1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1./ TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỦ <br />
NHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM ĐỐI VỚI <br />
SỰ PHÁT TRIỂN, HOÀN THIỆN NHÂN CÁCH CỦA HỌC SINH <br />
2./ ĐẶT VẤN ĐỀ:<br />
2.1./ Lí do chọn đề tài:<br />
Chúng ta đang sống trong thời đại văn minh, khoa học, với sự phát <br />
triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin, nó đã làm cho cuộc sống con <br />
người ngày được nâng cao.<br />
Nhưng kéo theo đó thì giới trẻ ngày nay chạy theo lối sống hưởng thụ <br />
mà họ cho là hợp thời, sành điệu, họ chưa thực sự coi trọng, quan tâm đến <br />
những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. <br />
Học sinh hôm nay sống bàng quan, ích kỉ, thiếu trách nhiệm với gia <br />
đình, bản thân; chay lười học tập, đua đòi, thiếu hoài bão lập thân, lập <br />
nghiệp; dùng mạng xã hội Facebook chỉ để “nói nhảm” và giết thời gian. <br />
Điều này đang là vấn đề cấp bách đối với các nhà giáo dục cũng như <br />
những người có trách nhiệm.<br />
Một học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ, hiền lành không phải sinh ra đã <br />
được như vậy mà nhờ được chăm sóc giáo dục. Bác Hồ cũng đã từng viết <br />
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên”. <br />
Một đứa trẻ lớn lên, hình thành được một tính cách tốt hay xấu trước <br />
hết nó phụ thuộc vào sự giáo dục của người lớn trong gia đình, nhà trường, <br />
môi trường xã hội, các hoạt động xã hội mà các em tham gia. Mà ở trường <br />
thì người gần gũi các em nhiều nhất và có thể có sự ảnh hưởng lớn nhất <br />
đến các em là giáo viên chủ nhiệm (GVCN).<br />
Vì vậy, tôi khẳng định rằng vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp rất <br />
quan trọng, là một trong những nhân tố quyết định chất lượng giáo dục <br />
toàn diện cho học sinh.<br />
Nhưng nếu như công tác chuyên môn của người giáo viên được các <br />
nhà trường sư phạm chú trọng đào tạo thì công tác chủ nhiệm của giáo viên <br />
2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
chủ nhiệm chưa thực sự được quan tâm. Nhiều giáo viên chủ nhiệm gặp <br />
rất nhiều khó khăn, lúng túng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.<br />
Và tôi không muốn chỉ nói lên nhìn nhận về thực trạng hiện nay, mà <br />
tôi muốn nêu lên những biện pháp khắc phục, những kinh nghiệm, những <br />
thành công nho nhỏ trong việc giáo dục nhân cách học sinh THCS của bản <br />
thân tôi, mong được chia sẻ và nhận được những đóng góp từ quí thầy, cô <br />
giáo.<br />
Đó là lí do để tôi chọn viết sáng kiến kinh nghiệm này : “MỘT SỐ <br />
KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA <br />
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN, HOÀN THIỆN <br />
NHÂN CÁCH CỦA HỌC SINH”. <br />
2.2./ Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm này:<br />
Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn :<br />
2.2.1. Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc <br />
và đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân. Từ đó đề xuất những biện <br />
pháp giáo dục học sinh có hiệu quả, xây dựng và phát triển nhân cách tốt <br />
đẹp cho học sinh THCS, giúp các em trở thành những người có ích cho xã <br />
hội.<br />
2.2.2. Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành <br />
công trong công tác chủ nhiệm lớp.<br />
2.2.3.Nhận được những lời góp ý, nh ận xét từ đồng nghiệp, cán bộ <br />
quản lí nhà trường, Ban Giám khảo của Phòng Giáo dục – Đào tạo, để tôi <br />
phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót, để <br />
đảm nhận tốt hơn nữa vai trò chủ nhiệm của mình.<br />
2.2.4. Rèn luyện tinh thần năng động, giữ lòng say mê, sáng tạo, cố <br />
gắng học tập, tự cải tạo mình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại.<br />
2.3./ Đối tượng nghiên cứu:<br />
Công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS<br />
Quá trình rèn luyện, phát triển nhân cách của học sinh THCS<br />
3<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Vai trò của giáo viên chủ nhiệm đối với sự hình thành, phát triển nhân <br />
cách học sinh.<br />
2.4./ Phạm vi nghiên cứu:<br />
Môi trường giáo dục học sinh trường THCS Nguyễn Trãi Đại Lộc – <br />
Quảng Nam.<br />
Thời gian nghiên cứu: từ năm 2008 (khi bắt đầu được phân công làm <br />
công tác chủ nhiệm) đến nay.<br />
2.5./ Nhiệm vụ nghiên cứu:<br />
Phân tích vấn đề nhân cách và vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong <br />
xây dựng và phát triển nhân cách cho học sinh THCS. Từ đó nêu những <br />
nguyên nhân ảnh hưởng, bài học kinh nghiệm và những vấn đề đang đặt <br />
ra.<br />
Tiến hành điều tra thực trạng của công tác giáo dục đạo đức học sinh, <br />
phân tích nguyên nhân, tìm ra những yếu tố liên quan đến công tác giáo <br />
dục đạo đức học sinh để từ đó đề ra biện pháp giáo dục đạo đức cho học <br />
sinh trong giai đoạn hiện nay.<br />
2.6./ Phương pháp nghiên cứu<br />
2.6.1/Phương pháp nghiên cứu lý luận <br />
Nghiên cứu những kiến thức về tâm lý lứa tuổi, tâm lí sư phạm, cách <br />
giải quyết các tình huống sư phạm.<br />
2.6.2/Phương pháp quan sát <br />
Nhìn nhận về công tác giáo dục đạo đức học sinh của trường THCS <br />
Nguyễn Trãi và thực trạng nhân cách học sinh hiện nay.<br />
Từ đó đưa ra các biện pháp rèn luyện, giáo dục đạo đức học sinh.<br />
2.6.3/Phương pháp thực nghiệm sư phạm<br />
Vạch ra những kế hoạch, biện nhằm rèn luyện, giáo dục đạo đức, <br />
nhân cách cho học sinh.<br />
Tiến hành thực hiện, đánh giá hiệu quả của những phương pháp đó.<br />
Phương pháp quan sát<br />
4<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm GD<br />
2.7./ Những điểm mới của nghiên cứu<br />
Điểm mới của sáng kiến là những kinh nghiệm thực tế của GVCN <br />
trong quá trình rèn luyện, giáo dục nhân cách học sinh.<br />
