Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU: ................................................................................Trang 2<br />
1. Lý do chọn đề tài.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài .......................................................Trang 2<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
II. PHẦN NỘI DUNG.............................................................................Trang 3<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
2. Thực trạngvấn đề nghiên cứu<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:..............................................Trang 3<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.....................................Trang 4<br />
3.3.Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu <br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ..................................................Trang 11<br />
1. Kết luận: <br />
2.Kiếnnghị: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Phan Ngọc Thi – Trường TH Trần Quốc Toản 1<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Hiện nay, chúng ta đang đẩy mạnh công nghệ thông tin (CNTT) vào dạy <br />
học. Việc áp dụng CNTT để hỗ trợ tiết dạy là hết sức cần thiết, giúp học sinh <br />
có được những giờ học hứng thú, sôi động và đặc biệt là sự phát huy tối đa <br />
hiệu quả về âm thanh, hình ảnh, phim và các hiệu ứng trong thiết kế bài <br />
giảng.<br />
Thực tiễn trước khi thực hiện đề tài, tôi đã tìm hiểu và khảo sát, đa số <br />
giáo viên trường chúng tôi chưa nghiên cứu kĩ về thiết kế bài giảng điện tử và <br />
hiệu quả của bài giảng, để thiết kế một bài giảng điện tử giáo viên còn lúng <br />
túng, chưa nắm rõ được quy trình soạn một bài giảng điện tử. Muốn soạn bài <br />
giảng ta phải bắt đầu từ đâu? Phải qua các bước nào? Cần phải biết những <br />
phần mềm gì? Khâu chuẩn bị tư liệu ra sao?... Từ những lí do đó, tôi mạnh <br />
dạn đưa ra đề tài “Một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử”, <br />
mong rằng đề tài này sẽ giúp ích quý đồng nghiệp một phần trong việc bắt tay <br />
vào soạn một bài giảng điện tử sao cho mang lại hiệu quả nhất.<br />
Trong đó thiết kế bài giảng điện tử trên Microsoft Powerpoint có tích <br />
hợp Adobe Presenterl đáp ứng chuẩn HTML5 là phù hợp cho người học trong <br />
thời đại hiện nay.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
a. Mục tiêu:<br />
Nắm quy trình thiết kế bài giảng, sử dụng được phần mềm Adobe <br />
Presenterl được tích hợp trong Microsoft Powerpoint.<br />
b. Nhiệm vụ:<br />
Xây dựng quy trình thiết kế bài giảng điện tử và hướng dẫn sử dụng <br />
phần mềm Adobe Presenterl được tích hợp trong Microsoft Powerpoint.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm Microsoft Powerpoint có tích <br />
hợp Adobe Presenterl <br />
4. Giới hạn của đề tài.<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Phan Ngọc Thi – Trường TH Trần Quốc Toản 2<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử<br />
<br />
Thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm Microsoft Powerpoint có tích <br />
hợp Adobe Presenterl <br />
5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Tìm kiếm phần mềm hỗ trợ để thiết kế bài giảng điện tử cắt, ghép âm <br />
thanh, video..( Phần mềm Camtasia Studio)<br />
Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu.<br />
Phương pháp điều tra.<br />
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Quán triệt Nghị quyết 29NQ/TW và Nghị quyết 44/NQCP:<br />
+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy <br />
và học.<br />
+ Phát huy vai trò của công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học<br />
công nghệ hiện đại trong quản lý nhà nước về giáo dục.<br />
+Từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng <br />
công nghệ thông tin.<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
