Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ tại <br />
trường Mầm non Sao Mai.<br />
<br />
<br />
I. Phần mở đầu.<br />
1. Lý do chọn đề tài.<br />
Như chúng ta đã biết, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy <br />
học là nghề sáng tạo bậc nhất vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”. <br />
Chính vì vậy, xã hội ngày một phát triển thì sự nghiệp giáo dục cũng phải <br />
chuyển mình đáp ứng nhu cầu cần thiết của xã hội.<br />
Song hành với sự phát triển của xã hội thì vấn đề đổi mới phương pháp <br />
dạy học là vấn đề được đề cập nhiều nhất trong những năm học gần đây. Dạy <br />
học phát huy tính tích cực lấy trẻ làm trung tâm đã là một trong các phương <br />
hướng cải cách, nhằm đào tạo những người giáo viên luôn sáng tạo, làm chủ <br />
đất nước. Có rất nhiều phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học hay, mới, sáng <br />
tạo được triển khai, tập huấn đến người dạy, yêu cầu một phương pháp dạy <br />
học hiệu quả được đặt ra với người giáo viên. Người dạy lúc này có nhiều cơ <br />
hội nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Làm thế nào để có một cách dạy hay <br />
nhất, nhẹ nhàng nhất, hiệu quả nhất. Làm sao để phát huy tính tích cực học tập <br />
của trẻ đã được đặt ra trong tất cả các nhà trường. Từ đó, trong nhà trường xuất <br />
hiện ngày càng nhiều tiết dạy tốt của các giáo viên giỏi, theo hướng tổ chức cho <br />
trẻ hoạt động, tự lực chiếm lĩnh tri thức mới. Theo bản chất nhất định thì <br />
phương pháp dạy học tích cực luôn hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa <br />
hoạt động nhận thức của người học, tức là tập trung vào phát huy tính tích cực <br />
của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người <br />
dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực <br />
nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động cũ kỹ.<br />
Ở các trường, việc đổi mới phương pháp dạy học tích cực được trang bị <br />
đến từng người dạy, tác động tích cực đến nhận thức và hoạt động dạy của <br />
từng giáo viên, đến hoạt động học của mỗi trẻ. Với quyết tâm đổi mới của mỗi <br />
giáo viên cùng với sự hỗ trợ tích cực của công nghệ thông tin, đã có rất nhiều <br />
phương pháp dạy học mới hay, sáng tạo mau chóng được phổ biến rộng rãi, <br />
được đông đảo giáo viên vận dụng trong dạy học. Thế nhưng, không phải tất <br />
cả giáo viên đều có thể cập nhật, học hỏi mau chóng và vận dụng có hiệu quả <br />
các phương pháp dạy học mới. Trong thực tế, việc vận dụng phương pháp dạy <br />
học và kỹ năng sư phạm của đội ngũ giáo viên dù đã có nhiều đổi mới so với <br />
những năm học trước song nhìn chung việc tổ chức dạy học vẫn còn nặng thói <br />
quen thuyết giảng, giáo viên vẫn còn làm việc nhiều, nói nhiều,... Đặc biệt, đa <br />
số giáo viên vẫn chưa quan tâm đúng mức đến đối tượng trẻ tại lớp mình dạy <br />
<br />
Tác giả: Đỗ Phương Chi Trường Mầm non Sao <br />
Mai<br />
1<br />
Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ tại <br />
trường Mầm non Sao Mai.<br />
<br />
nên lựa chọn phương pháp, hình thức chưa phù hợp đối tượng trẻ, nghĩa là hình <br />
thức và phương pháp dạy học vẫn chưa phát huy được tính năng động, sáng tạo, <br />
chưa phát huy được tính tích cực chủ động của trẻ.<br />
Trong nhiều năm trực tiếp phụ trách chuyên môn, tôi cũng đã có nhiều lần <br />
thực hiện đề tài về phương pháp dạy học tích cực này “đề tài dạy học phát huy <br />
tính tích cực của trẻ và lấy trẻ làm trung tâm”. Đây là các vấn đề mà bản thân <br />
tôi rất tâm huyết, trăn trở. Nhưng, thực tế không phải tất cả giáo viên đều có <br />
thể nắm bắt và thực hiện được như mình mong muốn, vấn đề dạy học thế nào <br />
để hiệu quả nhất vẫn luôn là vấn đề hàng đầu. Xuất phát từ thực tế đội ngũ <br />
giáo viên trong trường, tôi luôn đặt ra cho đơn vị mình tiêu chí dạy học hiệu quả <br />
nhất, chất lượng nhất và phát huy tốt nhất khả năng tự học, tự khám phá của <br />
trẻ. Các phương pháp dạy học tích cực là các đề tài sinh hoạt chuyên môn, là các <br />
nội dung thảo luận trong các cuộc họp, là các chuyên đề để mọi người tự học <br />
tập, bồi dưỡng thường xuyên và nghiên cứu. Trên cả, các phương pháp dạy học <br />
tích cực đã, đang được tất cả giáo viên trong trường áp dụng hằng ngày để có <br />
những tiết học hay, hiệu quả đến với trẻ. Chính vì thế, lần này tôi tiếp tục chọn <br />
đề tài về phương pháp dạy học đó là “Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các <br />
phương pháp dạy học tích cực cho trẻ”.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
Khi thực hiện đề tài Tôi đưa ra các mục tiêu sau:<br />
+ Về giáo viên:<br />
Giáo viên thực hiện được các phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng <br />
cao chất lượng dạy học. <br />
Giáo viên có cái nhìn tổng quát hơn, giáo viên chủ động hơn trong việc tổ <br />
chức một tiết học. Mỗi giáo viên có thói quen tìm hiểu, luôn mạnh dạn áp dụng <br />
những điều mới mẻ trong dạy học.<br />
+ Về học sinh: <br />
Học sinh luôn là trung tâm và được tác động việc học bởi sự sáng tạo của <br />
giáo viên.<br />
Giúp trẻ phát triển cách học của mình, đặc bệt là cách học tự học, tự tìm <br />
tòi, khám phá sự vật hiện tượng xung quanh trẻ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả: Đỗ Phương Chi Trường Mầm non Sao <br />