2.8./ Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:<br />
Góp phần vào việc nhận thức đầy đủ hơn vai trò của giáo viên chủ <br />
nhiệm đối với quá trình xây dựng và phát triển nhân cách cho học sinh <br />
THCS.<br />
Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc giáo <br />
dục học sinh trong trường THCS, công tác chỉ đạo của các cán bộ quản lý <br />
giáo dục ở trường THCS.<br />
3./ CƠ SỞ LÍ LUẬN: <br />
Nhà trường, gia đình, xã hội có vai trò giáo dục khác nhau đối với sự <br />
hình thành, phát triển phẩm chất, đạo đức, lối sống cho học sinh. Trong đó <br />
nhà trường được xem là trung tâm, chủ động, định hướng trong việc phối <br />
hợp với gia đình và xã hội. <br />
Nhà trường là môi trường giáo dục toàn diện nhất, là cơ quan nhà <br />
nước thực hiện chức năng giáo dục chuyên nghiệp nhất, nên nhà trường là <br />
lực lượng giáo dục hiệu quả nhất, hội tụ những yếu tố cần thiết để có thể <br />
huy động sức mạnh giáo dục từ gia đình, xã hội. Không ai khác người trực <br />
tiếp hiện thực hóa những chức năng trên trong trường THCS chính là <br />
GVCN. <br />
SKKN này nhằm xác định ý nghĩa, vai trò của GVCN và nhà trường <br />
trong hoàn cảnh môi trường xã hội, quan hệ xã hội ngày càng đa dạng, <br />
phong phú. Đó không chỉ là việc tổ chức tốt giáo dục trong nhà trường, mà <br />
còn tổ chức phối hợp tất cả các hoạt động, các lực lượng của xã hội tạo ra <br />
sự thống nhất trong môi trường giáo dục, phát huy mọi tiềm năng của xã <br />
hội, nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp đến quá trình phát triển, hoàn thiện <br />
nhân cách học sinh.<br />
5<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Cơ sở lí luận chủ yếu của tổ chức hoạt động giáo dục giúp phát triển <br />
và hoàn thiện nhân cách học sinh là lí luận dạy học và giáo dục, là các vấn <br />
đề của tâm lí học về sự phát triển và hoàn thiện nhân cách học sinh thông <br />
qua quá trình tổ chức các hoạt động và giao lưu. Đó cũng là luận điểm cơ <br />
bản về mối quan hệ giữa cá nhân với hoàn cảnh xã hội và tự nhiên. Nó <br />
cũng nói lên mối quan hệ biện chứng giữa quá trình tác động có định hướng <br />
của giáo dục xã hội với sự hoạt động, tự giáo dục, tự rèn luyện của cá <br />
nhân.<br />
Hiệu quả của hoạt động giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều <br />
điều kiện khách quan và chủ quan của chủ thể tham gia vào quá trình giáo <br />
dục.<br />
Quá trình giáo dục là quá trình tổ chức cuộc sống (học tập, lao động, <br />
vui chơi, sinh hoạt tập thể, giải trí,….) cho học sinh. Là một quá trình <br />
chuyển hóa tự giác, tích cực, những yêu cầu, chuẩn mực xã hội thành hành <br />
vi, thói quen tương ứng ở người học dưới vai trò chủ đạo của người giáo <br />
viên.<br />
4./ C<br />
Ơ SỞ THỰC TIỄN: <br />
Cơ sở thực tiễn của đề tài là thực trạng về lối sống thờ ơ, thiếu trách <br />
nhiệm, vô cảm ở một bộ phận học sinh và thực tiễn về vai trò của giáo <br />
viên chủ nhiệm đối với sự phát triển, hoàn thiện nhân cách của học sinh<br />
Bên cạnh gia đình thì trường học là mái nhà thứ hai nuôi dưỡng trí tuệ, <br />
nhân cách cho học sinh, và ở trường người có thời gian gần gũi, tiếp xúc <br />
với các em nhiều nhất chính là GVCN. Chính vì thế mà GVCN có vai trò <br />
rất quan trọng đối với sự phát triển, hoàn thiện nhân cách. <br />
Thực tế đã chứng minh rằng người giáo viên chủ nhiệm có phẩm chất <br />
và năng lực luôn được đồng nghiệp, phụ huynh tín nhiệm, học sinh kính <br />
trọng họ có ảnh hưởng mạnh sự phát triển, hoàn thiện nhân cách học sinh.<br />
Những kinh nghiệm, bài học giáo dục mà tôi rút ra trong quá trình đi <br />
dạy, quá trình chủ nhiệm của bản thân.<br />
5./ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:<br />
6<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CHƯƠNG 1. VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM. VAI TRÒ <br />
CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, NHÂN CÁCH CHO HỌC SINH<br />
5.1.1/Vai trò của giáo viên chủ nhiệm (GVCN).<br />
Giáo viên chủ nhiệm là người làm công tác quản lí toàn diện lớp học, là <br />
người quyết định đến thành công hay thất bại của công tác giáo dục trong <br />
nhà trường, là người trực tiếp theo dõi những biến đổi tâm tư, nguyện <br />
vọng và tình cảm của mỗi học sinh nên GVCN đại diện cho quyền lợi, <br />
nghĩa vụ của tập thể học sinh.<br />
GVCN còn là cầu nối giữa học sinh với giáo viên bộ môn (GVBM), gia <br />
đình, nhà trường, xã hội, hoàn thiện hệ thống các mối quan hệ, biết phối <br />
hợp và thống nhất các tác động để giáo dục học sinh.<br />
Để xây dựng được tập thể đoàn kết và giáo dục toàn diện học sinh <br />
trong lớp, GVCN phải gương mẫu, có năng lực, có phẩm chất đạo đức, <br />
tâm huyết với nghề, yêu thương tận tụy với học sinh. GVCN phải tìm <br />
hiểu, nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt, cộng tác chặt chẽ với gia <br />
đình học sinh, phối hợp với GVBM, tổ chức Đoàn đội để giáo dục học sinh <br />
trong lớp mình chủ nhiệm.<br />
Xác định mục tiêu, phương hướng và đưa ra những chỉ tiêu, phấn đấu <br />
về hạnh kiểm, học tập của học sinh lớp chủ nhiệm. GVCN là người triển <br />
khai các giải pháp cụ thể để đạt được kết quả tốt nhất trong công tác.<br />
5.1.2/ Vai trò của giáo dục đạo đức, nhân cách<br />
Mục tiêu mà giáo dục hướng đến đó chính là sự trưởng thành của đối <br />
tượng giáo dục ở tất cả các mặt: tri thức, hiểu biết, kĩ năng, đạo đức, nhân <br />
cách trong đó đạo đức, nhân cách là quan trọng nhất.<br />
Tri thức và nhân cách vốn là hai mặt của một con người, trong đó nhân <br />
cách có vị trí đặc biệt quan trọng. Quan niệm này đã được Chủ tịch Hồ Chí <br />
Minh khẳng định trong câu nói: “ Có tài mà không có đức là người vô dụng, <br />
có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. <br />