Trường chúng tôi đã trang bị phòng Tin học khang trang với 20 máy <br />
tính và 01 máy chiếu.<br />
Đa số giáo viên được đào tạo những kiến thức cơ bản về tin học để <br />
đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT trong giảng dạy.<br />
Mặc dù điều kiện thuận lợi nhưng một số giáo viên chưa phát huy hết <br />
tính sáng tạo trong thiết kế bài giảng do còn lúng túng, chưa nắm rõ được quy <br />
trình soạn một bài giảng điện tử nên tôi đưa ra nội dung và một số giải pháp <br />
sau nhằm đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT trong giảng dạy <br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp <br />
Giúp giáo viên nắm được quy trình soạn một bài giảng điện tử và sử <br />
dụng một số tính năng cần thiết trong Adobe Presenterl để thiết kế bài giảng <br />
điện tử sao cho mang lại hiệu quả nhất.<br />
<br />
<br />
GV: Phan Ngọc Thi – Trường TH Trần Quốc Toản 3<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.<br />
3.2.1 Quy trình thiết kế bài giảng điện tử:<br />
a. Chuẩn bị:<br />
+ Xây dựng “Thuyết minh” bài giảng: <br />
Bám sát vào chương trình, sách giáo khoa bộ môn, mục tiêu bài học, tôi <br />
xây dựng phần thuyết minh như sau:<br />
Ví dụ: bài: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước – môn: Lịch sử lớp 5<br />
<br />
TT Mục Nội dung Lời ghi Hình ảnh Video Ghi chú<br />
âm<br />
<br />
Slide1 Trang bìa Cuộc thi Nhạc Trường Video <br />
… giới thiệu<br />
<br />
Slide2 Giới thiệu Giới Các em thân <br />
mến! Bác Hồ là <br />
Bác Hồ, Hành <br />
bài thiệu Bác vị cha già kính <br />
yêu của dân tộc, <br />
quê trình tìm <br />
Hồ ...cứu nước, Bác… đường <br />
giải phóng dân <br />
tộc Việt Nam. cứu nước <br />
Hành trình ra đi <br />
tìm đường cứu <br />
của Bác<br />
nước của Bác <br />
diễn ra như thế <br />
nào? Bài học <br />
hôm nay, chúng <br />
ta sẽ cùng tìm <br />
hiểu qua bài <br />
giảng Lịch sử <br />
Lớp 5<br />
<br />
<br />
Slide3 Bài Quyết Lời dẫn Con tàu Làng Sen<br />
chí… Bến Nhà <br />
Rồng<br />
<br />
… … … … … … …<br />
<br />
+ Tư liệu: Dựa vào thuyết minh tôi tìm kiếm tư liệu và lưu vào cây thư <br />
mục như sau: <br />
<br />
<br />
GV: Phan Ngọc Thi – Trường TH Trần Quốc Toản 4<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử<br />
<br />
<br />
HINHANH<br />
TEPDULIEU<br />
<br />
VIDEO<br />
<br />
b/ Cách thức thực hiện:<br />
b.1/ Thiết lập ban đầu cho bài giảng:<br />
Sau khi cài đặt Adobe Presenter được tích hợp vào trong Microsoft <br />
Powerpoint, tôi thực hiện như sau<br />
Nhấn vào nút lệnh sẽ cho màn hình sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đặt title (Tiêu đề) và Themes (giao diện) phù hợp sau đó chọn sang thẻ <br />
Playback<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tự động chạy khi trình<br />
chiếu<br />
Lặp lại bài trình chiếu<br />
Đánh số mục lục các slide ở viền<br />
ngoài<br />
Tạm dừng sau mỗi hoạt<br />
động<br />
<br />
Thời gian chạy của mỗi slide thường<br />
nếu không có âm thanh hoặc phim<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Phan Ngọc Thi – Trường TH Trần Quốc Toản 5<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử<br />
<br />
<br />
<br />
Sau khi lựa chọn thích hợp các chỉ mục trên thì chuyển sang thẻ Quality <br />
để hiệu chỉnh chất lượng cho âm thanh và phim ảnh (nên để chế độ mặc định <br />
là phù hợp nhất)<br />
Cuối cùng chọn thẻ Attackment để đính kèm thêm tài liệu văn bản hoặc <br />
bảng tính bằng nút lệnh . Khi này một hộp thoại sẽ xuất hiện cho <br />
phép người dùng lựa chọn tệp tin từ bất cứ nguồn tài nguyên nào (trên máy, <br />
trên website khác).<br />
<br />
Click vào đây để lựa <br />
chọn đối tượng cần <br />
chèn thêm.<br />
File: Tệp tin trên máy<br />
Link: Tệp tin từ <br />
website khác<br />
<br />
<br />
b.2/ Thiết lập các thông số ban đầu của giáo viên<br />
