Biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Đinh Tiên <br />
Hoàng<br />
<br />
<br />
I. Phần mở đầu<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
Ngành Giáo dục và Đào tạo giữ một vai trò quan trọng, trong đó cấp tiểu học <br />
là cấp học nền tảng cho sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người, <br />
đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông. Vì vậy, việc đảm bảo chất lượng <br />
học tập cho học sinh tiểu học là yêu cầu cấp bách đối với nhà quản lý giáo dục.<br />
Hiện nay chúng ta đang tiến hành đổi mới giáo dục phổ thông, trong đó có <br />
giáo dục tiểu học, đồng thời tham gia hội nhập kinh tế thế giới, hoà mình vào xu <br />
thế toàn cầu hoá, do đó vấn để nâng cao trình độ lý luận và nghiệp vụ của giáo <br />
viên càng trở nên cấp bách. Một nhà trường mà lãnh đạo quan tâm, chỉ đạo giáo <br />
viên làm việc có hiệu quả thì chất lượng giáo dục mới được nâng cao và theo kịp <br />
xu hướng giáo dục của thời đại. Quá trình này đòi hỏi người lãnh đạo phải thể <br />
hiện bản lĩnh và năng lực của mình.<br />
Đội ngũ giáo viên là hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy <br />
học. Người cán bộ quản lý chuyên môn phải nhận thức đúng đắn vị trí quan trọng <br />
và tính đặc thù của hoạt động dạy học để có những biện pháp quản lí khoa học, <br />
sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Người cán bộ quản lí phải dành <br />
nhiều thời gian và công sức của mình cho công tác quản lý hoạt động dạy và học, <br />
có như thế chất lượng đào tạo của nhà trường mới được nâng cao, đáp ứng yêu <br />
cầu ngày càng cao của xã hội. <br />
Hoạt động quản lý chuyên môn cũng như quản lý đội ngũ giáo viên chính là <br />
nâng cao tư tưởng, chính trị, đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ cho họ. Tạo ra <br />
được đội ngũ vừa hồng vừa chuyên, đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất <br />
nước. Quản lý chuyên môn trong nhà trường có tầm quan trọng chiến lược, có tính <br />
chất quyết định chất lượng giáo dục và dạy học trong nhà trường. Bởi lẽ lao động <br />
sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu và <br />
toàn diện, luôn bổ sung cái mới nhằm hoàn thiện nghệ thuật sư phạm. <br />
Là một cán bộ quản lý công tác chuyên môn ở một trường tiểu học vùng thị <br />
trấn nhưng thuận lợi thì ít, khó khăn thách thức thì nhiều. Chất lượng giáo dục của <br />
Người thực hiện: Phạm Thị Huế Phó hiệu trưởng 1<br />
Biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Đinh Tiên <br />
Hoàng<br />
<br />
<br />
Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng tuy có bước chuyển biến trong những năm qua <br />
nhưng chưa ổn định, vẫn còn hạn chế so với yêu cầu giáo dục trong giai đoạn mới. <br />
Vì vậy bản thân tôi không khỏi trăn trở trước những khó khăn trong công tác quản <br />
lý. Do đó, để giải quyết những khó khăn, trăn trở bản thân tôi thiết nghĩ: việc <br />
nghiên cứu đề tài là một việc làm cần thiết đối với cán bộ quản lý công tác chuyên <br />
môn như tôi, là cơ sở cho việc quản lý chuyên môn đạt chất lượng cao. Để làm <br />
được điều này, ngay từ đầu năm học bản thân tôi đã tìm tòi, học hỏi và khai thác <br />
những cái hay, những cái mới cho bản thân mình, đồng thời rút ra cho bản thân bài <br />
học kinh nghiệm đúng đắn để làm phương châm cho quá trình quản lý sau này. <br />
Những cái hay, cái mới và những bài học kinh nghiệm đó được tôi rút ra từ trải <br />
nghiệm thực tế qua nhiều năm làm tổ trưởng tổ chuyên môn và Phó hiệu trưởng <br />
phụ trách chuyên môn ở trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, thị trấn Buôn Trấp, <br />
Huyện Krông Ana Tỉnh Đăk Lăk.<br />
Với suy nghĩ đó, tôi chọn đề tài "Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm <br />
nâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng” đề tài nghiên <br />
cứu thành công là cơ sở để tôi áp dụng trong quá trình làm công tác quản lý ở đơn <br />
vị mình, nhằm góp phần giải quyết những khó khăn, bất cập, đem lại chất lượng <br />
và hiệu quả dạy học ngày càng cao. Đồng thời cũng là một dịp để tôi trao đổi kinh <br />
nghiệm quản lý giáo dục trong công tác chuyên môn với các đơn vị trường bạn.<br />
2. Mục tiêu , nhiệm vụ của đề tài<br />
* Mục tiêu của đề tài<br />
Vấn đề mà đề tài đặt ra là làm thế nào để giữ vững và phát huy những thành <br />
tích dạy học mà nhà trường đã đạt được trong thời gian qua và làm thế nào để <br />
nâng cao tay nghề cho đội ngũ giáo viên, làm sao để mỗi giáo viên thấy được vị <br />
trí của mình trong xã hội, bản thân họ còn non yếu ở vấn để gì. Để từ đó họ tích <br />
cực hơn, có tinh thần phấn đấu để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và phấn đấu <br />
thực hiện tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” cũng <br />
như hướng tới xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ II và từng bước đáp ứng <br />
được yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục và của toàn xã hội.<br />
<br />
Người thực hiện: Phạm Thị Huế Phó hiệu trưởng 2<br />
Biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Đinh Tiên <br />
Hoàng<br />
<br />
<br />
Qua quá trình phân tích, nghiên cứu, thu thập thông tin về hoạt động chuyên <br />
môn, những vấn đề đặt ra trước mắt tại trường Đinh Tiên Hoàng, thông qua việc <br />
nghiên cứu, đánh giá thực trạng nhằm xây dựng hệ thống các giải pháp và biện <br />
pháp chỉ đạo và quản lý chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy và học ở trường <br />
Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, huyện Krông Ana.<br />