Đạo đức là tiêu chí đánh giá sự văn minh, cao thượng của xã hội, con <br />
người. Người có đạo đức là người cao thượng; một dân tộc, mặc dầu kinh <br />
7<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
tế còn lạc hậu, nhưng có được đạo đức cần, kiệm, liêm, chính thì vẫn <br />
xứng đáng là một dân tộc văn minh.<br />
Đạo đức giúp cho con người luôn giữ được nhân cách, bản lĩnh làm <br />
người trong mọi hoàn cảnh, không dễ bị thay đổi trước những xoay vần, <br />
biến thiên của thời cuộc: Giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không <br />
thể lay chuyển, sức mạnh không thể khuất phục. <br />
CHƯƠNG 2. NHÂN CÁCH, SỰ PHÁT TRIỂN, HOÀN THIỆN <br />
NHÂN CÁCH HỌC SINH.<br />
5.2.1./ Khái niệm về nhân cách:<br />
Nhân cách: Là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của <br />
cá nhân, qui định bản sắc và giá trị xã hội của con người. <br />
Sự phát triển nhân cách: Biểu hiện qua các dấu hiệu cơ bản sau:<br />
+ Sự phát triển về mặt tâm lý: biểu hiện ở những biến đổi cơ bản <br />
trong các quá trình nhận thức, tình cảm, ý chí, ,hành động, đặc biệt là sự <br />
hình thành và hoàn thiện các thuộc tính tâm lí, các quá trình, các trạng thái <br />
tâm lý của cá nhân<br />
+ Sự phát triển về mặt xã hội: Thể hiện ở những biến đổi trong cách <br />
ứng xử của cá nhân đối với những người xung quanh, sự tích cực của cá <br />
nhân khi tham gia vào các mối quan hệ xã hội.<br />
5.2.2./Những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách: Di <br />
truyền, môi trường, giáo dục, hoạt động cá nhân<br />
a) Di truyền: Đó là sự truyền lại từ cha mẹ đến con cái những thuộc <br />
tính nhất định.<br />
b) Môi trường: là hệ thống phức tạp, đa dạng các hoàn cảnh bên <br />
ngoài, các điều kiện tự nhiên và xã hội xung quanh cần thiết cho sinh hoạt <br />
và phát triển của con người.<br />
Vai trò của môi trường đối với sự phát triển nhân cách:<br />
+ Nhờ môi trường cá nhân chiếm lĩnh được các kinh nghiệm xã hội loài <br />
người để hình thành và phát triển nhân cách của mình.<br />
c) Giáo dục: Là quá trình hình thành cho người được giáo dục lý <br />
8<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
tưởng, động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, <br />
những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ <br />
chức cho họ các hoạt động và giao lưu.<br />
d) Hoạt động cá nhân: Đóng vai trò quyết định trực tiếp tới sự hình <br />
thành và phát triển nhân cách của con người. <br />
5.2.3./ Vai trò chủ đạo của giáo dục trong sự phát triển, hoàn thiện <br />
nhân cách:<br />
Trong những tác động đó thì giáo dục là sự tác động có mục đích, có <br />
tổ chức nên nó là nhân tố chủ đạo trong sự phát triển nhân cách.<br />
+ Giáo dục là sự tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch nhằm thực <br />
hiện có hiệu quả các mục đích đã đề ra.<br />
+ Giáo dục có thể mang lại những tiến bộ mà các nhân tố khác như bẩm <br />
sinh, di truyền hoặc môi trường, hoàn cảnh không thể có được. <br />
+ Giáo dục còn có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu và làm cho nó <br />
phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội. Đó chính là hiệu quả <br />
của công tác giáo dục lại đối với trẻ em hư hoặc những người phạm pháp.<br />
CHƯƠNG 3. CÁC MẶT GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC ĐỂ PHÁT TRIỂN, HOÀN <br />
THIỆN NHÂN CÁCH HỌC SINH.<br />
5.3.1./Giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.<br />
Thực tế có một bộ phận học sinh mang tư tưởng sùng bái tư tưởng, <br />
cuộc sống phương Tây. Coi nhẹ và lãng quên những truyền thống đạo lí <br />
tốt đẹp của dân tộc, của người Á Đông.<br />
Đó là giáo dục niềm tự hào về một Đất nước đang trong quá trình đổi <br />
mới và niềm tự hào về những thành quả mà nhân dân ta, dân tộc ta đã đạt <br />
được, được thế giới công nhận như ở các lĩnh vực Toán học ( giải Field), <br />
thể thao ( Cờ vua, bơi lội..), các kì thi Olympic thế giới..<br />
Giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước là giáo dục cho các em về <br />
những truyền thống cao đẹp của dân tộc như sống giàu tình cảm, hài hòa <br />
giữa lí và tình, gắn bó với tổ tiên, quê hương, cội nguồn. Cần có ví dụ cụ <br />
thể nhằm giúp học sinh nhận thức được những phẩm chất truyền thống <br />
9<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
của dân tộc chẳng hạn ngày lễ tết, người Việt thường chọn về quê sum <br />
họp trong không khí đầm ấm của gia đình thay cho việc đi tham quan, du <br />
lịch như các nước phương Tây. Nhận thức được vẻ đẹp truyền thống của <br />
dân tộc sẽ giúp học sinh thêm tự hào về đất nước, dân tộc mình. Từ đó <br />
nâng cao niềm tin ở tương lai và khơi gợi ý thức đóng góp, cống hiến của <br />
thế hệ học sinh hôm nay.<br />
5.3.2./Giáo dục lí tưởng sống:<br />
Giáo dục lí tưởng sống cho học sinh cũng là một trong những nội <br />
dung quan trọng của công tác phát triển, hoàn thiện nhân cách học sinh. <br />
Rèn luyện cho học sinh sống có lí tưởng và theo đuổi lí tưởng cao đẹp là <br />
một việc có ý nghĩa lớn lao đối với người GVCN.<br />
Trước hết cần giúp học sinh hiểu rõ khái niệm “lí tưởng sống” là gì? <br />
Lí tưởng sống là mục đích sống cao nhất, tốt đẹp nhất mà con người <br />
muốn vươn tới. Lí tưởng sống là thước đo phẩm chất con người.<br />
Mỗi một thế hệ theo đuổi một mục đích sống riêng. Trong thời đại <br />
chống giặc ngoại xâm , hàng triệu thanh niên đã lên đường ra trận vơi bài <br />
ca “Đường ra trận mùa này đẹp lắm”, dâng hiến tuổi xuân cho Đất nước. <br />
Đó là một thế hệ đã sống với một lí tưởng cao cả:chiến đấu và hi sinh <br />
cho độc lập, tự do của Tổ Quốc.<br />
Trong số những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì nền độc lập dân tộc, Anh <br />
hùng Liệt sĩ Lý Tự Trọng đã để lại câu nói nổi tiếng về lí tưởng sống <br />
“Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng chứ không <br />
thể là con đường nào khác”. Câu nói nổi tiếng ấy cùng với sự hi sinh cao <br />
cả của Anh hùng Lý Tự Trọng đã trở thành biểu tượng cao đẹp của Chủ <br />
nghĩa Anh hùng Cách mạng, thôi thúc thế hệ thanh niên đấu tranh cho sự <br />
nghiệp giải phóng dân tộc.<br />
Cho đến hôm nay, đất nước đã bước sang thập niên thứ hai của thế kỉ <br />
XXI. Lịch sử đã sang trang mới với những cơ hội, thách thức mới. Bắt kịp <br />
sự phát triển của thời đại hay thụt lùi, lạc hậu – đó là câu hỏi đặt ra cho <br />
các thế hệ hôm nay. Trả lời được câu hỏi ấy nghĩa là đã nhận thức và tìm <br />
được một mục đích sống đúng đắn, cao đẹp.<br />
Tuy nhiên nhìn vào thực tế lại thấy đang có sự khủng hoảng về lí <br />
10<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
tưởng sống ở một bộ phận không nhỏ trong thế hệ ngày nay. Không xác <br />
định được mục đích sống, sống vị kỉ, cá nhân, vô nghĩa, ngập chìm trong <br />
những trò game, online vô bổ...đó là những vấn đề đáng báo động ở giới <br />
trẻ học đường.<br />
Mục tiêu phấn đấu của chúng ta hiện nay là “Dân giàu, nước mạnh, xã <br />
hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Để đạt được mục tiêu đó, mỗi cá nhân, <br />
con người phải phấn đấu thành đạt trong cuộc sống riêng, để cống hiến <br />
cho xã hội. <br />
Cần tuyên truyền, nêu gương những tấm gương sáng: những người lao <br />
động phát minh ra công cụ phục vụ, cải tiến sản xuất; những Tiến sĩ, phó <br />
Giáo sư tuổi đời mới ngoài 30, sẵn sàng từ chối công việc với mức lương <br />
hấp dẫn ở nước ngoài để về phụng sự Đất nước. Đó là những người có lí <br />
tưởng sống cao đẹp, đúng đắn mà chúng ta cần giáo dục để học sinh noi <br />
theo.<br />
Có thể nói rằng, lý tưởng sống chính là chiếc chìa khoá để mở <br />
cửa tương lai của mỗi người. Tương lai thế nào phụ thuộc chủ yếu vào <br />
lý tưởng sống của bản thân mỗi con người chúng ta. <br />
Đối với học sinh, chúng ta càng nên định hướng cho các em một <br />
lí tưởng sống tốt đep. Đó sẽ là nguồn động lực để các em cố gắng học tập, <br />
vươn lên trong học tập và đạt được nhiều thành tích, đem lại niềm vinh dự <br />
cho bản thân, gia đình và Tổ quốc.<br />
5.3.3./Giáo dục tình cảm đạo đức:<br />
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết :” Hiền, dữ đâu phải là tính sẵn.<br />
Phần nhiều do giáo dục mà nên”<br />
Một người trở thành lương thiện hay bất lương “phần nhiều do giáo <br />
dục mà nên”. Điều này cho thấy người GVCN có vai trò như thế nào trong <br />
việc giáo dục nhân cách cũng như tình cảm đạo đức học sinh.<br />
Tình cảm đạo đức thể hiện biểu hiện ra bên ngoài bằng thái độ, cảm <br />
xúc, hành động. Chẳng hạn trước những hành vi đen tối, bỉ ổi, con người <br />
thường căm giận, ghê tởm. Trước những nghĩa cử cao đẹp, con người sẽ <br />
thán phục, tự hào.<br />
11<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Một khía cạnh trong giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh đó là giáo <br />
dục và bồi dưỡng lòng yêu thương, sự quan tâm, chia sẻ.<br />
Cơ chế thị trường đã đem đến cho con người cuộc sống hiện đại, phát <br />
triển, nhịp điệu hối hả, vội vàng. Thế nên mặt trái của nó là khiến cho sự <br />
lạnh lùng, vô cảm đang có nguy cơ gia tăng trong xã hội. Điều đó đặt ra cho <br />
ngành giáo dục nói chung và GVCN nói riêng một nhiệm vụ hết sức quan <br />
trọng là giáo dục lòng nhân ái, yêu thương giữa con người với con người <br />
trong xã hội.<br />
Việc giáo dục lòng nhân ái, yêu thương cho học sinh là công việc đòi <br />
hỏi sự kiên trì, bền bỉ. Trước hết cần thông qua những việc làm cụ thể để <br />
bồi dưỡng tình yêu thương ở các em. Tránh giáo dục lí thuyết, áp đặt. Hãy <br />
từ một hoàn cảnh cụ thể trong lớp, trong trường khơi gợi ở các em sự quan <br />
tâm, chia sẻ, từ việc làm nhỏ đến ý thức trách nhiệm lớn.<br />
Học sinh cần nhận thức được rằng: tình cảm yêu thương, tấm lòng <br />
nhân ái là một khía cạnh đạo đức con người. Bắt đầu từ sự lắng nghe, quan <br />
tâm, sau đó là chia sẻ, giúp đỡ, cao hơn hết là sự hi sinh.<br />
Một khía cạnh nữa trong giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh đó là <br />
giáo dục ý thức và thái độ kính trọng, yêu quí người lớn tuổi, thầy cô giáo...<br />
Để giáo dục học sinh ý thức, thái độ kính trọng, lễ phép đối với người <br />
lớn, với thầy cô giáo phải có biện pháp cụ thể. Ví dụ như: trong mỗi học <br />
kì, cần tổ chức những buổi sinh hoạt chuyên đề về tình cảm thầytrò, về <br />
mái trường và tập thể lớp. <br />
Giáo viên phải là người thấu hiểu, nâng niu, trân trọng những cử chỉ, <br />
hành vi biểu lộ tình cảm cao đẹp giữa thầy và trò. Không nên có lời nói, cử <br />
chỉ khiến học trò cảm thấy bị tổn thương. Từ những cử chỉ, hành vi, lời nói <br />
biểu lộ tình cảm đơn sơ, mộc mạc, GVCN cần biết cách nâng lên thành ý <br />
thức về đạo lí thầy trò, về mối quan hệ cao đẹp trong xã hội.<br />
5.3.4./Giáo dục bổn phận, trách nhiệm:<br />
Trong đời sống xã hội, quyền lợi bao giờ cũng đi đôi với nghĩa vụ, <br />
hưởng thụ đi đôi với bổn phận, trách nhiệm. Nếu con người chỉ biết đòi <br />
hỏi quyền lợi của mình và hưởng thụ mà không nghĩ đến nghĩa vụ và bổn <br />
12<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
phận, trách nhiệm của mình thì dần dần sẽ trở thành những kẻ ích kỉ, thờ <br />
ơ, vô trách nhiệm. Chính vì vậy, giáo dục cho học sinh ý thức về bổn phận, <br />
trách nhiệm của cá nhân là một yêu cầu quan trọng.<br />
Học sinh cần có ý thức về bổn phận, trách nhiệm của mình trong từng <br />
mối quan hệ của cuộc sống. Đó là bổn phận của con cái trong gia đình, bổn <br />
phận của cá nhân đối với tập thể, trách nhiệm của mỗi người đối với cộng <br />
đồng xã hội.<br />
Trong tập thể, những học sinh ích kỉ, quen được chiều chuộng là <br />