Thiết lập thông số ban đầu của giáo viên ( người hướng dẫn), tôi chọn<br />
Vào menu Adobe Presenter chọn <br />
Trong thẻ Presenter chọn Add. Khi đó màn hình sau xuất hiện, chúng ta <br />
tiến hành điền các thông tin như hướng dẫn bên dưới.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Phan Ngọc Thi – Trường TH Trần Quốc Toản 6<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử<br />
<br />
b.3/ Việt hóa các thông báo, nút lệnh trong bài trắc nghiệm<br />
Để chuẩn bị cho các dạng bài tập trắc nghiệm ( Câu hỏi tương tác), tôi<br />
đã tiến hành Việt hóa các thông báo, bằng cách chọn Quiz rồi chọn Edit, rồi <br />
lần lượt chọn các nút Question Review Messages và Quiz Result Messages <br />
như hình dưới:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Để tiến hành thiết lập tỉ lệ điểm Đạt yêu cầu và số lần làm bài, ta chọn <br />
nút Pass or Fail Options rồi thiết lập % điểm đạt yêu cầu và số lần làm bài <br />
tại Allow user.( Nếu có)<br />
Để thiết lập chuẩn đóng gói, ta vào Reporting, chọn SCORM, chọn <br />
Manifest… tại Version chọn 2004 nhấn OK<br />
b.4/ Việt hóa cho nhãn Default Labels (Thông báo sau khi chọn phương <br />
án trả lời)<br />
Tôi chọn vào nhãn Default Labels rồi Việt hóa như bảng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Phan Ngọc Thi – Trường TH Trần Quốc Toản 7<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử<br />
<br />
* Chú ý: Sau khi Việt hóa các nút lệnh, thông tin phản hồi, phương án <br />
trả lời…Tôi đã dựa vào thuyết minh để chuẩn bị các File âm thanh như <br />
sau:<br />
b5/ Ghi âm, quay video: Hiện nay có rất nhiều phần mềm ghi âm, quay <br />
video… (ngay trên Adobe Presenterl đều có) nhưng “ Điện thoại “ là công cụ <br />
ghi âm và quay video thuận tiện và rõ lời, tôi đã dùng điện thoại để quay và <br />
ghi âm sau đó lưu vào TEPDULIEU, để ghép nối âm thanh, video hoặc hình <br />
ảnh vào nhau, tôi dùng phần mềm camtasia studio 8.6 để ghép nối hoặc chỉnh <br />
sửa tùy ý ( đây là phần mềm rất dễ sử dụng có hướng dẫn kèm theo), bạn vào <br />
Google gõ download camtasia studio 8.6 full crack tải về và xem hướng dẫn <br />
sử dụng rất dễ dàng.<br />
b6/ Chèn video/audio:<br />
Để chèn được đoạn video vào bài giảng ta cần chú ý là phần mềm chỉ <br />
hỗ trợ định dạng flv (do đó những đoạn video không thuộc định dạng này đều <br />
phải sử dụng phần mềm convert để chuyển đổi phim). Cách chèn như sau:<br />
b6.1/ Chèn video:<br />
Dựa vào thuyết minh đã chuẩn bị, tôi làm như sau:<br />
Bước 1: Vào Adobe Presenter chọn Import Video sau đó chọn đến thư <br />
mục chứa phim cần chèn (TEPDULIEU).<br />
Bước 2: Tại cửa sổ chọn đường dẫn video cần chèn tôi chọn Slide cần <br />
chèn, chọn vị trí hiển thị cho phim là Slide Video (chèn phim trong slide bài <br />
giảng), hay Sidebar Video (Chèn phim ra bên ngoài Slide bài giảng – khi này ta <br />
sẽ không xem được phim khi trình chiếu Power Point).<br />
Bước 3: Nhấn chọn Open sau đó nhấn Ok để hoàn tất việc chèn phim. <br />
Muốn xem thử (trường hợp chèn chế độ Slide Video) ta nhấn biểu tượng trình <br />
chiếu của Power Point rồi kéo con trượt để trình chiếu phim.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Phan Ngọc Thi – Trường TH Trần Quốc Toản 8<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
b6.2. Chèn Audio:<br />
Dựa vào thuyết minh đã chuẩn bị tôi làm như sau:<br />
Bước 1: Vào Adobe Presenter, chọn Import Audio, chọn Slide cần chèn <br />
âm thanh vào, chọn nút Browse… để chèn âm thanh.<br />
Bước 2: Theo đường dẫn chọn đoạn âm thanh cần chèn (chú ý phần <br />
mềm chỉ hỗ trợ đoạn âm thanh có đuôi là mp3; wav) nhấn Open để hoàn tất <br />
chọn file cài đặt.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bước 3: Kiểm tra lại Slide cài đặt, nhấn Ok, rồi nhấn OK tiếp để hoàn <br />
thành. Đoạn âm thanh sau khi được chèn vào sẽ không thể nghe thấy khi trình <br />