* Nhiệm vụ của đề tài<br />
Khảo sát tình hình thực tế chất lượng dạy học của giáo viên trong trường, đánh <br />
giá thực trạng công tác chuyên môn của nhà trường. Nêu ra những giải pháp tích cực <br />
để chỉ đạo, quản lý công tác chuyên môn của nhà trường qua các việc làm cụ thể hàng <br />
tuần, hàng tháng. Nêu được kết quả thực hiện trong 02 năm học, năm học 20152016 <br />
và học kì I năm học 20162017.<br />
Tìm ra một số biện pháp đổi mới phù hợp để chỉ đạo chuyên môn cho đội <br />
ngũ giáo viên thực hiện đạt hiệu quả. <br />
Nghiên cứu đề tài nhằm giải quyết những khó khăn tồn tại trong việc thực <br />
hiện chuyên môn, tạo động lực thúc đẩy chất lượng dạy và học. Đây chính là mục <br />
tiêu, nhiệm vụ mà tôi trình bày qua đề tài này.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu <br />
Các biện pháp quản lý chuyên môn của Phó hiệu trưởng nhằm nâng cao chất <br />
lượng dạy học ở trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk <br />
Lăk<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
Do điều kiện thời gian và khả năng nghiên cứu có hạn, nên đề tài chủ yếu <br />
nghiên cứu biện pháp quán lý chuyên môn của Phó hiệu trưởng nhằm nâng cao <br />
chất lượng dạy học ở trường Tiểu học.<br />
Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi hoạt động dạy học và công tác quản <br />
lý hoạt động dạy học ở trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, huyện Krông Ana. <br />
Thời gian: Năm học 2015 – 2016 và học kì I năm học 20162017.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Phạm Thị Huế Phó hiệu trưởng 3<br />
Biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Đinh Tiên <br />
Hoàng<br />
<br />
<br />
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài tôi đã sử dụng các <br />
phương pháp sau: <br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu<br />
Phương pháp quan sát<br />
Phương pháp điều tra <br />
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của đối tượng<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lí giáo dục<br />
Phương pháp phân tích các nhân tố<br />
Phương pháp thống kê, phân tích số liệu<br />
II. Phần nội dung<br />
1. Cơ sơ lý luận<br />
Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đội <br />
ngũ giáo viên Tiểu học là lực lượng quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục, <br />
đảm bảo mọi thành công của chủ trương đổi mới giáo dục đông thời là người trực <br />
tiếp thực hiện mục tiêu: “Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những <br />
cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, <br />
thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.” <br />
( Điều 27 Luật Giáo dục)<br />
Điều 15 Luật Giáo dục đã nêu: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc <br />
đảm bảo chất lượng giáo dục”. Điều đó khẳng định, muốn có được chất lượng <br />
học sinh cao thì đội ngũ giáo viên phải được đảm bảo cả về số lượng và chất <br />
lượng. Mỗi trường tiểu học muốn phát triển thì trường đó phải có đội ngũ giáo <br />
viên giỏi, nhiệt tình và thực sự tâm huyết với nghề và hết lòng vì học sinh thân <br />
yêu.<br />
Chất lượng chuyên môn giáo viên Tiểu học bao gồm các yêu cầu cơ bản về <br />
phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; kiến thức và kĩ năng sư phạm mà giáo viên <br />
Tiểu học cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục tiểu học. Các yêu <br />
cầu này được quy định rõ trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học. <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Phạm Thị Huế Phó hiệu trưởng 4<br />
Biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Đinh Tiên <br />
Hoàng<br />
<br />
<br />
Điều 16 Luật Giáo dục cũng đã nêu: “Cán bộ quản lý giữ vai trò quan trọng <br />
trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục”. Nhận thức sâu <br />
sắc điều đó, tôi thấy tầm quan trọng của người cán bộ quản lý trường học trong <br />
việc chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạyhọc. Vì vậy tôi dồn tâm <br />
huyết để nghiên cứu và thực hiện đề tài này.<br />
Quản lý chuyên môn chính là quản lý các hoạt động của thầy và trò. Việc này <br />
không chỉ Hiệu trưởng phải thực hiện tốt mà Phó hiệu trưởng cũng cần quan tâm <br />
và thực hiện thật tốt công tác quản lý dạy học trong nhà trường. Muốn có đội ngũ <br />
giáo viên giỏi, tâm huyết thì người làm công tác quản lý chuyên môn cần quan tâm <br />
đến việc đổi mới cách quản lý của mình để đội ngũ giáo viên của nhà trường ủng <br />
hộ một cách tích cực. Từ đó họ sẽ toàn tâm, toàn ý phục vụ cho ngành giáo dục <br />
nói chung và công tác dạy học ở trường nói riêng. Có như vậy chất lượng giáo dục <br />
của nhà trường mới được nâng cao. <br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng không có điểm trường, cơ sở vật chất <br />
của trường tương đối đảm bảo, trường có 5/22 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi <br />
cấp huyện; 01 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. <br />
Đội ngũ giáo viên trong trường đa số rất tích cực, nhiệt tình, có ý thức trách <br />
nhiệm cao trong mọi hoạt động đặc biệt là có tinh thần học hỏi về chuyên môn. <br />
Chất lượng dạyhọc của nhà trường trong những năm học qua đã được các cấp <br />
ghi nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên so với yêu cầu của thực tiễn xã hội thì đội ngũ <br />
giáo viên trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng vẫn phải cố gắng nhiều. <br />
Trình độ đào tạo ban đầu và năng lực chuyên môn của đội gũ giáo viên trong <br />
