Một số kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh<br />
trong giờ dạy Ngữ văn 9<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1Nguyễn Thị Thùy Dung – THCS Lê Đình Chinh – Krông Ana – Đắk Lắk<br />
Một số kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh<br />
trong giờ dạy Ngữ văn 9<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHẦN I. MỞ ĐẦU<br />
I. Đặt vấn đề<br />
Luận ngữ có câu: “Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học <br />
không bằng say mà học”. Yếu tố cảm xúc, say mê chính là động lực để con <br />
người hướng đến tình yêu đích thực của mình, nó cũng là một trong những <br />
động lực thúc đẩy và nuôi dưỡng sự cố gắng, nỗ lực học tập không ngừng <br />
của mỗi chúng ta. <br />
Với vai trò là người tổ chức hướng dẫn và điều khiển quá trình học tập <br />
của học sinh, hơn ai hết người giáo viên cần phải nghiên cứu, phải tìm và <br />
phải biết tiếp cận với cái mới trên cơ sở kế thừa cái hay, cái đẹp của cái cũ <br />
để phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học, tạo hứng thú, hưng phấn, <br />
khơi gợi niềm đam mê học tập của học sinh. Đặc biệt, đối với môn Ngữ văn <br />
cấp THCS, để làm được điều đó là cả một quá trình.<br />
Hiện nay, một trong những vấn đề nhiều giáo viên băn khoăn, trăn trở là <br />
tình trạng học sinh chán học Văn, quay lưng lại với môn Văn cũng như các bộ <br />
môn khoa học xã hội khác. Với nhiều học sinh, giờ học Văn chỉ quanh quẩn <br />
trong vài hoạt động nhàm chán: đọc nghe, chép bài, học thuộc, trả bài. Cách <br />
dạy Văn, học Văn như thế khiến học sinh cảm thấy giờ Văn nặng nề, nhàm <br />
chán và dễ gây buồn ngủ. Trên thực tế khi đi dự giờ đồng nghiệp tôi đã thấy <br />
không ít trường hợp học sinh ngáp ngắn ngáp dài thậm chí ngủ gật trong giờ <br />
Văn. Vậy nguyên nhân nằm ở đâu? Lỗi ở trò, ở thầy hay chương trình và sách <br />
giáo khoa chưa đủ sức hấp dẫn?<br />
Trên thực tế ta có thể thấy rằng: dạy Văn nhọc nhằn vất vả nhưng <br />
không phải vì thế mà thiếu vắng những thầy cô tâm huyết với nghề, luôn có ý <br />
thức trau dồi, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân và truyền lại những kinh <br />
nghiệm ấy cho bạn bè, đồng nghiệp. Một người thầy tâm huyết là người luôn <br />
luôn không ngừng học hỏi và trau dồi kiến thức cho bản thân, để mang lại <br />
những giờ lên lớp hiệu quả. Một trong những điều mà thầy, cô không ngừng <br />
học hỏi đó là làm thế nào để phát huy được tính tích cực, chủ động của học <br />
sinh trong mỗi giờ dạy nói chung và giờ dạy văn nói riêng? Thật vậy, đó <br />
không chỉ là điều mà các thầy cô giáo mong muốn mà còn là mục tiêu chung <br />
của bộ giáo dục đang đề ra và được triển khai rộng khắp cả nước. Vấn đề <br />
<br />
2Nguyễn Thị Thùy Dung – THCS Lê Đình Chinh – Krông Ana – Đắk Lắk<br />
Một số kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh<br />
trong giờ dạy Ngữ văn 9<br />
được đặt ra trên đây mặc dù không mới nhưng nó chưa bao giờ là cũ, vì giáo <br />
dục luôn phát triển theo sự phát triển của xã hội đòi hỏi các phương pháp giáo <br />
dục cũng luôn luôn phải có sự thay đổi sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển <br />
chung của xã hội. Vì vậy, hằng giờ các thầy cô trên khắp cả nước vẫn không <br />
ngừng tìm tòi, đổi mới và đưa ra những ý tưởng, kinh nghiệm giảng dạy mà <br />
mình đã đúc rút và góp nhặt được sau những giờ lên lớp để hoàn thiện hơn <br />
tiết dạy của bản thân cũng như để đóng góp vào hệ thống giáo dục chung của <br />
nước ta. <br />
Bên cạnh xu thế ngày một đi lên của xã hội hiện nay, kinh tế xã hội <br />
ngày càng phát triển, hội nhập kinh tế ngày càng mở rộng đòi hỏi nền giáo <br />
dục Việt Nam không ngừng cải tiến, đổi mới phù hợp với thế giới và các <br />
quốc gia trong khu vực. Mặt khác, trong bối cảnh đó, nền giáo dục còn có <br />
những bất cập về chất lượng giáo dục, nhiều giáo viên sử dụng phương pháp <br />
dạy học lạc hậu đã gây nên tình trạng thụ động trong học tập của học sinh <br />
dẫn đến hiệu quả dạy học chưa cao. Học sinh ít được lôi cuốn động viên <br />
khích lệ để hứng thú, tự giác học tập, gây nên tình trạng chán học, bỏ học ở <br />
một số bộ phận học lực yếu kém. Đó là cũng là thực trạng đáng buồn của <br />
trường Trung học cơ sở Lê Đình Chinh trong nhiều năm qua.<br />
Là một giáo viên đã đứng trên bục giảng hơn 4 năm, thời gian tuy chưa <br />
lâu nhưng cũng ít nhiều rút ra được vài kinh nghiệm quý báu trong quá trình <br />
giảng dạy. Tuy nhiên bản thân tôi tự nhận thấy giáo dục là vô biên với nhiều <br />
ngành nghề và môn học đa dạng, bản thân không thể nắm bắt hết được đặc <br />
thù của từng môn, mà chỉ có thể đi chuyên sâu về bộ môn Ngữ văn – bộ môn <br />
mà mình đang trực tiếp giảng dạy. Sau nhiều năm nghiên cứu, thực hiện tôi <br />
đã tích lũy được một số giải pháp giúp học sinh lớp 9 phát huy tính tích cực, <br />
chủ động trong giờ học Văn và đạt được những kết quả khả quan, muốn <br />
được chia sẻ với bạn bè, đồng nghiệp. Bởi vậy tôi xin đưa ra: “Một số kinh <br />
nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ dạy Ngữ <br />
văn 9”. <br />
II. Mục đích nghiên cứu<br />
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy Ngữ văn hiện nay đã và đang <br />
thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Phương pháp dạy học đổi <br />
mới chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của <br />
học sinh làm cho học sinh ham thích môn học. Điều 24, luật giáo dục (do <br />
Quốc hội khoá X thông qua) cũng đã chỉ rõ “Phương pháp giáo dục phải phát <br />
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng lớp học, <br />
<br />