Mai<br />
2<br />
Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ tại <br />
trường Mầm non Sao Mai.<br />
<br />
Phát huy tính thích cực, tự giác, sáng tạo của trẻ. Phát huy được tinh thần <br />
hợp tác, tương trợ và hỗ trợ lẫn nhau tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động, được <br />
phát triển các kỹ năng vận dụng những hiểu biết của trẻ vào thực tiễn.<br />
Nhiệm vụ để thực hiện tốt các mục tiêu là: <br />
Nghiên cứu kỹ những văn bản quy định chương trình mầm non, xây dựng <br />
kế hoạch phù hợp dựa trên điều kiện thực tế tại trường.<br />
Tham mưu cấp trên và đưa ra những định hướng mang tính chiến lược <br />
nhằm thúc đẩy sự phát triển của nhà trường trong cả năm học.<br />
Động viên khuyến khích tất cả giáo viên tham gia một cách phấn khởi, tự <br />
do sáng tạo, nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm với công việc.<br />
Kiểm tra, rà soát việc thực hiện các phương pháp dạy học tích cực hàng <br />
ngày của giáo viên, kiểm tra trên trẻ thông qua các chủ đề và kỹ năng sống của <br />
trẻ.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu.<br />
Đề tài xác định đối tượng nghiên cứu là: Một số biện pháp chỉ đạo thực <br />
hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ tại trường mầm non Sao Mai.<br />
4. Giới hạn nghiên cứu.<br />
Do đặc thù bản thân đang phụ trách quản lý chuyên môn nên đã xác định <br />
giới hạn phạm vi nghiên cứu sau:<br />
Giáo viên trường Mầm non Sao Mai; <br />
Học sinh trường Mầm non Sao Mai; <br />
Nghiên cứu từ năm học 2014 2015 đến năm học 2015 2016.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Khi nghiên cứu đề tài Tôi đã lựa chọn một số phương pháp làm phương <br />
tiện nhằm giải quyết các vấn đề và mục tiêu đề ra đó là:<br />
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận<br />
Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu;<br />
Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.<br />
Nhóm phương pháp này giúp Tôi có kiến thức sâu rộng và linh hoạt hơn <br />
khi trình bày quan điểm lý luận và đây cũng là những cơ sở khoa học đầy uy tín <br />
để Tôi đưa vào đề tài.<br />
<br />
<br />
Tác giả: Đỗ Phương Chi Trường Mầm non Sao <br />
Mai<br />
3<br />
Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ tại <br />
trường Mầm non Sao Mai.<br />
<br />
b) Nhom ph<br />
́ ương pháp nghiên cứu thực tiễn.<br />
Phương pháp điều tra: Với phương pháp này đã giúp Tôi xác định được <br />
đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu, qua đó đánh giá được vấn đề bức <br />
thiết cần được ưu tiên trong nhà trường.<br />
Phương pháp trải nghiệm thực tế: giúp Tôi đưa ra những mục tiêu cần <br />
đạt khi thực hiện đề tài sát thực hơn, phù hợp với trình độ từng giáo viên cũng <br />
như khả năng của trẻ tại trường.<br />
Phương pháp thực hành: Là một trong những phương pháp quan trọng <br />
nhất khi thực hiện đề tài, nhờ có phương pháp này mà Tôi kiểm tra được mức <br />
độ cũng như năng lực của từng giáo viên cũng như khả năng của trẻ khi thực <br />
hiện các phương pháp dạy học tích cực.<br />
II. Phần nội dung:<br />
1. Cơ sở lí luận:<br />
A.Kômenski đã viết “Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, <br />
phán đoán đúng đắn, phát triển nhân cách...hãy tìm ra phương pháp cho giáo viên <br />
dạy ít hơn, học sinh hiểu nhiều hơn”. Gần đây nhất là năm học 2016 – 2017 Bộ <br />
GD&ĐT cũng đã triển khai “Dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ <br />
Mầm non”, ở đây cán bộ quản lý và giáo viên được bồi dưỡng 10 nội dung kiến <br />
thức trực tuyến nói về phương pháp dạy học tích cực lấy trẻ làm trung tâm. <br />
Điều đó cho thấy rằng các quan điểm, đường lối và chính sách của nhà nước và <br />
toàn xã hội đang đặc biệt quan tâm và chú trọng đến chất lượng giáo dục nhất là <br />
chất lượng mà trẻ có được khi ngồi trên ghế nhà trường. Trong xã hội hiện đại, <br />
với sự bùng nổ thông tin, sự phát triển như vũ bão của khoa học, kĩ thuật, công <br />
nghệ, thời gian trên lớp học không đủ để trang bị cho người học mọi tri thức và <br />
không thể nhồi nhét vào đầu óc người học quá nhiều kiến thức. Vì vậy cần <br />
phải dạy phương pháp học ngay từ bậc mầm non và càng lên bậc học cao hơn <br />
thì càng phải được chú trọng.<br />
Thực tế cho chúng ta thấy rằng các phương pháp dạy học tích <br />
cực đã được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp dạy <br />
học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của <br />
người học. Các phương pháp dạy học tích cực là sự kết hợp linh <br />
hoạt nhiều phương pháp dạy học phù hợp với nội dung, trình độ <br />
nhận thức của học sinh và điều kiện thực tế để đạt được mục <br />
tiêu của bài học. Trong đó có những phương pháp dạy học quen <br />
<br />
Tác giả: Đỗ Phương Chi Trường Mầm non Sao <br />
Mai<br />
4<br />
Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ tại <br />
trường Mầm non Sao Mai.<br />
<br />
thuộc như: dùng lời, trực quan, minh hoạ, vấn đáp, thảo luận <br />
nhóm, trò chơi, thí nghiệm,… Định hướng đổi mới phương pháp <br />
dạy học ở nước ta cũng được thể chế hoá trong luật giáo dục <br />
“Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, <br />
sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của từng lớp <br />
học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận <br />
dụng kiến thức vào thực tế; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, <br />
hứng thú học tập cho học sinh.”<br />
Cốt lõi của việc đổi mới phương pháp hiện nay là làm thế nào để phát <br />
huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, chống <br />
lại thói quen học tập thụ động đang tồn tại phổ biến hiện nay. Nói cách khác là <br />
phải tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. Cơ sở pháp chế của định <br />
hướng trên là dựa vào mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo; <br />
yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục trong Nghị quyết 29NQ/TW đối <br />
với giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm <br />
mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào <br />
lớp 1, hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015, nâng <br />
cao chất lượng phổ cập trong những năm tiếp theo và miễn học phí trước năm <br />
2020. Từng bước chuẩn hóa hệ thống các trường mầm non. Phát triển giáo dục <br />
mầm non dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp với điều kiện của từng địa phương <br />
và cơ sở giáo dục. Dựa vào những cơ sở trên một lần nữa khẳng định xu hướng <br />
giáo dục phát huy tích tích cực của người học bằng các phương pháp dạy học <br />
tích cực và nội dung dạy học phong phú. <br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.<br />
Trường có diện tích 1.379m gồm 3 phân hiệu cách nhau từ 3 5km đóng <br />
tại xã Bình Hòa. Trải qua 29 năm hình thành và phát triển, cho đến nay trường <br />
có 6 phòng học, hàng năm trường phải mượn xã 2 phòng để làm lớp học.<br />
Về học sinh: Độ tuổi học tại trường từ 3 5 tuổi, <br />
Trường có 8 lớp học: 1 lớp 3 tuổi; 2 lớp 4 tuổi; 5 lớp 5 tuổi (trong đó có 1 <br />
lớp ghép 2 độ tuổi (45 tuổi)).<br />
Về CBGVNV:<br />
<br />
2013 2014 2015 2016<br />
Tổng số Trong đó Trên Trên <br />
<br />
<br />
Tác giả: Đỗ Phương Chi Trường Mầm non Sao <br />
Mai<br />
5<br />
Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ tại <br />
trường Mầm non Sao Mai.<br />
<br />
<br />
Quản lý Giáo viên Nhân viên Chuẩn chuẩn Chuẩn chuẩn<br />
<br />
23 2 16 5 21 13 21 17<br />
<br />
Thực tế các phương pháp dạy học tích cực đã được tập huấn đến tất cả <br />
giáo viên. Hầu hết giáo viên đã và đang áp dụng trong dạy học. Việc dạy học <br />
phát huy tính tích cực của học sinh cũng đã được áp dụng từ nhiều năm nay. Từ <br />
khi có chương trình giáo dục mầm non mới cùng với việc tập huấn nội dung, <br />
phương pháp dạy học mới, toàn thể giáo viên trường mầm non Sao Mai đã có <br />
những kỹ năng cơ bản về việc tổ chức các hoạt động dạy học như thế nào để <br />
phát huy được tính tích cực của trẻ. Phương pháp dạy học tích cực đã và đang <br />
được giáo viên hưởng ứng và áp dụng thường xuyên trong dạy học. Coi đây là <br />
chìa khóa thành công trong mỗi tiết dạy của mình. Các phương pháp dạy học <br />
tích cực phù hợp với xu thế tự nhiên. Hiệu quả mang lại nhìn thấy được. Với <br />
những giáo viên áp dụng thành thạo, thường xuyên, giáo viên sẽ cảm thấy nhẹ <br />
nhàng, hứng thú hơn. Học sinh tích cực, chủ động hơn và chất lượng dạy học <br />
cao hơn.<br />
Đánh giá chất lượng giảng dạy đầu năm:<br />
<br />
Số giáo viên thực hiện <br />
Các nội dung khảo sát đầu năm tốt<br />
<br />
Năm học Năm học <br />
20142015 20152016<br />
<br />
1. Tạo môi trường học tập thân thiện 5 8<br />
<br />
2. Dạy học phân hóa đối tượng và theo khả năng 6 10<br />
của trẻ<br />
<br />
3. Tổ chức cho trẻ thực hành, tìm tòi khám phá để 10 12<br />
lĩnh hội kiến thức mới<br />
<br />
4. Tạo tình huống và khuyến khích trẻ phối hợp 10 11<br />
nhau<br />
<br />
5. Hỗ trợ tích cực trẻ trong học tập 12 13<br />
<br />
7. Sử dụng hiệu quả đồ dùng hỗ trợ trong việc dạy 9 10<br />
<br />
Tác giả: Đỗ Phương Chi Trường Mầm non Sao <br />
Mai<br />
6<br />
Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ tại <br />
trường Mầm non Sao Mai.<br />
<br />
<br />
học<br />
<br />
Bên cạch đó, trong quá trình dạy học, từ khâu thiết kế đến lên lớp, một số <br />
giáo viên vẫn còn dựa hoàn toàn vào chương trình khung, rập khuôn mà chưa có <br />
sáng tạo, chưa tính đến việc lựa chọn phương pháp dạy học thế nào để phù hợp <br />
với các đối tượng học sinh lớp mình có. Phần lớn giáo viên cứ dạy đại trà, dạy <br />
cho hết nội dung trong tiết học, chưa kích thích, tạo nên một “ xung đột nhận <br />
thức” cho đối tượng học sinh hay tạo được một thử thách vừa sức về mặt trí <br />
tuệ cho các đối tượng học sinh khác trong lớp (Nhất là thực hiện tại lớp ghép, <br />
lớp có học sinh dân tộc). <br />
Một số giáo viên lạm dụng hoạt động dạy học theo nhóm, hoạt động <br />
góc, không chú ý đối tượng học sinh yếu, không quan tâm đến việc tìm ra những <br />
biện pháp tác động đến quá trình nhận thức của trẻ. Chưa nhận thức đầy đủ về <br />
đổi mới phương pháp dạy học nên việc thực hiện còn rập khuôn, hình thức, đối <br />
phó; Giáo viên không chú ý đến việc lựa chọn phương pháp dạy học thế nào để <br />
phù hợp và hiệu quả nhất, không chú ý thiết kế tiết dạy theo đối tượng người <br />
học. Trình độ của giáo viên trong việc vận dụng các phương pháp dạy học mới <br />
