intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên dạy lớp 5 tuổi học tốt môn phát triển vận động

Chia sẻ: Trần Văn An | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:20

69
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên dạy lớp 5 tuổi học tốt môn phát triển vận động" nhằm mục đích hướng dẫn giáo viên rèn kỹ năng vận động cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non Hoa Pơ Lang đạt hiệu quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên dạy lớp 5 tuổi học tốt môn phát triển vận động

MỤC LỤC<br /> <br /> <br /> MỤ NỘI DUNG TRANG<br /> C<br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> I Đặt vấn đề 2<br /> 1 Lý do chọn đề tài 2<br /> 2 Đối tượng nghiên cứu 3<br /> 3 Phạm vi nghiên cứu 3<br /> 4 Thời gian nghiên cứu 3<br /> II Mục đích nghiên cứu 3<br /> PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br /> I Cơ sở lý luận của vấn đề          4<br /> II Thực trạng của vấn đề 5<br /> 1 Thuận lợi và khó khăn 5<br /> 2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 6<br /> III Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 6<br /> IV Tính mới của giải pháp 14<br /> V Hiệu quả SKKN 14<br />  KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ <br /> I Kết luận 16<br /> 1 Kết luận 16<br /> 2 Bài học kinh nghiệm 16<br /> II Kiến nghị 17<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Đề tài: “Một số  biện pháp chỉ  đạo giáo viên dạy lớp 5 tuổi học tốt môn <br /> phát triển vận động”<br /> ”.<br /> Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU<br /> I. Đặt vấn đề<br /> <br /> 1<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br />           1.1 Lý do lý luận<br /> Căn cứ  vào mục tiêu của giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị  quyết  <br /> Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam, và mục đích của GDTC cho thế hệ trẻ trong  <br /> giai đoạn phát triển tương  ứng của đất nước. Nghị  quyết Đại hội Đảng cộng <br /> sản lần thứ VII đề ra mục tiêu của giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào <br /> tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và  <br /> tay nghề, có năng lực thực hành, tự  chủ  và năng động sáng tạo. Dựa vào Nghị <br /> quyết nói trên, các văn bản của Nhà nước đã xác định mục đích của GDTC Việt <br /> Nam là đảm bảo sự  phát triển toàn diện, cân đối cho con người, chuẩn bị  sẵn  <br /> sàng về  mặt thể lực cho họ  để  tham gia tích cực vào sự  nghiệp lao động sáng  <br /> tạo xây dựng đất nước<br /> Căn cứ  vào mục tiêu của GDMN. Trong Luật Giáo dục 2005 (điều 22) <br /> mục tiêu GDMN được xác định là "giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm,  <br /> trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho  <br /> trẻ vào lớp một”. Đặc biệt giáo dục thể chất cho trẻ càng có ý nghĩa quan trong <br /> hơn bởi trong nghị quyết trung ương 4 về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp  <br /> chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân có ghi rõ: “ Sức khỏe là cái vốn quí  <br /> nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố  quan trọng trong sự  <br /> nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Do vậy chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ <br /> những tháng năm đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có <br /> ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ <br /> trẻ trở thành những con người tương lai của đất nước. <br /> Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động với mục đích góp phần <br /> củng cố, tăng cường sức khỏe, phát triển cân đối, hài hòa về  hình thái và chức  <br /> năng của cơ  thể  của trẻ. Rèn luyện tư  thế  vận động cơ  bản; phát triển các tố <br /> chất nhanh, mạnh, khéo, bền; phát triển khả năng định hướng trong không gian. <br /> Góp phần rèn luyện và phát triển cảm giác nhịp điệu, khả  năng cảm nhận cái <br /> đẹp qua vận động nhanh nhẹn, nhịp nhàng, đúng tư thế, sự hứng thú đối với các <br /> loại vận động và đối với hoạt động tập thể. Rèn luyện tính trung thực, tính tổ <br /> chức kỷ  luật, tinh thần tập thể, lòng dũng cảm, tự  tin và khả  năng tự  quản, tự <br /> lập cho trẻ. Hình thành cho trẻ những thói quen vận động cần thiết cho trẻ ngay <br /> từ khi còn nhỏ.<br /> <br /> 1.2 Lý do thực tiễn<br /> Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trong của giáo dục phát triển toàn  <br /> diện, có mối quan hệ  mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ  và lao động. <br /> Hơn nữa giáo dục thể chất (GDTC) cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng  <br /> <br /> 2<br /> hơn bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành <br /> nhanh, bộ  máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ  thể  trẻ  còn non yếu dễ  đẽ  bị  phát  <br /> triển lệnh lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có <br /> thể  gây nên những thiếu sót trong sự  phát triển cơ  thể  trẻ  mà không thể  khắc  <br /> phục được. Nhận thức được điều đó Đảng và nhà nước ta trong những năm gần <br /> đây đã đặc biệt chú trọng tới công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. GDTC là <br /> một trong những nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường nhằm đào tạo thế <br /> hệ  trẻ  Việt Nam phát triển trí tuệ, cường tráng về  thể  chất, phong phú về  tinh <br /> thần và trong sáng về  đạo đức. Trong quá trình GDTC cho trẻ  mầm non, các  <br /> nhiệm vụ  GDTC  được hoàn thành bằng các hình thức khác nhau. Hình thức <br /> GDTC  ở  trường mầm non là sự  tổng hợp giáo dục về  những hoạt động vận  <br /> động nhiều dạng của trẻ, mà cơ  bản là tính tích cực vận động của chúng. Sự <br /> tổng hợp những hình thức đó tạo nên một chế độ vận động nhất định, cần thiết  <br /> cho