh dạy <br />
lớp nào biết lớp đó. Kiến thức Lịch sử được trình bày trong SGK và SGV <br />
hướng dẫn rất đơn giản, ngắn gọn, nó như cái cốt, cái lõi để dựa vào đó giáo <br />
viên biết cách khai thác, hướng dẫn giúp học sinh tìm đúng nội dung, hiểu <br />
chính xác kiến thức được truyền tải. Chính vì vậy ngoài việc nắm vững kiến <br />
thức Lịch sử trong sách giáo khoa Tiểu học giáo viên cần phải chú trọng việc <br />
bồi dưỡng kiến thức, tư liệu, cập nhật kip thời thông tin qua nhiều nguồn <br />
khác nhau, khai thác có hiệu quả tài nguyên mạng, trong các cuốn sử liệu...để <br />
truyền thụ đến học sinh một cách chính xác. <br />
<br />
Ví dụ: Một số yếu tố cơ bản trong chương trình phân môn Lịch sử lớp 4<br />
<br />
Giai Thời Triều đại trị vì Nội dung cơ bản của lịch sử.<br />
<br />
11<br />
đoạn lịch gian Tên nước kinh đô<br />
sử Nhân vật lịch sử tiêu biểu<br />
<br />
Buổi Khoản Các Vua Hùng, Hình thành đất nước với phong tục, <br />
đầu g 700 nước Văn Lang, tập quán riêng.<br />
dựng năm đóng đô Phong Đạt được nhiều thành tựu như: đúc <br />
nước và TCN Châu Phú Thọ. đồng( trống đồng), xây thành Cổ Loa.<br />
giữ đến An Dương Vương, <br />
nước năm nước Âu Lạc, đóng <br />
179 đô ở Cổ Loa.<br />
TCN<br />
<br />
Hơn Từ Các triều đại Trung Hơn 100 năm nhân dân ta anh dũng <br />
1000 năm Quốc thay nhau đấu tranh.<br />
năm 179 thống trị nước ta Có nhiều nhân vật và cuộc khởi nghĩa <br />
đấu TCN tiêu biểu như: Hai Bà Trưng, Bà <br />
tranh đến Triệu...<br />
giành năm <br />
Với chiến thắng Bạch Đằng 938, Ngô <br />
lại độc 938<br />
Quyền giành lại độc lập cho đất nước <br />
lậ p<br />
ta.<br />
<br />
Buổi Từ 938 Nhà Ngô, đóng đô ở Sau ngày độc lập, nha nước đầu tiên <br />
đầu độc đến Cổ Loa. đã được xây dựng.<br />
lậ p 1009 Khi Ngô Quyền mất, đất nước lâm <br />
vào thời kì loạn 12 sứ quân. Đinh Bộ <br />
Lĩnh là người dẹp loạn thống nhất <br />
đất nước.<br />
<br />
Đinh Bộ Lĩnh mất, quân Tống kéo <br />
sang xâm lược nước ta, Lê Hoàn lên <br />
ngôi lãnh đạo nhân dân đánh tan quân <br />
<br />
<br />
12<br />
xâm lược Tống.<br />
<br />
Nước 1009 Nhà Lý, nước Đại Xây dựng đất nước thinh vượng về <br />
Đại 1226 Việt, kinh đô Thăng nhiều mặt: kinh tế, văn hoá, giáo dục, <br />
Việt Long. cuối triều đại vua quan ăn chơi xa xỉ <br />
thời Lý nên suy vong.<br />
<br />
Đánh tan quân xâm lược nhà Tống lầ <br />
thứ hai.<br />
<br />
Nhân vật lịch sử tiêu biểu: Lý Công <br />
Uẩn, Lý Thường Kiệt...<br />
<br />
Nước 1226 Triều Trần, nước Tiếp tục xây dựng đất nước, đặc biệt <br />
Đại 1400 đại Việt, kinh đô chú trọng đắp đế, phát triển nông <br />
Việt Thăng Long nghiệp.<br />
thời Đánh bại cuộc xâm lược của giặc <br />
Trần Mông Nguyên.<br />
<br />
Các nhân vật lịch sử tiêu biểu: Trần <br />
Hưng Đạo, Trần Quốc Toản...<br />
<br />
Nước Thế kỉ Nhà Hồ, nước đại 20 năm chống giặc Minh, giải phóng <br />
Đại XV ngu, kinh đô Tây Đô. đất nước( 1407 1428).<br />
Việt Nhà Hậu Lê, nước Tiếp tục xây dựng đất nước, đạt <br />
buổi Đại Việt, kinh đô được đỉnh cao trong mọi lĩnh vực thời <br />
đầu Thăng Long. Lê Thành Tông.<br />
thời <br />
Các nhân vật lịch sử tiêu biểu: Lê <br />
Hậu Lê<br />
Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông<br />
<br />