còn hạn chế nên hiệu quả tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh còn thấp; . <br />
Việc ứng dụng các kỹ thuật thông tin dạy học chưa thực sự đúng lúc, đúng chỗ, <br />
nhiều khi còn rơi vào tình trạng lạm dụng gây hậu quả trái ngược; Việc sử <br />
dụng đồ dùng dạy học và tài liệu bổ trợ chưa thường xuyên, chưa hiệu quả. <br />
Các phương pháp dạy học tích cực phải được lựa chọn phù hợp nội dung, đối <br />
tượng học sinh và cơ sở vật chất phục vụ dạy học. nếu không biết lựa chọn, <br />
tích hợp nhuần nhuyễn các phương pháp thì việc dạy học sẽ không đạt kết quả <br />
như mong muốn.<br />
Giáo viên phải nắm bắt, làm chủ các kỹ thuật dạy học tích cực. Đây là kỹ <br />
năng sư phạm cần được bỗi dưỡng thường xuyên.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp.<br />
a. Mục tiêu của giải pháp.<br />
Muốn có một tiết dạy tích cực, hiệu quả, thành công thì người giáo viên <br />
phải thiết kế và tổ chức dạy học tốt dựa trên đặc điểm, nhu cầu của trẻ. Vậy, <br />
để thiết kế được một hoạt động, người dạy phải hiểu biết nhiều vấn đề, phải <br />
lường trước được các tình huống sẽ xảy ra. Phải biết học sinh lớp mình đã có <br />
gì, cần cung cấp thêm nội dung nào và lựa chọn cách dạy học nào tốt nhất. Giáo <br />
viên có thể chỉ cung cấp lượng kiến thức cần thiết cho trẻ, yêu cầu trẻ diễn đạt <br />
<br />
Tác giả: Đỗ Phương Chi Trường Mầm non Sao <br />
Mai<br />
7<br />
Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ tại <br />
trường Mầm non Sao Mai.<br />
<br />
theo sự sáng tạo của trẻ. Với cách mà giáo viên là trung gian tổ chức cho trẻ tự <br />
tìm hiểu vấn đề, các em sẽ học được nhiều điều, nhiều kỹ năng hơn nữa thì <br />
chúng ta không ai có thể phủ nhận. <br />
Vậy vấn đề là làm sao để giáo viên có thói quen nghiên cứu, suy nghĩ, cân <br />
nhắc trước mỗi tiết dạy về việc sẽ lựa chọn phương pháp dạy học nào, cách <br />
thức tổ chức ra sao, trong quá trình tổ chức cần phải sử dụng những kỹ thuật gì <br />
và cần những phương tiện hỗ trợ nào cho mình. Đó là mục tiêu mà đề tài đem <br />
lại.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện của giải pháp.<br />
Biện pháp 1: Tích cực tổ chức nội dung các chuyên đề về các <br />
phương pháp dạy học tích cực.<br />
Hàng năm, Phòng GD&ĐT và nhà trường thường tổ chức các chuyên đề <br />
về các phương pháp dạy học mới, cách lựa chọn và sử dụng các phương pháp <br />
dạy học tích cực phù hợp cho các đối tượng, nội dung. Các phương pháp dạy <br />
học tích cực cũng được lồng ghép vào các tiết chuyên đề, hội giảng, thao giảng <br />
qua các chủ đề của cụm chuyên môn để mổ xẻ, thảo luận.Việc tổ chức chuyên <br />
đề được thực hiện nghiêm túc, bài bản. <br />
Đầu năm học, Tôi tham mưu với Hiệu trưởng tổ chức các đợt chuyên đề <br />
nhằm chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học theo chương trình mới, lòng <br />
ghép giáo dục trong các chủ đề. Sau khi duyệt nội dung chuyên đề của giáo viên. <br />
Tôi đã định hướng và hướng dẫn báo cáo viên tổ chức chuyên đề ví dụ chuyên <br />
đề dạy học Phát huy tính tích cực của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm; lòng ghép giáo <br />
dục bảo vệ môi trường, biển đảo,…. Hoạt động chuyên đề ngoài mục đích <br />
thống nhất các nội dung chuyên môn còn rèn cho giáo viên kỹ năng giao tiếp, kỹ <br />
năng dạy học phát huy tính tích cực của người học.<br />
Không chỉ chuyên đề lý thuyết, tôi còn phân công giáo viên thể hiện nội <br />
dung dạy học phát huy tính tích cực của học sinh bằng một số tiết dạy cụ thể. <br />
Qua các tiết dạy của những giáo viên tiêu biểu, các đồng chí giáo viên khác cũng <br />
học hỏi được nhiều. Tuy vấn đề này không phải là vấn đề mới mẻ nhưng qua <br />
chuyên đề, giáo viên cũng được nhắc nhở, được hâm nóng lại các nội dung quan <br />
trọng, được quán triệt các yêu cầu về dạy học tích cực. Điều này ngay từ đầu <br />
năm đã thúc đẩy, nhắc nhở và thực hành lại các kỹ năng dạy học mà mọi người <br />
cần thực hiện. Vấn đề này hầu như thực hiện hằng năm, năm học này, tôi chỉ <br />
đạo tổ chức nhiều chuyên đề thực hành dạy học. Tiết thực hành được góp ý, <br />
phân tích đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu chủ yếu về cách thức tổ chức, về <br />
<br />
Tác giả: Đỗ Phương Chi Trường Mầm non Sao <br />
Mai<br />
8<br />
Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ tại <br />
trường Mầm non Sao Mai.<br />
<br />
các phương pháp và kỹ thuật dạy học kích thích tư duy học sinh. Ngoài giáo viên <br />
có kỹ năng sư phạm tốt, có kiến thức vững vàng, tôi còn cho những giáo viên <br />
mới, giáo viên ít kinh nghiệm và những giáo viên còn hạn chế về kiến thức, kỹ <br />
năng sư phạm thực hành để góp ý. Tiết dạy không nhằm đánh giá giáo viên mà <br />
chỉ để rút kinh nghiệm và hướng dẫn người dạy nhìn thấy vấn đề đúng hơn, cụ <br />
thể hơn để rút kinh nghiệm.<br />
Biện pháp 2: Kiểm tra, theo dõi việc áp dụng các phương pháp dạy <br />
học tích cực.<br />
Vào đầu năm học kết hợp nội dung kiểm tra các hoạt động dạy học như <br />
mọi năm, tôi đưa vào tiêu chí đánh giá tiết dạy và giáo án nội dung dạy học tích <br />
cực. Tiêu chí cụ thể như sau:<br />
Về giáo án:<br />
Phải thể hiện nội dung dạy phân hóa đối tượng trẻ (theo độ tuổi; theo <br />