sự phát triển đầy đủ về thể chất và củng cố sức khỏe cho trẻ. <br /> Ở trường mầm non sử dụng hình thức GDTC qua các tiết học thể dục, thể dục  <br /> sáng và các tiết thể dục được tiến hành với tất cả các lớp mẫu giáo, nhưng trong <br /> các hình thức đó đòi hỏi giáo viên phải chọn lọc những bài tập vận động và <br /> phương pháp tiến hành với từng độ tuổi nhất định. Ngoài ra giáo viên cần chú ý  <br /> hướng đến việc giáo dục trí tuệ, cảm xúc, điều khiển hành vi vận động ở  trẻ, <br /> giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của nhiệm vụ do giáo viên đề ra và tích cực vượt qua  <br /> khó khăn xuất hiện trong hoạt động của mình. Thực tế  hiện nay trong trường  <br /> mầm non, tôi thấy rằng sự quan tâm đúng mức tới thể phát triển vận động cho  <br /> trẻ mầm non thực sự chưa đầy đủ lắm còn mang tính đối phó. Chính vì vậy với  <br /> vai trò là một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tôi đã chọn đề tài  “Một số <br /> biện pháp chỉ đạo giáo viên dạy lớp 5 tuổi học tốt môn phát triển vận động”<br /> 2. Đối tượng <br /> Đưa ra một số  biện pháp chỉ đạo giáo viên dạy lớp 5 tuổi tổ chức tốt môn <br /> phát triển vận động tại trường MN Hoa Pơ Lang.<br /> 3. Phạm vi nghiên cứu<br /> Chỉ  đạo giáo viên dạy lớp 5 tuổi   tổ  chức tôt môn phát triển vận động <br /> trong trường MN Hoa Pơ lang, xã Dur Kmăl, Krông Ana, Đăk Lăk.<br /> 4. Thời gian nghiên cứu:<br /> Học kì I năm học 2017­2018 đến học kì I năm học 2018­2019<br /> II. Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu: <br />   Đề tài này nhằm mục đích hướng dẫn giáo viên rèn kỹ năng vận động cho <br /> trẻ 5 tuổi ở trường mầm non Hoa Pơ Lang đạt hiệu quả cao.<br /> <br /> 3<br />   Kết quả dự kiến đạt trong quá trình thực hiện đề tài: <br />   Giáo viên biết cách thể  hiện các vận động vào hoạt động trong ngày của  <br /> trẻ<br />   Về trẻ kết quả thực hiện các vận động từ 85­ 90%<br />   Nhiệm  vụ cụ thể của đề  tài hướng dẫn giáo viên rèn kỹ  năng vận động <br /> cơ  bản  cho trẻ  mẫu giáo 5 tuổi được nhuần nhuyễn. Đồng thời giúp giáo viên  <br /> dạy thực hiện một cách mềm dẻo, linh hoạt.<br />  Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm giải quyết những mâu thuẫn sau:<br />   Việc hướng dẫn giáo viên rèn kỹ  năng vận động cho trẻ  5 tuổi  ở  các <br /> trường mầm non đặc biệt là trường nơi tôi công tác chưa đạt hiệu quả  cao bởi  <br /> nhiều nguyên nhân trong đó chủ yếu là:<br />  Thứ nhất: Đó là việc giáo viên chưa thể hiện được thường xuyên<br />  Thứ hai: Là do giáo viên sử dụng chưa hợp lý các phương pháp dạy học và  <br /> những đồ dùng trực quan khi giảng dạy.<br />  Thứ ba: Là chưa thật sự chú ý rèn kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ qua các <br /> môn học và dưới các hình thức khác nhau.<br /> Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br /> I. Cơ sở lí luận của vấn đề<br /> Hoạt động phát triển thể  chất là hoạt động nhằm nâng cao thể  lực sức  <br /> khoẻ của trẻ: giúp trẻ phát triển các kĩ năng vận động đồng thời giúp trẻ có một  <br /> sức khoẻ tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hoà, không những thế  còn giúp phát <br /> triển ngôn ngữ và phát triển nhận thức.<br /> Trong quá trình tham gia các hoạt động thể  chất trẻ  còn được phát triển <br /> thêm cả  về  mặt tình cảm­ xã hội cũng như  thẩm mỹ. Hoạt động thể  chất làm <br /> thỏa mãn nhu cầu vận động của trẻ, tạo cho tinh thần trẻ được sảng khoái, vui <br /> vẻ, giúp phát triển mối quan hệ giữa cô và trẻ cũng như phát triển tốt mối quan  <br /> hệ bạn bè trong phối hợp vận động cùng các bạn. Cơ thể khoẻ mạnh, phát triển <br /> cân đối, hài hoà là một biểu hiện của nét đẹp về  hình thể. Những bài tập vận  <br /> động có nhịp điệu kết hợp với âm nhạc giúp trẻ cảm nhận được sâu sắc về nhịp <br /> điệu, thể hiện tốt hơn, đẹp hơn các động tác và nhất là các hoạt động phát triển <br /> các cử động bàn tay, ngón tay giúp phát triển các vận động tinh tế khéo léo đặc  <br /> biệt là hoạt động tạo hình…giúp trẻ  trí tưởng tượng sáng tạo. Nhưng trên thực  <br /> tế trong trường mầm non nói chung và lớp mẫu giáo 5 tuổi nói riêng việc cho trẻ <br /> hoạt động phát triển thể  chất chưa làm được điều đó,  chưa tích cực linh hoạt  <br /> sáng tạo vẫn còn mang tính chất đơn điệu, cứng nhắc, gò bò vì  ở  lứa tuổi này  <br /> trẻ  “ Học mà chơi – chơi mà học’’, hình thức tổ  chức chưa sáng tạo hấp dẫn,  <br /> dẫn đến hoạt động chưa đạt hiệu quả  cao, trẻ  chưa hứng thú tham gia vào các <br /> hoạt động. Chính vì thế tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp hướng dẫn <br /> <br /> 4<br /> cho giáo viên để  gây hứng thú trong  hoạt động giáo dục thể  chất cho trẻ  mẫu <br /> giáo 5 tuổi được tốt hơn .<br /> II. Thực trạng vấn đề: <br /> Trong năm học 2018­ 2019 trường có tổng số lớp 5 tuổi là 7, tổng số trẻ 5 <br /> tuổi: 125 cháu. Giáo viên dạy lớp 5 tuổi: 14<br /> Trường mầm non Hoa Pơ  Lang là ngôi trường trong những năm gần đây <br /> luôn đi đầu trong công tác thi đua dạy tốt, chăm sóc, giáo dục trẻ tốt của huyện  <br /> và đã đạt nhiều thành tích xuất sắc chất lượng giáo dục không ngừng được nâng <br /> cao. <br />             Trong các nội dung giáo dục thì giáo dục thể  chất là một trong những <br /> nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non và có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát  <br /> triển của trẻ  nên được các trường quan tâm, chính vì vậy tôi luôn mong muốn <br /> mang lại cho các con một môi trường giáo dục tốt nhất, giúp các con mạnh dạn  <br /> tự tin trong giao tiếp, biết quan tâm chia sẻ, có một sức khỏe tốt và thể hiện hết <br /> khả  năng cuả  mình thông qua các họa động trong trường mầm non. Để  thực <br /> hiện mục tiêu đó đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên, <br /> học sinh 5 tuổi trong trường tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: <br />            1. Thuận lợi và khó khăn.