Nước Thế kỉ Triều Lê suy vong Các thế lực phong kiến tranh nhau <br />
Đại XVI Triều Mạ quyền lợi, nhà lê suy vong, đất nước <br />
Việt XVIII loạn lạc bởi nội chiến, kết quả chia <br />
Trịnh Nguyễn<br />
<br />
13<br />
thế kỉ cắt thành Đàng Trong đàng ngoài hơn <br />
XVI 200 năm.<br />
XVIII Cuộc khai hoang phát triển mạnh ở <br />
đàng Trong.<br />
<br />
Thành thi phát triển.<br />
<br />
<br />
<br />
Triều Tây Sơn Nghĩa quân Tây Sơn đánh đổ chính <br />
quyền họ Nguyễn, học Trịnh.<br />
<br />
Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lãnh <br />
đạo nhân dân đánh tan giặc Thanh.<br />
<br />
Bước đầu xây dựng đất nước.<br />
<br />
Các nhân vật lịch sử tiêu biểu: Quang <br />
Trung..<br />
<br />
Buổi 1802 Triều Nguyễn, Họ Nguyễn thi hành nhiều chính sách <br />
đầu 1858 nước Đại Việt, kinh để thâu tóm quyền lực.<br />
thời đô Huế. Xây dựng kinh thành Huế.<br />
Nguyễn<br />
<br />
Như vậy xác định đúng vị trí, mục tiêu, nội dung, chuẩn kiến thức kĩ <br />
năng và đặc trưng của môn học này được sẽ giúp người giáo viên xây dựng <br />
được phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp, thiết kế được các trò <br />
chơi phù hợp sẽ truyền thụ được hết nội dung kiến thức Lịch sử đến với các <br />
em, giúp các em hiểu được sâu sắc được nội dung bài học.<br />
<br />
Biện pháp 2. Bồi dưỡng kĩ năng soạn và trình chiếu giáo án điện tử, <br />
thiết kế các trò chơi cho giáo viên:<br />
<br />
Việc ứng dụng CNTT vào dạy học có hiệu quả thiết thực hay không <br />
phụ thuộc chủ yếu vào người giáo viên. Vì vậy người giáo viên cần phải <br />
<br />
<br />
14<br />
mạnh dạn, không ngại khó, tự thiết kế và sử dụng các Slides trong việc tổ <br />
chức các trò chơi học tập sẽ giúp rèn luyện được nhiều kĩ năng và phối hợp <br />
tốt các phương pháp dạy học tích cực khác.<br />
<br />
BGH triển khai tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên, các Môdun có <br />
tác dụng thiết thực trong việc bồi dưỡng kiến thức và vận dụng vào thực tiễn <br />
dạy học. Bồi dưỡng giáo viên thực hành soạn và trình chiếu Power Point, tìm <br />
kiếm thông tin trên mạng. Tổ chức có chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên <br />
môn, chú trọng đề chuyên đề: Nâng cao kĩ năng soạn và trình chiếu giáo án <br />
điện tử, thiết kế các trò chơi cho giáo viên.<br />
<br />
Giáo viên tích cực tự học, tự tham gia các lớp tập huấn hoặc qua các <br />
buổi sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao kĩ năng thực hành soạn và trình <br />
chiếu Power Point. Ta dễ dàng thấy rằng trò chơi khi xây dựng bằng giáo án <br />
điện tử có nhiều ưu điểm:<br />
<br />
+ Trong cùng một khoảng thời gian như nhau nếu tổ chức trò chơi bằng <br />
hình thức thủ công sẽ tốn nhiều công, nhiều kinh phí cho việc chuẩn bị đồ <br />
dùng, nhưng nếu thiết kế bằng giáo án điện tử sẽ tốn ít thời gian, truyền tải <br />
được nhiều nội dung cùng một lúc.<br />
<br />
+ Trò chơi bằng giáo án điện tử có thể một lúc kiểm tra được nhiều học <br />
sinh, nhiều đối tượng học sinh tham gia cùng một lúc.<br />
<br />
+ Khi kiểm tra câu trả lời, sự phản hồi của học sinh, giáo viên dễ dàng <br />
bật máy và bấm nút để kiểm tra. Tiện lợi nhất là câu trả lời trắc nghiệm <br />