<br />
3Nguyễn Thị Thùy Dung – THCS Lê Đình Chinh – Krông Ana – Đắk Lắk<br />
Một số kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh<br />
trong giờ dạy Ngữ văn 9<br />
môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến <br />
thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học <br />
tập cho học sinh”. Đây là định hướng cơ bản thiết thực đối với mỗi giáo viên <br />
trong đó có giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn.<br />
Từ nhiều năm nay, phương pháp dạy văn đổi mới đã chú trọng phát <br />
triển hứng thú học Văn của học sinh. Một trong những mục đích của giờ Văn <br />
là làm sao gây được rung động thẩm mĩ, giáo dục nhân cách cho học sinh. Vấn <br />
đề học tập của học sinh cũng vậy. Dù có bắt buộc các em ngồi ngay ngắn <br />
học tập nhưng nếu không thích thú, các em không thể học tốt được. Từ thực <br />
tế giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở THCS trên địa bàn xã nhà trong nhiều năm, <br />
tôi nhận thấy muốn giờ dạy đạt hiệu quả cao, ngoài việc truyền đạt kiến <br />
thức, tôi nghĩ rằng mình cần phải biết gây hứng thú học tập cho học sinh để <br />
tiết học thực sự nhẹ nhàng, sinh động; học sinh tiếp thu kiến thức một cách <br />
tự nhiên, không gượng ép. <br />
Hơn nữa, môn Ngữ văn xét về bản chất là một môn học rất thú vị, mỗi <br />
bài học là một thế giới thu nhỏ về những điều kì diệu xảy ra xung quanh <br />
cuộc sống của chúng ta. Vậy tại sao một môn học mang lại nhiều lợi ích, <br />
nhiều điều thú vị như vậy, nhưng trong các tiết học vẫn còn tình trạng học <br />
sinh không hứng thú, thiếu sự chủ động, tích cực?... Làm thế nào để khắc <br />
phục tình trạng đó? Đây là điều mà bản thân tôi luôn băn khoăn, trăn trở sau <br />
mỗi giờ lên lớp. Thiết nghĩ rằng việc để xảy ra tình trạng như đã nói trên <br />
phần nhiều là do bản thân người giáo viên đứng lớp. Chính vì thế tôi đã <br />
nghiên cứu và thực hành áp dụng kinh nghiệm này vào các lớp mình dạy <br />
nhằm mục đích giúp học sinh học bài, hiểu bài dễ dàng và biến môn Ngữ văn <br />
trở thành một “niềm vui” với các em, giúp các em yêu thích môn học hơn và <br />
hơn hết là để các em không bao giờ phải trải qua những tiết học nhàm chán, <br />
buồn tẻ mà trong đó các em hoàn toàn bị thụ động trong việc tiếp thu và lĩnh <br />
hội tri thức, còn giáo viên cũng tránh được việc lên lớp nhưng nhiều khi chỉ có <br />
mình độc thoại với chính mình. <br />
PHẦN HAI. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “Giúp học sinh phát triển toàn diện <br />
về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển <br />
năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người <br />
Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn <br />
bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây <br />
<br />
<br />
4Nguyễn Thị Thùy Dung – THCS Lê Đình Chinh – Krông Ana – Đắk Lắk<br />
Một số kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh<br />
trong giờ dạy Ngữ văn 9<br />
dựng và bảo vệ tổ quốc”. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm <br />
theo quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ <br />
Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ <br />
động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối <br />
tượng học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương <br />
pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào <br />
thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm <br />
học tập cho học sinh”.<br />
Tính tích cực, chủ động là một phẩm chất vốn có của con người, bởi vì <br />
để tồn tại và phát triển con người luôn phải chủ động, tích cực cải biến môi <br />
trường tự nhiên, cải tạo xã hội. Vì vậy, hình thành và phát triển tính tích cực, <br />
chủ động là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục.<br />
Tính tích cực, chủ động học tập về thực chất là sự tích cực, chủ động <br />
trong nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí lực và có nghị <br />
lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Điều đó liên quan trước hết <br />
với động cơ học tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề <br />
của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tạo nên tính tích cực. Tính tích <br />
cực sản sinh nếp tư duy độc lập. Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng <br />
tạo. Ngược lại, phong cách học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự <br />
giác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập. Tính tích cực, chủ động trong học <br />
tập biểu hiện ở những dấu hiệu như: hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo <br />
viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước <br />
vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề <br />
chưa đủ rõ; chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn <br />
đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang học; kiên trì hoàn thành các bài tập, <br />
không nản trước những tình huống khó khăn…<br />
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu thì môn Ngữ văn là một môn quan trọng <br />
hàng đầu trong các môn học ở nhà trường hiện nay. Nó mang lại nhiều lợi ích <br />
to lớn trong việc giáo dục và hình thành nhân cách tương lai con người như:<br />
Trang bị kiến thức cơ bản, hiện đại có tính hệ thống về ngôn ngữ và <br />
văn học – trọng tâm là tiếng Việt và văn học Việt Nam – phù hợp với trình độ <br />
phát triển của lứa tuổi và yêu cầu đào tạo nhân lực trong thời kì công nghiệp <br />
hóa, hiện đại hóa đất nước. <br />
Hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực sử dụng tiếng Việt, <br />