<br />
<br />
GV: Phan Ngọc Thi – Trường TH Trần Quốc Toản 9<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử<br />
<br />
chiếu Power Point. Muốn nghe thử ta có thể vào Adobe Prenseter, chọn Edit <br />
Audio, chọn slide tương ứng với đoạn âm thanh muốn nghe, nhấn nút tam giác <br />
màu xanh để nghe.<br />
b6.3/ Đồng bộ âm thanh và văn bản:<br />
Bước 1: Tạo văn bản hoặc chèn ảnh vào slide<br />
Bước 2: Tạo hiệu ứng xuất hiện cho các đối tượng văn bản (mỗi đối <br />
tượng là một hiệu ứng), để chế độ On Click.<br />
Bước 3: Chèn đoạn âm thanh hoặc ghi âm lời giảng vào slide cần đồng <br />
bộ.<br />
Bước 4: Vào Adobe Presenter, chọn Sync Audio. Nhấn vào biểu tượng <br />
đồng hồ để nghe âm thanh, nếu muốn ảnh hoặc văn bản xuất hiện ở chỗ nào <br />
thì nhấn vào nút Next Animation ở dưới. Cứ vậy lặp lại thao tác để đồng bộ <br />
các đối tượng tiếp theo. Sau khi đồng bộ xong thì nhấn OK để hoàn tất.<br />
Bước 5: Sửa đồng bộ:<br />
Để đồng bộ lại ta có thể lặp lại bước 4 để đồng bộ lại từ đầu.<br />
Trường hợp muốn để đối tượng ảnh và văn bản khớp nhau khi xuất <br />
hiện ta có thể vào Edit Audio, tìm đến slide chưa đối tượng đồng bộ. Kéo con <br />
trượt đánh dấu slide cần nghe để sửa, nhấn nút Play (biểu tượng tam giác bên <br />
dưới). Để sửa đồng bộ nhấn chuột và giữ chuột trái kéo nút Click trên thanh <br />
công cụ đến vị trí có lời cần đồng bộ. Sau đó nhấn vào biểu tượng đĩa mềm <br />
để lưu lại và thoát khỏi cửa sổ.<br />
b7/ Chèn câu h<br />
ỏi trắc nghiệm, tương tác, vấn đáp (Quiz) <br />
Adobe Presenter giúp giáo viên thiết kế hệ thống câu hỏi tương tác thông <br />
minh, xử lý theo tình huống, có nhiều loại, nhiều dạng câu hỏi khác nhau.<br />
Từ menu của Adobe Presenter, nháy chọn mục Quizze Manager.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Phan Ngọc Thi – Trường TH Trần Quốc Toản 10<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Phan Ngọc Thi – Trường TH Trần Quốc Toản 11<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử<br />
<br />
<br />
Thêm câu hỏi trắc nghiệm với nhiều loại khác nhau<br />
Thuyết minh:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Câu hỏi nhiều lựa <br />
chọn <br />
<br />
<br />
Câu hỏi đúng/sai<br />
<br />
<br />
Điền vào chỗ <br />
khuyết<br />
<br />
<br />
Trả lời ngắn với ý <br />
kiến của mình.<br />
<br />
<br />
Ghép đôi<br />
<br />
<br />
Đánh giá mức độ. <br />
Không có câu trả <br />
lời đúng hay sai.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Phan Ngọc Thi – Trường TH Trần Quốc Toản 12<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử<br />
<br />
<br />
Bổ sung thêm loại câu hỏi và xử lý cách làm bài của học viên<br />
<br />
Quiz Setting xác lập tên <br />
loại câu hỏi, học viên có <br />
thể nhảy qua câu hỏi này, <br />
phản ứng sau khi học <br />
viên trả lời: Lùi lại, hiện <br />
thị kết quả…<br />
<br />
<br />
<br />
Cho phép làm lại<br />
Cho phép xem lại câu hỏi<br />
Bao gồm slide hướng dẫn<br />
Hiện thị kết quả khi làm <br />
xong<br />
Hiện thị câu hỏi trong <br />
outline (danh mục, mục <br />
lục)<br />
Trộn câu hỏi<br />
Trộn câu trả lời<br />
Các bạn có thể khai thác nhiều tính năng khác trong phần làm câu hỏi trắc <br />
nghiệm này. <br />
b8/ Xuất bản bài giảng điện tử:<br />
Trong menu Adobe Presenter, chọn Publish. Khi này một bảng sau hiện ra <br />
cho các chọn lựa Lưu trên máy tính<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Phan Ngọc Thi – Trường TH Trần Quốc Toản 13<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử<br />
<br />
<br />
<br />
Có thể nén nội dung bài giảng lại dưới dạng tập tin nén (mặc định *.zip) <br />
hoặc đóng gói sản phẩm lên đĩa CD.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sau khi bấm nút Publish, máy xử lý và báo<br />
Xem thử kết quả:<br />
Cuối cùng là thực hiện các liên kết (hyperlink) hợp lý, logic lên các đối <br />