đúng/ sai.<br />
<br />
+ Giáo án điện tử thực sự có những hình ảnh đẹp, mới lạ, sống động <br />
nhiều trường hợp có cả âm thanh. Nên kiến thức trở nên gần gũi, học sinh dễ <br />
hiểu và thực tế hơn.<br />
<br />
+ Tiết kiệm được đồ dùng.<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
Qua từng đợt BGH có đánh giá việc soạn giáo án điện tử và vận dụng <br />
vào thực tiễn dạy học của giáo viên.<br />
<br />
Biện pháp 3. Trang bị cho giáo viên những kiến thức, kĩ năng sư phạm <br />
khi tổ chức trò chơi học tập môn Lịch sử:<br />
<br />
** . Hiểu thế nào là “Trò chơi học tập”?<br />
<br />
Muốn tổ chức tốt một trò chơi thì trước hết người dạy phải hiểu thế <br />
nào là trò chơi ? Trò chơi học tập là trò chơi có luật, trong đó có nội dung tri <br />
thức gắn liền với nội dung bài học, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm <br />
của bản thân để chơi, thông qua chơi, học sinh được củng cố vận dụng các <br />
kiến thức, nội dung đã học vào các tình huống của trò chơi và do đó trẻ được <br />
học. Trò chơi học tập có tác dụng cả về mặt rèn luyện trí tuệ lẫn thể chất và <br />
phẩm chất đạo đức.<br />
<br />
Một trò chơi nói chung, trò chơi học tập nói riêng chỉ trở thành trò chơi <br />
thực sự khi những người chơi thực hiện hành động chơi. Do đó nếu hành <br />
động chơi đòi hỏi những kiến thức, kĩ năng học sinh chưa có thì trò chơi đó <br />
không có tác dụng đối với các em. Trò chơi Lịch sử là trò chơi trong đó có <br />
chứa đựng một trong các yếu tố về Lịch sử.<br />
<br />
* Các trò chơi khi dạy lịch sử:<br />
<br />
1. Trò chơi "Nối nhanh tay".<br />
<br />
2. Trò chơi " Buộc dây cho bóng".<br />
<br />
3. Trò chơi " Ai nhanh ai đúng".<br />
<br />
4. Trò chơi "Ô chữ kì diệu".<br />
<br />
5. Trò chơi " Kết bạn".<br />
<br />
6. Trò chơi " Đố vui".<br />
<br />
7. Trò chơi " Thử tài đoán nhanh".<br />
<br />
8. Trò chơi " Gửi thư nhanh".<br />
<br />
16<br />
9. Trò chơi " Điền đúng điền nhanh".<br />
<br />
10. Trò chơi " Đoán tên nhân vật"...<br />
<br />
**. Nguyên tắc khi thiết kế và tổ chức trò chơi.<br />
<br />
Chọn trò chơi phù hợp với từng bài học, bám chuẩn kiến thức kĩ năng, <br />
mục tiêu bài học và phù hợp với điều kiện của học sinh, lớp học. <br />
<br />
Xác định phạm vi, mục đích của trò chơi.<br />
<br />
Chọn trò chơi phù hợp với kĩ năng cần rèn cho học sinh.<br />
<br />
Biên soạn trò chơi phải xác định thời gian trong từng tiết dạy (35 <br />
phút).<br />
<br />
Trò chơi phải có sức hấp dẫn, thu hút được sự tham gia của học sinh và <br />
tạo được tâm lý thoải mái, hưng khởi trong học tập.<br />
<br />
Tùy mỗi bài học để thay đổi trò chơi nhằm thu hút học sinh và không <br />
nên lạm dụng quá nhiều trò chơi trong một tiết học.<br />
<br />
Khi tổ chức trò chơi giáo viên phải động viên, khích lệ học sinh tham <br />
gia chơi bằng nhiều hình thức, tránh chê trách các em khi thua cuộc.Có thể nói <br />
cùng với học thì chơi là nhu cầu không thể thiếu được của học sinh tiểu học. <br />
Dù không phải là hoạt động chủ đạo song vui chơi vẫn giữ một vai trò rất <br />
quan trọng trong hoạt động sống và học tập của trẻ.<br />
<br />
Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung gắn với hoạt động học tập <br />