tiếp nhận văn bản, cảm thụ thẩm mỹ, phương pháp học tập tư duy, đặc biệt <br />
<br />
<br />
<br />
5Nguyễn Thị Thùy Dung – THCS Lê Đình Chinh – Krông Ana – Đắk Lắk<br />
Một số kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh<br />
trong giờ dạy Ngữ văn 9<br />
là phương pháp tự học, năng lực ứng dụng những điều đã học vào thực tiễn <br />
cuộc sống.<br />
Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hóa, tình yêu <br />
gia đình, thiên nhiên, đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lập, tự cường, lý <br />
tưởng xã hội chủ nghĩa, tinh thần nhân văn cao cả, giáo dục cho học sinh trách <br />
nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị hợp tác quốc tế, ý thức tôn trọng và phát <br />
huy các giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại.<br />
Nhưng với phương pháp dạy học truyền thống trước đây là phương <br />
pháp dạy học lấy hoạt động của người thầy là trung tâm. Theo Frire nhà xã <br />
hội học, nhà giáo dục học nổi tiếng người Braxin đã gọi PPDH này là “Hệ <br />
thống ban phát kiến thức”, là quá trình chuyển tải thông tin từ đầu thầy sang <br />
đầu trò. Thực hiện lối dạy này, giáo viên là người thuyết trình, diễn giảng, là <br />
“kho tri thức” sống, học sinh là người nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo. <br />
Với PPDH truyền thống, giáo viên là chủ thể, là tâm điểm, học sinh là khách <br />
thể, là quỹ đạo. Giáo án dạy theo phương pháp này được thiết kế kiểu đường <br />
thẳng theo hướng từ trên xuống. Do đặc điểm hàn lâm của kiến thức nên nội <br />
dung bài dạy theo phương pháp truyền thống có tính hệ thống, tính logic cao. <br />
Song do quá đề cao người dạy nên nhược điểm của PPDH truyền thống là <br />
học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến <br />
thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của người học; do đó kỹ <br />
năng vận dụng vào đời sống thực tế bị hạn chế.<br />
Chính vì thế để thực hiện một giờ học có hiệu quả thì giáo viên là <br />
người giữ vai trò hướng dẫn, gợi ý, tổ chức, giúp cho người học tự tìm kiếm, <br />
khám phá những tri thức mới theo kiểu tranh luận, hội thảo theo nhóm. Người <br />
thầy có vai trò là trọng tài, cố vấn điều khiển tiến trình giờ dạy. Phương pháp <br />
này rất đáng chú ý đến đối tượng học sinh, coi trọng việc nâng cao quyền <br />
năng cho người học. Giáo viên là người nêu tình huống, kích thích hứng thú, <br />
suy nghĩ và phân xử các ý kiến đối lập của học sinh; từ đó hệ thống hoá các <br />
vấn đề, tổng kết bài giảng, khắc sâu những tri thức cần nắm vững. Ưu điểm <br />
của phương pháp tích cực rất chú trọng kỹ năng thực hành, vận dụng giải <br />
quyết các vấn đề thực tiễn, coi trọng rèn luyện và tự học. Đặc điểm của dạy <br />
học theo phương pháp này là giảm bớt thuyết trình, diễn giải; tăng cường dẫn <br />
dắt, điều khiển, tổ chức, xử lý tình huống song nếu không tập trung cao, học <br />
sinh sẽ không hệ thống và logic. Yêu cầu của PPDH tích cực cần có các <br />
phương tiện dạy học, học sinh chuẩn bị bài kỹ ở nhà trước khi đến lớp và <br />
phải mạnh dạn, tự tin bộc lộ ý kiến, quan điểm. Giáo viên phải chuẩn bị kỹ <br />
bài giảng, thiết kế giờ dạy, lường trước các tình huống để chủ động tổ chức <br />
<br />
6Nguyễn Thị Thùy Dung – THCS Lê Đình Chinh – Krông Ana – Đắk Lắk<br />
Một số kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh<br />
trong giờ dạy Ngữ văn 9<br />
giờ dạy có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động của thầy và hoạt động của <br />
trò. Qua đó tạo cho các em sự say mê, hứng thú và để lại một vốn văn học <br />
đáng kể hỗ trợ cho các em học tốt các môn học khác. Bồi dưỡng tư tưởng, <br />
tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng, tình yêu cái thiện và thái độ ứng <br />
xử đúng mực trong cuộc sống. Hình thành lòng yêu văn học, khả năng cảm <br />
thụ văn bản văn học, cảm thụ vẻ đẹp của Tiếng Việt và tình yêu Tiếng Việt. <br />
Giờ học Ngữ văn ngoài việc dẫn dắt học sinh và cho học sinh tìm nội dung để <br />
phát triển óc tổng hợp, biết chia đoạn để phát triển óc phân tích, các em còn <br />
được rèn luyện tư duy và phong cách sống. Để có kết quả cao mỗi giáo viên <br />
phải nhận thức rõ trong phương pháp giảng dạy. <br />
Mặc dù vậy nhưng mỗi phương pháp dạy học dù truyền thống hay hiện <br />
đại cũng đều có những đặc điểm, ưu thế và nhược điểm riêng. Không có <br />
phương thuốc nào có thể chữa được bách bệnh, không có PPDH nào là chìa <br />
khoá vạn năng. Việc nghiên cứu kỹ từng bài dạy, từng đặc điểm bộ môn và <br />
đối tượng người học để có sự phối kết hợp đa dạng các PPDH là việc cần <br />
làm ngay của mỗi giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Chính <br />
vì lẽ đó, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất <br />
nước trong giai đoạn hiện nay; đồng thời để thay làm mới hình thức cũng như <br />
phương pháp dạy học của chính mình. Qua nhiều năm công tác, đi sâu vào <br />
nghiên cứu và tìm hiểu về phương pháp dạy học mới tôi đã đúc rút một vài <br />
kinh nghiệm cho bản thân trong chuyên môn muốn đươc chia sẻ với bạn bè và <br />
đồng nghiệp với “Một số kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động <br />
của học sinh trong giờ dạy Ngữ văn 9”. <br />
2. Thực trạng<br />
Trường THCS Lê Đình Chinh là trường có nhiều giáo viên trẻ nhiệt tình <br />
trong công tác giảng dạy, ham học hỏi luôn luôn tìm tòi để nâng cao kiến thức <br />
chuyên môn. Không những vậy nhà trường cũng thường xuyên tổ chức các <br />
buổi thao giảng dự giờ đóng góp ý kiến cho nhau, để tiết dạy được hoàn <br />
thiện hơn. Mặt khác, Phòng Giáo dục của huyện nhà cũng tổ chức định kì các <br />