trường không đồng đều. Mặc dù đến nay trường có trên 80% giáo viên đạt trình độ <br />
trên chuẩn nhưng một vài giáo viên thực hiện dạy học vẫn bó hẹp trong phạm vi <br />
sách vở có sẵn mà ít chịu khó tìm tòi, nghiên cứu những thông tin mới để đáp ứng <br />
nhu cầu đổi mới đang đặt ra nhất là việc ứng dụng CNTT trong dạy học.<br />
Điều này đòi hỏi đội ngũ giáo viên cần được bồi dưỡng về chuyên môn <br />
nghiệp vụ thường xuyên hơn; vấn đề quản lý các hoạt động chuyên môn của lãnh <br />
<br />
Người thực hiện: Phạm Thị Huế Phó hiệu trưởng 5<br />
Biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Đinh Tiên <br />
Hoàng<br />
<br />
<br />
đạo nhà trường phải được xây dựng thành kế hoạch khoa học và được sự đồng <br />
tình của đội ngũ giáo viên trong trường. Chình vì vậy người làm công tác quản lý <br />
chuyên môn cần nhận thức được việc Quản lý chuyên môn một cách khoa học và <br />
có chuyển biến thì mọi công việc khác trong trường mới được thực hiện nhanh và <br />
hiệu quả. Và ngược lại nếu quản lý chuyên môn lỏng lẻo, không khoa học thì chất <br />
lượng dạy học sẽ không đạt yêu cầu của xã hội ngày nay. <br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
a) Mục tiêu của giải pháp<br />
Quản lý chuyên môn là một nhiệm vụ trọng tâm trong những nội dung quản <br />
lý ở nhà trường. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, xuất phát từ tình <br />
hình thực tiễn của địa phương, của nhà trường chủ yếu đi sâu vào phân tích, lí giải <br />
thực trạng về công tác quản lý chuyên môn tại trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng. <br />
Từ đó, tìm ra một số biện pháp thích hợp để có thể áp dụng vào công tác quản lý <br />
trong trường, từng bước đưa hoạt động dạy học vào quy củ và nề nếp hơn; nâng <br />
cao chất lượng dạy và học của nhà trường. <br />
Các biện pháp, giải pháp của đề tài nhằm xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ <br />
giáo viên trong nhà trường về mọi mặt để họ nhận thức đầy đủ, đúng đắn về ý <br />
nghĩa, tầm quan trọng của chất lượng giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, <br />
hiện đại hoá đất nước; làm cho họ nhận thức thực sự và có trách nhiệm về chất <br />
lượng dạy học.<br />
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.<br />
Bản thân tôi được giao nhiệm vụ quản lý chuyên môn từ năm học 2015 <br />
2016 ở trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng cho đến nay. Tôi nhận thức được việc <br />
Quản lý chuyên môn một cách khoa học và có sự đồng thuận của đội ngũ giáo viên <br />
thì chất lượng dạy học mới thực sự được cải thiện. <br />
Thấu hiểu điều đó, bản thân tôi đã thực hiện những giải pháp quản lí sau: <br />
Một là: Xây dựng đội ngũ giáo viên<br />
Như chúng ta đã biết, giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo <br />
dục. Vì vậy, để đáp ứng được yêu cầu của người học và phù hợp với mục tiêu <br />
<br />
Người thực hiện: Phạm Thị Huế Phó hiệu trưởng 6<br />
Biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Đinh Tiên <br />
Hoàng<br />
<br />
<br />
nâng cao chất lượng dạy học, người cán bộ quản lý cần xây dựng tập thể nhà <br />
trường phải hợp lí về số lượng và có chiều sâu về chất lượng. Tôi tìm hiểu và <br />
thực hiện các việc sau:<br />
* Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên<br />
Để làm nên một sự chuyển biến, thay đổi ở mỗi con người thì điều đầu tiên <br />
là phải làm thay đổi nếp nghĩ của từng người. Như vậy muốn sự chuyển biến về <br />
mọi mặt (phẩm chất, kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp) thì trước hết phải làm cho <br />
giáo viên đó nhận thức đầy đủ, đúng đắn, sự cần thiết phải phấn đấu tự hoàn <br />
thiện mình, phải làm sao để chính bản thân thấy đó là nhu cầu bức thiết của chính <br />
bản thân họ chứ không phải là của riêng một ai đó.<br />
Để làm được điều đó, chúng tôi giúp họ hiểu được vị trí, vai trò của người <br />
giáo viên nói chung và người giáo viên Tiểu học nói riêng ở nhà trường trong thời <br />
đại hiện nay. Đồng thời cũng phải cho họ thấy yêu cầu của xã hội, của ngành, các <br />
tầng lớp nhân dân, phụ huynh và học sinh đòi hỏi người thầy giáo trong giai đoạn <br />
hiện nay phải hội tụ được những phẩm chất, kiến thức, năng lực như thế nào mới <br />
đáp ứng được yêu cầu chung của thời đại. Trong thực tế cho thấy do yêu cầu cũng <br />
như lịch sử để lại, giáo viên Tiểu học nước ta được đào tạo từ nhiều thế hệ khác <br />
nhau, nhiều trình độ khác nhau. Đến thời điểm hiện nay, sự phát triển của giáo <br />
dục đã đi vào ổn định, không còn thiếu giáo viên giảng dạy văn hóa. Công cuộc đổi <br />
mới chương trình giáo dục Tiểu học đang đặt ra yêu cầu mới về phẩm chất năng <br />
lực đối với người giáo viên Tiểu học. Đã đến lúc phải “chuẩn hóa” giáo viên Tiểu <br />
học tức là phải thể hóa các yêu cầu đó thành “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu <br />
học”. Nếu một ai đó không đáp ứng được yêu cầu, không đạt được “Chuẩn nghề <br />
nghiệp giáo viên Tiểu học” thì tự mình sẽ phải đào thải mình. Vì vậy nếu là giáo <br />
viên Tiểu học còn có tâm huyết với nghề dạy học, còn yêu nghề, mến trẻ thì họ <br />
sẽ biết mình phải làm gì để để đạt được “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học” <br />
ở mức cao nhất có thể.<br />
* Tìm hiểu, nắm chắc tình hình đội ngũ giáo viên về mọi mặt để phân công, <br />
bố trí giáo viên hợp lý.<br />
<br />
Người thực hiện: Phạm Thị Huế Phó hiệu trưởng 7<br />
Biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Đinh Tiên <br />
Hoàng<br />
<br />
<br />
Đây là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết với người cán bộ quản <br />