những học sinh chỉ biết quan tâm đến quyền lợi của mình.<br />
Để giáo dục ý thức về bổn phận, trách nhiệm, GVCN cần đặt ra <br />
những yêu cầu cụ thể đối với từng học sinh trong lớp. <br />
Đối với cán bộ lớp, ý thức trách nhiệm biểu hiện ở chỗ gương mẫu <br />
thực hiện nội quy nhà trường, hoàn thành nhiệm vụ được giao.<br />
Đối với các thành viên trong tập thể, ý thức trách nhiệm thể hiện ở <br />
việc nghiêm túc chấp hành nề nếp,nội quy, tham gia đầy đủ, tích cực <br />
phong trào hoạt động của lớp.<br />
Để làm được điều đó, GVCN là người đưa ra yêu cầu để phát hiện <br />
học sinh gương mẫu, có phương pháp học tập khoa học, có tác phong mẫu <br />
mực, sẵn sàng nhận trách nhiệm, biết chịu trách nhiệm trước tập thể, biết <br />
tập hợp các bạn. Nhận xét trước lớp, khen ngợi, động viên các em, đồng <br />
thời cũng nhắc nhở, phê bình những bạn chưa tốt để giáo dục các em.<br />
5.3.5./Giáo dục tính tập thể:<br />
Tính tập thể là một trong những phẩm chất quan trọng đối với thế hệ <br />
học sinh hôm nay. Bởi vì tính tập thể ở mỗi cá nhân là một yếu tố có tính <br />
quyết định cho sự phát triển, lớn mạnh của một tập thể, dù ở đâu.<br />
Tinh thần tập thể thể hiện ở tinh thần, ý thức tự giác trong công việc, <br />
cũng như cuộc sống cá nhân; ở việc tự giác, nhiệt tình tham gia các hoạt <br />
động chung, hết mình vì quyền lợi chung và gắn bó với các thành viên trong <br />
tập thể. Tính tập thể không phải là thuộc tính có sẵn mà là kết quả của quá <br />
trình giáo dục, rèn luyện lâu dài vơi những phương pháp cụ thể, thích hợp.<br />
13<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trong công việc cần phân công theo nhóm, theo tổ để tạo sự gắn bó <br />
giữa các thành viên, hướng tới hoàn thành nhiệm vụ chung. Hướng dẫn các <br />
em tổ chức, phân công công việc cụ thể, tránh việc đùn đẩy, ỷ lại, dẫn đến <br />
vô trách nhiệm.<br />
Lấy ví dụ một việc nhỏ như kê xếp ghế lớp trong những giờ chào cờ, <br />
nếu không giao việc, không rèn luyện ý thức tập thể thì sẽ dẫn đến tình <br />
trạng chỉ có vài cá nhân gánh vác việc này. Những học sinh còn lại trong <br />
lớp sẽ thản nhiên thừa hưởng công sức của người khác và không tự giác <br />
chuẩn bị.<br />
Trong các công việc tập thể, cần triển khai trước lớp dưới hình thức <br />
lấy ý kiến các cá nhân để tạo ra mối quan tâm ở tất cả học sinh trong lớp. <br />
Tránh tình trạng chỉ có cán bộ lớp biết việc và tự giải quyết công việc. Các <br />
thành viên khác được tham gia sẽ thấy được vai trò, trách nhiệm của các <br />
em trong tập thể, thì các em sẽ trở nên gần gũi hơn, tinh thần và ý thức tập <br />
thể dần dần được hình thành.<br />
Trong quá trình giáo dục tính tập thể cho học sinh, GVCN cần quan <br />
tâm tìm hiểu và phát hiện kịp thời những biểu hiện sai trái, tồn tại trong <br />
tập thể gây ảnh hưởng đến việc giáo dục tính tập thể cho học sinh. <br />
Chẳng hạn: gây bè kéo cánh hoặc chủ nghĩa cá nhân trong học sinh. Người <br />
GVCN cần kiên quyết loại bỏ, ngăn chặn những hành vi này trên tinh thần <br />
giáo dục cho học sinh nhận thức được hậu quả những hành vi ấy. <br />
5.3.6./Giáo dục tính độc lập:<br />
Tính độc lập là sự tự tin ở năng lực bản thân, là khả năng tự giải <br />
quyết các tình huống xảy ra trong cuộc sống và tinh thần tự giác tự chịu <br />
trách nhiệm về bản thân.<br />
Hiện tượng học sinh trước khó khăn, cũng như trước cơ hội của mình <br />
thường lúng túng không biết phải làm gì là hiện tượng khá phổ biến.<br />
Bên cạnh những học sinh năng động, sáng tạo vẫn còn một bộ phận <br />
không nhỏ rụt rè, thụ động.<br />
Điều này đặt ra cho GVCN một nhiệm vụ quan trọng, đó là phải giáo <br />
dục, rèn luyện cho học sinh tính độc lập, tự chủ trong cuộc sống.<br />
14<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tính độc lập thể hiện ở chỗ khi tổ chức một phong trào hoạt động <br />
học sinh có khả năng tự mình xây dựng kế hoạch mà không chờ sự giúp <br />
đỡ của người khác. <br />
Những học sinh có tính độc lập sẽ nhanh chóng tìm ra cách xử lí nhanh <br />
nhất cho dù cách xử lí đó chưa phải là hay nhất. <br />
Một trong những biểu hiện của tính độc lập là khi mắc sai lầm và <br />
phạm lỗi, học sinh tự mình phân tích được nguyên nhân, hậu quả, cách <br />
khắc phục. Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng của nhân cách <br />
con người.<br />
CHƯƠNG 4. CÁC TIÊU CHÍ CỦA MỘT GVCN<br />
Theo tôi, người GVCN cần có những tiêu chí sau:<br />
5.4.1./ Lấy bản thân là tấm gương cho học sinh:<br />
Trong thực tiễn giáo dục nói chung và trong công tác chủ nhiệm nói <br />
riêng không có phương pháp giáo dục nào hiệu quả và thuyết phục bằng <br />
bản thân nhà giáo dục.<br />
Bản thân tôi cho rằng chủ nhiệm là quá trình “chinh phục” học sinh <br />
của giáo viên. Nên trước nhất giáo viên chủ nhiệm phải có năng lực chuyên <br />
môn thật vững vàng. Năng lực chuyên môn ở đây bao gồm cả trình độ <br />
chuyên môn và năng lực sư phạm. <br />
Đúng như người ta vẫn gọi: giáo viên là những kĩ sư tâm hồn. Người <br />
giáo viên chủ nhiệm lại càng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo <br />
dục học sinh, không chỉ về tri thức mà còn định hình cho các em về nhân <br />
cách, lẽ sống, biết yêu thương, sống có trách nhiệm cho bản thân, gia đình <br />
và xã hội. <br />
Những hành động, cử chỉ, lời lẽ của giáo viên có tác động to lớn đến sự <br />
phát triển trí tuệ và nhân cách của học trò. Thói quen ăn mặc chỉnh tề, nói <br />
năng từ tốn, cư xử lịch thiệp, đi đứng trang nghiêm… của thầy cô giáo, là <br />
“mệnh lệnh không lời”, là tấm gương tốt để học sinh noi theo. <br />
Vì vậy, khi lên lớp, giáo viên cần chú ý đến cách đi đứng, nói năng, <br />
cách ăn mặc, cách cầm sách, chữ viết, thái độ,...để học sinh noi theo. <br />
Không vì bất cứ lí do gì mà cho phép mình cẩu thả hoặc xuề xòa, qua loa <br />