khả năng nhận thức,…)<br />
Ví dụ: Khi xác định mục tiêu của từng bài dạy, giáo viên phải chú ý đến <br />
các hoạt động, đến đối tượng trẻ. Viết mục tiêu dưới dạng cụ thể, với ngôn từ <br />
phù hợp. Soạn cẩn thận nội dung của từng phần trong bài dạy để đạt được mục <br />
tiêu đề ra.<br />
Thể hiện việc lựa chọn nội dung trong từng hoạt động đảm bảo cho <br />
học sinh lĩnh hội được một số kiến thức cơ bản để tự mình khám phá kiến thức <br />
mới.<br />
Thể hiện được các hoạt động dạy học để đáp ứng đúng nhu cầu học tập <br />
của cá nhân hay của nhóm (thể hiện trong các hoạt động như góc, trò chơi,…).<br />
Về tiết dạy: Có thể hiện phương pháp, hình thức dạy học mới, đa dạng <br />
và phù hợp.<br />
Thứ nhất: Tạo môi trư ờng học tập thân thiện.<br />
Đây là việc quan trọng nhất. Để tổ chức được một tiết dạy nhẹ nhàng, <br />
kích thích học sinh hứng thú thì môi trường học tập là môi trường để trẻ phát <br />
huy được tính chủ động, tích cực của mình. Học sinh tự tin trong giao tiếp mới <br />
bộc lộ hết những suy nghĩ, hiểu biết của mình với cô giáo, bạn bè.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả: Đỗ Phương Chi Trường Mầm non Sao <br />
Mai<br />
9<br />
Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ tại <br />
trường Mầm non Sao Mai.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tự tin trong giao tiếp giúp trẻ gắn kết hơn với bạn bè, thoải mái trong <br />
học tập. Thế nên, người giáo viên phải là người tạo được môi trường học tập <br />
thân thiện với trẻ. Giao tiếp thân thiện thể hiện trong các hoạt động sau:<br />
Thân thiện trong hoạt động trò chuyện (ôn bài cũ):<br />
Trong hoạt động mở đầu hay còn gọi là dẫn dắt vào hạo động, thay vì gọi tên <br />
từng trẻ lên để hỏi thì giáo viên nên tổ chức các hoạt động trò chơi, nêu câu hỏi <br />
khuyến khích trẻ trả lời, nhận xét nhẹ nhàng. Ví dụ thay vì nêu câu hỏi: Các con <br />
hãy kể tên những con vật sống trong rừng? Để kiểm tra kiến thức về động vật <br />
sống trong rừng cho trẻ 56 tuổi thì giáo viên có thể thay bằng cách sau: Cho trẻ <br />
nghe nhạc về con voi, hươu cao cổ,… sau đó hỏi trẻ trong bài hát nhắc đến con <br />
vật nào, cho trẻ trả lời bằng cách giơ tay nhanh rồi hỏi trẻ con vật đó sống ở <br />
đâu,... Hoạt động bài cũ như thế không mất nhiều thời gian mà còn tạo được <br />
không khí sôi nổi thoải mái có tính ganh đua học tập cho mỗi học sinh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả: Đỗ Phương Chi Trường Mầm non Sao <br />
Mai<br />
10<br />
Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ tại <br />
trường Mầm non Sao Mai.<br />
<br />
Thân thiện trong hoạt động dạy bài mới:<br />
Xuyên suốt trong một tiết học, hoạt động giao tiếp giữa thầy và trò là <br />
hoạt động chủ đạo. Vì vậy, giáo viên phải là người chủ động tạo môi trường <br />
giao tiếp cởi mở, thân thiện. Như vậy học sinh mới mạnh dạn trình bày ý kiến <br />
cũng như nêu những điều mình chưa hiểu với cô giáo.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tính thân thiện trong hoạt động dạy thể hiện ở trong cách đặt câu hỏi, <br />
cách lắng nghe học sinh, cách nhận xét, một nụ cười, một ánh mắt, một cái gật <br />
đầu, một lời động viên khuyến khích của cô sẽ là động lực giúp các em manh <br />
dạn, tự tin, sẽ là hành trang cho các em trong suốt hành trình cuộc sống sau này.<br />
Trong khi hình thành kiến thức mới, giáo viên phải là người tổ chức gợi <br />
mở. Mọi hoạt động phân tích, đánh giá, tìm hiểu,… phải để chính các em thực <br />
hành. Mọi kết luận phải để chính các em nêu. Các kết luận đơn giản nên dành <br />
cho học sinh trung bình và yếu. Các kết luận phức tạp hơn, toàn diện và khái <br />
quát hơn nên dành cho học sinh khá, giỏi sau đó cho trẻ yếu hơn nhắc lại nhiều <br />
lần. <br />
Thứ hai: Dạy học phân hóa đối tượng và khả năng của trẻ. Dạy học theo <br />
nhu cầu của trẻ là yêu cầu bắt buộc trước hết. Bởi mục tiêu của việc dạy học <br />
cuối cùng là người học học được gì chứ không phải người dạy đã dạy được gì.<br />
Thứ ba: Trẻ phải được thực hành, được thao tác, được tìm tòi khám phá <br />
để lĩnh hội kiến thức mới, chủ động khám phá, lĩnh hội kiến thức mới một cách <br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả: Đỗ Phương Chi Trường Mầm non Sao <br />
Mai<br />
11<br />
Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ tại <br />
trường Mầm non Sao Mai.<br />
<br />
hiệu quả, người dạy phải biết cách tổ chức hoạt động khai thác kiến thức, dẫn <br />
dắt trẻ đi đến kết luận vấn đề một cách tự nhiên và xuyên suốt. <br />
Ví dụ: Khi dạy cho trẻ lớp 5 6 tuổi tìm hiểu về con gà và con vịt thì đầu <br />
tiên giáo viên cho trẻ quan sát, tìm hiểu khám phá về ngoại hình, màu sắc, lợi <br />
ích, tiếng kêu, cách chăm sóc, đặc điểm nổi bật và sự khác nhau giữa con gà và <br />
con vịt…sau đó cho trẻ đọc tên và chỉ được các bộ phận của con gà – con vịt, <br />
tiếp tục giáo viên cho trẻ tìm con gà con vịt có trong rổ giơ lên ( lưu ý: trong rổ <br />
có nhiều con vật khác nhau). Kết thúc bài. Lúc này có thể có trên 90% số trẻ <br />
nắm được bài và biết đặc điểm của con gà. Nhưng sau một tuần, một tháng sẽ <br />
chỉ còn khoảng trên 50% số học sinh đó hiểu, nhớ con gà khác con vịt ở chỗ nào. <br />
Còn lại đa số các em sẽ quên đi. Vậy trong trường hợp này, nếu giáo viên biết <br />