lý. Cần tìm hiểu các yếu tố sau: <br />
+ Tìm hiểu kĩ hoàn cảnh gia đình, khả năng công tác, trình độ CM, sở <br />
trường.<br />
+ Trao đổi trực tiếp, gián tiếp để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của giáo <br />
viên.<br />
+ Lắng nghe và phân tích dư luận của phụ huynh, học sinh .<br />
+ Xem chất lượng công việc. <br />
Sau khi tìm hiểu và nắm chắc tình hình đội ngũ giáo viên. Người quản lý <br />
chuyên môn cần phải nắm vững trình độ chuyên môn, tay nghề của từng giáo viên <br />
để tham mưu với Hiệu trưởng trong việc phân công chuyên môn sao cho phù hợp <br />
với năng lực, sở trường của từng người. Khi bố trí giáo viên vào các tổ khối cần <br />
phải rải đều để tổ khối nào cũng có giáo viên dạy giỏi, khá, trung bình tạo điều <br />
kiện giúp đỡ nhau trong giảng dạy cũng như nâng cao tay nghề. <br />
Khi bố trí giáo viên cần đảm bảo nguyên tắc: phải vừa có tình, vừa có lý. <br />
Cái lý là đặt lên trên, đó là yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường. Song bên cạnh đó <br />
cũng không thể bỏ qua cái tình. Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói: <br />
“Nguyên tắc quá nhiều khi hỏng việc”. Cái tình đó là: điều kiện, hoàn cảnh gia <br />
đình của từng giáo viên. Nếu bố trí công việc của giáo viên thuận với điều kiện <br />
hoàn cảnh của họ, cũng như khả năng của từng người, họ sẽ có điều kiện tập <br />
trung cho nhiệm vụ chuyên môn và hiệu quả công việc sẽ tốt hơn.<br />
Việc bố trí tổ khối trưởng cũng được ban giám hiệu chúng tôi cân nhắc kĩ <br />
càng Chúng tôi đều xác định đây là lực lượng nòng cốt chính trong nhà trường nên <br />
khi phân công bố trí tổ trưởng thì người đó phải là giáo viên có năng lực về chuyên <br />
môn, nhiệt tình, năng nổ trong các hoạt động và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo <br />
nhà trường về mọi hoạt động của tổ khối mình. Mặt khác, đội ngũ tổ khối trưởng <br />
phải biết quan tâm, chia sẻ với các thành viên trong tổ. <br />
Hai là: Quản lý các hoạt động chuyên môn của giáo viên<br />
* Chỉ đạo việc thực hiện Quy chế chuyên môn <br />
<br />
Người thực hiện: Phạm Thị Huế Phó hiệu trưởng 8<br />
Biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Đinh Tiên <br />
Hoàng<br />
<br />
<br />
Đối với giáo viên <br />
+ Thực hiện đủ các loại hồ sơ sổ sách, cần đảm bảo về nội dung và cập <br />
nhật số liệu đúng và chính xác như: sổ hội họp, sổ dự giờ, sổ tự học tự rèn... Bên <br />
cạnh đó, giáo viên thực hiện và bảo quản tốt hồ sơ của lớp như sổ theo dõi kết <br />
quả đánh giá học tập học sinh, sổ liên lạc,... <br />
+ Đảm bảo ngày giờ công không đi trễ về sớm, bỏ giờ bỏ lớp tùy tiện .<br />
+ Mỗi học kì đăng ký thao giảng 12 tiết và dự giờ từ 9 đến 10 tiết có chất <br />
lượng.<br />
+ Lập kế hoạch dạy học tuần, lên lớp phải có giáo án và đồ dùng dạy học <br />
phù hợp với bài dạy.<br />
Đối với tổ khối trưởng: Thực hiện đủ các loại sổ: <br />
+ Sổ nghị quyết tổ. <br />
+ Sổ kế hoạch <br />
+ Sổ theo dõi toàn diện GV – HS <br />
+ Sổ kiểm tra chuyên môn <br />
+ Khối trưởng ký kiểm tra giáo án giáo viên trong tổ 1 lần/ tuần. Ghi rõ <br />
nhận xét, đề nghị vào sổ để Phó Hiệu trưởng theo dõi và kiểm tra. <br />
+ Các loại sổ khác hàng tháng tổ khối trưởng kiểm tra 1 lần để theo dõi và <br />
đôn đốc việc thực hiện cho tốt hơn . <br />
* Chỉ đạo thực hiện nội dung chương trình <br />
Chương trình dạy học là pháp lệnh của nhà nước do Bộ Giáo dục và Đào <br />
tạo ban hành. Người quản lý phải nắm vững và làm cho toàn thể giáo viên cùng <br />
nắm vững. Với tư cách là người lãnh đạo và chịu trách nhiệm cao nhất về chuyên <br />
môn trong nhà trường, tôi đã chỉ đạo hoạt động dạy của thầy và hoạt động học <br />
của trò nhằm thực hiện tốt chương trình dạy học theo yêu cầu quy định.<br />
Muốn chỉ đạo tốt việc thực hiện chương trình, người chỉ đạo chuyên môn <br />
phải nắm vững nội dung chương trình của từng khối lớp, triển khai trao đổi với <br />
giáo viên trong sinh hoạt chuyên môn nhất là vào đầu năm học để giáo viên nắm <br />
mục tiêu nhiệm vụ, đặc trưng của từng môn học. Qua đó, giáo viên sẽ nhận thức <br />
<br />
Người thực hiện: Phạm Thị Huế Phó hiệu trưởng 9<br />
Biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Đinh Tiên <br />
Hoàng<br />
<br />
<br />
được tầm quan trọng của từng môn học để chọn phương pháp thích hợp giảng <br />
dạy đạt chất lượng cao. Để đạt được yêu cầu này, GV phải: <br />
+ Nghiên cứu kĩ chương trình sách giáo khoa.<br />
+ Xác định đúng mục tiêu, kiến thức, kĩ năng cơ bản cần đạt của từng môn <br />
học, từng chương, từng bài học. (Theo chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học ở <br />
Tiểu học) <br />
+ Có kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học hiện có và tự làm đồ dùng dạy <br />
học để bổ sung cho tiết dạy thêm sinh động (tránh tình trạng dạy chay) <br />
* Chỉ đạo việc sắp xếp thời khóa biểu trong từng tổ<br />
Như chúng ta đã biết, chất lượng dạy và học phụ thuộc rất nhiều vào việc <br />
sắp xếp thời khóa biểu. Việc sắp xếp thời khóa biểu khoa học sẽ ảnh hưởng rất <br />
tốt đến hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò và ngược lại nếu sắp <br />
xếp thời khóa biểu không khoa học thì chất lượng dạyhọc sẽ không cao. <br />
Ví dụ: Trong một buổi mà sắp thời khóa biểu môn Toán hoặc phân môn Tập <br />
làm văn, môn Luyện từ và câu… vào các tiết cuối thì chất lượng tiết dạy sẽ <br />
không cao vì lúc này cả thầy và trò đều uể oải và mệt mỏi nên việc dạy và học <br />
đạt hiệu quả không cao.<br />