15<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
trước mặt học sinh. Ngược lại nếu các thầy cô giáo ăn mặc thiếu nghiêm <br />
túc, hành xử thiếu tế nhị, thiếu chững chạc, sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến suy <br />
nghĩ và hành động của học sinh, ảnh hưởng không tốt đến môi trường giáo <br />
dục vốn lấy đạo đức, thanh liêm, lễ nghĩa làm trọng.<br />
Trước mỗi tình huống sư phạm giáo viên phải cố gắng xử lý sao cho <br />
khéo léo, vừa đảm bảo hiệu quả giáo dục, nhưng cũng tạo cho các em sự <br />
khích lệ, tránh sự căng thẳng trong tiết học. Sau mỗi tình huống xử lý chưa <br />
được tốt, nên suy nghĩ lại lúc đó phải làm thế nào mới là tốt nhất, để rút <br />
kinh nghiệm, không xảy ra trường hợp tương tự. <br />
Người giáo viên đứng lớp được ví như một nghệ sĩ trên sân khấu, <br />
nhưng những “kịch bản” đôi lúc lại nằm ngoài giáo án của thầy. Chính vì <br />
thế ngoài sự khéo léo truyền đạt cho các em về kiến thức bài vở, người <br />
thầy cần nhấn mạnh đến ý thức học tập, ý thức bản thân trước gia đình và <br />
xã hội. Để qua mỗi bài giảng, mỗi lời nói, cử chỉ của thầy có những tác <br />
động tích cực đến những tâm hồn các em. Đồng thời, trong quá trình giảng <br />
dạy, người thầy phải vị tha, biết rắn, biết mềm trong những trường hợp <br />
thích hợp để các em vừa kính trọng, nể phục và yêu quý người thầy. Từ đó, <br />
giúp các em tiếp cận với tri thức và hiểu sâu sắc hơn về đạo lý làm người.<br />
5.4.2./Giáo dục bằng tình yêu thương của người mẹ.<br />
Theo tôi một trong những phẩm chất cần có ở một người giáo viên <br />
chủ nhiệm lớp là tình cảm của một người mẹ.<br />
Mà “Mẹ thì hiền”, “mẹ cũng có thể nghiêm khắc nhưng bao giờ cũng <br />
yêu quý con, hiểu con và chia sẻ với con những điều con vướng mắc”, “mẹ <br />
luôn là chỗ dựa tin cậy mỗi khi con vấp ngã hoặc sai lầm”…<br />
Thời gian học sinh ở trường có thể bằng, thậm chí nhiều hơn ở nhà, <br />
con người nói chung và học sinh cũng vậy, luôn khao khát được yêu <br />
thương, được vỗ về, an ủi. Vậy nên, nếu người GVCN nào dành cho học <br />
sinh thái độ, tình cảm như của mẹ dành cho con, hiệu quả công tác chủ <br />
nhiệm sẽ lớn hơn rất nhiều so với GVCN lạnh lùng, thờ ơ không gần gũi <br />
yêu thương học sinh.<br />
5.4.3./Giáo viên chủ nhiệm cần phải là người bạn của học sinh.<br />
16<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nhu cầu chia sẻ tâm tư, tình cảm, trao đổi phương pháp học tập…của <br />
học trò là rất lớn. Có những điều các em không nói với mẹ, không nói với <br />
thầy cô mà chỉ tâm sự với bạn.<br />
Bởi vậy, nếu GVCN tạo được niềm tin tưởng, sự thân thiện gần gũi <br />
với học sinh, các em sẵn sàng tâm sự, kể cả những điều sâu kín nhất của <br />
lứa tuổi. Khi đó, GVCN có cơ hội hiểu các em hơn, tư vấn và gỡ rối cho <br />
các em những băn khoăn của tuổi mới lớn, những mâu thuẫn của quan hệ <br />
học trò, thậm chí cả những khúc mắc trong gia đình…Khi “là người bạn” <br />
của các em, không hề làm giảm vị thế của GVCN mà trái lại, uy tín của <br />
người GVCN tăng lên đồng thời tạo lập một môi trường, một không khí <br />
gần gũi, thân thiện đoàn kết trong lớp.<br />
5.4.4./ Giáo viên chủ nhiệm cần có năng lực của một “luật sư” và <br />
“thẩm phán”<br />
Một lớp học trên 30 học sinh với sự đa dạng về tính cách, với sự phức <br />
tạp của tâm lý lứa tuổi không thể tránh khỏi những mâu thuẫn xung đột <br />
trong tập thể lớp và các phát sinh các tình huống giáo dục<br />
Vì vậy, người GVCN phải là một nhà tâm lý, biết kìm chế căng thẳng <br />
và quản lý cảm xúc bản thân, hiểu quy luật phát triển tâm lý và các điều <br />
kiện phát triển tâm lí ở lứa tuổi học sinh để từ đó xây dựng Kế hoạch công <br />
tác chủ nhiệm cho phù hợp và hiệu quả.<br />
GVCN phải là một “luật sư” nắm rõ các quy định, qui chế giáo dục; <br />
một nhà quản lý, một vị“ thẩm phán” công bằng, nghiêm minh giải quyết <br />
một cách thuyết phục, thỏa đáng những mâu thuẫn trong tập thể lớp.<br />
5.4.5./GVCN cũng là một nhà khoa học.<br />
Một GVCN thành công trong công tác chủ nhiệm là: lớp chủ nhiệm có <br />
nề nếp tốt, có chất lượng học tập tốt, nhiều học sinh đạt được thành tích <br />
cao trong học tập.<br />
Muốn vậy, ngoài những phẩm chất trên, người GVCN cũng cần phải <br />
là một giáo viên dạy giỏi và luôn luôn biết khích lệ, biết thắp sáng “ngọn <br />
nến” say mê trong lòng người học.<br />
17<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CHƯƠNG 5. TIẾP NHẬN LỚP CHỦ NHIỆM.<br />
5.5.1./Nhận lớp chủ nhiệm<br />
Những việc làm đầu tiên của tôi khi nhận lớp chủ nhiệm luôn luôn <br />
là:<br />
a) Phổ biến nội quy trường học, nêu rõ những điều học sinh nên <br />
làm và không được làm là gì.<br />
Điều này rất cần thiết, không bao giờ thừa ở đầu mỗi năm học.<br />
Nắm bắt lại những qui định học đường, học sinh sẽ định hướng rõ <br />
những việc nên và không nên làm. <br />
Tránh việc sau này vi phạm rồi lại đổ lỗi là : “do em không biết”<br />
b) Phổ biến qui chế xếp loại học lực, hạnh kiểm của học sinh<br />
<br />
Việc này giúp học sinh có những mục tiêu phấn đấu cụ thể trong năm <br />
học.<br />
c) Bầu ban cán sự lớp và rèn luyện để ban cán sự làm việc hiệu <br />
quả.<br />
Ban cán sự lớp là lực lượng nòng cốt, đảm bảo sự vững mạnh của <br />
một tập thể. Hỗ trợ đắc lực cho GVCN trong công chủ quản lý lớp. Do đó <br />
phải lựa chọn thật kĩ, có một ban cán sự năng lực là GVCN đã thành công <br />
một nửa trong công tác quản lý, giáo dục học sinh của mình. <br />
d) Hoàn thành sơ đồ lớp.<br />
Những tưởng việc này không quá quan trọng nhưng thật ra đây chính là <br />
“sợi dây thừng vô hình” kì diệu.<br />
Chắc chắn trong một năm học, không thể tránh việc thay đổi sơ đồ <br />
lớp, nhưng không vì điều này mà GVCN quá chọn lựa để chậm chạp trong <br />
việc hoàn thành sơ đồ lớp đầu năm.<br />