<br />            a. Thuận lợi<br />           ­ Được sự chỉ đạo sát sao của Phòng Giaó dục và đào tạo, sự quan tâm của  <br /> cụm chuyên môn, sự giúp đỡ của nhà trường.<br /> ­ Sự tạo điều kiện thuận lợi của chính quyền địa phương trong việc tuyên <br /> truyền với phụ huynh học sinh. <br /> ­ Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi để  cho giáo viên học tập lẫn  <br /> nhau qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề về phát triển vận động  cho  <br /> trẻ và thực hành luyện tập . <br /> ­ Qua thời gian học tập công tác tôi được tham dự  một số  tiết chuyên đề <br /> trong huyện về các tiết dạy phát triển vận động cho trẻ. <br /> ­ Khuôn viên sân chơi vận động rộng thuận lợi cho các hoạt động giáo dục <br /> phát triển vận động.<br /> b. Khó khăn  <br />      Phát triển vận động cho trẻ mầm non là việc làm thường ngày của các cô  <br /> giáo khi trực tiếp dạy dỗ  các cháu ở trường mầm non. Song khi đi sâu vào hoạt  <br /> động phát triển vận động vẫn còn gặp một số khó khăn, hạn chế  sau:<br />     ­ Trường có quá nhiều điểm lẻ  (7 điểm trường) nên việc bố  trí thời gian  <br /> cho hoạt chuyên môn còn hạn chế.<br />     ­ Một số điểm lẻ trẻ 5 tuổi còn phải học ghép với các độ tuổi khác.<br /> <br /> 5<br />     ­ Một số giáo viên còn hạn chế trong việc sáng tạo các động tác tập luyện  <br /> kết hợp với nhạc cho trẻ nghe và thực hành tập luyện .<br />      ­ Phòng hoạt động giáo dục thể  chất chưa có, phòng học cũ không đúng <br /> quy cách nên còn nhiều  ảnh hưởng đến việc cho trẻ  làm quen với một số  hoạt <br /> động thể chất.<br />     ­ Đôi khi  còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết nên các hoạt động ít được  <br /> tổ chức ngoài trời nhằm tạo không gian thoải mái cho trẻ được vận động .<br />          ­ Tài liệu tham khảo về giáo dục phát triển vận động còn thiếu nên hạn  <br /> chế trong việc nghiên cứu của cán bộ quản lý, giáo viên.<br />          ­ Một số dụng cụ thể dục chưa phù hợp, chưa đầy đủ, chưa phong phú . <br /> 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.<br /> Tìm hiểu thực trạng về hoạt động phát triển vận động ở các lớp 5 tuổi tại <br /> thời điểm học kì I năm học 2017­2018 khi chưa áp dụng các biện pháp phát triển  <br /> vận động kết quả như sau:<br /> <br /> Các tiêu chí của trẻ Học kì I năm học 2018­2019<br /> Số cháu Tỷ lệ<br /> <br /> Mức độ hứng thú của trẻ khi tham gia giáo  85/ 125 68 %<br /> dục phát <br /> triển vận động<br /> <br /> Nắm được đầy đủ bài tập vận động 98/125 78,4 %<br /> <br /> Có kỷ năng vận động 83/125 66,4%<br /> <br /> Vận động thô  94/ 125 75,2 %<br /> <br /> Vận động tinh 89/125 71,2 %<br /> <br /> Trẻ suy dinh dưỡng vừa và nặng 16/125 12,8%<br /> <br /> Trẻ thấp còi độ 1 và 2 19/125 15,2%<br /> <br /> Qua bảng số liệu trên ta thấy, đầu năm học mức độ  hứng thú của trẻ  khi  <br /> tham gia và hoạt động phát triển thể  chất còn thấp, kỹ  năng thực hiện các vận <br /> đông thô và vận động tinh cón thấp, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và tấp còi còn cao.<br /> III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: <br /> Dựa vào mục tiêu giáo dục thể chất nhằm giúp trẻ  khỏe mạnh, cân nặng <br /> và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi. Thực hiện được các vận động <br /> <br /> 6<br /> cơ  bản vững vàng, đúng tư  thế. Có khả  năng phối hợp các giác quan và vận  <br /> động nhịp nhàng biết định hướng trong không gian. Có kỹ  năng trong một số <br /> hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay. Có một số hiểu biết về thực phẩm và ích <br /> lợi của việc ăn uống đối với sức khỏe. Có một số thói quen, kỹ năng tốt trong ăn  <br /> uống, giữ gìn sức khỏe và đảm bảo an toàn cho bản thân. Đây là một việc cần <br /> thiết vì nó mang lại cho mỗi đứa trẻ niềm vui, sự tự tin, sự mạnh dạn và có một <br /> sức khỏe tốt tham gia vào tất cả các hoạt động trong gia đình, trong nhà trường  <br /> và xã hội. <br /> <br /> <br /> Giải pháp 1: Nâng cao công tác quản lý chỉ đạo chuyên môn<br /> Biện pháp 1: Chỉ đạo  giáo viên dạy lớp 5 tuổi lập kế hoạch tổ chức thực  <br /> hiện môn phát triển vận động<br />     Dựa trên kế  hoạch của Phòng Giaó dục và Đào tạo, kế  hoạch của nhà  <br /> trường và căn cứ vào nội dung trong chương trình theo độ tuổi từ đó tôi xây dựng <br /> kế  hoạch chung để  có hướng bồi dưỡng cho giáo viên trong năm học. Căn cứ <br /> vào thời gian, thời điểm thực hiện bài tập ở vào giai đoạn nào của chương trình <br /> năm học; Căn cứ  vào mức độ  phát triển, khả  năng thực tế  của trẻ, tôi hướng <br /> dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch nội dung các vận động tập luyện cho trẻ, xác <br /> định độ khó của từng bài tập và sắp xếp theo trình tự để đưa vào hướng dẫn trẻ <br /> cho phù hợp đi từ dễ đến khó đảm bảo củng cố, phát triển những vận động trẻ <br /> đã biết, đồng thời chuẩn bị  cho những kỹ  năng vận động cao hơn. Nội dung <br /> trong chương trình đã được trình bày theo từng loại vận động và theo mức độ <br /> tăng dần từ dễ đến khó, đồng thời phù hợp với từng chủ đề chủ điểm, phù hợp <br /> với các hoạt động khác và các sự kiện. <br />         Sau khi hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch nội dung các vận động tập <br /> luyện cho trẻ tôi tiếp tục hướng dẫn kỹ  cho giáo viên về  cách  xây dựng “góc  <br /> vận động”. Xây dựng góc vận động , để  thuận tiện cho trẻ  sử  dụng và tuyên <br /> truyền đến tất cả  các bậc phụ  huynh, phải chọn vị  trí trước cửa lớp. Biết sắp <br /> xếp các đồ  dùng dụng cụ  để  cho trẻ  dễ  