cuộc trao đổi chuyên môn theo các cụm. Đây cũng là dịp để các thầy cô giáo <br />
trao đổi kinh nghiệm giảng dạy giữa các trường với nhau để ngày càng nâng <br />
cao chất lượng giảng dạy. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của nhà trường cũng <br />
ngày càng được cải thiện theo hướng tích cực, để phục vụ nhu cầu dạy và <br />
học của thầy trò trong trường.<br />
Về mặt học sinh, các em học sinh của trường đa phần là con em nông <br />
dân nên tính tình hiền lành, ngoan ngoãn, chăm chỉ mặc dù điều kiện gia đình <br />
<br />
<br />
7Nguyễn Thị Thùy Dung – THCS Lê Đình Chinh – Krông Ana – Đắk Lắk<br />
Một số kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh<br />
trong giờ dạy Ngữ văn 9<br />
còn khó khăn nhưng các em luôn nỗ lực, cố gắng phấn đấu khắc phục khó <br />
khăn để vươn lên trong học tập.<br />
Ngoài những thuận lợi kể trên thì hiện tại trường vẫn gặp nhiều khó <br />
khăn trong công tác giảng dạy. Cơ sở vật chất của trường tuy đã được đầu tư <br />
hơn trước, nhưng so với nhu cầu sử dụng thì vẫn còn nghèo nàn và thiếu thốn <br />
khá nhiều. Các thầy cô giáo vì còn trẻ nên ít nhiều cũng còn thiếu kinh <br />
nghiệm trong việc giảng dạy. Về học sinh các em tuy rất chăm ngoan nhưng <br />
do là học sinh nông thôn nên điều kiện học tập của các em còn thua thiệt <br />
nhiều so với các bạn, không những thế nhiều gia đình học sinh có hoàn cảnh <br />
hết sức khó khăn nên các em cũng không được gia đình quan tâm đến việc học <br />
nhiều. Ngoài ra nhiều bậc phụ huynh và chính các em học sinh còn mang suy <br />
nghĩ, môn Văn không phải là môn học lý tưởng để có thể lựa chọn ngành <br />
nghề trong tương lai cho nên còn có thái độ xem nhẹ môn học này. <br />
Từ tình hình thực tế trên địa bàn xã, người ta thường đổ xô vào các <br />
ngành học mà sau này làm ra tiền. Mà muốn vậy thì phải đầu tư vào các môn <br />
học khác chứ không phải là văn học. Thờ ơ, vô cảm coi thường môn Văn đẫn <br />
đến các em học sinh không có được say mê, hứng thú học văn, đọc văn, như <br />
một nhu cầu tự thân. Đã qua rồi thần tượng của thế hệ trẻ là các nhà văn, nhà <br />
thơ, nhà khoa học, thay vào đó là các ngôi sao ca nhạc, người mẫu thời trang, <br />
minh tinh màn bạc, cầu thủ bóng đá.... Không còn nữa những giờ giảng văn <br />
mà cả thầy và trò đều xúc động trước một câu thơ hay, một áng văn đẹp, một <br />
số phận nhân vật. Không phủ nhận vẫn còn những em say mê văn học, yêu <br />
thích môn văn, rất am hiểu về các tác giả, tác phẩm văn học trong và ngoài <br />
nhà trường, biết làm thơ, viết truyện... nhưng con số ấy đáng là bao?<br />
Một nguyên nhân quan trọng nữa là trường đóng tại địa bàn xã nên tỉ lệ <br />
học sinh gốc Quảng Nam trong trường khá nhiều, các em phát âm mang đậm <br />
đặc thù của tiếng địa phương là điều không thể tránh khỏi. Điều này cũng <br />
ảnh hưởng không nhỏ tới việc cảm thụ một tác phẩm văn chương, đặc biệt <br />
là những tác phẩm văn học cổ.<br />
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy rằng trong nhiều <br />
năm qua chất lượng học tập của một số môn học tương đối thấp, trong đó có <br />
môn Ngữ văn. Năm học 2 20172018 được phân công giảng dạy môn Ngữ văn <br />
9, sau khi nhận nhiệm vụ tôi đã tiến hành điều tra, sát hạch về hứng thú học <br />
tập và kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh hai lớp 9A3 và 9A4 bằng <br />
phiếu điều tra với bài kiểm tra 90 phút cùng hình thức trắc nghiệm, tự luận <br />
ngay từ đầu năm học với kết quả thu được như sau:<br />
<br />
<br />
8Nguyễn Thị Thùy Dung – THCS Lê Đình Chinh – Krông Ana – Đắk Lắk<br />
Một số kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh<br />
trong giờ dạy Ngữ văn 9<br />
Về hứng thú học tập:<br />
<br />
Tổng số HS Yêu thích Không yêu thích<br />
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ<br />
63<br />
15 23,8% 48 76,2%<br />
Về kết quả học tập:<br />
<br />
Tổng Trung <br />
Giỏi Khá Yếu<br />
số HS bình<br />
Số Số Số Số <br />
Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ<br />
63 lượng lượng lượng lượng<br />
4 6,3% 10 15,9% 47 74,6% 2 3,2%<br />
Đây quả là một kết quả thật đáng buồn nhưng càng buồn hơn là mỗi <br />
khi đến tiết dạy Văn hầu như các em không tập trung chú ý, không khí lớp <br />
chùng xuống khi cả lớp mà số lượng học sinh giơ tay phát biểu chỉ đếm trên <br />
đầu ngón tay và thậm chí có một số em còn ngủ gật trong khi giáo viên thì say <br />
sưa giảng bài. Trước thực trạng đó tôi luôn băn khoăn và tự đặt câu hỏi: Làm <br />
thế nào để các em yêu Văn? Làm thế nào để các em hứng thú với giờ học <br />
Ngữ văn? Với những trăn trở đó, tôi nghĩ rằng cần phải tìm ra các biện pháp <br />
và giải pháp để khắc phục thực trạng trên càng sớm càng tốt.<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành<br />
Là giáo viên chúng ta đều biết rằng trí thông minh, khả năng tiếp thu <br />
kiến thức, tình trạng sức khỏe cũng như hoàn cảnh gia đình của mỗi học sinh <br />
là không giống nhau. Tuy nhiên trong thực tế hầu như chúng ta có xu hướng <br />
yêu cầu, đòi hỏi tất cả học sinh mà chúng ta dạy đều phải kết quả cao, đều <br />
phải học giỏi bộ môn của mình. Đó là điều vô lý vì theo thuyết thông minh <br />
của Howard Gardner thì Trí thông minh của con người được chia làm 8 loại đó <br />
là:<br />
Thông minh ngôn ngữ; <br />
Thông minh logictoán học;<br />
Thông minh về âm nhạc; <br />
Thông minh về thể chất;<br />
Thông minh về không gian; <br />
<br />
<br />
9Nguyễn Thị Thùy Dung – THCS Lê Đình Chinh – Krông Ana – Đắk Lắk<br />
Một số kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh<br />
trong giờ dạy Ngữ văn 9<br />