Nếu không có sơ đồ lớp GVCN và cả giáo viên bộ môn rất khó quản <br />
lý lớp, chẳng biết em thường phát biểu tên gì, em hay nói chuyện tên gì, em <br />
thiếu tập trung là ai…Và học sinh lười cứ thoải mái, tự do vì thầy cô có <br />
biết mình là ai đâu mà lo. Còn những em học khá thì cũng không mấy tích <br />
18<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
cực xây dựng bài, vì vốn dĩ các em thích được gọi bằng tên, được thầy cô <br />
biết mình cố gắng…. Tất cả những điều này đều do sơ đồ lớp mà ra.<br />
Ngược lại, ngay từ đầu bước vào lớp, sơ đồ lớp nằm trên bàn thì học <br />
sinh sẽ thấy ngay rằng mình đang nằm trong “lòng bàn tay” của giáo viên, <br />
cứ thế mà lo chỉn chu, nghiêm túc dần thôi. Học sinh nào chưa ngoan, lười <br />
biếng hay học giỏi, tích cực thì giáo viên bộ môn đã nhanh chóng trao đổi <br />
với GVCN rồi. GVCN từ đó dễ dàng, nhanh chóng nắm bắt tình hình lớp, <br />
đưa ra biện pháp quản lý phù hợp. Như vậy nề nếp chất lượng sao không <br />
tốt, giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh sao không tốt được.<br />
5.5.2./ Xây dựng nề nếp lớp học: <br />
a) Nắm thông tin về học sinh<br />
Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của <br />
mình, muốn đề ra các biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, đạt hiệu quả <br />
thì trước hết giáo viên phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ các <br />
thông tin cần thiết về từng học sinh. <br />
Do vậy, ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tác điều <br />
tra thông tin về lí lịch, học tập học sinh.<br />
Qua đó tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh <br />
để ghi vào Sổ Chủ nhiệm. Và quan trọng hơn cả là tôi đã hiểu một phần <br />
về học sinh của mình, điều đó rất hữu ích cho tôi trong công tác giảng dạy <br />
và giáo dục học sinh. <br />
b) Bầu Ban Cán sự lớp : <br />
Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ Ban Cán sự lớp là một công việc <br />
rất quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay <br />
sau khi nhận lớp mới. <br />
Công việc này quả thật khó khăn khi chưa nắm rõ về các học sinh <br />
trong lớp, do đó GVCN phải cố gắng quan sát và chọn lựa thật kĩ để lớp có <br />
được những ổn định ban đầu, điều này rất quan trọng để nề nếp kỉ luật, <br />
học tập lớp đi vào ổn định.<br />
19<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trong quá trình làm việc nếu nhận thấy học sinh khác có năng lực tốt <br />
hơn thì GVCN có thể thay thế Ban cán sự lớp, nhưng phải thật khéo léo để <br />
học sinh bị thay thế không mặc cảm, bị tổn thương. <br />
c) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Ban Cán sự lớp:<br />
Sau khi đã bầu chọn được Ban Cán sự của lớp, tôi giao nhiệm vụ cụ <br />
thể cho từng em như sau: <br />
* Lớp trưởng: <br />
+ Nhiệm vụ của lớp trưởng.<br />
Tổ chức, quản lý lớp thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện của <br />
Nhà trường <br />
Theo dõi, đôn đốc lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm chỉnh nội quy, quy <br />
chế, quy định về học tập. Xây dựng và thực hiện nề nếp tự quản đối với <br />
các thành viên trong lớp.<br />
Truyền đạt và tổ chức lớp thực hiện các thông báo Nhà trường<br />
Phản ánh tình hình của lớp, đề xuất những kiến nghị của lớp về <br />
những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của học sinh GVCN để <br />
giải quyết những vấn đề có liên quan. Tổ chức động viên những học sinh <br />
trong lớp gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện và đời sống.<br />
Thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm để báo cáo về tình hình <br />
lớp; xin ý kiến tư vấn nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến diễn <br />
biến tư tưởng, học tập, rèn luyện và sinh hoạt của học sinh trong lớp.<br />
Tổ chức sinh hoạt lớp theo thời khóa biểu, kiểm tra tình hình thực <br />
hiện nhiệm vụ học tập, thực hiện các nội quy, quy định của trường trong <br />
tháng, bình xét điểm rèn luyện tháng, đề ra nhiệm vụ cho tháng tiếp theo; <br />
tổ chức họp lớp đột xuất khi có việc.<br />
Liên hệ với giáo viên để chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị phục <br />
vụ cho học tập; đôn đốc các bạn trong lớp đi học đầy đủ, đúng giờ, <br />
nghiêm túc. Phối hợp cùng giáo viên để điểm danh và ghi sổ theo dõi giảng <br />
dạy.<br />
Liên hệ để nhận kế hoạch học tập và thời khóa biểu.<br />
20<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phối hợp với Đoàn đội trong các hoạt động của lớp cũng như hoạt <br />
động của Trường.<br />
Thực hiện các nhiệm vụ khác do GVCN trực tiếp giao cho.<br />
Chịu trách nhiệm trước GVCN về tình hình lớp.<br />
+ Tiêu chuẩn: Là người nhanh nhạy, có trách nhiệm với công việc, có <br />
thể thu xếp được thời gian.<br />
* Lớp phó học tập (LPHT)<br />
+ Nhiệm vụ của LPHT:<br />
Lớp phó phụ trách học tập là người giúp lớp trưởng điều hành, quản <br />
lý các hoạt động liên quan đến học tập của lớp và của từng thành viên <br />
trong lớp.<br />
Giúp lớp trưởng điều hành và quản lý lớp, đôn đốc lớp thực hiện <br />
nghiêm túc Quy chế và các Quy định của Nhà trường.<br />
Tổ chức lớp thực hiện đầy đủ và hoàn thành kế hoạch học tập.<br />
Liên hệ với giáo viên phụ trách môn học để chuẩn bị thiết bị phục vụ <br />
cho môn học.<br />
Ðôn đốc các bạn đi học đầy đủ, đúng giờ, đảm bảo học tập nghiêm <br />
túc; điểm danh, ghi sổ theo dõi giảng dạy đầy đủ, kịp thời.<br />
Liên hệ với thư viện để đăng ký mượn tài liệu học tập và phân bổ tài <br />
liệu cho các bạn lớp.<br />
Chọn 1 nhóm các bạn học khá để hình thành cán sự môn học, giúp các <br />
bạn khác học tập.<br />
Vì đây là chức vụ xử lý nội bộ, nên biểu hiện và cách làm của LPHT <br />
sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của lớp, từ đó ảnh hưởng đến sự <br />