lấy, dễ  sử  dụng. đến mỗi hoạt động <br /> như  thể  dục sáng, giờ  học thể  dục, hoạt động ngoài trời trẻ  có thể  tự  lấy đồ <br /> dùng đồ chơi phù hợp với vận động mà giáo viên yêu cầu. Ngoài ra khi xây dựng  <br /> góc vận động trẻ  có thể  tự  tham gia vận động khi trẻ  dược bố  mẹ  đón và cho <br /> chơi  ở  sân trường, trẻ  có thể  rủ  bạn cùng tập lại bài tập mà buổi sáng đã học <br /> cho bố mẹ xem. Khi xây dựng góc vận động trẻ của các lớp tiến bộ nhiều hơn,  <br /> trẻ tham gia vận động tự nhiên và tích cực hơn, đồng thời phụ huynh thấy được <br /> rõ hơn tầm quan trọng của giáo dục thể chất, họ quan tâm hơn đến sự vận động  <br /> của con mình, xem với vận động này, vận động kia con mình thực hiện được  <br /> <br /> <br /> 7<br /> đến đâu, có thực hiện tốt bài tập không, có mạnh dạn tự tin khi trèo thang hay đi  <br /> trên cầu thăng bằng không…<br /> Biện pháp 2: Hướng dẫn giáo viên trong việc chuẩn bị điều kiện và đảm  <br /> bảo an toàn phục vụ giáo dục thể chất cho trẻ.<br />    Thông qua các cuộc họp chuyên môn và các hoạt động dự giờ thăm lớp tôi <br /> thường xuyên động viên và nhắc nhở giáo viên kỹ các vấn đề môi trường học tập, <br /> dụng cụ và đồ dùng luyện tập.<br /> * Môi trường học tập:<br /> ­ Muốn trẻ hứng thú với giáo dục thể chất thì việc đầu tiên phải gây hứng  <br /> thú cho trẻ  khi tới lớp học, trẻ  có sự  yêu thương, thích đến lớp thì trẻ  mới có <br /> hứng thú tham gia các hoạt động khác.Vì thế môi trường học tập tốt sẽ khuyến  <br /> khích trẻ tích cực hoạt động ­ việc xây dựng môi trường học tập phù hợp và hấp <br /> dẫn trẻ là vô cùng cần thiết.<br /> Đối  với  lớp  học  ngay   từ   đầu  năm  nên  trang  trí  lớp   đẹp  theo  các   chủ <br /> điểm để gây hứng thú cho trẻ khi tới trường, với mỗi chủ điểm giáo viên luôn có <br /> sự  thay đổi phù hợp, gợi mở ý tưởng sáng tạo của trẻ  trong hoạt động góc tạo <br /> các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp học.                     <br /> Từ  việc cô cho trẻ  tham gia tạo ra các sản phẩm trẻ  được phát triển các  <br /> vận động tinh như: cắt dán, cầm nắm, vẽ, tô màu… qua đó trẻ  thấy thích thú <br /> tham gia các hoạt động dưới sự động viên khuyến khích của cô.<br /> Môi trường ngoài lớp học các cô giáo trong trường cùng phối hợp bố  trí <br /> thời gian để thay đổi tạo quang cảnh sự phạm mới mẻ hấp dẫn. Đồ  chơi ngoài <br /> trời trường bố trí sắp xếp tạo khoảng trống của sân trường cho trẻ tập thể dục  <br /> sáng, trường có sân phát triển vận động với nhiều dụng cụ tập luện hấp dẫn để <br /> trẻ  tham gia các hoạt động phát triển thể  chất. Bên cạnh đó là việc trồng cây,  <br /> chăm sóc cây cũng được tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động lao động ngoài trời <br /> từ  đó trẻ hứng thú tham gia hoạt động này như  chăm sóc cây, tưới cây… Từ  đó <br /> giúp trẻ phát triển và nắm được các kiến thức kí năng theo yêu cầu của chương  <br /> trình.<br />   Ví dụ: Tổ  chức hoạt động giáo dục thể  chất củng cố  rèn luyện kĩ năng <br /> cho nội dung chính của hoạt động, tổ  chức cho trẻ  leo trèo lên các thiết bị  chơi <br /> ngoài trời hoặc leo lên bước xuống qua các bậc thang của trường… hay chơi các <br /> trò chơi vận động, trò chơi dân gian ở ngoài sân trường và một số đồ  dùng khác <br /> do giáo viên thiết kế.<br />      Môi trường đa dạng, phong phú hấp dẫn sẽ gây hứng thú cho trẻ và tạo ra  <br /> kết quả  của hoạt động cao nhất. Từ  đó góp phần hình thành và nâng cao mối <br /> <br /> 8<br /> quan hệ thân thiện giữa cô và trẻ, giữa trẻ  và giáo viên. Sau khi giáo viên chú ý <br /> khi thực hiện trong môi trường học tập, tôi nhận thấy trẻ  tham gia sôi nổi hơn <br /> với các hoạt động đặc biệt là hoạt động giáo dục thể chất.<br /> * Dụng cụ, đồ dùng tập luyện:<br /> ­ Thông qua các hoạt động trong trường mầm non đặc biệt là hoạt động <br /> giáo dục thể chất thì đồ dùng học tập cho trẻ cũng không kém phần quan trọng. <br /> Sử dụng đồ dùng trực quan là một biện pháp vô cùng quan trọng trong hoạt động <br /> giáo dục thể chất đối với trẻ đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao kết quả <br /> của trẻ. Do đó tôi luôn động viên, nhắc nhở  giáo viên cho trẻ  sử  dụng những  <br /> dụng cụ phù hợp với từng bài tập. Có đồ  dùng trực quan đẹp hấp dẫn đa dạng <br /> phong phú làm cho hoạt động thêm sinh động hấp dẫn khiến trẻ  hứng thú hơn <br /> nên đạt kết quả cao. Hiểu được điều này thì việc tạo ra các đồ dùng đồ chơi để <br /> giúp trẻ có điều kiện hoạt động đúng mục đích là việc làm hết sức cần thiết đối <br /> với các lớp học mầm non nhưng bên cạnh đó việc lựa chọn đồ  dùng dụng cụ <br /> tập luyện cho trẻ rất quan trọng đây là việc làm thường xuyên của người giáo <br /> viên phải quan tâm. Để làm được điều năm hằng năm tôi luôn tham mưu với nhà <br /> trường tổ chức hội thi giáo viên làm đồ dùng đồ  chơi tự tạo nhằm phục vụ cho  <br /> các hoạt động mang lại hiệu quả cao.<br />  Ví dụ: Như khi tổ chức cho trẻ tập thể dục sáng giáo viên thường xuyên  <br /> thay đổi đồ  dùng, bài hát phù: khi nào sử  dụng vòng thể  dục, khi nào gậy thể <br /> dục, nơ, cờ…sử  dụng các đồ  dùng này phù hợp với nội dung bài học và chủ <br /> điểm đang thực hiện<br /> Hay khi chuẩn bị đồ dùng cho trẻ vận động cơ bản giáo viên có thể trang  <br /> trí các đồ dùng học tập như cổng thể dục, tạo các đường hẹp bằng các dây hoa ­ <br /> thanh nhựa… có màu sắc hấp dẫn kích thích thu hút trẻ  vào giờ  hoạt động thể <br /> chất để đạt kết quả cao. Các loại đồ dùng phục vụ học tập của trẻ được cô tạo <br /> ra luôn tuân thủ nguyên tắc: bền chắc, không sắc nhọn, không có nguy cơ gây tai <br /> nạn cho trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ.<br />            Trong các trò chơi vận động giáo viên nghiên cứu và làm đồ dùng đồ chơi <br /> hướng dẫn trẻ sử dụng chơi có hứng thú và đạt kết quả cao<br />             Trong trường mầm non việc đảm bảo an toàn cho trẻ được đặt lên hàng  <br /> đầu, người giáo viên luôn lấy nhiệm vụ  an toàn cho trẻ   ở  mọi lúc mọi nơi là  <br /> trọng tâm kế hoạch đề ra. Trẻ cần được đảm bảo an toàn trong mọi hoạt động  <br /> có sự giám sát của giáo viên đó là với các đồ  dùng đồ  chơi, dụng cụ  luyện tập, <br /> địa điểm cho trẻ  hoạt động. Giaó viên cần quan tâm làm tốt công tác chuẩn bị: <br /> Sân tập, kiểm tra dụng cụ trước khi cho trẻ luyện tập. Đối với các đồ dùng như: <br /> ghế thể dục, thang leo… kiểm tra độ chắc trước khi cho trẻ sử dụng  nếu thấy  <br /> chưa chắc chắn có biện pháp sửa chữa ngay. <br /> 9<br /> Thông qua việc hướng dẫn trên tôi luôn có kế  hoạch kiểm tra thường  <br /> xuyên các hoạt động giáo dục thể chất của các lớp đặc biệt là trẻ 5 tuổi. Động <br /> viên kịp thời những giáo viên có các tiết dạy hay phù hợp, sáng tạo;biết cách tổ <br /> chức tốt các hoạt động vận động. Đồng thời nhắc nhở những giáo viên dạy còn <br /> mang tính hình thức, chưa thường xuyên, dạy chay …<br />   Biện pháp 3: Hướng dẫn giáo viên cách lồng ghép tích hợp các hoạt động  <br /> khác vào hoạt động thể chất:<br />      Để củng cố và nâng cao các bài tập trong phát triển vận động thì việc giáo  <br /> viên biết cách lồng ghép vào các môn học và các hoạt động khác là điều khá cần <br /> thiết cụ thể như:<br /> * Sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục thể chất:    <br />          ­ Nói đến giáo dục thể chất mọi người thường nghĩ tới sự khô khan, cứng  <br /> nhắc. Thật như vậy nếu không có biện pháp làm mềm hóa hoạt động học. Hoạt  <br /> động giáo dục thể chất khi có âm nhạc sẽ thấy hứng thú và phấn khởi hơn, giờ <br /> hoạt động của trẻ đạt kết quả cao hơn.<br />          Ví dụ: Khi dạy trẻ học chủ điểm “ Thế giới động vật’’ giáo viên có thể <br /> chọn nhạc bài: “ Con cào cào”, “Chú ếch con”…                 <br />          Hoặc có thể từ các bài hát vui nhộn, nhí nhảnh với nhịp 2/4 như bài  hát:  <br /> “Đàn gà con’’, “Đàn gà trong sân’’ cô cho trẻ kết hợp  khởi động được<br />          Hay: bài hát “ Con rùa chậm chạp’’­ kết hợp với trò chơi vận động<br />           Với 2 lời giáo viên có thể thay thế bằng rùa chạy thi cùng với báo, cùng  <br /> với chim hay một số con vật nào khác<br />            Tới phần hồi tĩnh, giáo viên cho trẻ  đi nhẹ  nhàng theo nhạc bài: “ Chim  <br /> bay”<br />           Hay bài:   Đất nước của những giấc mơ<br /> Trẻ làm động tác theo nội dung của bài hát đi nhẹ nhàng 1­2 phút<br />  Với mỗi chủ điểm giáo viên nên lựa chon các bài hát có nội dung phù hợp <br /> với chủ  điểm để  đưa vào dạy trẻ. Chọn lựa các bài hát vui nhộn gây hứng thú  <br /> với trẻ. Giaó viên cần hiểu một điều là âm nhạc và vận động liên kết với nhau  <br /> từ lúc trẻ chào đời và kéo dài suốt thời kỳ thơ ấu.<br />          * Tổ chức các hội thi trong hoạt động giáo dục thể chất.<br />     Như chúng ta đã biết một trong những cách thức mang lại hiệu quả cao và <br /> hào hứng cho trẻ mà ai cũng biết đó là việc tổ  chức dưới hình thức hội thi. Do <br /> vậy trong hoạt động giáo dục thể chất trẻ tham gia hoạt động tích cực thì người <br /> giáo viên phải lôi cuốn thu hút trẻ  vào hoạt động một cách thoải mái không gò  <br /> 10<br /> bó gây hứng thú cho trẻ. Dựa vào mục đích của chương trình giáo dục mầm non:  <br /> Làm sao để tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm sáng tạo, thể hiện mình và trẻ <br /> có nhu cầu bộc lộ mình qua vận động’’. Từ đó xây dựng các hội thi vào các hoạt  <br /> động giáo dục thể  chất để  mọi trẻ  đều được tham gia tích cực vào các hội thi <br /> đó.<br /> Khi dạy trẻ  chủ  điểm Tết và mùa xuân, giáo viên có thể  tổ  chức cho trẻ <br /> tham gia hội thi: Ngày hội mùa xuân<br /> Ví dụ: Với hoạt động giáo dục thể  chất là:  Lăn bóng và di chuyển theo  <br /> bóng, trò chơi ­ Nhảy lò cò<br /> + Khởi động: Cho trẻ lên tàu tới tham dự hội thi<br /> + Bài tập phát triển chung: Phần thi đồng diễn ( Trẻ tập các động tác thể <br /> dục theo hiệu lệnh của cô hoặc theo lời bài hát về chủ điểm này<br /> +Vận động cơ  bản: Phần thi Ai khéo hơn ai ( Trẻ  lăn bóng và di chuyển <br /> theo bóng)<br /> + Trò chơi: Phần thi : Nhảy đẹp (Trẻ nhảy lò cò)<br /> + Hồi tĩnh: cho trẻ thể hiện niềm mơ ước của mình (đi nhẹ nhàng )<br /> Với các nội dung xuyên suốt trong hội thi của ngày hội như  vậy trẻ  thể <br /> hiện và hứng thú tích cực tham gia hoạt động. Bên cạnh đó cô chọn lựa các nội <br /> dung giáo dục cho trẻ biết về truyền thống, phong tục, tập quán của địa phương <br /> quê hương của đất nước con Người Việt.<br /> * Sử  dụng thơ, truyện, đồng dao, ca dao trong hoạt động giáo dục thể  <br /> chất:<br /> ­ Thực tế hiện nay tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mầm non  <br /> đặc biệt là trẻ  mẫu giáo 5 tuổi không chỉ  phát triển vận động mà còn giúp trẻ <br /> đang trên đà phát triển về lĩnh vực ngôn ngữ, văn học, nghệ  thuật. Với mỗi đề <br /> tài, giáo viên tìm hiểu nghiên cứu kĩ trước khi dạy để xây dựng bài theo chủ đề <br /> một câu chuyện để kích trẻ sự tò mò hấp đẫn trẻ hoạt động được tốt hơn<br />  Ví dụ: Hoạt động giáo dục thể chất với nội dung thực hiện “ Bật vào 5 ô  <br /> ­trèo lên xuống ghế’’ – chủ điểm gia đình.<br /> Giáo viên có thể sử dụng truyện: Tích Chu, cô dẫn dắt cho trẻ biết là giúp <br /> bạn Tích Chu đi lấy nước bà uống để bà Tích Chu trở lại thành người, đường đi  <br /> lấy nước khó khăn và phải trải qua nhiều sông, suối gồ ghề  khấp khểnh, vượt <br /> qua nhiều chặng đường nguy hiểm<br /> + Phần khởi động: Cho trẻ đi lên tàu<br /> <br /> <br /> 11<br /> + Trọng động: Tập luyện cùng nhau bật qua những chiếc vòng sau đó trèo <br /> lên xuống ghế. Tiếp theo đó tôi cho trẻ thi đua giữa các tổ với nhau, trẻ rất hứng <br /> thú tích cực tham gia hoạt động .