để trẻ khám phá kiến thức thì các em sẽ hiểu và nhớ rất lâu. Như cho trẻ tự <br />
chuẩn bị đồ dùng học tập (tạo thói quen chủ động, tích cực trong việc chuẩn bị <br />
đồ dùng học tập) mỗi em sẽ quan sát trước con gà – con vịt, tự mình tìm hiểu sự <br />
giống và khác nhau giữa con gà và con vịt....Giáo viên phải thiết kế bài học thật <br />
phong phú bằng những hình ảnh hoặc vật thật, mô hình,... Sau đó, tổ chức cho <br />
trẻ khám phá, tìm hiểu. Chắc chắn, bằng những gợi ý và tổ chức của cô, trẻ sẽ <br />
tự tìm hiểu được con gà và con vịt. Qua tiết học này, trẻ sẽ được rèn luyện <br />
nhiều kỹ năng bao gồm cả quan sát, phối hợp (với bạn để tìm hiểu) kỹ năng <br />
giải quyết vấn đề, kỹ năng đặt câu hỏi,..Nếu điều kiện cơ sở vật chất tốt, giáo <br />
viên sẽ tổ chức thêm được nhiều hoạt động mà trẻ sẽ rất thích như trò chơi <br />
quan sát, thí nghiệm,... Như vậy trẻ sẽ hứng thú vô cùng và ghi nhớ tất cả các <br />
kiến thức một cách tự nhiên và lâu dài.<br />
Thứ tư: Giáo viên biết tạo tình huống và khuyến khích trẻ phối hợp nhau<br />
Giáo viên phải chú ý tổ chức các hoạt động xem có khai thác được khả <br />
năng học tập của mỗi cá nhân hay không. Hiệu quả tiết dạy đối với từng cá <br />
nhân thế nào. Trẻ có được kích thích tư duy, đào sâu kiến thức có được hay <br />
không, đối tượng học sinh yếu kém có được giúp đỡ để có cơ hội vươn lên hay <br />
không. <br />
<br />
<br />
Giáo viên có thể hiện được các kỹ năng như: Khuyến khích trẻ tự diễn <br />
đạt và phản ánh quá trình nhận thức của mình qua bài học. Khen thưởng nhằm <br />
động viên khuyến khích kịp thời sự cố gắng của trẻ. Đặt câu hỏi và trả lời <br />
những câu hỏi của trẻ. Kích thích sự tư duy và sự hứng thú của trẻ (với các vật <br />
thật, tranh ảnh, hành động, chuyện kể, câu hỏi). <br />
<br />
<br />
Tác giả: Đỗ Phương Chi Trường Mầm non Sao <br />
Mai<br />
12<br />
Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ tại <br />
trường Mầm non Sao Mai.<br />
<br />
Thứ năm: Hỗ trợ trẻ trong học tập<br />
Đây là việc làm hết sức quan trọng trong hoạt động dạy của mỗi người. <br />
Vì mỗi trẻ có một điểm khởi đầu khác nhau, mỗi trẻ có khả năng nhận thức <br />
khác nhau và điều kiện gia đình cùng các tác động khác không giống nhau nên ở <br />
lớp, để mỗi trẻ đều được học thì giáo viên phải là người tích cực hỗ trợ các em <br />
trong học tập. Với trẻ nhanh nhẹn, giáo viên hỗ trợ trong việc phát huy, bồi <br />
dưỡng năng khiếu sẵn có để trẻ có điều kiện tốt nhất phát triển khả năng của <br />
mình.<br />
Còn đối với trẻ chậm, giáo viên cần phải quan tâm nhiều hơn, hỗ trợ <br />
nhiều hơn trong các hoạt động học tập để trẻ có được cơ hội học tốt hơn. Phải <br />
chú ý để trẻ được thực hành nhiều, rèn luyện nhiều để tiến bộ trong học tập. <br />
Không nên vì là học sinh khuyết tật, yếu kém, học sinh cá biệt mà bỏ mặc trẻ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả: Đỗ Phương Chi Trường Mầm non Sao <br />
Mai<br />
13<br />
Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ tại <br />
trường Mầm non Sao Mai.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ngoài ra giáo viên còn các kỹ năng như tổ chức các trò chơi học tập. Tổ <br />
chức thảo luận. Giải thích nội dung chính và để học sinh tự khám phá, khai thác <br />
các nội dung khác trong hoạt động. Giáo viên phải khuyến khích sự tham gia của <br />
trẻ vào các nhóm nhỏ hay từng cá nhân (ví dụ: trong các vai trong hoạt động làm <br />
quen văn học, phân vai chơi trong hoạt động góc,... )<br />
Hỗ trợ học sinh thực hành bằng cách hướng dẫn, mở rộng suy nghĩ và <br />
giúp trẻ giải quyết các vướng mắc ( đặt thêm câu hỏi cho trẻ, giải thích, chứng <br />
minh, dùng thêm đồ dùng dạy học hỗ trợ cho học sinh thông qua hướng dẫn hay <br />
minh họa).<br />
Thứ Sáu: Sử dụng đồ dùng hỗ trợ trong việc dạy học. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả: Đỗ Phương Chi Trường Mầm non Sao <br />
Mai<br />
14<br />
Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ tại <br />
trường Mầm non Sao Mai.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Việc sử dụng đồ dùng dạy học cần phải nhuần nhuyễn và phát huy được <br />
tác dụng của mỗi đồ dùng. Ví dụ máy chiếu nên sử dụng cho những dạng bài <br />
nào, những môn học nào. Các loại tranh ảnh nên đưa ra lúc nào để hợp lý và phát <br />
huy hết hiệu quả. Ngoài đồ dùng dạy học thì phải tập cho trẻ thói quen sử dụng <br />
đồ dùng học tập hiệu quả. Hiện nay, đa số giáo viên lạm dụng các thiết bị dạy <br />
học công nghệ mà không cho trẻ tự thực hiện theo khả năng để kiểm tra kiến <br />
thức của trẻ (ví dụ: Giáo viên yêu cầu trẻ lên chọn chữ cái đã học có trong cụm <br />
từ cô cho, thay vì trẻ lên rút chữ cái đã học thì giáo viên cho trẻ cầm chuột và <br />
nhấp trên máy tình, lúc đó những chữ cái giáo viên cài sẵn sẽ được rút ra mà trẻ <br />
không cần phải chọn hay sợ sai). Vì vậy việc sử dụng đồ dùng hỗ trợ cũng ảnh <br />
hưởng rất nhiều đến chất lượng tiết học.<br />
Biện pháp 3: Khuyến khích áp dụng các phương pháp dạy học tích <br />
cực thường xuyên trong hoạt động hàng ngày.<br />
Các phương pháp dạy học tích cực cũng đã được phần lớn giáo viên thực <br />
hiện. Thế nhưng, đa số giáo viên vẫn còn thiếu các kỹ năng và các yêu cầu cần <br />