của học sinh hướng đến sự mở rộng, chính xác hoá, hệ thống hoá các kiến <br />
thức của các em nhằm phát triển các năng lực trí tuệ, giáo dục lòng ham hiểu <br />
biết của học sinh. Trò chơi học tập có tác dụng làm thay đổi hình thức hoạt <br />
động học tập trên lớp, làm không khí lớp học trở nên thoải mái, dễ chịu, giúp <br />
quá trình học tập trở nên hấp dẫn, nhẹ nhàng, tự nhiên, phù hợp với đặc điểm <br />
tâm sinh lí học sinh tiểu học là: “ Học mà chơi, chơi mà học”. Chính vì vậy <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
vận dụng trò chơi học tập một cách hợp lí sẽ góp phần nâng cao hiệu quả <br />
giáo dục.<br />
<br />
** Hiểu vai trò, ý nghĩa của trò chơi học tập khi dạy Lịch sử ở trường <br />
tiểu học.<br />
<br />
Trong giảng dạy nói chung và dạy lịch sử nói riêng, tổ chức trò chơi <br />
học tập có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trong đối với các em: <br />
<br />
Giúp các em thay đổi hình thức, phương pháp học tập thụ động trước <br />
đây,làm cho giờ học bớt căng thẳng, nặng nề, tạo cảm giác dễ chịu giúp học <br />
sinh hứng thú, tích cực tìm hiểu, khám phá và tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng <br />
hơn.<br />
<br />
Rèn kĩ năng hợp tác theo nhóm, giao tiếp, ứng xử mọi tình huống khi <br />
tham gia vào trò chơi.<br />
<br />
Tạo cho học sinh tự tìm tòi, sáng tạo, rèn luyện óc tư duy để hoàn thiện <br />
bản thân.<br />
<br />
Qua trò chơi kích thích học sinh vận dụng những kiến thức đã học, rèn <br />
luyện trí nhớ, phát triển khả năng phán đoán, suy luận… Từ đó giúp các em <br />
xử lý các tình huống trong cuộc sống để thích nghi với điều kiện mới của xã <br />
hội.<br />
<br />
Thông qua trò chơi giúp các em sống có kỉ luật, có nề nếp, có tình đoàn <br />
kết tương thân tương ái, lòng trung thành và có trách nhiệm lẫn nhau từ đó các <br />
em sẽ yêu thiên nhiên, con người, quê hương đất nước, các em sẽ tôn trọng và <br />
bảo vệ. <br />
<br />
** Giáo viên chủ động, mạnh dạn đổi mới PPDH trong từng bài dạy cụ <br />
thể:<br />
<br />
Định hướng dạy học theo phương pháp tích cực, lấy học sinh làm trung <br />
tâm, giáo viên đóng vai trò chủ đạo thì việc chủ động đưa phương pháp mới <br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
vào dạy học Lịch sử là cần thiết, phục vụ thiết thực cho dạy học nhẹ nhàng, <br />
tích cực, ở mỗi bài học, tiết học giáo viên cần sử dụng linh hoạt các phương <br />
pháp. Có thể một tiết học sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp dạy học cốt <br />
sao để việc chuyển tải nội dung bài học một cách dễ hiểu đến với mọi đối <br />
tượng học sinh trong lớp. Sử dụng phù hợp các phương pháp dạy học Lịch sử <br />
góp phần nâng cao chất lượng môn học nói riêng và chất lượng giáo dục nói <br />
chung.<br />
<br />
Biện pháp 4. Chỉ đạo giáo viên tuân thủ các yêu cầu khi thiết kế và tổ <br />
chức các trò chơi trong dạy học Lịch sử:<br />
<br />
Xây dựng và sử dụng các trò chơi trong dạy học lịch sử có vai trò rất <br />
quan trọng trong việc hình thành củng cố tri thức cho học sinh, đây là hình <br />
thức để kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học <br />
sinh bởi vì, khi hoàn thành các trò chơi học sinh sẽ nhận thấy những thiếu sót <br />