Để xây dựng thời khóa biểu hợp lý, khoa học tôi căn cứ vào số lớp học, số <br />
phòng học, số giáo viên dạy các môn chuyên biệt để chỉ đạo các tổ chuyên môn <br />
cùng với giáo viên trong tổ lên thời khóa biểu hợp lý, ưu tiên cho người học. <br />
Tránh sắp xếp thời khóa biểu quá tải hay sắp xếp các môn chuyên vào một buổi, <br />
một ngày. Không sắp thời khóa biểu để giáo viên chủ nhiệm nghỉ nguyên một <br />
ngày, hoặc giáo viên trong tổ nghỉ buổi trùng nhau. Thực tế trường tôi có 2 giáo <br />
viên chuyên thể dục, 2 giáo viên chuyên dạy Tiếng Anh nên việc sắp thời khóa <br />
biểu của các đồng chí giáo viên này cũng phải khoa học hơn và đảm bảo (thời <br />
khóa biểu của 2 giáo viên cùng môn không trùng nhau). Như vậy khi giáo viên này <br />
đi công tác (vắng) thì giáo viên kia có thể dạy thay không phải đổi thời khóa biểu <br />
ảnh hưởng đến giáo viên chủ nhiệm và học sinh. Bên cạnh đó việc dự giờ trao <br />
đổi kinh nghiệm của giáo viên này cũng thuận tiện hơn không phải bỏ lớp. <br />
Người thực hiện: Phạm Thị Huế Phó hiệu trưởng 10<br />
Biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Đinh Tiên <br />
Hoàng<br />
<br />
<br />
* Chỉ đạo việc soạn bài<br />
Muốn tiết dạy thành công trước hết phải kể đến công tác chuẩn bị. Chuẩn bị <br />
đầu tiên của giáo viên là lập kế hoạch bài dạy. Lập kế hoạch bài dạy trên cơ sở <br />
định hướng chỉ đạo theo tinh thần: Giáo án cần ngắn gọn nhưng có đầy đủ thông <br />
tin và thể hiện rõ các phần cơ bản sau:<br />
Nêu mục tiêu của bài học, gắn với yêu cầu cần đạt được về kiến thức, kĩ <br />
năng thái độ được quy định tại chương trình Tiểu học do Bộ Giáo dục ban hành.<br />
Nêu những yêu cầu cần chuẩn bị về thiết bị, đồ dùng dạy và học của giáo <br />
viên và học sinh; dự kiến hình thức tổ chức hoạt động dạy học đảm bảo phù hợp <br />
với từng nhóm đối tượng học sinh.<br />
Tôi luôn chú ý bồi dưỡng giáo viên dạy học theo đúng chuẩn kiến thức kĩ <br />
năng và theo hướng dẫn số 5842/BGD& ĐTVP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ <br />
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các <br />
môn học cấp tiểu học.<br />
Xác định nội dung, phương pháp giảng dạy đối với giáo viên, yêu cầu cần <br />
học đối với từng đối tượng học sinh, kể cả học sinh cá biệt, học sinh khuyết tật <br />
hòa nhập.<br />
Căn cứ vào định hướng trên giáo viên lập kế hoạch bài dạy một cách hợp lý. <br />
Quá trình thực hiện được sự tiếp sức của các thành viên trong hội đồng bồi dưỡng <br />
do vậy trong năm qua việc soạn bài của giáo viên đã bảo đảm các yêu cầu đề ra.<br />
Để quản lý tốt công việc này tôi đã tiến hành một số biện pháp sau:<br />
Hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch soạn bài trên cơ sở thực hiện chuẩn <br />
kiến thức kĩ năng và những yêu cầu mới đề ra cho bài soạn.<br />
Giáo án: Ngay từ đầu năm học, bản thân tôi đã xin ý kiến Hiệu trưởng xây <br />
dựng một chuyên đề về công tác soạn giảng, trong đó có quy định về cách thức <br />
trình bày một giáo án. Giáo án soạn phải đủ nội dung dung chương trình (không <br />
được cắt xén hoặc bỏ bớt tùy ý) và thể hiện rõ từng hoạt động của thầy và trò <br />
cũng như nội dung thông tin cần chuyển tải đến học sinh dựa vào (Chuẩn kiến <br />
thức – kĩ năng cơ bản )<br />
<br />
Người thực hiện: Phạm Thị Huế Phó hiệu trưởng 11<br />
Biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Đinh Tiên <br />
Hoàng<br />
<br />
<br />
Phó Hiệu trưởng cùng các tổ trưởng tổ chuyên môn phân công kiểm tra, <br />
theo dõi, nắm bắt tình hình soạn bài của giáo viên. Sau mỗi đợt kiểm tra có nhận <br />
xét, đánh giá xếp loại cụ thể, chính xác, công bằng. Tuyên dương hoặc phê bình <br />
công khai và phải mang tính xây dựng.<br />
Sau đây là quy định trình bày giáo án mà tôi đã xây dựng từ năm hoc 2015<br />
2016 để giáo viên trong trường cùng thực hiện:<br />
I. Nội dung giáo án<br />
1. Phần mục tiêu bài học: Yêu cầu đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ <br />
được quy định tại chương trình tiểu học Bộ Giáo dục và Đào tạo phần mục tiêu <br />
chính là mục đích yêu cầu bài dạy, giáo viên có thể sử dụng tham khảo mục tiêu <br />
của sách giáo viên nhưng phải diễn đạt lại nếu thấy chưa gọn và có thể ưu tiên <br />
nhấn mạnh nội dung trọng tâm đặc biệt nếu có.<br />
2. Đồ dùng dạy học ( Chuẩn bị) tên đồ dùng cần sử dụng:<br />
Sử dụng kênh hình của sách giáo khoa hoặc do học sinh, giáo viên tự làm <br />
hoặc sưu tầm...<br />
3. Các hoạt động: Xác định các hoạt động dạy học chủ yếu<br />
Dự kiến khung các hoạt động<br />
Nêu từng hoạt động, từ hoạt động đầu tiên tới hoạt động cuối cùng.<br />
Dự kiến nội dung từng hoạt động , bao gồm hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh <br />
khó khăn kèm theo ( nếu có ); lưu ý đến vai trò hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó <br />
khăn kèm theo (nếu có); lưu ý đến vai trò chủ động, tích cực của học sinh.<br />
* Lưu ý<br />
Trong cột hoạt động dạy: Phần ghi hỗ trợ đặc biệt ( nếu có) và in nghiêng <br />
cho dễ phân biệt.<br />
Nội dung nào có trong sách giáo khoa thì không ghi lại trong giáo án, kể cả <br />
ghi nhớ; không ghi những từ ngữ có tính chất thủ tục vào giáo án.<br />
Hoạt động dạy và nội dung học phải thẳng hàng và không cần ghi giáo <br />
viên hay học sinh vì trong khung giáo án đã quy đinh một bên là hoạt động của giáo <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Phạm Thị Huế Phó hiệu trưởng 12<br />
Biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Đinh Tiên <br />
Hoàng<br />
<br />
<br />
viên, một bên là hoạt động của học sinh . ( Ví dụ: GV cho học sinh thảo luận <br />