tượng trong bài giảng. Đây chính là ưu điểm nổi bật có trong bài giảng điện tử <br />
nên cần khai thác tối đa khả năng liên kết. Nhờ sự liên kết này mà bài giảng <br />
được tổ chức một cách linh hoạt, thông tin được truy xuất kịp thời, học sinh <br />
dễ tiếp thu.<br />
Như vậy là đã hoàn thành xong việc tạo ra bài giảng điện tử Elearning. <br />
Công việc ban đầu tưởng chừng khó khăn, nhưng sau khi thực hiện thì lại thấy <br />
rất dễ dàng. Hy vọng các bạn có thể tự thiết kế cho mình một bài giảng phù <br />
hợp. Về lâu dài, có thể sẽ là một ứng dụng thường xuyên.<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.<br />
Như vậy trong thiết kế bài giảng điện tử cần phải sự kết hợp của các <br />
phương tiện khác nhau dung để trình bày thông tin thu hút người học, bao gồm <br />
văn bản ( text), âm thanh ( sound), hình ảnh đồ họa (image/graphics), phim <br />
minh họa, thực nghiệm…Sự trợ giúp đa phương tiện của máy tính cho phép <br />
giáo viên và học sinh khai thác các đối thoại, xem xét khám phá các vấn đề, <br />
đưa ra câu hỏi và nhận xét về câu trả lời.<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
Trước khi thực hiện đề tài bản thân tôi đi tìm hiểu và khảo sát, đa số <br />
giáo viên chưa nghiên cứu kỹ về thiết kế bài giảng điện tử và tính hiệu quả <br />
của bài giảng điện tử.<br />
<br />
GV: Phan Ngọc Thi – Trường TH Trần Quốc Toản 14<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
Sự bùng nổ của Công nghệ thông tin nói riêng và Khoa học công nghệ <br />
nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong <br />
đời sống xã hội.Trong bối cảnh đó nền giáo dục phổ thông đáp ứng được đòi <br />
hỏi cấp thiết của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta <br />
nhất thiết phải cải cách phương pháp dạy học theo hướng vận dụng CNTT và <br />
các thiết bị dạy học học tập của học sinh để nâng cao chất lượng đào tạo.<br />
2. Kiến nghị<br />
Để nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT vào giảng dạy thực tế.Đề nghị <br />
nhà trường tổ chức hội thi thiết kế bài giảng eleaming hàng năm .<br />
Trên đây là một số biện pháp và hướng dẫn thực hiện về thiết kế bài <br />
giảng điện tử. Tuy nhiên vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Rất mong được sự đóng <br />
góp ý kiến của đồng nghiệp để chuyên đề của tôi đạt hiệu quả hơn.<br />
Xin trân trọng cảm ơn!<br />
Bình Hòa, ngày 15 tháng 02 năm 2017<br />
Người viết đề tài<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phan Ngọc Thi<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Phan Ngọc Thi – Trường TH Trần Quốc Toản 15<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tài liệu tham khảo:<br />
Điều lệ Trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số: 41/2010/TT<br />
TTBGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.<br />
http://www.elib.vn/baigiangdientu/<br />
https://www.youtube.com/watch?v=5OZ1yv9mwoc (Video hướng dẫn <br />
thiết kế bài giảng điện tử trên phần mếm Adobe Presenter)<br />
Thể lệ cuộc thi “ Thiết kế Bài giảng điện tử ELearning” năm học <br />
2016 – 2017 của Phòng Giáo dục và Đảo tạo Krông Ana.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Phan Ngọc Thi – Trường TH Trần Quốc Toản 16<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử<br />
<br />
<br />
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ<br />
.............................................................................................................................<br />
.............................................................................................................................<br />
.............................................................................................................................<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Phan Ngọc Thi – Trường TH Trần Quốc Toản 17<br />