của mình, giáo viên biết kết quả nắm kiến thức của học sinh. Song để có <br />
được các trò chơi trong dạy học lịch sử có chất lượng đòi hỏi giáo viên phải <br />
đầu tư suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo và dày công thiết kế. Đặc biệt nó đòi hỏi <br />
mỗi GV thật sự phải có tâm huyết với nghề nghiệp.<br />
<br />
GV đọc kỹ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo,các loại tài <br />
liệu để lựa chọn đúng vấn đề, xác định nội dung, khối lượng của trò chơi <br />
cho phù hợp, trên cơ sở đó xây dựng ,thiết kế được những trò chơi phù hợp <br />
với tính chất của bài học ,phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh và <br />
thời lượng tiết học.<br />
<br />
Học sinh phải có sự chuẩn bị trước ( theo hướng dẫn phân công của <br />
GV), đây là điều rất quan trọng bởi vì phần lớn kiến thức chủ yếu các em đã <br />
quên hoặc nhớ không chính xác. Mặt khác, cho các em chuẩn bị trước ở nhà là <br />
cách dạy học tích cực, học sinh chủ động nắm vững kiến thức và được đối <br />
chiếu kiến thức đó trong tiết dạy của giáo viên .<br />
<br />
<br />
<br />
19<br />
Các trò chơi phải phục vụ đúng yêu cầu của bài học, bám sát mục tiêu <br />
của bài, mục tiêu của các tiểu mục, hay của 1 chương… kể cả mục tiêu về <br />
kiến thức, về kĩ năng,về tư tưởng tình cảm.<br />
<br />
Hệ thống câu hỏi, bài tập được áp dụng trong các trò chơi phải phong <br />
phú, đủ các dạng trong tiết học (có câu hỏi tái hiện, câu hỏi kiểm tra, câu hỏi <br />
nêu vấn đề…), đảm bảo tính vừa sức học sinh ( học sinh năng khiếu và học <br />
sinh chậm tiến) để các em đều có thể tham gia một cách tích cực trong giờ <br />
học lịch sử. <br />
<br />
Những yêu cầu trên giúp cho việc nhận thức lịch sử của học sinh <br />
được vững chắc, sâu sắc. Tránh tình trạng “học trước quên sau” hoặc chỉ học <br />
thuộc lòng mà không hiểu bài .<br />
<br />
Biện pháp 5. Giúp giáo viên tiến hành tốt các bước khi tổ chức các trò <br />
chơi học tập:<br />
<br />
Trong dạy học Lịch sử, trò chơi vô cùng quan trọng là phương pháp củng <br />
cố kiến thức, chốt kiến thức một cách khéo léo, nhẹ nhàng và đạt hiệu quả.<br />
<br />
Muốn vậy phụ trách chuyên môn giúp giáo viên tổ chức tốt trò chơi <br />
học tập theo các bước sau:<br />
<br />
Bước 1: Lựa chọn trò chơi.<br />
<br />
Trên cơ sở mục đích, yêu cầu, nội dung của bài học mà giáo viên lựa <br />
chọn trò chơi cho phù hợp, sao cho trò chơi nào cũng trả lời được câu hỏi: <br />
Với mục đích, nội dung của bài học này, có thể lựa chọn những loại trò chơi <br />
nào? Trò chơi nào sẽ đạt hiệu quả tốt nhất? Có như vậy việc lựa chọn trò <br />
chơi và tổ chức tiến hành chơi sẽ đúng hướng và đạt kết quả tốt. Thông <br />
thường đối với những bài học giới thiệu có thể sử dụng trò chơi “Ai đúng, ai <br />
nhanh”; đối với những bài ôn tập, có thể sử dụng trò chơi “Ô chữ kì diệu”, <br />
hoặc “Hái hoa dân chủ”; “Rung chuông vàng”, “Ra câu đố”... Sau khi lựa <br />
chọn trò chơi, giáo viên chuẩn bị những phương tiện cần thiết phục vụ cho <br />
<br />
<br />
20<br />
trò chơi, kế hoạch chơi, kể cả những phần thưởng cho những người tham gia <br />
và người thắng cuộc.<br />
<br />
Bước 2: Giới thiệu và tổ chức trò chơi.<br />
<br />