Thông minh về giao tiếp xã hội;<br />
Thông minh nội tâm;<br />
Thông minh về tự nhiên.<br />
Vậy nhiệm vụ của chúng ta cần phải nắm bắt được học sinh của <br />
chúng ta cơ bản có dạng trí thông minh nào để từ đó làm tốt nhiệm vụ giáo <br />
dục tri thức của mình. Là một giáo viên có thời gian giảng bộ môn chưa nhiều <br />
hơn 4 năm, nhưng với kinh nghiệm của bản thân tôi khi còn là học sinh phổ <br />
thông cho đến bây giờ là một giáo viên dạy môn Ngữ văn tại trường THCS <br />
Lê Đình Chinh, tôi cho rằng dạy văn là một công việc khó khăn, đó chính là <br />
dạy làm người. Đó là một công việc vô cùng có ý nghĩa nhưng thực tế cho <br />
thấy, ngày nay nhiều em học sinh không có hứng thú và không yêu thích học <br />
môn Ngữ văn. Nhiều tiết học, thầy cô dạy còn hời hợt, học trò thì học theo <br />
kiểu đối phó nên những tiết học tẻ nhạt cứ diễn ra một cách máy móc, khiên <br />
cưỡng. Vậy nên, tôi thiết nghĩ muốn cho học sinh yêu thích học môn Văn, <br />
trong từng tiết dạy chúng ta luôn phải biết tự làm mới mình bằng nhiều <br />
phương pháp khác nhau. Đặc biệt giáo viên phải biết cách khơi gợi, tạo được <br />
hứng thú, niềm say mê, yêu thích bộ môn cho học sinh.<br />
Nhận thức được điều này cho nên trong các tiết dạy của mình tôi luôn <br />
trăn trở một điều là: Làm thế nào để một tiết học trôi qua mà các em không <br />
cảm thấy bị áp lực, không cảm thấy mệt mỏi, chán chường? Làm thế nào để <br />
trước mỗi giờ học các em có được cảm giác chờ đợi và háo hức đến tiết học <br />
Ngữ văn? Làm thế nào để các em cảm nhận được mình là một thành viên <br />
quan trọng của lớp và làm thế nào để các em có được những kiến thức cơ <br />
bản nhất của tiết học đó? Vì vậy với nội dung này, tôi mong muốn chia sẻ, <br />
trao đổi một vài kinh nghiệm nhỏ bé của mình để có thể giải quyết được một <br />
phần nào đó những câu hỏi mà bản thân đã nêu ra ở trên, từ đó góp phần nâng <br />
cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn 9.<br />
Ngoài ra tôi cũng mong rằng cha mẹ học sinh cần quan tâm đầu tư cho <br />
con em mình khi học các môn mang tính xã hội. Trong khi đó môn Ngữ văn <br />
không phải là môn học dễ, nó kết hợp kiến thức của nhiều môn học khoa học <br />
xã hội, như Địa lý, Sinh học, Lịch sử, GDCD, Âm nhạc và thậm chí có cả <br />
Toán… Học tốt môn Ngữ văn sẽ trang bị cho các em nhiều kiến thức về đời <br />
sống, về giao tiếp ứng xử và các kĩ năng cần có đối với cuộc sống.<br />
Mặt khác học tốt môn Ngữ văn còn giúp cho các em được tự mình khám <br />
phá, được thấy các mối quan hệ về các phân môn trong môn Ngữ văn (văn <br />
bản, tiếng Việt, Tập làm văn) một cách rất tường minh, các kiến thức cơ bản <br />
<br />
10Nguyễn Thị Thùy Dung – THCS Lê Đình Chinh – Krông Ana – Đắk Lắk<br />
Một số kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh<br />
trong giờ dạy Ngữ văn 9<br />
sẽ trở nên dễ hiểu, đơn giản hơn, lúc đó các em không còn tâm lý ngại học <br />
nữa. Ngoài ra còn rèn cho các em thói quen quan sát, suy luận tư duy logic, rèn <br />
khả năng nhanh nhạy của đôi tay, trí óc. Việc ghi chép sẽ đơn giản, dễ hiểu, <br />
tránh được cách học vẹt, học thuộc lòng một cách máy móc, tạo tâm lý thoải <br />
mái khi học tập, kích thích được lòng ham học hỏi, khả năng tư duy sáng tạo, <br />
khả năng cảm thụ văn chương của mỗi cá nhân học sinh cũng vì thế mà tốt <br />
hơn. <br />
Từ những nguyên nhân trên cùng với kết quả không như mong đợi của <br />
học sinh, tôi đã tìm ra cho mình một hướng đi mới, một phương pháp mới, <br />
khả thi hơn, hiệu quả hơn. Đó là vừa đổi mới phương pháp vừa tạo hứng thú <br />
cho học sinh bằng những tiết học sinh động.<br />
Trước hết tôi khẳng định rằng: Dù áp dụng phương pháp mới, phương <br />
pháp tích cực đến mấy thì cũng phải và luôn kế thừa những phương pháp <br />
truyền thống. Phải biết xen kẽ bổ sung cho nhau để phù hợp với tình hình <br />
thực tế và từng đối tượng học sinh.<br />
Dưới đây là một số giải pháp mà bản thân tôi đã thực hiện:<br />
Giải pháp 1. Chủ động ngay từ khâu thiết kế bài giảng<br />
Một giáo viên giàu kinh nghiệm ắt sẽ biết việc thâm nhập kỹ bài dạy <br />
trước khi lên lớp chiếm tỷ lệ thành công tới 50% của tiết học. Điều này lý <br />
giải vì sao có những giáo viên bộ môn dạy lâu năm và chuyên dạy một khối <br />
lớp không thông thạo lắm về công nghệ thông tin nhưng vẫn được học sinh <br />
ngưỡng mộ vì giảng dạy thuần thục và dễ hiểu. <br />
Việc chủ động trong thiết kế bài giảng của giáo viên có thể tiến hành <br />
như sau: Căn cứ theo phân phối chương trình đã được xây dựng và thống nhất <br />
từ đầu năm học, giáo viên chủ động xem xét dung lượng kiến thức vừa đủ <br />
trong một tiết dạy (tránh sự quá tải); Chuẩn bị hệ thống câu hỏi đảm bảo tính <br />
tối ưu (có tính chất phân hóa đối tượng); Những kỹ năng học sinh cần đạt <br />
được. Cuối cùng là sự chuẩn bị những tình huống gọi là “gia vị” nhằm tránh <br />
sự căng thẳng, nhàm chán, để “giữ lửa” trong suốt tiết học. <br />
Có làm tốt được khâu soạn bài thì khi lên lớp chúng ta sẽ luôn tự tin và <br />
chủ động trong tiết dạy của mình. Điều này sẽ giúp cho các em hào hứng, tích <br />
cực vì mình là một thành viên của tập thể, được giáo viên và bạn bè ghi <br />
nhận, tôn trọng.<br />
Ví dụ: Trong một lần, do thời khóa biểu của nhà trường thay đổi vào <br />
cuối tuần, mà hôm đó tôi lại không có tiết nên không kịp cập nhật thời khóa <br />
<br />
<br />
11Nguyễn Thị Thùy Dung – THCS Lê Đình Chinh – Krông Ana – Đắk Lắk<br />
Một số kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh<br />
trong giờ dạy Ngữ văn 9<br />
biểu mới. Vì vậy hôm sau khi lên lớp dạy vào bài “Đấu tranh cho một thế <br />