<br /> + Phần hối tĩnh: Bạn Tích Chu có gửi tặng mỗi bạn 1 niềm mơ  ước bay  <br /> tới đất nước của những giấc mơ đẹp<br />         Ngoài các câu chuyện, còn áp dụng các bài thơ, ca dao, đồng dao để  gây <br /> hứng thú dạy trẻ kích thích trẻ tích cực tham gia các hoạt động<br /> Ví dụ: Khi cho trẻ chơi trò chơi vận động: Chuyền bóng, tôi cho trẻ  đọc <br /> các câu thơ:<br />                                      Không có cánh mà bóng biết bay<br />                                      Không có chân mà bóng biết chạy<br />                                      Nhanh nhanh bạn ơi xem ai tài ai khéo<br />                                      Cùng nhau đau nào, cùng nhau thi nào.<br />      Đồng thời kết hợp với đọc thơ  trẻ  chơi vận động nhịp nhàng và thi đua  <br /> cùng các bạn<br />     Hay như cho trẻ đọc các bài đồng dao: Rồng rắn lên mây, Thả đỉa ba ba… <br /> qua đó trẻ  thấy mạnh dạn và tự  tin hơn đồng thời các tố  chất thẻ  lực của trẻ <br /> cũng được phát triển<br /> * Sử dụng trò chơi dân gian trong hoạt động giáo dục thể chất:<br /> ­ Các trò chơi dân gian được hình thành và ông cha ta truyền từ  đơì này <br /> sang đời khác trải nghiệm qua thực tế cuộc sống con người. Những trò chơi dân <br /> gian đó theo ta từ  khi sinh ra và lớn lên, đi vào cuộc sống và còn đọng lại mãi <br /> trong tâm hồn chúng ta đó là những hình ảnh về quê hương đất nước về gia đình <br /> và tuổi ấu thơ.<br />   Trò chơi dân gian thường được tổ chức trong các dịp vui chơi hội hè nhằm  <br /> phát triển các tố  chất thể  lực. Hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ: Học mà <br /> chơi­ chơi mà học nên việc sử dụng trò chơi được tôi luôn quan tâm áp dụng khi  <br /> tổ chức các hoạt động, chính vì vậy nó đã giúp trẻ tiếp thu được kiến thức một <br /> cách nhẹ nhàng thoải mái<br />           Giáo viên có thể vận dụng các trò chơi dân gian phù hợp với kiến thức và  <br /> tuân thử nguyên tắc vừa sức của trẻ.<br /> Ví dụ: Với trò chơi: Ai ném xa nhất, tôi có thể thay thế và đưa trò chơi dân  <br /> gian: ném còn vào dạy trẻ <br /> <br /> <br /> <br /> 12<br /> Hay đối với các trò chơi củng cố  phát triển cơ  tay, hông cho trẻ  chơi trò  <br /> chơi : Đua thuyền<br />   Với các trò chơi dân gian thường đi sâu vào tiềm thức của trẻ, trẻ  thấy <br /> như mình đang được học được chơi ở nhà với người thân, trẻ thể hiện hết khả <br /> năng, năng lực của bản thân đồng thời tính trách nhiệm cộng đồng của trẻ cũng <br /> được phát huy.<br />         Ví dụ: Khi cho trẻ chơi trò chơi vận động: Ai nhanh nhất, tôi lựa chọn và <br /> thay thế bằng trò chơi: Rồng rắn lên mây, ở trò chơi này với yêu cầu người lớn <br /> làm đầu rắn phải thể hiện rõ trách nhiệm giữ đầu rắn, ngăn chặn giúp các bạn<br /> Từ việc đưa trò chơi dân gian vào thay thế các nội dung trò chơi vận động <br /> trong bài học trẻ  thấy hứng thú tích cực học tập và nội dung kết quả  học cao  <br /> hơn.<br /> * Khuyến khích tính tự giác và tích cực ở trẻ.<br /> Bởi giáo dục thể chất cho trẻ là một quá trình sư phạm, cho nên giáo viên <br /> không những phải dạy cho trẻ  biết bắt chước, mô phỏng, làm đúng được các <br /> động tác vận động mà còn phải thực hiện nhiệm vụ  bồi dưỡng cho trẻ những <br /> phẩm chất đạo đức, mà tiêu biểu trong đó là ý thức tự  giác, tích cực, khả  năng <br /> chịu đựng và tập trung ý chí trong hoạt động thể  dục thể  thao. Những giờ  học <br /> giáo dục thể chất thường đòi hỏi trẻ phải vận động tích cực, đôi khi điều đó quá  <br /> dồn dập so với những hoạt động thường ngày của trẻ, bên cạnh đó, cơ  thể  trẻ <br /> còn non nớt, khả  năng tập trung kém, khiến trẻ  khó mà theo kịp được nội dung  <br /> bài học. Nhiệm vụ của cô là phải thường xuyên bồi dưỡng cho trẻ có thói quen  <br /> lắng nghe những lời chỉ  bảo trong quá trình tập luyện, đồng thời cũng khuyến <br /> khích trẻ  tự  giác tích cực trong hoạt  động. Kèm theo đó cô cũng cần không  <br /> ngừng cải tiến phương pháp dạy, lựa chọn nội dung cho phù hợp với đặc điểm <br /> tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ, để  trẻ  có thể  theo kịp bài học một cách tự  nhiên  <br /> nhất. Trẻ tích cực tham gia hoạt động.<br /> Biện pháp 4: Hướng dẫn giáo viên trong việc xây dựng bài tập vận động  <br /> đảm bảo tính khoa học và hệ  thống, đảm bảo tính vừa sức và coi trọng đặc  <br /> điểm cá nhân của trẻ<br />  Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, giới tính, sức khỏe, trình độ, <br /> khả năng tiếp thu của trẻ mầm non. Do vậy ngay trong từng giai đoạn từng thời  <br /> điểm giáo viên gần gũi trẻ, thật sự  chú ý đến trẻ  để  phân loại từng đối tượng  <br /> để xây dựng bài tập sao cho phù hợp với trẻ, cân đối vận động giữa chân và tay,  <br /> giữa cơ quan vận động và cơ quan nội tạng, giữa các tố chất nhanh, mạnh, bền,  <br /> khéo của cơ  thể…Việc giảng dạy giáo dục thể  chất cần phải có hệ  thống cụ <br /> thể và toàn diện như vậy, và cần nâng dần độ khó của các bài tập để cơ thể trẻ <br /> <br /> 13<br /> quen dần với vận động, các cơ quan và hệ thống trong cơ thể tăng dần khả năng <br /> thích ứng. <br /> Trong khi đưa các vận động các nội dung tổ  chức hoạt động cho trẻ  vận <br /> động cũng cần lưu ý dạy từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, khối lượng  <br /> vận động từ  ít đến nhiều, và phải thường xuyên luyện tập, thường xuyên theo <br /> dõi, cập nhật tình trạng phát triển của trẻ để  làm cơ  sở  xây dựng các hệ  thống  <br /> tập luyện về sau. Khi tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất, cần phải hiểu rõ  <br /> đặc