Giáo viên nêu tên trò chơi, chủ đề chơi, giải thích rõ mục đích, yêu cầu, <br />
cách chơi và luật chơi, cách đánh giá thắng thua cho học sinh . <br />
<br />
Giáo viên giới thiệu một cách hẫp dẫn, ngắn gọn, vui tươi, dí dỏm, giới <br />
thiệu và giải thích phải đơn giản, dễ hiểu để các em nắm vững và hiểu trò <br />
chơi, cách chơi. Nếu học sinh chưa biết trò chơi đó giáo viên giải thích và cho <br />
học sinh chơi thử trước; nếu học sinh đã biết và nắm vững trò chơi giáo viên <br />
không cần giải thích nhiều chỉ cần nêu luật chơi.<br />
<br />
Bước 3: Tổ chức tiến hành trò chơi.<br />
<br />
Để trò chơi đạt kết quả tốt, sau khi hướng dẫn và giải thích xong nên <br />
cho học sinh chơi thử vài lần và như vậy các em sẽ nắm vững cách chơi, <br />
cũng có thể khi cho học sinh chơi thử xong giáo viên rút kinh nghiệm và điều <br />
chỉnh một vài yêu cầu nếu thấy cần thiết. Trong khi học sinh chơi giáo viên là <br />
trọng tài theo dõi diễn biến trò chơi để có những nhận xét đánh giá đúng đắn <br />
khách quan. Để trò chơi thực sự sôi động hấp dẫn cần sự động viên cổ vũ <br />
của tập thể đồng thời giáo viên kịp thời uốn nắn các trường hợp không trung <br />
thực hoặc vi phạm luật chơi. <br />
<br />
Bước 4: Nhận xét đánh giá kết quả.<br />
<br />
Kết thúc trò chơi, giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả một cách khách <br />
quan công bằng giáo viên thống kê những ưu, nhược điểm của từng cá nhân, <br />
từng đội cụ thể: Về thời gian, ai hoàn thành trước, kết quả đúng hay sai, số <br />
người vi phạm luật lệ. Dựa vào yêu cầu, nội dung chơi và kết quả. Giáo viên <br />
tạo điều kiện cho học sinh tự nhận xét, đánh giá lẫn nhau. Giáo viên dành ít <br />
phút biểu dương khen ngợi những cá nhân, đội chơi đạt kết quả tốt, hoạt <br />
động tích cực.<br />
<br />
<br />
21<br />
** Một số trò chơi thường sử dụng: <br />
<br />
Ví dụ 1: Khi dạy Củng cố các cuộc khởi nghĩa của nhân ta chống lại ách <br />
đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc thì sẽ cho tổ chức trò chơi " <br />
Nối nhanh tay"<br />
<br />
Chuẩn bị: 2 tờ giấy có ghi đầy đủ các nội dung chơi, 2 bút dạ.<br />
<br />
Cách tiến hành: <br />
<br />
Chọn hai đội chơi, mỗi đội có 6 học sinh.<br />
<br />
Giáo viên cho cả lớp cùng quan sát, sau đó giáo viên phát cho hai nhóm, <br />
mỗi nhóm 1 tờ giấy có nội dung như trên màn hình, mỗi đội có 15 giây đọc <br />
các thông tin trên bảng. Sau khi giáo viên hô "1, 2, 3. Bắt đầu!" và tính giờ thì <br />
mỗi đội cử 1 em lên nối, nối xong em đó trở về đứng cuối hàng em thứ hai <br />
mới được lên. Cứ như vậy cho đến học sinh cuối cùng. Hết giờ đội nào nối <br />
đúng nhiều hơn, thời gian nhanh hơn, nối đẹp hơn đội đó là đội thắng cuộc.<br />
<br />
Nội dung trò chơi" nối nhanh tay":<br />
<br />
Nối các ý cột A với các ý ở cốt B cho phù hợp<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
A B<br />
<br />
( Thời gian) ( Các cuộc khởi nghĩa)<br />
<br />
Năm 40 Khởi nghĩa Lí Bí<br />
<br />
Năm 248 Khởi nghĩa Mai Thúc Loan<br />
<br />
Năm 542 Khởi nghĩa Hai Bà Trưng<br />
<br />
Năm 550 Chiến thắng Bạch Đằng<br />
<br />
Năm 722 Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ<br />
<br />
Năm 766 Khởi nghĩa Triệu Quang Phục<br />
<br />
<br />
<br />
22<br />