giới hòa bình”, ở chương trình Ngữ văn 9, tôi chưa kịp chuẩn bị kĩ bài dạy <br />
hôm đó. Vì vậy khi lên lớp mặc dù kiến thức của bài hôm đó tôi nắm khá <br />
chắc, nhưng mọi lời tôi nói và truyền đạt với học sinh lúc đó còn mang tính <br />
trừu tượng, các em khó có thể hình dung hết được sự hủy diệt to lớn của vũ <br />
khí hạt nhân. Nếu tôi có sự chuẩn bị trước máy chiếu, các đoạn video, hình <br />
ảnh… về chiến tranh hạt nhân, thì tiết học sẽ thành công hơn, ấn tượng hơn <br />
và giá trị giáo dục cũng như kĩ năng sống sẽ đạt hiệu quả cao hơn.<br />
Đây là bước vô cùng quan trọng của một giáo viên trước khi đến lớp. <br />
Bởi hoạt động xây dựng kế hoạch dạy học cho một bài học cụ thể, thể hiện <br />
mối quan hệ tương tác giữa GV với HS, giữa HS với HS nhằm đạt được <br />
những mục tiêu của bài học. Căn cứ trên giáo án, có thể vừa đánh giá được <br />
trình độ chuyên môn và tay nghề sư phạm của GV vừa thấy rõ quan niệm, <br />
nhận thức của họ về các vấn đề giáo dục như: mục tiêu giáo dục, nội dung <br />
giáo dục, cách sử dụng PPDH, thiết bị DH, hình thức tổ chức dạy học và cách <br />
đánh giá kết quả học tập của HS trong mối quan hệ với các yếu tố có tính <br />
chất tương đối ổn định như: kế hoạch, thời gian, cơ sở vật chất và đối tượng <br />
HS. Chính vì thế, hoạt động chuẩn bị cho một giờ học có vai trò và ý nghĩa rất <br />
quan trọng, quyết định nhiều tới chất lượng và hiệu quả giờ dạy học.<br />
Giải pháp 2. Chuẩn bị tốt tâm thế cho tiết dạy<br />
Tâm thế của người dạy Văn rất quan trọng, nó là yếu tố quan trọng <br />
hàng đầu để tạo sự thu hút, chú ý của các em học sinh trong tiết học. Tâm thế <br />
của người dạy Văn có nhiều yếu tố nhưng theo tôi có ba yếu tố cơ bản quan <br />
trọng nhất đó là: Kiến thức của người dạy, tâm trạng của người dạy và thái <br />
độ của người học.<br />
Nếu kiến thức bài dạy đã được giáo viên chuẩn bị một cách kĩ lưỡng <br />
đầy đủ, giáo viên đã làm việc cùng với tác phẩm một cách thấu đáo, sẵn sàng <br />
buồn, vui cùng nhân vật cùng nhà văn, sẵn sàng chia sẻ điều mình biết về tác <br />
phẩm cùng học sinh, thì đó là một tâm thế tuyệt vời, cần có của người dạy <br />
về điều kiện kiến thức và sự chuẩn bị cho bài dạy.<br />
Người dạy Văn vốn nhạy cảm, dễ vui, dễ buồn, dễ bị chi phối tâm <br />
trạng cảm xúc. Điều này ảnh hưởng không tốt đến quá trình dạy Văn. Nếu <br />
trước khi lên lớp mà thầy cô giáo đang phiền lòng vì chuyện gia đình, đang <br />
bực mình vì ngổn ngang bao nhiêu chuyện riêng chưa biết sắp xếp, tính toán, <br />
xoay sở thế nào thì thật khó để có được một giờ dạy văn đúng nghĩa. <br />
<br />
<br />
<br />
12Nguyễn Thị Thùy Dung – THCS Lê Đình Chinh – Krông Ana – Đắk Lắk<br />
Một số kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh<br />
trong giờ dạy Ngữ văn 9<br />
Ví dụ: Có một lần vô tình lang thang trên mạng đọc một số tài liệu liên <br />
quan tới môn Văn tôi có đọc được tâm sự của một thầy giáo, thầy có kể <br />
chuyện như sau: “Hôm ấy, gần hết năm học, thầy ra một đề Văn kiểm tra để <br />
lấy điểm chuẩn bị tổng kết cho kì học. Đề bài là: Em hãy viết về điều mà em <br />
muốn viết nhất. Đây là kiểu bài nghị luận cho nên học sinh rất hứng thú. Thôi <br />
thì muốn viết gì thì viết, thoải mái. Tập bài thầy thu về hôm ấy thật bất ngờ, <br />
thú vị và xúc động với nhiều cảm xúc, tình cảm đáng quý của học trò. Trong <br />
số bài ấy có một lá thư viết cho thầy. Cô học trò nói nhiều về sự quý trọng <br />
với người thầy chủ nhiệm, người thầy dạy Văn là thầy nhưng đoạn cuối lá <br />
thư có viết: “Thầy ơi, em luôn chờ đợi những giờ dạy Văn của thầy và <br />
thường thì sự chờ đợi của em đều xứng đáng. Nhưng gần đây, em không còn <br />
có cảm giác ấy nữa. Hình như, thầy bước vào lớp mà quên không để lại <br />
những ưu tư ngoài cửa. Lúc nào trông thầy cũng buồn bã. Thầy cố gắng lên <br />
nhé. Em rất mong có lại được cảm giác đợi chờ thầy đến lớp”. Đọc xong lời <br />
tâm sự của thầy tôi thật sự xúc động vì tình cảm mà thầy có được của các <br />
học trò của mình. Tôi tự nhìn lại mình và thấy rằng: Đúng là cũng có lúc vì <br />
nhiều chuyện buồn, vì bao nhiêu nhọc nhằn, vất vả những năm mới ra <br />
trường, đã có lúc mình không dành trọn cảm xúc, tâm tư cho những giờ dạy <br />
Văn. Học trò của mình sao lại phải chịu trách nhiệm về chuyện buồn của <br />
mình chứ? Thú thực là tôi thấy chán tôi lúc ấy khủng khiếp. Trong lòng tôi <br />
thầm cảm ơn cô học trò ấy, cảm ơn người thầy giáo nọ và xốc lại tinh thần, <br />
quyết lấy lại niềm tin yêu của học trò. Tôi đã làm theo gợi ý của cô học trò <br />
ấy. Trước khi vào lớp, hãy hình dung có một cái giá treo vô hình ngoài cửa và <br />
hãy treo tất cả những chuyện buồn ở đó để bước vào lớp với tâm trạng thoải <br />
mái, thân thiện, toàn tâm toàn ý với bài dạy, với học trò của mình. Hãy thay <br />
lời trách móc, mắng mỏ thành lời trách hài hước, dí dỏm. Hãy để nụ cười trên <br />
môi khi chúng ta khi bước vào lớp. Đành rằng, cũng có lúc phải mắng học <br />
sinh nhưng những lúc ấy lời mắng của người thầy cũng phải thể hiện sự <br />
thiện chí và sự bao dung với học trò để giây phút căng thẳng dễ dàng trôi đi và <br />
hãy chỉ để lại trên lớp một giờ dạy Văn sôi nổi và đầy hứng thú.<br />
Giải pháp 3. Chủ động tích hợp liên môn kiến thức<br />
Môn Ngữ văn là một môn học quan trọng, khá hấp dẫn nhưng đòi hỏi <br />
năng khiếu và khả năng cảm thụ tốt, vì vậy với nhiều em không có năng <br />
khiếu văn chương, mà chỉ thích các môn học khoa học tự nhiên thì mỗi giờ <br />
học trôi qua đôi khi là một cực hình. Vì vậy trong giờ dạy, giáo viên thay vì cứ <br />