nhóm đôi mà chỉ cần ghi: HD học sinh thảo luận nhóm đôi…) <br />
Nội dung giáo án không được ghi tắt những từ (cụm từ) không thông dụng.<br />
Nội dung giảm tải theo Hướng dẫn 5842 phải được ghi rõ ràng dưới tên <br />
bài học để trong ngoặc đơn (ghi chữ thường)<br />
Các nội dung tích hợp cần được thể hiện rõ trong giáo án, đánh dấu * và in <br />
nghiêng nội dung đó.<br />
II. Trình bày trang bìa <br />
Nội dung của trang bìa phải đảm bảo đầy đủ như mẫu kèm theo.<br />
Phần trang bìa được đóng trong khung (có thể trang trí theo đường viền của <br />
khung). <br />
Kiểu chữ và cỡ chữ theo mẫu (Times new Roman; cỡ 14; in đậm, đứng). <br />
Tên giáo án cỡ chữ 60<br />
Riêng phần năm học in đậm, nghiêng (Năm học 2015 – 2016).<br />
III. Trình bày nội dung<br />
1. Kiểu chữ và cỡ chữ<br />
Ngày giảng: (Times new Roman; cỡ 14; in đậm, nghiêng).<br />
Môn in hoa; Times new Roman; cỡ 14; in đậm, đứng.<br />
Các mục, tiểu mục theo mẫu giáo án kèm theo<br />
Phần chú thích, từ hay cụm từ cần nhấn mạnh giáo viên có thể để in đậm, <br />
nghiêng sao cho hợp lý nhưng phải để trong ngoặc đơn (...) hay ngoặc kép “...”<br />
2. Căn lề: Lề trái: 3cm. Lề phải, lề trên, lề dưới: 2cm<br />
Giãn dòng theo đúng yêu cầu của Thông tư 01/2011/BNV dùng single<br />
Một số quy định khác thực hiện đúng mẫu kèm theo.<br />
3. Bìa giáo án, bìa hồ sơ: Sử dụng thống nhất một mẫu bìa ( có mẫu kèm <br />
theo)<br />
IV. Quy định xử lý các lỗi<br />
1. Giáo án được coi không đạt yêu cầu nếu:<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Phạm Thị Huế Phó hiệu trưởng 13<br />
Biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Đinh Tiên <br />
Hoàng<br />
<br />
<br />
Trình bày bằng font chữ khác với font quy định (Không phải là font Times <br />
new Roman). <br />
Trình bày bằng cỡ chữ không theo quy định hoặc có hai cỡ chữ trở lên<br />
Có trên 3 câu liền nhau hoặc 3 từ, cụm từ, kí hiệu, công thức rời rạc được <br />
in nghiêng; in đậm hay gạch chân bừa bãi.<br />
Tẩy xóa bằng bút tẩy trắng. Viết bằng các loại bút, chèn, chỉnh sửa vào <br />
giáo án.<br />
Một số quy định khác thực hiện không đúng mẫu kèm theo.<br />
2. Đánh giá xếp loại giáo án: vẫn áp dụng theo quy định của ngành kèm theo <br />
quy định trên.<br />
*Giáo án từng tiết:<br />
a) Hình thức:( 2 điểm)<br />
+ Trình bày sạch đẹp, khoa học <br />
+ Có đầy đủ các mục theo quy định<br />
+ Không được bỏ giấy <br />
b) Nội dung:<br />
+ Xác định đúng mục tiêu, yêu cầu trọng tâm của bài – có nội dung lồng <br />
ghép nếu bài có (2 điểm)<br />
+ Thể hiện rõ hoạt động chính của Giáo viên và Học sinh ( Thể hiện <br />
được nội dung và hình thức tổ chức, thể hiện được việc phân hóa đối tượng học <br />
sinh – các nội dung này phải thẳng hàng tương ứng với nhau) : 4 điểm<br />
+ Củng cố: Nêu được các nội dung chính cần chốt trong bài (1 điểm)<br />
+ Dặn dò, nhận xét: 1 điểm<br />
Thiếu 2 nội dung trở lên là giáo án không đạt yêu cầu.<br />
* Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp hình thức cũng làm tương tự như giáo <br />
án các môn học khác<br />
* Cách xếp loại chung về giáo án<br />
+ Loại Tốt: 910 điểm: Không thiếu giáo án đến thời điểm kiểm tra. Số giáo <br />
án đạt yêu cầu 90 % trở lên.<br />
<br />
Người thực hiện: Phạm Thị Huế Phó hiệu trưởng 14<br />
Biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Đinh Tiên <br />
Hoàng<br />
<br />
<br />
+ Loại Khá: 78 điểm: Không thiếu giáo án. Số giáo án đạt yêu cầu 75 % trở <br />
lên.<br />
+ Loại TB: 56 điểm: Không thiếu giáo án. Số giáo án đạt yêu cầu 50% trở <br />
lên.<br />
+ Loại yếu: Các trường hợp còn lại.<br />
* Quản lí giờ lên lớp<br />
Do tính chất gián tiếp của việc quản lý giờ lên lớp nên tôi đã xây dựng một <br />
hệ thống những nề nếp về chuyên môn trong đó có nề nếp giờ lên lớp. Đó là cơ <br />
sở để đảm bảo chất lượng dạy học. <br />
Quản lí giờ lên lớp là biện pháp quan trọng trong việc nâng cao chất lượng <br />
dạy học của người giáo viên. Vì vậy, người cán bộ quản lí cần có những biện <br />
pháp quản lí thiết thực.<br />
Người cán bộ quản lí phải làm cho giáo viên nhận thức được tầm quan trọng <br />
của giờ lên lớp. <br />
Phải xây dựng giờ chuẩn lên lớp: Tốt, khá, trung bình.... Căn cứ vào chuẩn <br />
của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng phải tuỳ theo đặc điểm của vùng, miền, địa <br />
phương mình.<br />
Yêu cầu của một giờ lên lớp mà tôi đã quy định cho đội ngũ giáo viên:<br />
+ Giáo viên đảm bảo yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng cơ bản, chính xác.<br />
+ Phương pháp phù hợp với bài dạy và đối tượng học sinh lớp mình.<br />
+ Sử dụng đồ dùng dạy học khoa học, hợp lý và có hiệu quả cao nhất.<br />
+ Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, hứng thú học tập của học sinh ở <br />
tất cả các đối tượng trong lớp.<br />
+ Tùy bài mà học sinh được: Tự rút ra bài học, được hướng dẫn kỹ năng thực <br />
hành, được liên hệ thực tế cuộc sống, được mở rộng kiến thức …<br />
Những quy định trên phải được giáo viên nắm vững. Vì vậy tôi chỉ đạo tổ <br />
trưởng chuyên môn thường xuyên theo dõi, nhắc nhở để giáo viên kịp thời sửa <br />
chữa.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Phạm Thị Huế Phó hiệu trưởng 15<br />
Biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Đinh Tiên <br />
Hoàng<br />
<br />
<br />
Tôi phối hợp với công đoàn theo dõi tình hình nghỉ đột xuất của giáo viên. <br />
Bố trí giáo viên dạy thay khi có giáo viên nghỉ đi công tác hay nghỉ đột xuất. Nếu <br />
có khó khăn gì thì tôi báo cáo với Hiệu trưởng để bàn bạc giải quyết.<br />