thiết để thiết kế một tiết dạy theo yêu cầu nên hiệu quả chưa cao, chưa toàn <br />
diện. Hơn nữa, dù đã nhiều năm áp dụng các phương pháp dạy học tích cực <br />
nhưng một số giáo viên vẫn không chịu khó thiết kế, cứ dạy theo thói quen cũ <br />
như hướng dẫn trẻ tìm hiểu bài qua loa băng các câu hỏi hết sức đơn điệu, đa <br />
số là các câu hỏi đúng/sai rồi cô cung cấp thông tin. Điều này gây ra sự nhàm <br />
chán tồi tệ chung cho cả lớp và làm cho trẻ mất dần hứng thú học tập. Các kiến <br />
thức trở nên nặng nề, khó nhớ đối với trẻ.<br />
Năm học này, tôi cụ thể hóa lại các nội dung và đưa vào yêu cầu trong <br />
mỗi tiết dạy. Hướng dẫn, triển khai trong toàn thể giáo viên và yêu cầu thực <br />
<br />
<br />
Tác giả: Đỗ Phương Chi Trường Mầm non Sao <br />
Mai<br />
15<br />
Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ tại <br />
trường Mầm non Sao Mai.<br />
<br />
hiện trong hoạt động dạy học của mình. Mỗi khối trưởng sẽ chịu trách nhiệm <br />
đôn đốc, nhắc nhở và giám sát việc thực hiện của giáo viên trong khối mình. <br />
Khuyến khích các khối trưởng chú trọng nhiều đến việc dự giờ đánh giá <br />
lấy trẻ làm trung tâm (dự giờ cắt lát). Với mỗi hoạt động dạy học, góp ý cho <br />
người dạy về hình thức tổ chức thế nào để phù hợp hơn, sử dụng phương pháp <br />
dạy học nào để học sinh được làm việc nhiều hơn và ghi nhớ lâu hơn. Cách tổ <br />
chức thế nào để các em chủ động lĩnh hội kiến thức là yếu tố được phân tích, <br />
đánh giá cao nhất.<br />
Vào các đợt thao giảng, chuyên đề, hội giảng theo từng chủ đề và các <br />
ngày lễ hội, tôi phát động cho giáo viên đăng ký các tiết dạy tốt bằng các <br />
phương pháp dạy học tích cực. Đây cũng là phong trào được xây dựng và phát <br />
triển mạnh. Mỗi giáo viên đăng ký dạy sẽ được tính điểm thi đua chuyên môn <br />
theo tháng. Các tiết dạy cũng yêu cầu giáo viên phải chuẩn bị đồ dùng hỗ trợ <br />
cho việc dạy học mang tính sáng tạo, phù hợp. <br />
Biện pháp 4: Tổng kết, biểu dương những nhân tố tích cực trong <br />
dạy học.<br />
Sau khi hoàn thành chương trình học kỳ 1, tôi tổng kết nhằm đánh giá lại <br />
những việc đã làm được, chưa làm được và xem xét lại những điểm tích cực hay <br />
hạn chế của việc dạy học. Phân tích các mặt mạnh của phương pháp dạy học <br />
mới. Qua đó, nhằm biểu dương những cá nhân tích cực trong việc thực hiện tốt <br />
các kỹ năng dạy học cũng như giúp đỡ những giáo viên chưa thực hiện tốt.<br />
Sau mỗi đợt thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, nhà trường <br />
cũng tổ chức việc tổng kết, rút kinh nghiệm. Đưa ra phân tích, tuyên dương <br />
những tiết học hay, những tiết giáo viên có kỹ năng sư phạm tốt, áp dụng nhuần <br />
nhuyễn, hiệu quả nhất các kỹ thuật dạy học phát huy được năng lực tự học của <br />
trẻ. Phân tích, nhân rộng những hình thức tổ chức tốt cho trẻ trong các hoạt <br />
động. Từ đó, tuyên dương, khen thưởng kịp thời để khích lệ giáo viên. <br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.<br />
Các giải pháp, biện pháp được nêu trên có quan hệ khăng khít không thể <br />
tách rời, không thể coi trọng hay xem nhẹ một giải pháp nào. Nếu đã chuyên đề, <br />
phổ biến và hướng dẫn trẻ thực hiện mà không có công tác kiểm tra, đánh giá, <br />
theo dõi để kịp thời điều chỉnh, giúp giáo viên ngày một trau dồi hơn các kỹ <br />
năng dạy học thì kết quả sẽ không cao. Việc thường xuyên theo dõi kiểm tra <br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả: Đỗ Phương Chi Trường Mầm non Sao <br />
Mai<br />
16<br />
Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ tại <br />
trường Mầm non Sao Mai.<br />
<br />
còn giúp mọi người kịp thời chấn chỉnh những sai sót, hạn chế và khuyến khích <br />
người dạy luôn sáng tạo trong dạy học.<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, <br />
phạm vi và hiệu quả ứng dụng. <br />
Đề tài không phải là vấn đề hoàn toàn mới mà đã đưa ra các cách làm phù <br />
hợp thực tế, hiệu quả thiết thực hơn. Qua nhiều năm thực hiện, đã có một số <br />
lần đúc kết kinh nghiệm và kết quả năm học này đã thu lượm được nhiều kinh <br />
nghiệm quý báu hơn, tôi thấy phù hợp với thực tế đối tượng giáo viên và học <br />
sinh trường mình hơn. Từ đây, các phương pháp dạy học được lựa chọn, phát <br />
huy hơn nữa. <br />
Kiểu dạy học lấy giáo viên làm trung tâm, rập khuôn, đơn điệu đã dần <br />
dần được giáo viên loại bỏ. Cách dạy học tích cực được phát huy trong mỗi <br />
người. Chính hiệu quả của phương pháp dạy học tích cực là yếu tố thúc đẩy <br />
người dạy sáng tạo, tạo cơ hội học hỏi, rèn luyện chuyên môn và tiết kiệm tiền <br />
bạc, thời gian.<br />
Kết quả khảo nghiệm: Từ việc chỉ đạo xuyên suốt, có kiểm tra, theo dõi <br />
đã ngày một nâng dần các kỹ năng dạy học cho giáo viên. Giáo viên đã có thói <br />
quen tốt trong dạy học. Phần lớn giáo viên đã có thói quen coi trọng khâu thiết <br />
kế bài dạy, chuẩn bị bài dạy kỹ lưỡng từ việc lựa chọn phương pháp, hình thức <br />
tổ chức đến chuẩn bị dụng cụ, đồ dùng nào phù hợp cho các hoạt động của <br />
mình và tổ chức hiệu quả tiết dạy. <br />
So với những năm học trước, năm học này hầu như tất cả giáo viên đã <br />
vận dụng tốt các phương pháp dạy học tích cực. Số giáo viên đã soạn bài, đã tổ <br />