rập khuôn cứng nhắc theo nội dung của bài giảng thì có thể sáng tạo bằng <br />
<br />
<br />
<br />
13Nguyễn Thị Thùy Dung – THCS Lê Đình Chinh – Krông Ana – Đắk Lắk<br />
Một số kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh<br />
trong giờ dạy Ngữ văn 9<br />
cách tích hợp liên môn kiến thức, chủ động liên hệ vận dụng vào thực tiễn để <br />
tiết học trở lên hấp dẫn sinh động hấp dẫn hơn.<br />
Ví dụ: Ở chương trình Ngữ văn lớp 9, có bài “Mùa xuân nho nhỏ” của <br />
Thanh Hải. Nội dung bài thơ có ba mùa xuân đó là mùa xuân của thiên nhiên, <br />
mùa xuân của đất nước, và mùa xuân của con người. Cuối tiết dạy giáo viên <br />
có thể cho học sinh chọn một trong ba chủ đề đó để phác họa bức tranh ra <br />
giấy và nộp cho giáo viên vào hôm sau.<br />
Ví dụ: Cũng ở chương trình Ngữ văn 9,trong quá trình giảng bài “Những <br />
ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê về cuộc sống và công việc của những cô <br />
gái thanh niên xung phong, thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Nếu giáo <br />
viên chỉ giảng suông bằng lời, thì học sinh khó có thể hình dung hết được <br />
những khó khăn gian khổ của thế hệ cha anh đi trước từng trải qua.Vì vậy <br />
giáo viên có thể cho các em xem một đoạn phim tư liệu lịch sử về Ngã 3 <br />
Đồng Lập, về công việc của những cô gái thanh niên xung phong mở đường <br />
cứu nước để các em dễ dàng hình dung bài học hơn. Hay đến với bài thơ <br />
“Mây và sóng” của Tagor, tôi đã tích hợp phân môn Địa lý để đưa các em đến <br />
với đất nước, con người và nền văn hóa Ấn Độ nơi mà tác giả đã từng sinh <br />
ra và lớn lên. Cũng như đến với bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu, khi thực <br />
hiện xong phần đọc văn bản tôi đã yêu cầu học sinh phổ nhạc bài thơ ấy theo <br />
cách của mình. Đa số các em rất hào hứng và tranh nhau thể hiện năng khiếu <br />
của bản thân. Chính điều ấy đã làm cho tiết học trở nên sôi nổi và vô cùng thú <br />
vị.<br />
Việc tích hợp liên môn trong tiết học, không chỉ giúp tiết học trở lên <br />
sinh động hơn, mà còn giúp tư duy của các em nhanh nhạy, tích cực và sáng <br />
tạo hơn. Mặt khác chúng ta đều thấy môn Ngữ văn rất kén người học, số em <br />
yêu thích Văn trong một lớp không nhiều. Tuy nhiên nếu giáo viên nhận thức <br />
được rằng học sinh của chúng ta ai cũng có điểm mạnh điểm yếu khác nhau, <br />
có những trí thông minh khác nhau, có em không học tốt môn Ngữ văn nhưng <br />
lại có năng khiếu về âm nhạc hay hội họa thì việc cho các em lên hát, cũng <br />
như cho các em phác họa lại bài thơ hay câu chuyện bằng tranh là một cách <br />
dạy gián tiếp. Cách này sẽ giúp các em được hòa mình vào tiết học, tính tích <br />
cực chủ động của mỗi cá nhân sẽ được phát huy tối đa và bài học đó cũng sẽ <br />
trở lên ấn tượng hơn và các em cũng nhớ lâu hơn.<br />
Giải pháp 4. Vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy tích <br />
cực<br />
<br />
<br />
<br />
14Nguyễn Thị Thùy Dung – THCS Lê Đình Chinh – Krông Ana – Đắk Lắk<br />
Một số kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh<br />
trong giờ dạy Ngữ văn 9<br />
Một món ăn dù ngon đến mấy, nhưng bữa nào cũng ăn, ngày nào cũng ăn <br />
thì chắc chắn người thưởng thức sẽ không còn thấy nó ngon nữa, thậm chí <br />
chán ngán. Trong tiết học Văn cũng vậy, dù phương pháp dạy đó có tốt đến <br />
mấy được đánh giá cao đến mấy, nhưng tiết học nào người thầy cũng rập <br />
khuôn như vậy thì học sinh cũng không thể nào thấy hay mãi được. Có thể <br />
trong 45 phút đó chúng ta say mê giảng, nhưng chưa chắc học trò của chúng ta <br />
sẽ say mê nghe. Nếu duy trì cách dạy như vậy thì chúng ta hãy quan sát lớp <br />
học của mình xem, bắt đầu vào buổi học, có thể các em rất vui vẻ, nhưng sau <br />
10 phút một số em đã lơ đãng, sau 20 phút có em đã ngáp, sau 30 phút có em sẽ <br />
trả lời chắc chắn điều đó là đúng dù không biết câu hỏi đó là gì. Vì vậy, <br />
chúng ta phải thường xuyên thay đổi, linh hoạt trong việc lựa chọn phương <br />
pháp giảng dạy.<br />
Bên cạnh những phương pháp dạy học theo đặc trưng của bộ môn Ngữ <br />
văn, việc phát huy các phương pháp dạy học tích cực cũng góp phần vào việc <br />
đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn hiệu quả, đồng thời khơi dậy niềm <br />
hứng thú, yêu thích môn học… Có nhiều phương pháp dạy học tích cực mà <br />
giáo viên có thể sử dụng như: Thảo luận nhóm, Đóng vai, Nghiên cứu tình <br />
huống, Dự án, Động não, Đặt và giải quyết vấn đề…. Trong khuôn khổ bài <br />
viết nhỏ này, bên cạnh những phương pháp truyền thống, tôi chỉ trình bày vài <br />
phương pháp mà bản thân đã áp dụng và đem lại hiệu quả giáo dục trong quá <br />
trình giảng dạy.<br />
Kể chuyện hoặc giai thoại liên quan<br />
Ví dụ: Trong tác phẩm “Cố hương” của Lỗ Tấn ở chương trình Ngữ <br />
văn 9, khi tìm hiểu về tác giả, học sinh đọc trong sách giáo khoa chỉ có thể <br />
biết được Lỗ Tấn đã học rất nhiều trường, nhưng sau đó ông chuyển từ <br />
ngành y sang học văn vì ông nghĩ rằng, văn học là vũ khí lợi hại để “biến đổi <br />
tinh thần” của nhân dân Trung Quốc đang ở tình trạng “ngu muội”, “hèn <br />
nhát”. Nếu nói vậy các em sẽ chưa hiểu được căn nguyên của lí do. Lúc đó, <br />
giáo viên có thể kể thêm một giai thoại gắn liền với quyết định này của ông <br />
đó là: “Trong một lần đi xem phim, ông thấy cảnh rất nhiều người dân Trung <br />
Quốc khỏe mạnh đi xem cảnh người Nhật chém đầu một người Trung Quốc, <br />
đồng bào mình bị giặc mang ra chặt đầu mà họ lại rất hăm hở, hào hứng. Ông <br />
giật mình nhận ra chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh <br />