đoàn kết trong lớp (Nếu LPHT chỉ chơi với 1 nhóm, nhóm đó học tốt hơn <br />
các nhóm khác sẽ dần làm cho lớp bị chia rẽ).<br />
Đây là một chức vụ quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến kết quả học <br />
tập của lớp và sự đoàn kết của tập thể.<br />
21<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
+ Tiêu chuẩn: người có lực học tốt, có uy tín với lớp và hòa đồng. Đây <br />
là chức vụ quan trọng nên không được chỉ chọn 1 người chỉ biết học cho <br />
mình mà không biết giúp bạn khác. <br />
* Thủ quỹ<br />
+ Nhiệm vụ của thủ quỹ:<br />
Phụ trách các khoản kinh phí của lớp.<br />
Đây là chức vụ quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến sự đoàn kết của tập <br />
thể.<br />
Công việc chủ yếu: Phụ trách thu, chi các khoản phí, đóng góp và quản <br />
lý tiền quỹ. <br />
Việc minh bạch trong thu, chi và quản lý các khoản quỹ sẽ làm cho tập <br />
thể an tâm hơn các hoạt động, làm cho lớp đoàn kết hơn. <br />
Nếu thu, chi không minh bạch, không công bố đầy đủ cho tập thể biết, <br />
quản lý quỹ không an toàn, cẩn thận sẽ dễ làm nảy sinh các nghi vấn về <br />
tiền bạc.<br />
Đây là một điều rất khó xử lý vì nó còn liên quan đến gia đình của các <br />
thành viên, nên sẽ rất dễ làm mất đoàn kết trong lớp. Nếu thủ quỹ chơi với <br />
1 nhóm nào đó và không minh bạch thu chi, các thành viên khác sẽ rất dễ <br />
nghi ngờ số tiền đóng góp của mình được dùng để chi cho người khác. <br />
Điều này rất nguy hiểm trong tập thể.<br />
+ Tiêu chuẩn: Là người cẩn thận, kỹ lưỡng, biết tính toán, có uy tín <br />
trong tập thể, hòa đồng với mọi thành viên trong tập thể.<br />
*Lớp phó thể mỹ: <br />
Là người chịu trách nhiệm mảng Thể thao , Văn nghệ của lớp.<br />
Công việc cụ thể: Cùng với lơp trưởng tổ chức, điều hành các phong <br />
trào của Chi đội.<br />
+ Tiêu chuẩn: Là người có năng khiếu về mặt thể thao hoặc văn nghệ, <br />
biết cách tổ chức cho tập thể các hoạt động đó.<br />
* Lớp phó lao động:<br />
22<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành lớp trong các buổi lao động do <br />
trường, lớp tổ chức.<br />
Phân công, theo dõi và kiểm tra các tổ trực nhật và chịu trách nhiệm <br />
tắt đèn, quạt khi ra về.<br />
Phối hợp với lớp trưởng giữ trật tự lớp. <br />
+ Tiêu chuẩn: là người có năng lực tổ chức, điều hành, có uy tín với tập <br />
thể, xông xáo trong công việc.<br />
Nhiệm vụ của mỗi em, tôi ghi rõ ràng trong một cuốn sổ, sau đó phát <br />
cho các em. Tôi hướng dẫn từng em cách ghi chép trong sổ một cách khoa <br />
học, cụ thể, rõ ràng. Mỗi em sẽ làm đúng các nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, <br />
Ban cán sự trưởng phải đoàn kết và hợp tác chặt chẽ với nhau trong công <br />
việc chung. <br />
Đầu mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp ngày thứ hai, Ban cán sự lớp báo <br />
cáo các mặt hoạt động của lớp. Căn cứ vào báo cáo của từng em, tôi nắm <br />
được khả năng quản lí lớp của từng em. Và cứ cuối mỗi tháng, tôi tổ chức <br />
họp Ban Cán sự lớp 1 lần để tổng kết các mặt làm được của lớp, động <br />
viên khen ngợi những việc các em đã làm tốt, đồng thời chỉ rõ những thiếu <br />
sót và hướng dẫn các em cách khắc phục. <br />
CHƯƠNG 6. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC NHẰM PHÁT <br />
TRIỂN, HOÀN THIỆN NHÂN CÁCH HỌC SINH.<br />
Công tác chủ nhiệm đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt, có nhiều <br />
phương pháp để giáo dục học sinh. Ở đây, tôi xin nêu một số những <br />
phương pháp cần thiết:<br />
5.6.1./Uy tín của giáo viên quyết định sự thành công trong việc giáo <br />
dục nhân cách học sinh.<br />
Thực tiễn đã chứng minh rằng giáo dục học sinh là “dùng nhân cách để <br />
giáo dục nhân cách”, do đó muốn thực hiện tốt công tác của mình thì người <br />
GVCN phải có uy tín đối với học sinh. Học sinh có tin, nghe và làm theo <br />
thầy hay không cũng do uy tín của người thầy.<br />
Uy tín cuả người giáo viên là gì? Theo tôi đó là tấm lòng và tài năng <br />
của người thầy giáo. Vì có tấm lòng nên thầy giáo mới có lòng thương yêu <br />
23<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
học sinh, tận tụy với công việc và đạo đức trong sáng. Bằng tài năng, thầy <br />
giáo đạt được hiệu quả cao trong công tác giảng dạy và giáo dục. Và uy tín <br />
người giáo viên thể hiện trong suốt cuộc sống của người giáo viên đó.<br />
Người thầy có uy tín thường có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến tư <br />
tưởng, tình cảm của học sinh. Họ thường được học sinh thừa nhận có <br />
nhiều phẩm chất và năng lực tốt đẹp, học được các em kính trọng và yêu <br />
mến. Sức mạnh tinh thần và khả năng cảm hóa của người giáo viên có uy <br />
tín thường được nhân lên gấp bội.<br />
Uy tín được hình thành và thể hiện trong mọi hoạt động. Người thầy <br />
phải là tấm gương mẫu mực về đạo đức, tác phong. Không ngừng tu <br />
dưỡng đạo đức mới giữ gìn được sự đoàn kết, có lối sống giản dị trong <br />
sạch. Hiểu được những chuẩn mực trong hoạt động sư phạm, từ đó người <br />
giáo viên mới có ý thức rèn luyện phong cách sư phạm phù hợp, mẫu mực <br />
từ lời nói đến hành vi cử chỉ… Ngoài ra, năng lực sư phạm và trình độ <br />
chuyên môn nghiệp vụ cũng là một thước đo không thể thiếu của người <br />
thầy. Người giáo viên “vừa hồng vừa chuyên” sẽ có sức mạnh cảm hóa lớn <br />
lao, không chỉ thu hút, mà còn định hướng và điều khiển các hoạt động học <br />
tập của học sinh.<br />
Để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ mỗi giáo viên phải không <br />
ngừng phấn đấu tự học, tự rèn nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực <br />
chuyên môn.<br />
Năng lực sư phạm bao hàm các phẩm chất trí tuệ như: Khả năng quan <br />
sát, sáng tạo, các phẩm chất ngôn ngữ; các phẩm chất tư duy lí luận, biết <br />
đặt mình ở vị trí của người học để hiểu