Năm 905 Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ<br />
<br />
Năm 931 Khởi nghĩa Bà Triệu<br />
<br />
Năm 938 Khởi nghĩa Phùng Hưng<br />
<br />
<br />
Tác dụng của trò chơi này: Học sinh được quan sát đáp án và nhận xét <br />
nhanh bài của các đội.<br />
<br />
Ví dụ 2. Khi dạy các sự kiện lịch sử, thời gian và địa danh lịch sử ngay <br />
sau khi học bài Nhà Trần và việc đắp đê cho học sinh chơi trò chơi "Ai nhanh <br />
ai đúng"<br />
<br />
Chuẩn bị: Các câu hỏi liên quan trong phạm vi bài học. Các câu hỏi và <br />
đáp án đều được chuẩn bị đủ trên giáo án điện tử.<br />
<br />
Cách tiến hành:<br />
<br />
Chơi theo tổ, mỗi tổ được lựa chọn câu hỏi 3 lần, trả lời đúng 1 câu <br />
trong 10 giây được 10 điểm, nếu đội lựa chọn không trả lời được đội kia <br />
giành quyền trả lời nếu đúng được 10 điểm, sai bị trừ 5 điểm.( Trò chơi này <br />
có thể áp dụng cho tất cả các bài học khi củng cố kiến thức).<br />
<br />
1 2 3 4 5 6 7<br />
<br />
Câu hỏi 1: Nhà Trần thay thế cho triều đại nhà nào?<br />
<br />
Câu hỏi 2: Nhà Trần thành lập năm nào?<br />
<br />
Câu hỏi 3: Tên một chức quan trông coi việc đắp đê.<br />
<br />
Câu hỏi 4: Thời Trần quy định con trai từ bao nhiêu tuổi trở lên phải <br />
dành một số ngày tham gia đắp đê?<br />
<br />
Câu hỏi 5: Nghề chính của nhân dân ta cuối thời Trần là nghề gì?<br />
<br />
Câu hỏi 6: Tên nước ta dưới triều Trần là gì?<br />
<br />
Câu hỏi 7: Kinh đô dưới thời Trần ở đâu?<br />
<br />
23<br />
Tác dụng của trò chơi này: Học sinh có thể chọn bất kỳ ô chữ nào, <br />
không nhất thiết máy móc chọn lần lượt các ô chữ. Trò chơi này có thể tổ <br />
chức chơi cá nhân, nhóm hoặc cũng có thể chơi cả lớp bằng cách học sinh <br />
viết câu trả lời vào bảng con.<br />
<br />
Ví dụ 3. Bài 1: Nước Văn Lang (Sử dụng công nghệ thông tin)<br />
(Lịch sử lớp 4 trang 11)<br />
Giáo viên chiếu hình 1: Học sinh đây là lược đồ Bắc Bộ, Trung Bộ ngày <br />
nay. Khoảng 700 năm trước công nguyên, ở khu vưc Sông Hồng, Sông Mã và <br />
Sông Cả, nơi người lạc Việt sinh sống, nước Văn Lang ra đời. Kinh đô đặt ở <br />
Phong Châu (Phú Thọ)<br />
Giáo viên chiếu hình 2: Đứng đầu nhà nưôc có vua, gọi là Hùng Vương. <br />
Lăng vua Hùng ở Phú Thọ.<br />
Giáo viên chiếu hình 3,4,5: Đây là những đồ dùng như lưỡi cày, lưỡi xéo <br />
muôi (bằng đồng )<br />
Giáo viên chiếu hình 6,7,10: Đây là các hình vẽ trang trí trên trống đồng;<br />
Trò chơi này thường tổ chức cuối giờ học hướng dẫn viên vừa chỉ vừa <br />
thuyết minh. Cả lớp nhớ lại buổi đầu dựng nước của dân tộc ta. Đây cùng <br />
chính là nhằm cũng cố bài học.<br />
<br />
Ví dụ 4. Củng cố kiến thức về thời gian, nhân vật và sự kiện lịch sử về <br />
chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo năm 938 tổ chức trò chơi " Ô <br />
chữ kì diệu"<br />
<br />
Chuẩn bị: Các ô chữ, các câu hỏi và đáp án trên giáo án điện tử.<br />
<br />
Cách tiến hành:<br />
<br />
+ Ô chữ gồm 8 từ hàng ngang và 1 từ hàng dọc. Cách chơi như sau:<br />
<br />
Cả lớp chia thành 4 đội chơi.<br />
<br />
Các đội chơi lần lượt chọn từ hàng ngang, giáo viên sẽ đọc gợi ý về <br />
các từ hàng ngang, đội chơi nhanh chóng đưa ra câu trả lời. Nếu sai hoặc sau <br />
<br />
<br />
24<br />
30 giây khô