chức có hiệu quả và truyền tải tốt nội dung dạy học được tăng lên. Cách thức <br />
tổ chức các hoạt động cho học sinh phong phú hơn. Giảm rõ rệt kiểu dạy chay, <br />
nói nhiều. Chất lượng các tiết dạy hiệu quả hơn, giáo viên chăm lo hơn trong <br />
việc thiết kế và chuẩn bị đồ dùng phục vụ dạy học. <br />
Tôi đã tổng kết và so sánh với các năm học trước được như sau:<br />
<br />
Số giáo viên thực hiện <br />
Các kết quả đạt được tốt<br />
<br />
Năm học Năm học <br />
20142015 20152016<br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả: Đỗ Phương Chi Trường Mầm non Sao <br />
Mai<br />
17<br />
Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ tại <br />
trường Mầm non Sao Mai.<br />
<br />
<br />
1. Tạo môi trường học tập thân thiện 14 16<br />
<br />
2. Dạy học phân hóa đối tượng và theo khả năng 14 16<br />
của trẻ<br />
<br />
3. Tổ chức cho trẻ thực hành, tìm tòi khám phá để 12 16<br />
lĩnh hội kiến thức mới<br />
<br />
4. Tạo tình huống và khuyến khích trẻ phối hợp 14 16<br />
nhau<br />
<br />
5. Hỗ trợ tích cực trẻ trong học tập 14 16<br />
<br />
7. Sử dụng hiệu quả đồ dùng hỗ trợ trong việc dạy 16 16<br />
học<br />
<br />
Với trẻ, việc được tự mình khám phá, tìm hiểu đã tác động tốt đến mọi <br />
đối tượng trong trường. Hầu hết trẻ đều được khuyến khích, tư vấn trong học <br />
tập nên việc duy trì sĩ số được đảm bảo. Trẻ có được thói quen tự học tốt hơn, <br />
các em mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp trong và ngoài nhà trường. Chất <br />
lượng toàn diện được nâng cao rõ rệt. Từ việc dạy học phân hóa đối tượng học <br />
sinh, việc bồi dưỡng học sinh có năng khiếu trong các môn dễ dàng và hiệu quả <br />
hơn trong toàn trường. Các em không còn thụ động trong việc nắm kiến thức <br />
mới. <br />
Giá trị khoa học: Việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực là quan <br />
điểm xuyên suốt trong quá trình dạy học. Giáo viên ghi nhận những ưu điểm <br />
của các phương pháp dạy học tích cực vì chính hiệu quả của nó đối với học <br />
sinh của mình. Thói quen tìm tòi, sáng tạo trong mỗi người dạy được hình thành <br />
và phát huy. Mỗi giáo viên tìm thấy niềm vui trong từng giờ học, từ đó cố gắng <br />
hơn trong việc học hỏi, trau dồi và trang bị cho mình các kỹ năng dạy học cần <br />
thiết, trẻ luôn là trung tâm, là người khám phá nên luôn đầy hứng thú trong mỗi <br />
tiết học. <br />
Kết quả thu được sau khi khảo nghiệm: Sau khảo nghiệm, bản thân tôi <br />
rút ra được kết quả đáng khích lệ trong công tác chỉ đạo dạy học. Giáo viên có <br />
thói quen khi chuẩn bị bài và trong tổ chức dạy học luôn hướng đến việc khai <br />
thác đối tượng học tập, kích thích hứng thú để trẻ có nhiều cơ hội nhất trong <br />
việc tự khai thác, lĩnh hội kiến thức.<br />
<br />
<br />
Tác giả: Đỗ Phương Chi Trường Mầm non Sao <br />
Mai<br />
18<br />
Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ tại <br />
trường Mầm non Sao Mai.<br />
<br />
Giá trị khoa học mang lại khi thực hiện đề tài. Đề tài không phải là vấn <br />
đề hoàn toàn mới nhưng cách áp dụng thực hiện trong nhà trường đem lại kết <br />
quả hết sức khả quan đối với tất cả các giáo viên. Thói quen dạy học vì nhu cầu <br />
của người học được hình thành, bồi dưỡng trong mỗi giáo viên. Mọi giáo viên <br />
đều hiểu rằng, hoạt động dạy học phải là hoạt động của trò để trò tìm tòi, <br />
khám phá tìm ra kiến thức mới. Các hình thức, phương pháp tổ chức của giáo <br />
viên phải phụ thuộc vào đối tượng người học. <br />
III. Phần kết luận, kiến nghị.<br />
1. Kết luận.<br />
Đề tài về phương pháp dạy học là đề tài mà bản thân tôi đã đề cập trong <br />
một số năm học. Thực tế áp dụng có hiệu quả nhưng chưa triệt để. Vẫn có một <br />
số vấn đề mà tôi thấy cần điều chỉnh, bổ sung. Vẫn trăn trở nhất là làm sao để <br />
tất cả giáo viên đều hưởng ứng và áp dụng có hiệu quả. Trong năm học này, để <br />
nâng cao hơn từng tiết dạy, tôi càng chú trọng vấn đề lựa chọn phượng pháp <br />
dạy học và các phương pháp dạy học mới, hay, tích cực luôn được quán triệt <br />
thực hiện trong nhà trường. <br />
Việc dạy học theo các phương pháp tích cực là một yêu cầu bắt buộc cho <br />
mỗi giáo viên trong dạy học hiện nay. Muốn có chất lượng dạy học tốt nhất <br />
cho trẻ thì việc dạy học phải chú trọng đến từng cá nhân trẻ nên đây là một yêu <br />
cầu thiết thực và mỗi giáo viên ngày một trau dồi để bồi dưỡng cho mình các kỹ <br />
năng dạy học thiết thực, hiệu quả nhất.<br />
Phát huy các phương pháp dạy học tích cực còn tạo ra một thế hệ trẻ biết <br />
tư duy độc lập, có khả năng giao tiếp tốt và các em sẽ là những con người năng <br />
động, sáng tạo và tự tin trong mọi hoạt động sau này.<br />
Với mỗi học sinh, muốn hằng ngày các em đến lớp với một tâm thế thoải <br />
mái, hào hứng thì việc quan trọng đó là hoạt động học ở trường phải là hoạt <br />
động hứng thú đối với trẻ. Hoạt động học nếu luôn nặng nề, gây áp lực, khó <br />
khăn cho trẻ thì các cháu sẽ dễ chán nản, thụ động, muốn nghỉ học và điều này <br />
không chỉ là nguy hại cho các cháu bây giờ mà còn ảnh hưởng nặng nề đến <br />
tương lai của mỗi em cũng như ảnh hưởng không tốt đến gia đình các em và <br />
toàn xã hội. Nếu mỗi người giáo viên đều áp dụng tốt các kỹ năng dạy học tích <br />
cực, mỗi học sinh đ