điểm cá nhân của trẻ  để  từ  đó xây dựng chương trình vận động, nội dung, <br /> phương pháp và khối lượng vận động sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu của <br /> trẻ. <br /> Nếu bài dạy có nội dung quá đơn giản, khối lượng vận động quá ít sẽ <br /> khiến tác dụng rèn luyện cơ  thể  không cao và cũng khiến cho người tập không <br /> hứng thú. Ngược lại, nếu nội dung và lượng vận động quá cao có thể  sẽ  khiến  <br /> trẻ sợ hãi và không tiếp thu được bài tập. Bên cạnh đó, trong một lớp học, trình  <br /> độ  và sức khỏe của học sinh là không đồng đều, giáo viên ngoài việc quan tâm <br /> đến sức khỏe chung của toàn lớp còn cần phải tìm cách hướng dẫn riêng và giúp <br /> đỡ  từng trẻ  cá biệt trong lớp. Biện pháp này cần được thực hiện dựa trên sự <br /> quan tâm và thấu hiếu đặc điểm cá nhân từng trẻ của giáo viên. <br /> Giaỉ pháp 2: Làm tốt công tác tuyên truyền<br /> Biện pháp 1: Tổ chức cho trẻ giao lưu vận động thông qua các lễ hội, hội  <br /> thi và củng cố nâng cao vận động mọi lúc mọi nơi<br /> ­ Ngay từ đầu năm học tôi trực tiếp xây dựng kế hoạch và tham mưu với  <br /> Nhà trường tổ chức các hội thi như “ Bé tham gia giao thông”, “ Bé vui khỏe”…<br /> cho trẻ để trẻ có cơ hội giao lưu, thể hiện sự phát triển về thể chất của trẻ.<br /> ­ Bên cạnh đó hướng dẫn giáo viên tổ  chức tốt các ngày lễ  hội. Khi trẻ <br /> đến trường học trẻ  được tham gia học tập vui chơi cùng các bạn  ở  lớp của  <br /> mình. Để mở rộng mối quan hệ bạn bè không những ở trong lớp mà với các bạn  <br /> ở  lớp khác để  trẻ  được giao lưu học hỏi, giúp trẻ  mạnh dạn tự  tin trong giao  <br /> tiếp, mạnh dạn chia sẻ cảm xúc và thể hiện mình, trẻ giao lưu và trực tiếp tham  <br /> gia hoạt động giáo viên cho trẻ  tham gia giao lưu cùng các trẻ  khác trong khối, <br /> trong các chủ đề và ngày lễ hội:<br />  Ví dụ: Vào ngày Tết trung thu cô giáo ở lớp tổ chức cho trẻ giao lưu kéo  <br /> co cùng các bạn trong khối mẫu giáo lớn, khi được tham gia giao lưu trẻ  rất <br /> phấn khởi trẻ vận đọng hết sức mình kéo co để giành phần thắng về mình.<br /> ­ Thông qua các hội thi, các lễ hội không chỉ tuyên truyền sâu rộng tới các <br /> bậc phụ  huynh về  công tác chăm sóc giáo dục trẻ   ở  trường mầm non mà còn <br /> đồng thời cho phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục thể  chất  <br /> 14<br /> để trẻ phát triển toàn diện. Từ đó phụ huynh có sự nhận thức đúng đắn về Giaó  <br /> dục mầm non để có sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhà trường và gia đình. Thông <br /> qua hội thi trẻ được giao lưu, thể hiện được khả năng của mình trẻ tự tin, mạnh  <br /> dạn hơn trong mọi hoạt động. Đồng thời thông qua đó tạo điều kiện cho giáo <br /> viên, trẻ    phát huy sự  sáng tạo, linh hoạt, nhạy bén trong mọi hoạt động của <br /> mình.<br /> ­ Tổ  chức cho trẻ  tham gia vận động  ở  mọi lúc, mọi nơi để  củng cố  và  <br /> nâng cao khả năng vận động cho trẻ <br /> Biện pháp 2 : Làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh học sinh <br />      Sinh thời Bác Hồ  thường nhắc nhở  các nhà giáo phải mật thiết liên hệ <br /> với gia đình học trò : Gia đình, nhà trường, xã hội là 3 yếu tố không thể thiếu rời <br /> nhau. Bởi vì giáo dục nhà trường chỉ  là một phần, còn cần có sự  giáo dục của  <br /> ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được  <br /> tốt hơn.<br /> Trường mầm non là nơi cha mẹ  trẻ  tin tưởng và gửi gắm tất cả  vào cô <br /> giáo, trẻ  có chăm ngoan khỏe mạnh cha mẹ mới tin tưởng và yên tâm với công <br /> việc. Hàng ngày trẻ tới trường cô chăm sóc cho từ bữa ăn giấc ngủ tới các hoạt  <br /> động vui chơi. Với quãng 2/3 thời gian  ở  cùng với cô, việc trẻ  được tập luyên <br /> phát triển thể chất là vấn đề không thể thiếu trong hoạt động học tập của trẻ và  <br /> cha mẹ cũng nhận thức thấy rõ tầm quan trọng của việc này.<br />   Hiểu được mối quan tâm của phụ huynh học sinh trong việc chăm sóc giáo <br /> dục và phát triển toàn diện cơ thể cho trẻ, nhận thức rõ trách nhiệm của người  <br /> giáo viên mầm non, tôi suy nghĩ và tìm cách hướng dẫn giáo viên vận dụng với  <br /> thực tế  tại lớp của trường mình. Do vậy giáo viên cần làm tốt công tác tuyên  <br /> truyền thông qua các cuộc họp phụ huynh đầu, giữa và cuối năm; thông qua các <br /> hội thi và tận dụng thời gian lúc đón và trả trẻ.<br /> Phối kết hợp với phụ  huynh trong việc hỗ  trợ  nguyên vật liệu để  giáo <br /> viên thiết kế  đồ  dùng, đồ  chơi phục vụ  cho các hoạt động. phối kết hợp trong  <br /> việc cho trẻ  ôn lại những bài tập  ở  lớp cô đã dạy để  trẻ  thực hiện nhuần  <br /> nhuyễn hơn, sáng tạo hơn.<br /> IV. Tính mới của giải pháp: <br /> Giúp cho giáo viên biết lựa chọn và vận dụng những biện pháp tốt tổ chức <br /> các         hoạt động phát triển vận động cho trẻ, từ đó nâng cao chất lượng  công <br /> tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.<br /> Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động phát triển vận động<br /> Tỷ lệ trẻ suy dinh và thấp còi  hạ thấp.<br /> <br /> 15<br /> Trẻ phát triển cân đối, hài hòa.<br /> Huy động được nhà trường, phụ  huynh cùng tham gia vào hoạt động phát <br /> triển thể chất cho trẻ.