Để làm tốt việc này, ngay từ đầu năm học, trong các buổi sinh hoạt chuyên <br />
môn Phó Hiệu trưởng phải phổ biến yêu cầu chung về giảng dạy và những yêu <br />
cầu đặc trưng riêng của từng bộ môn tới từng giáo viên.<br />
Ví dụ: Môn khoa học chú trọng việc cho học sinh thực hành bằng thí nghiệm, <br />
quan sát vật chất để từ đó rút ra kết luận về các hiện tượng tự nhiên … Hoặc có <br />
bài giảng lại cho học sinh học ngoài trời. Môn Địa lý: kỹ năng sử dụng bản đồ. <br />
Tập làm văn: kỹ năng viết, nói …<br />
Tiến hành kiểm tra giờ lên lớp bằng nhiều hình thức: Kiểm tra theo kế <br />
hoạch, kiểm tra báo trước, kiểm tra đột xuất.<br />
Đối với giờ lên lớp, vai trò của người lãnh đạo là gián tiếp nhưng phải tạo <br />
điều kiện, động viên, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên để họ giảng bài có <br />
hiệu quả. Mặt khác, Ban giám hiệu cùng với tổ khối trưởng chuyên môn có những <br />
góp ý cụ thể cho những tiết dạy tốt, những giáo viên mới ra trường … để họ có <br />
những điều chỉnh kịp thời sau những tiết dạy.<br />
Ba là: Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên<br />
Như chúng ta đã biết, những sự thay đổi không ngừng diễn ra trong đời <br />
sống kinh tế xã hội của đất nước, những tiến bộ to lớn của khoa học và công <br />
nghệ đòi hỏi con người phải học, học nữa, học mãi. Do đó, người làm công tác <br />
quản lý cần tạo mọi điều kiện cho giáo viên học tập, bồi dưỡng chuyên môn <br />
nhằm đáp ứng theo nhu cầu xã hội hiện nay. Việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp <br />
vụ cho giáo viên là công việc hàng đầu cần được quan tâm. Đây là công việc <br />
không thể thiếu trong suốt quá trình giảng dạy của giáo viên. Nếu giáo viên có <br />
chuyên môn vững vàng và sâu rộng thì chất lượng giáo dục sẽ đi lên. Vì vậy, giáo <br />
viên phải bồi dưỡng những kiến thức cập nhật, nâng cao kiến thức và kĩ năng <br />
mới có đủ năng lực dạy tốt các môn ở khối lớp được phân công. Việc bồi dưỡng <br />
thông qua các hình thức sau:<br />
<br />
Người thực hiện: Phạm Thị Huế Phó hiệu trưởng 16<br />
Biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Đinh Tiên <br />
Hoàng<br />
<br />
<br />
* Bồi dưỡng tập trung: Việc bồi dưỡng tập trung cho đội ngũ giáo viên là <br />
công việc không thể thiếu được trong suốt quá trình giảng dạy của họ. Giáo viên <br />
phải có chuyên môn vững vàng và sâu rộng. Muốn vậy, giáo viên phải bồi dưỡng <br />
những kiến thức cập nhật, nâng cao kiến thức và kỹ năng để có đủ năng lực dạy <br />
tốt lớp học mà mình được phân công. Để đạt hiệu quả BGH đã tổ chức bồi dưỡng <br />
cho đội ngũ về phương pháp, cách tổ chức các hình thức dạy học thông qua các <br />
tiết dạy minh họa.<br />
Ngoài ra chúng tôi còn tổ chức bồi dưỡng kiến thức khoa học cơ bản: kiến <br />
thức khoa học sư phạm; kiến thức chung về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; <br />
kiến thức tin học cũng như kỹ năng nghề nghiệp: kỹ năng dạy học; kỹ năng giáo <br />
dục; kỹ năng xử lý tình huống; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng; <br />
và các kỹ năng khác.<br />
* Tự bồi dưỡng: Bên cạnh việc bồi dưỡng do nhà trường tổ chức, chúng tôi <br />
yêu cầu mỗi người giáo viên xây dựng cho bản thân kế hoạch tự học tự bồi <br />
dưỡng. Có thể thấy rằng tự học, tự bồi dưỡng là con đường phát triển của mỗi <br />
người, tự học tự bồi dưỡng giúp mỗi giáo viên nhanh chóng thích nghi với sự phát <br />
triển giáo dục, đồng thời nâng cao khả năng tiếp thu ứng dụng thành quả tiến bộ <br />
khoa học kỹ thuật vào thực tiễn công việc và cuộc sống.<br />
Công tác tự họctự bồi dưỡng của giáo viên vừa là điều kiện cần và đủ cho <br />
việc thực hiện các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, đồng thời <br />
giúp họ sử dụng có hiệu quả những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp vào việc <br />
giảng dạy, giáo dục học sinh, khơi dậy <br />
hứng thú học tập, phát huy tinh thần tự <br />
lực, tự giác trong học tập của học sinh.<br />
Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên luôn <br />
được BGH tổ chức, chỉ đạo, định hướng, <br />
quản lý, kiểm tra đánh giá kết quả thông <br />
qua từng tuần, tháng.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Phạm Thị Huế Phó hiệu trưởng 17<br />
Biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Đinh Tiên <br />
Hoàng<br />
<br />
<br />
* Bồi dưỡng thông qua trao đổi, giao lưu về chuyên môn qua mạng <br />
Thực hiện nhiệm vụ năm học, BGH chúng tôi mở lớp tập huấn việc sử <br />
dụng công nghệ thông tin trong dạy học để giáo viên có thể tự thiết kế bài giảng <br />
điện tử và thực hiện giảng dạy ở các tiết thao giảng, thi giảng, v.v … Toàn <br />
trường có 100% GV đã biết soạn giáo án vi tính và một số đồng chí thường xuyên <br />
dạy bằng giáo án điện tử. Biết truy cập thông tin trên mạng. Đây cũng là điều <br />
kiện giúp giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ sư phạm. <br />
* Bồi dưỡng thông qua dự giờ <br />
Thực tế hiện nay, cán bộ quản lý ở các trường tiểu học đã để tâm đến việc <br />
kiểm trađánh giá giờ lên lớp của giáo viên, nhiều năm qua việc kiểm tra đánh giá <br />
giờ lên lớp của giáo viên đã góp phần thúc <br />
đẩy hoạt động sư phạm trong nhà trường. <br />
Bước đầu việc kiểm tra đánh giá giờ lên <br />
lớp của CBQL đã tác động tới từng giáo <br />
viên trong việc giảng dạy góp phần nâng <br />
cao chất lượng dạy học. Để hoạt động dự <br />
giờ thật sự có hiệu quả mà không gây áp <br />
lực cho giáo viên người cán bộ quản lí cần tuân thủ các bước sau:<br />