thần, nên ông đã quyết định chuyển sang nghề văn”. <br />
Lồng ghép trò chơi trong dạy học môn Ngữ văn<br />
<br />
<br />
<br />
15Nguyễn Thị Thùy Dung – THCS Lê Đình Chinh – Krông Ana – Đắk Lắk<br />
Một số kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh<br />
trong giờ dạy Ngữ văn 9<br />
Trò chơi vừa là một hoạt động giải trí vừa là một phương pháp giáo <br />
dục: giáo dục bằng trò chơi một phương pháp đã được nhiều nền giáo dục <br />
tiên tiến trên thế giới vận dụng. Lồng ghép trò chơi trong dạy và học môn <br />
Ngữ văn, kết hợp với những phương pháp dạy học khác sẽ có ý nghĩa tích <br />
cực đối với yêu cầu đổi mới hiện nay đồng thời tạo được hứng thú trong học <br />
tập cho học sinh.<br />
Qua phân tích ý nghĩa, mối quan hệ của việc học mà chơi, để giới thiệu <br />
một cách có hệ thống về các hình thức lồng ghép trò chơi, minh hoạ một số <br />
trò chơi và những khả năng lồng ghép trò chơi đối với cả ba phân môn: Đọc <br />
văn, Tiếng Việt và Tập làm văn. Nhằm hướng đến mục đích cuối cùng là cải <br />
tiến phương pháp dạy học, tạo thêm hứng thú cho người học, giúp học sinh <br />
tích cực, chủ động tiếp nhận tri thức và hình thành kĩ năng, phát triển nhân <br />
cách.<br />
Nguyên tắc: Giáo viên cần chú ý đến đặc thù của từng phân môn; lưu ý <br />
mối quan hệ giữa trò chơi với hệ thống câu hỏi; vận dụng linh hoạt, hợp lí, <br />
đúng mức và đúng lúc để không xáo trộn nhiều không gian lớp học, nhanh <br />
chóng ổn định lớp học khi trò chơi kết thúc; trò chơi phải phù hợp với nội <br />
dung, mục tiêu cần đạt, không vận dụng cho tất cả các tiết học, đôi khi gây <br />
phản cảm, phản tác dụng; trò chơi bao giờ cũng kết thúc bằng thưởng cho <br />
người (đội) thắng hoặc xử phạt nhẹ nhàng cho vui (dí dỏm, tế nhị).<br />
Một số hình thức lồng ghép trò chơi: Xem trò chơi là một hình thức tổ <br />
chức cho một đơn vị kiến thức nhỏ trong giờ học để triển khai ở các bước <br />
khác nhau của bài giảng (phần tìm hiểu chung, tìm hiểu ngữ liệu, phần đọc <br />
hiểu văn bản, phần luyện tập, củng cố bài…). Tổ chức tiết học thành một trò <br />
chơi lớn đối với một số tiết ôn tập hoặc khái quát.<br />
Một số trò chơi có thể vận dụng lồng ghép trong dạy học Ngữ văn: <br />
giáo viên có thể tự sáng tạo ra những trò chơi phù hợp với tiết học (trò chơi <br />
phát động, trò chơi hoạt động, trò chơi luyện trí, trò chơi chú ý và quan sát, trò <br />
chơi huy động kiến thức, trò chơi vận dụng kiến thức…), tự đặt tên trò chơi <br />
(theo nguyên tắc vừa phù hợp, vừa kích thích sự tò mò của các em. Ví dụ: Ô <br />
chữ, Nhanh trínhanh tay, Bình thơ văn, Tiếp sức, Hùng biện…<br />
Có nhiều trò chơi có thể lồng ghép vào giờ học Ngữ văn nhằm tạo <br />
không khí lớp học sôi nổi, tạo hứng thú học tập cho các em. Tôi sẽ trình bày <br />
một số trò chơi dễ áp dụng đem lại hiệu quả học tập cao:<br />
Trong chương trình ngữ văn lớp 9 có bài ôn tập thơ và truyện hiện đại. <br />
Giáo viên nên chia lớp ra thành các đội chơi để các em thi với nhau. Giáo viên <br />
<br />
16Nguyễn Thị Thùy Dung – THCS Lê Đình Chinh – Krông Ana – Đắk Lắk<br />
Một số kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh<br />
trong giờ dạy Ngữ văn 9<br />
cũng chia tiết học thành các phần chơi khác nhau cũng như có số điểm luật <br />
chơi tương ứng mỗi phần.<br />
Phần 1. Khởi động<br />
Phần này giáo viên có thể giúp các em nhớ lại kiến thức về tác giả, <br />
hoàn cảnh ra đời bằng các câu hỏi nhỏ, mỗi đội sẽ giành quyền trả lời bằng <br />
cách bấm chuông (nếu có) hoặc giơ cờ.<br />
Ví dụ: Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt được ra đời trong hoàn cảnh <br />
nào?<br />
Trong những bài thơ “Đồng chí”, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, <br />
“Bếp lửa”, “Đoàn thuyền đánh cá” bài thơ nào được sáng tác trong thời kì <br />
kháng chiến chống Mĩ?<br />
Phần 2. Vượt chướng ngại vật<br />
Phần này giáo viên sẽ tổng kết kiến thức về nội dung và nghệ thuật <br />
cho các em bằng cách sau:<br />
<br />
ST Tên tác phẩm Nội dung<br />
T<br />
<br />
1 Ca ngợi sự giàu đẹp của biển, sự giàu đẹp <br />
trong tâm hồn người lao động. Bộc lộ niềm <br />
vui niềm tự hào của nhà thơ trước cuộc sống.<br />
<br />
2 Tình yêu làng, tinh thần yêu nước của người <br />
nông dân trong thời kì kháng chiến.<br />
<br />
3 .... ....<br />
<br />
<br />
Mỗi đội chơi sẽ cử thành viên trong tổ lên điền vào phần tên tác phẩm, <br />
tương ứng với nội dung và nghệ thuật thì đội chơi sẽ có hai lượt chơi. Mỗi <br />
lượt điền 2 tác phẩm theo sự chỉ định của giáo viên.<br />
Phần 3. Tăng tốc<br />
Phần này giáo viên có thể cho học sinh làm bài tập ô chữ. Mỗi ô chữ <br />
tương ứng với tên một tác giả hoặc nội dung nhỏ nào đó trong tác phẩm từ đó <br />
tìm ra từ khóa.<br />
<br />
<br />
<br />
17Nguyễn Thị Thùy Dung – THCS Lê Đình Chinh – Krông Ana – Đắk Lắk<br />
Một số kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh<br />
trong giờ dạy Ngữ văn 9<br />
1. Có 8 chữ cái: Tác giả của bài thơ Bếp lửa?<br />
2. Có 8 chữ cái: Một sáng tác của Nguyễn Duy?<br />
3. Có 4 chữ cái: Một sáng tác của Kim Lân?<br />
4. Có 3 chữ cái: Con gái ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà có tên là gì?<br />
5. Có 5 chữ cái: Nhân vật đi cùng cô gái vào nhà anh thanh niên trong <br />
truyện Lặng lẽ SaPa làm nghề gì?<br />
6. Có 6 chữ cái: Tác giả của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá?<br />
7. Có 8 chữ cái: Tác giả của bài thơ Đồng chí?<br />
8. Có 4 chữ cái: Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ nói về <br />
người mẹ dân tộc nào?<br />
….<br />
<br />
<br />
B Ằ N G V I Ệ T<br />
<br />
Á N H T R Ă N G<br />
<br />
L