<br /> V. Hiệu quả SKKN: <br /> Đối chiếu kết quả  khảo sát khi chưa áp dụng  hiện các biện pháp phát <br /> triển vận động cho trẻ và sau khi áp dụng các biện pháp phát triển vận động<br /> <br /> Các tiêu chí Học   kì   I   năm  Học   kì   I   năm  Sốtrẻ  Tỷ   lệ <br /> học 2017­2018 học 2018­2019 tăng  tăng   lên, <br /> lên,hạ  hạ  xuống <br /> Số  Tỷ lệ  Số  Tỷ lệ xuống  sau   khi <br /> cháu  cháu  sau   khi  thực hiện <br /> đạt thực  đề tài<br /> hiện   đề <br /> tài<br /> <br /> Mức   độ   hứng  85/ 125 68 % 115/125 92% Tăng 30 Tăng 24%<br /> thú   của   trẻ   khi <br /> tham   gia   giáo <br /> dục   phát   triển <br /> vận động<br /> <br /> Nắm   được   đầy  98/125 78,4 % 117/125 93,6% Tăng 19 Tăng <br /> đủ   bài   tập   vận  15,2%<br /> động<br /> <br /> Có kỷ  năng vận  83/125 66,4% 102/125 81,6% Tăng 19 Tăng <br /> động 15,2%<br /> <br /> Vận động thô  94/ 125 75,2 % 119/125 95,2% Tăng 25 Tăng 20%<br /> <br /> Vận động tinh 89/125 71,2 % 117/125 93,6% Tăng 28 Tăng <br /> 22,4%<br /> <br /> Trẻ   suy   dinh  16/125 12,8% 8/125 6,4% Giảm 8 Giảm <br /> dưỡng   vừa   và  6,4%<br /> nặng<br /> <br /> Trẻ  thấp còi độ  19/125 15,2% 11/125 8,8% Giảm 7 Giảm <br /> 1 và độ 2 6,4%<br /> <br /> 16<br />   ­ Qua bảng số liệu trên ta thấy, sau khi sử dụng các biện pháp và hình thức  <br /> tổ chức phát triển vận động thì kết quả phát triển vận động của trẻ có thể tăng  <br /> lên rõ rệt. <br /> ­ Dự kiến đối chiếu bảng số liêu trước và sau khi thực thực hiện các biện <br /> pháp phát triển và vận động cho trẻ thì các chỉ số về suy dinh dưỡng và thấp còi <br /> được hạ xuống, số trẻ thực hiện tốt các kỹ năng vận động thô và vận động tinh <br /> được tăng lên. Trẻ  hứng thú , tích cực tham gia hoạt động phát triển vận dộng  <br /> hơn.<br /> * Điều kiện để thực hiện sáng kiến<br /> ­ Đối với nhà trường: <br /> +Cần tiếp tục tham mưu với các cấp để  có phòng giáo dục thể  chất cho  <br /> trẻ.<br /> + Bổ sung trang thiết bị ngoài trời tại một số điểm lẻ trong trường.<br /> ­ Đối với chuyên môn<br /> Cần xây dựng kế  hoạch hướng dẫn, kiểm tra cụ  thể  ngay từ   đầu năm  <br /> học,triển khai bồi dưỡng kịp thời cho giáo viên.<br /> ­ Đối với giáo viên: Xây dựng kế hoạch cụ thể cho lớp mình, chuẩn bị tốt  <br /> đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động. Không ngừng học hỏi để sáng tạo <br /> hơn trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ.<br /> Phần thứ ba: Kết luận, kiến nghị<br /> I. Kết luận: <br /> 1. Kết luận<br /> Thông qua kết quả  thể  hiện trên phiếu điều tra cũng như  quan sát trò <br /> chuyện, thông qua những buổi dự  giờ, tổ  chức cho trẻ 5 tuổi về giáo dục phát <br /> triển vận động  tại một số lớp trong trường nơi tôi công tác, tôi nhận thấy rằng <br /> giáo viên đưa nội dung giáo dục phát triển thể  chất rất phù hợp với nội dung  <br /> chương trình đổi mới. Giáo viên đã biết phối kết hợp, lựa chọn lồng ghép các <br /> biện pháp dạy giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 tuổi vào từng đề tài, từng <br /> chủ điểm một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với đặc điểm của lớp mình. Bên <br /> cạnh đó vẫn còn một số  giáo viên chưa quan tâm đến hoạt động này. Khi giáo  <br /> viên linh hoạt trong việc sử dụng phối kết hợp các biện pháp để  giáo dục phát  <br /> triển vận động thì trẻ hào hứng tích cực tham gia hoạt động. Giáo viên đã quan  <br /> tâm phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, có biện pháp phù hợp dạy trẻ  phát triển  <br /> thể chất sao cho đạt hiệu cao nhất và có tác động thực sự đến trẻ. Giaó viên đã <br /> <br /> 17<br /> khéo léo dẫn dắt, lôi cuốn trẻ  tích cực tham gia hoạt động. Mặt khác, một số <br /> giáo viên đã biết tạo tình huống và mở rộng kiến thức cho trẻ. Khi tổ chức dạy  <br /> trẻ phát triển thể chất cho trẻ, giáo viên cần phát huy tính tích cực sáng tạo của <br /> trẻ. Mỗi giáo viên cần phải có niềm say mê với nghề nghiệp, hết lòng vì trẻ thơ, <br /> luôn luôn tìm tòi, tiếp cận những cái mới để thu hút trẻ vận động một cách tích  <br /> cực nhất. Giáo viên phải nghiêm túc thực hiện tốt những biện pháp đã đề  ra để <br /> đạt hiệu quả cao hơn cho những năm sau.<br /> 2.Bài học kinh nghiệm<br /> Qua việc thực hiện: các biện pháp hướng dãn cho giáo viên gây hứng thú <br /> cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi tham gia hoạt động giáo dục thể chất trong trường mầm  <br /> non được tốt hơn, bản thân tôi đã đúc kết được bài học kinh nghiệm.<br />     Với   những kết   quả   đã  đạt  được  như  trên  đòi  hoỉ  người làm  công tác <br /> chuyên môn, giáo viên mầm non cần nghiên cứu thực hiện hình thức đổi mới, <br /> nội dung phương pháp theo các chủ  đề  cho phù hợp. Tạo môi trường lớp học <br /> phù hợp sáng tạo mang tính giáo dục cao. Giáo viên cần linh hoạt sáng tạo trong <br /> mọi hoạt động, tâm huyết với nghề, yêu thương, gần gũi, quan tâm giúp đỡ trẻ. <br /> Phối hợp thường xuyên với gia đình trong việc chăm sóc giáo dục trẻ<br />  Chuyên môn,giáo viên biết tiếp cận với các thông tin, nghiên cứu tài liệu, <br /> tập san, nghe đài, xem tivi, băng hình và sự  tìm tòi sáng tạo úng dụng đồ  dùng, <br /> đồ  chơi vào từng bài dạy, cung cấp truyền đạt đủ  nội dung kiến thức phù hợp <br /> với khả năng nhận thức của trẻ.<br /> II. Kiến nghị:  <br /> a. Đối với trường<br /> ­ Xây dựng kế  hoạch chỉ  đạo thực hiện chuyên đề  phát triển vận động <br /> xuyên suốt trong các năm học.<br /> ­ Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong việc: Nâng cao chất  l ượng giáo dục <br /> thể chất  thông qua đời sống hàng ngày đối với trẻ ở trờng mầm non.<br /> ­ Thực hiện tốt công tác tuyên truyền thông qua buổi họp phụ  huynh và <br /> giờ đón ­ trả trẻ.<br /> ­ Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá thường xuyên theo lịch về chất l­<br /> ượng Giáo viên, học sinh trong việc thực hiện chương trình.<br /> ­ Tham mưu với lãnh đạo Phòng giáo dục đầu tư   thêm trang thiết bị  đồ <br /> chơi phục vụ  cho hoạt động phát triển thể  chất  như:  Đồng  phục biểu diễn, <br /> dụng cụ thể dục như  : vòng, gậy, ghế , cổng chui, nơ, đích ném, bóng , băng đĩa <br /> thể dục....<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 18<br /> Nhà trường 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2