Bước 1: Bám sát kế hoạch đề ra, xem dự ai? dự môn gì? dạng bài nào? nhằm <br />
đạt mục đích gì, tháo gỡ về kiến thức kĩ năng hay phương pháp...?<br />
Bước 2: CBQL cần xem trước bài dự về sách giáo khoa (SGK) về Gợi ý <br />
hướng dẫn trong sách giáo viên (SGV)...Định hướng được vấn đề mà giáo viên dễ <br />
mắc phải về kiến thức về phương pháp hay cách thức tổ chức, hay về tiến trình <br />
tiết dạy ... để xem giáo viên đó tháo gỡ ra sao? sáng tạo như thế nào? có gì đổi mới <br />
về phương pháp cách thức tổ chức...?<br />
Để xây dựng kế hoạch dự giờ cần dựa trên việc phân loại tay nghề nghiệp <br />
vụ sư phạm GV: đối với giáo viên cốt cán của trường thì dự tiết nào mà CBQL <br />
cho là khó dạy để xem giáo viên tháo gỡ chỗ vướng đó như thế nào? Đối với giáo <br />
viên còn non về chuyên môn hoặc giáo viên mới ra trường cần dự những tiết <br />
<br />
Người thực hiện: Phạm Thị Huế Phó hiệu trưởng 18<br />
Biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Đinh Tiên <br />
Hoàng<br />
<br />
<br />
chuyển từ dạng bài này sang dạng bài khác xem giáo viên đó có nắm chắc tiến <br />
trình lên lớp hay không? Hay dự tiết dạy lí thuyết, tiết dạy thực hành xem giáo <br />
viên đó truyền tải nội dung bài ra sao? Đối với những giáo viên này cần thường <br />
xuyên dự giờ để giáo viên luôn luôn chuẩn bị tâm thế cũng như ý thức đối với <br />
nghề nghiệp hơn.<br />
Để xây dựng kế hoạch dự giờ song song CBQL cũng nắm bắt xem cùng một <br />
giáo viên đó thì tiết dạy này của năm trước ra sao? Cùng một tiết dạy này sau khi <br />
được dự giờ đánh giá có sự tiếp thu chỉnh lí như thế nào? <br />
Hàng tháng tôi phối hợp với tổ trưởng tổ chuyên môn lên kế hoạch dự giờ <br />
giáo viên. Dự giờ giáo viên là biện pháp trực tiếp nhất và quan trọng nhất trong các <br />
biện pháp quản lý giờ lên lớp. Dự giờ và góp ý là công việc quan trọng nhất của <br />
người cán bộ quản lý.<br />
Tôi thường nhắc nhở các tổ trưởng chuyên môn tăng cường dự giờ để giúp <br />
đỡ giáo viên có tay nghề yếu. Sau dự giờ phải có trao đổi, nhận xét, rút kinh <br />
nghiệm để tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên. <br />
Sau mỗi lần dự giờ giáo viên bản thân tôi cũng đã học được ở giáo viên <br />
những sự sáng tạo. Từ đó bổ sung kiến thức phương pháp cho tôi làm hành trang <br />
trong việc kiểm tra đánh giá đồng nghiệp trong những lần kiểm tra sau.<br />
Bốn là: Chỉ đạo việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên<br />
Ngay từ đầu năm học, tôi đã xin ý kiến Hiệu trưởng phát động và tổ chức <br />
phong trào thi sử dụng đồ dùng dạy học tự làm theo khối lớp và rải đều ở các <br />
môn. Mỗi đợt thi đua có tổng kết khen thưởng, rút kinh nghiệm động viên kịp thời; <br />
khuyến khích thu hút giáo viên tự làm đồ dùng dạy học và sử dụng thường xuyên <br />
trong giảng dạy, góp phần làm giàu thêm trang thiết bị dạy học cho trường và <br />
phục vụ có hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng giờ dạy.<br />
Năm là: Chỉ đạo việc phụ đạo học sinh chưa hoàn thành môn học<br />
Chỉ đạo cho giáo viên phụ đạo học sinh yếu một cách thường xuyên, không <br />
nên theo đợt theo kỳ.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Phạm Thị Huế Phó hiệu trưởng 19<br />
Biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Đinh Tiên <br />
Hoàng<br />
<br />
<br />
+ Đối tượng tham gia học: Những học sinh tiếp thu chậm từ lớp 1 đến lớp <br />
5, giáo viên chủ nhiệm lập danh sách gửi cho tổ trưởng tổng hợp số lượng và báo <br />
cáo cho ban giám hiệu.<br />
+ Hình thức và kế hoạch phụ đạo: Cần bố trí sắp xếp các lớp cùng khối <br />
cùng học một buổi để tiện cho việc phụ đạo học sinh.<br />
+ Thời gian phụ đạo: Tiến hành từ đầu tháng 10, mỗi tuần 2 buổi xen kẽ <br />
trái buổi các em học.<br />
+ Giáo viên phụ đạo: Phân công 1 giáo viên chuyên môn Tiểu học phụ trách <br />
phụ đạo học sinh chưa hoàn thành ở các khối lớp, mỗi tháng có kiểm tra đánh giá <br />
mức tiến bộ của học sinh, đồng thời qua đó giáo viên rút ra kinh nghiệm để thực <br />
hiện tháng tiếp theo.<br />
*Tóm lại: Người làm công tác quản lý như chúng ta cần áp dụng các biện <br />
pháp trên một cách đồng bộ để khai thác, phát huy mặt mạnh của từng nhân tố <br />
trong nhà trường, tạo ra sức mạnh tổng hợp nhằm góp phần nâng cao chất lượng <br />
dạy và học trong trường tiểu học. <br />
c) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp <br />
<br />
Các giải pháp, biện pháp tôi đã nêu trên đều có mối quan hệ thống nhất biện <br />
chứng với nhau không thể tách rời, không thể coi trọng hay xem nhẹ một giải pháp <br />
nào. Đó là một công việc xuyên suốt trong một năm học của người quản lý chuyên <br />
môn. Do vậy cần được phối kết hợp sử dụng thì mới nâng cao được chất lượng <br />
dạy học. <br />
<br />
Khi người quản lý chuyên môn thực hiện công tác điều tra trình độ chuyên <br />
môn của giáo viên đã nắm bắt được hoàn cảnh của giáo viên mà phân công chuyên <br />
môn không hợp lý, không quản lý họ, không bồi dưỡng chuyên môn cho họ… thì <br />
chất lượng dạy học cũng không bao giờ được cải thiện. Và ngược lại thấy giáo <br />
viên mình còn non yếu về chuyên môn mà người quản lý chỉ quan tâm việc dự giờ, <br />
đánh giá họ mà không tư vấn cho họ thì cũng chẳng có kết quả gì…<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Phạm Thị Huế Phó hiệu trưởng 20<br />
Biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Đinh Tiên <br />
Hoàng<br />
<br />
<br />
d) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi <br />
và hiệu quả ứng dụng.<br />
Nhờ áp dụng các biện pháp hợp lý, phù hợp với đ